Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Giáo trình Dược lý | DS NGUYỄN THÚY DẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.07 KB, 218 trang )

Lời giới thiệu
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại.
Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, cơng tác đào tạo nhân lực
ln giữ vai trị quan trọng. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã
chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để
phát triển nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của đảng và nhà nước và nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc
nâng cao chất lượng đào tạo, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà
Nội, ngày 23/9/2003, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết
định số 5620/QĐ-UB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề án
biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung học chuyên
nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của
Thành Ủy, UBND thành phố trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực Thủ đo.
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo đã chỉ đạo các trường THCN tổ chức biên soạn chương trình, giáo
trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn
phù hợp với đối tượng THCN Hà Nội.
Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường
THCN ở Hà Nội, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường
có đào tạo các ngành kỹ thuật – nghiệp vụ và đông đảo bạn đọc quan tâm
đến vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề.
Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này là một trong
nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đơ để kỷ
niệm “50 năm giải phóng thủ đô”, “50 năm thành lập ngành” và hướng


tới kỷ niệm “100 năm Thăng Long – Hà Nội”.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành Ủy,
UBND, các Sở, ban, ngành của Thành phố, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp
và Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành,
các giảng viên, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện
giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, hội đồng thẩm
định và Hội đồng nghiệm thu các trương trình, giáo trình.
Đây là lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức chương
trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn khơng tránh
khỏi thiếu sót, bất cập. Chúng tơi mong nhận được những ý kiến đóng
góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái
bản sau.
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Lời nói đầu
Giáo trình mơn học Dược lý do tập thể giáo viên bộ môn Dược lý
biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung của chương trình khung, chương
trình giáo dục ngành Điều dưỡng. Giáo trình mơn Dược lý có cập nhật
những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Dược, có đổi mới phương
pháp biên soạn tạo tiền đề sư phạm để giáo viên và học sinh có thể áp
dụng các phương pháp dạy – học hiệu quả.
Giáo trình môn học Dược lý bao gồm các bài học, mỗi bài học có 3
phần (mục tiêu học tập, những nội dung chính và phần tự lượng giá – đáp
án). Giáo trình mơn học Dược lý là tài liêu chính thức để sử dụng cho
việc học tập và giảng dạy trong nhà trường.
Bộ môn Dược lý xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đầu ngành,
các thầy thuộc chuyên khoa đã tham gia đóng góp ý kiến với tác giả trong

quá trình biên soạn giáo trình mơn học này; xin trân trọng cảm ơn TS Vũ
Văn Thảo, DS Trần Quốc Hùng đã cho ý kiến phản biện cuốn giáo trình
mơn học Dược lý; xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nghiệm thu chương
trình; giáo trình các mơn học trong các trường Trung học chuyên nghiệp
thành phố Hà Nội đã có đánh giá và xếp loại xuất sắc cho cuốn giáo trình
mơn học Dược lý.
Giáo trình mơn học Dược lý chắc chắn cịn có nhiều khiếm khuyết,
chúng tơi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp, các thầy cơ giáo và học sinh nhà trường để giáo trình mơn học
ngày càng hồn thiện hơn.
TM nhóm tác giả
DS NGUYỄN THÚY DẦN


DƯỢC LÝ
- Số tiết học: 40
- Số tiết lý thuyết: 36
- Số tiết thực tập: 04
- Xếp loại môn học: Môn kiểm tra
- Hệ số môn học: Hệ số 2
- Thời điểm thực hiện môn học: Học kỳ I năm thứ nhất
Mục tiêu mơn học
1. Trình bày khái niệm cơ bản về thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ
thể.
2. Trình bày tác dụng, tác dụng khơng mon muốn và cách sử dụng các
thuốc thiết yếu.
3. Hướng dẫn sử dụng đúng các dạng thuốc thường dùng và quản lí thuốc
đúng quy chế trong phạm vi được phân công.
4. Rèn luyện tác phong thận trong, chính xác khi dùng thuốc.
Hướng dẫn thực hiện mơn học

Giảng dạy:
- Lý thuyết: Thuyết trình. Thực hiện phương pháp giảng – dạy tích cực.
- Thực tập: Thực tập tại trường, hiệu thuốc. Sử dụng các dạng thuốc mẫu
để hướng dẫn học sinh.
Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 3 điểm kiểm tra hệ số 1.
- Kiểm tra đình kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2.
- Kiểm tra kết thúc môn học: Bài kiểm tra viết, sử dụng câu hỏi thi truyền
thống kết hợp câu hỏi thi trắc nghiệm.


ĐẠI CƯƠNG DƯỢC HỌC
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được khái niệm về thuốc, nồng độ, hàm lượng.
2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
3. Trình bày được sự biến đổi và 6 đường thải trừ của thuốc.
I. KHÁI NIỆM DƯỢC HỌC
Dược học là môn học nghiên cứu về các vị thuốc bao gồm một số
hiểu biết về: cấu trúc, tính chất, tác dụng, dược lý, cơng dụng, dạng bào
chế của thuốc để có thể kê đơn và hướng dẫn sử dụng.
Thuốc là những chất dùng để phịng, chẩn đốn và điều trị bệnh.
Thuốc khơng phải là phương tiện duy nhất để chữa bệnh.
Ví dụ: Có bệnh khơng cần chữa cũng khỏi như: trẻ sơ sinh bú mẹ
khơng đúng giờ bị đi ỉa, vì vậy chỉ cần điều chỉnh bữa ăn.
- Tác dụng của thuốc khơng đơn thuần, vì ngồi thuốc, cơ thể
người bệnh đóng vai trị quan trọng, do đó khi điều trị phải toàn diện:
+ Dùng thuốc
+ Chú ý chế độ ăn uống
+ Chế độ nghỉ ngơi, giải trí.
Ví dụ: Thiếu vitamin A: gây khơ da, khơ mắt, khơ tóc, qng gà.

Nếu dùng đủ liều sẽ khỏi, nếu dùng quá liều sẽ gây ngứa, rụng tóc…
Thực tế ranh giới giữa thuốc và chất độc khơng rõ rệt: thường thì
thuốc và chất độc chỉ khác nhau về liều lượng, do đó khi dùng phải chú ý
đến: liều lượng, cơng dụng, cách dùng…
Ví dụ: Thuốc uống: khơng được dùng theo đường tiêm.
Dùng ngồi: khơng được uống.


Thuốc chỉ tiêm bắp: không được tiêm tĩnh mạch.
Thuốc chỉ tiêm dưới da: không được tiêm bắp.
II. NGUỒN GỐC DƯỢC PHẨM
1. Nguồn gốc thực vật
- Dùng cả cây: rau má, sài đất, bạc hà…
- Dùng từng bộ phận của cây: rễ, hạt, qủa.
- Dùng hoạt chất chiết xuất từ dược liệu: morphin, strychnin,
berberin…
2. Nguồn gốc động vật
- Dùng tổ chức động vật: mật (gấu), thận, lách, tuyến nội tiết…
- Hoạt chất của tuyến nội tiết: adrenalin, insulin…
- Sản phẩm của động vật: mật ong…
3. Thuốc có nguồn gốc hóa học
- Chất vô cơ: kaolin, iod, lưu huỳnh, natri clorid…
- Chất hữu cơ: ether, cồn, aspirin…
4. Thuốc có nguồn gốc vi sinh vật
- Nấm
- Vi khuẩn
III. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH – HÀM LƯỢNG THÀNH PHẦN
Phần lớn thuốc khi dùng không dùng dạng nguyên chất mà dùng
dưới các dạng bào chế thích hợp (cốm, viên, cao, cồn, dung dịch…) rồi
đóng gói để có thể đưa thẳng cho bệnh nhân dùng gọi là thành phần: viên,

ống, lọ…
1. Nồng độ dung dịch


Là tỉ số giữa lượng chất tan tính bằng khối lượng hay thể tích và
lượng dung dịch tính bằng khối lượng hay thể tích (thường dùng nồng độ
phần trăm, là lượng gam chất tan có trong 100 ml dung dịch):
Ví dụ: dung dịch natri clorid 9%, glucose 5%, 10%, 20%...
Dung dịch thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, do đó khi kê đơn,
hướng dẫn sử dụng phải nói đến nồng độ của thuốc để tránh nhầm lẫn,
ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
2. Hàm lượng thành phẩm
Là lượng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm:
Ví dụ: - B1 0,01g (có 0,10g B1 nguyên chất/1 viên B1).
- Adrenalin 0,01g (có 0,01g adrenalin/1 ống).
Thành phẩm thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau, do đó khi kê
đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ hàm lượng của thuốc.
IV. CÁC ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ
1. Đường tiêu hóa
1.1. Uống thuận lợi nhất
- Thuốc ngấm nhanh (sau 30 phút đã có tác dụng)
- Khơng địi hỏi dụng cụ kỹ thuật đặc biệt.
- Dùng được nhiều loại thuốc.
+ Nhược điểm:
- Tác dụng chậm khi cấp cứu.
- Có thuốc khơng ngấm qua đường tiêu hóa.
- Có thuốc bị dịch vị phá hủy.
1.2. Thụt



Đưa thuốc vào trực tràng, dùng khi bệnh nhân bị nôn, không nuốt
được hoặc điều trị tại chỗ.
1.3. Đặt
Dùng thuốc đạn hay thuốc trứng để đặt vào hậu môn hay âm đạo để
chữa bệnh tại chỗ hay toàn thân.
1.4. Đưa thuốc vào tá tràng
Dùng ống cao su dài 70cm rồi bơm thuốc vào tới tá tràng.
2.1. Tiêm: là cách đưa thuốc nhanh nhất vào bộ máy tuần hoàn.
* Ưu điểm:
- Giải quyết được trường hợp cấp cứu.
- Không bị dịch vị phá hủy.
- Giải quyết dễ dàng với người bệnh mê man bất tỉnh.
* Nhược điểm:
- Xảy ra phản ứng khó cứu chữa.
- Nhiều thuốc tiêm đau.
- Kỹ thuật sử dụng phức tạp.
2.2. Ngửi, xơng, hít: oxy, menthol…
2.3. Khi dùng: phun thuốc vào họng, mũi dưới áp lực lớn.
2.4. Ngoài ra: thuốc mỡ, xoa, bôi, sát trùng…
V. CÁCH DÙNG THUỐC
1. Liều lượng
Là lượng thuốc dùng cho người bệnh, liều lượng có thể phân theo
thời gian sử dụng thuốc hay tác dụng của thuốc.
1.1. Liều theo thời gian


- Liều một lần.
- Liều một ngày
- Liều một đợt điều trị.
1.2. Liều theo tác dụng

- Liều trung bình (thường dùng) là liều điều trị, là lượng thuốc
dùng cho người lớn trung bình.
- Liều tối thiệu: liều thấp nhất có tác dụng điều trị.
- Liều tối đa: liều cao nhất có thể dùng được mà khơng gây tác hại.
- Liều độc: quãng giữa liều tối đa và liều gây chết.
- Liều dùng cho trẻ em: căn cứ theo độ tuổi và thể trạng: có thể
được tính theo hai cách:
+ Theo công thức của Ybung mỗi tuổi trẻ em = liều người lớn
trung bình x tuổi trẻ cm (năm).
+ Theo cơng thức của Clank liều trẻ em: tuổi trẻ em (năm) + 12.
Căn cứ = (liều người lớn x kg (thể trọng TE) / 70(75)
- Liều người già (theo thể trạng): gim dn cũn ẵ hoc ắ so vi
liu ngi ln trung bình.
2. Đường đưa thuốc vào cơ thể
- Đường tiêu hóa.
- Ngồi đường tiêu hóa.
3. Đặc điểm của người bệnh
- Giới tính
- Tuổi
- Trạng thái cơ thể


- Thể trọng
4. Thời gian dùng thuốc
Thuốc muốn có tác dụng phải qua một thời gian nhất định. Ví dụ:
Sát khuẩn trước khi phẫu thuật bằng cloramin thì phải sau từ 10-15 phút
mới có tác dụng.
VI. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ THẢI TRỪ CỦA THUỐC
Khi thuốc vào cơ thể, đi tới các mô, các tổ chức là nơi chúng thể
hiện tác dụng. Thuốc khi vào cơ thể phần lớn bị biến đổi.

1. Sự biến đổi của thuốc
1.1. Biến đổi trước khi hấp thụ
Thuốc qua ống tiêu hóa chịu những biến đổi hóa học khác nhau do
tác dụng của chất dịch khác nhau (Axit hydroclorid của dịch vị, men
proteaza của dịch vị và tụy, vi khuẩn đường ruột…).
1.2. Biến đổi trong máu
Một số thuốc bị biến đổi bởi một số men có ở trong máu, một số
kết hợp với chất cao phân tử ở trong máu như albumin, globiulin…
1.3. Biến đổi ở các tổ chức, mô
Thuốc bị biến đổi do các phản ứng oxy hóa khử, acetyl hóa…
2. Sự thải trừ
Thuốc sau khi tác dụng, đa số được thải trừ qua các đường:
2.1. Thận
Thải trừ các thuốc tan trong nước, sau 5-15 phút đã thải trừ, sau 24
giờ đã thải trừ 80%.
2.2. Đường tiêu hóa
+ Bài tiết theo dịch vị: morphin, kalioid, bromid…


+ Bài tiết theo phân: các chất không tan (bismuth, kaolin, các chất
không hấp thụ MgSO4…)
2.3. Đường hô hấp
Các chất khí, dễ bay hơi: ete, cồn, hydro, sunfua…
2.4. Đường da
Arsen thải trừ qua da, lơng, tóc, móng chân, tay…
2.5. Đường tuyến bài tiết
- Qua niêm mạc mũi, mắt: lodid, bronid.
- Mồ hôi, tuyến sữa.
2.6. Đường rau thai
Kháng sinh, sulfamid, vitamin…

- Ý nghĩa của thải trừ: biết được đường thải trừ của thuốc, giúp cho
việc phòng và chữa bệnh, giải độc khi ngộ độc thuốc:
+ Hô hấp nhân tạo khi ngộ độc thể khí.
+ Tăng tiết niệu: dùng thuốc glucose, natri clorid.
+ Tăng nhu động ruột: rửa ruột, thụt tháo.
+ Phòng và chữa bệnh cho con.
+ Giúp điều tra pháp y.
VII. CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG
Tùy theo các phương pháp bào chế khác nhau mà ta có các dạng
thuốc khác nhau.
1. Thuốc bột
Có hai loại: bột đơn, bột kép. Thuốc bột dùng để uống, bôi, xoa,
rắc vết thương hoặc bán thành phẩm để điều chế thành các dạng thuốc
khác.


2. Thuốc cốm
Chứa lượng đường lớn xấp xỉ 60%-90%, dạng thuốc thích hợp với
trẻ em là đường.
3. Cao thuốc
Bào chế bằng cách cô đặc các dịch chiết từ dược liệu thảo mộc;
động vật, tùy theo mức độ cơ ta có các loại cao khác nhau: cao lỏng, cao
mềm, cao đặc, cao khơ.
4. Thuốc viên
Nén, bao đường, nang, nhộng, trịn.
5. Cồn thuốc
Dùng cồn làm dung mơi để hịa tan hóa chất hoặc chiết xuất hoạt
chất có trong dược liệu thảo mộc hay động vật.
6. Thuốc nước
Dung dịch, thuốc hãm, thuốc sắc, poxio.

7. Si rô thuốc
Lỏng, sánh, ngọt (>64% là đường).
8. Dầu thuốc
Dùng dầu làm dung mơi để hịa tan dược chất.
9. Thuốc mỡ
Thể chất mềm, trơn, dễ bôi lên da, niêm mạc, điều chế với tá dược
là dầu mỡ, sáp.
10. Thuốc đạn
Hình viên đạn để đặt hậu mơn, thể rắn ở nhiệt độ thường, chảy lỏng
ở 36-370C (nhiệt độ cơ thể).
11. Thuốc trứng


Hình trứng, đặc trong phụ khoa, thể rắn ở nhiệt độ thấp, chảy lỏng
ở 36 - 370C (nhiệt độ cơ thể).
VIII. TÁC DỤNG CỦA THUỐC
1. Các cách tác dụng
1.1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân.
- Tác dụng tại chỗ: Thuốc gây phản ứng tại chỗ trước khi ngấm vào
máu.
Ví dụ: Thuốc bơi xoa, sát khuẩn ngồi da…
- Tác dụng toàn thân: Thuốc tác dụng sau khi ngấm vào máu và
truyền đi tồn thân.
Ví dụ: Uống digoxin thuốc được hấp thu vào máu và tới tồn thân,
đơi khi tùy tính chất của thuốc và điều kiện có thể xuất hiện tác dụng này
hay tác dụng khác.
Ví dụ: Novocain 1% tiêm dưới da gây tê tại chỗ, nếu tiêm tĩnh
mạch thì chữa hen, khó thở.
1.2. Tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn
- Tác dụng điều trị (tác dụng chính) là tác dụng chữa bệnh.

- Tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) là tác dụng không
mong muốn nhưng vẫn xảy ra.
Ví dụ: Thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ.
1.3. Tác dụng hồi phục, không hồi phục
- Tác dụng hồi phục: thuốc gây tê, thuốc gây mê.
- Tác dụng khơng hồi phục: để lại di chứng.
Ví dụ: streptomycin có thể gây điếc khơng hồi phục.
1.4. Tác dụng chọn lọc hợp đồng – đối lập, tương kỵ, giải độc


- Tác dụng chọn lọc: là tác dụng xuất hiện sớm và mạnh nhất đối
với một cơ quan nào đó.
Ví dụ: digoxin tác dụng trên tim.
- Tác dụng hiệp đồng: phối hợp 2 hay nhiều thứ thuốc làm tăng tác
dụng của nhau.
Ví dụ: INH + streptomycin + riphampycin.
- Tác dụng đối lập: phối hợp 2 thứ thuốc với nhau làm giảm tác
dụng của nhau.
Ví dụ:
+ Atropin làm giảm tiết nước bọt.
+ Pilocarpin làm tăng tiết nước bọt.
+ (strychnin – barbituric)
- Tác dụng tương kị: khi phối hợp 2 hay nhiều vị thuốc trong cùng
một dạng thuốc thì tính chất lý, hóa hay tác dụng dược lý của chúng thay
đổi ít, nhiều hay toàn bộ.
+ Tương kỵ vật lý: mentol + phenol + cocain từ tinh thể và bột kết
tinh sẽ chảy lỏng.
+ Tương kỵ hóa học: thuốc tím + cồn + glycerin sẽ tự bốc cháy.
+ Tương kỵ dược lý: ancaloit + tanin gây kết tủa tanat ancaloit làm
tác dụng của alcaloit.

- Trong điều trị lợi dụng sự tương kỵ để giải độc và điều trị.
- Tác dụng giải độc: chất giải độc là những chất có tác dụng tương
kỵ lý hóa hoặc dược lý với các chất độc.
Ví dụ:
+ Uống than hoạt để hấp phụ chất độc.
+ Uống Tanin hay nước chè là để giải độc ancaloit.


+ Uống pilorcapin để giải độc atropin.
1.5. Tác dụng chuyên trị và chữa triệu chứng
- Tác dụng chuyên trị: chuyên trị nguyên nhân gây bệnh.
Ví dụ: Quinin trị sốt rét.
- Tác dụng chữa triệu chứng: giảm triệu chứng bệnh.
Ví dụ:
+ Morphin giảm đau.
+ Paracetamol hạ nhiệt, giảm đau.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
2.1. Tính chất lý hóa của thuốc
- Thuốc càng dễ tan tác dụng càng nhanh, càng mạnh.
- Muốn có tác dụng chậm, kéo dài dùng thuốc chậm tam.
- Chất dễ ion hóa có tác dụng mạnh hơn.
2.2. Cách dùng thuốc
Muốn dùng thuốc có hiệu quả cần căn cứ vào:
- Liều lượng thuốc:
+ Liều theo thời gian.
+ Liều theo tác dụng.
+ Đường đưa thuốc:
- Đặc điểm người bệnh:
+ Giới tính: nam, nữ.
+ Tuổi: trẻ em – người già.

+ Thể trọng.


+ Trạng thái cơ thể: có người sinh ra đã có mẫn cảm với một số
thuốc, thức ăn (cua, tơm, …).
- Thời gian dùng thuốc: thuốc muốn có tác dụng phải có thời gian.
Tự lượng giá
Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 14 bằng cách điền từ hoặc
cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Kể hai yếu tố chính quyết định tác dụng của thuốc.
2. Thuốc chỉ có tác dụng phịng và chữa bệnh có hiệu quả khi dùng (A)
đúng (B).
3. Thuốc được bảo quản đúng (A) thì tuổi thọ của chúng càng (B) và hậu
quả càng tốt.
4. Khơng có một thuốc nào mà chỉ có tác dụng (A) mà khơng có tác dụng
(B), vì vậy cần cân nhắc cẩn thận trước khi dùng.
5. Thuốc là những chất dùng để (A), (B) và điều trị bệnh.
6. Hàm lượng thành phần là (A) có trong (B) thành phẩm.
7. Kể tên 4 nguồn gốc dược phẩm chính:
A. Thực vật
B. Động vật
C.
D.
8. Kể đủ 6 đường thải trừ của thuốc:
A.
B.
C.
D. Đường tuyến



E. Thận
F. Đường rau thai
9. Kể tên 3 kiểu biến đổi của thuốc trong cơ thể
10. Thuốc trứng là thuốc có hình (A) đặt trong phụ khoa, cứng ở nhiệt độ
(B) nóng chảy ở (C).
11. Tác dụng chọn lọc là tác dụng xuất hiện sớm và (A) ở (B).
12. Tác dụng hiệp đồng là phối hợp (A) thứ thuốc làm (B) tác dụng của
nhau.
13. Tác dụng đối lập là phối hợp (A) thứ thuốc làm (B) tác dụng của
nhau.
14. Kể tên 4 cách đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tiêu hóa:
A. uống
B.
C.
D. Đưa thuốc vào tá tràng
Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 15 đến 28 bằng cách đánh dấu
vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
TT

Câu hỏi

15

Khi dùng thuốc cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: lứa tuổi, giới
tính, cơ địa người bệnh…

16

Người già yếu rất dễ nhạy cảm với độc tính của thuốc.


17

Khu dùng thuốc, cho liều càng cao thì hiệu quả càng lớn và càng
chóng khỏi.

18

Thuốc chỉ hấp thu vào cơ thể qua đường uống và đường tiêm.

19

Thuốc sau khi được hấp thu vào cơ thể chỉ tồn tại dưới dạng tự do

Đ

S


mà hồn tồn khơng có sự biến đổi nào.
20

Thuốc sau khi tác dụng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể ở dạng
nguyên vẹn hoặc dạng đã bị biến đổi (đã chuyển hóa)

21

Sau khi tác dụng thuốc sẽ bị đào thải hết ra khỏi cơ thể.

22


Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cấm dùng tất cả các loại
thuốc vì rất nguy hiểm.

23

Thuốc qua ống tiêu hóa chịu sự biến đổi hóa học khác nhau do tác
dụng của chất dịch khác nhau.

24

Thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể qua nhiều đường khác nhau
(qua thận, qua đường tiêu hóa, qua da…)

25

Phải thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ cho con bú, phụ
nữ có thai, người cao tuổi.

26

Tiêm là cách dẫn thuốc nhanh nhất vào bộ máy tuần hoàn.

27

Nhược điểm của thuốc dùng theo đường tiêm là xảy ra phản ứng
sẽ khó cứu chữa.

28

Ưu điểm của thuốc dùng theo đường uống là giải quyết được các

trường hợp cấp cứu.

Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 29 đến câu 31
bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.
29. Cách phối hợp thuốc có hiệu quả nhất là:
A. Phối hợp nhiều thuốc với nhau
B. Phối hợp các thuốc có tác dụng hiệp đồng với nhau
C. Phối hợp các thuốc có tác dụng đối kháng với nhau
D. Phối hợp các thuốc với nhau nếu làm giảm độc tính
E. Để an tồn tốt nhất là khơng nên phối hợp các thuốc với nhau.
30. Liều lượng thuốc dùng cho người già:


A. Bằng ½ liều người lớn trung bình
B. Bằng 1/3 liều người lớn trung bình
C. Bằng 1/20 liều người lớn trung bình
D. Nên căn cứ vào thể trạng
E. Dùng như người lớn trung bình
31. Các thuốc cần dùng cho phụ nữ có thai:
A. Thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp
B. Các chế phẩm có chứa Opi
C. Kháng sinh và sulfamid
D. Thuốc an thần
E. Tetracyclin, quinin, thuốc tẩy
Câu hỏi truyền thống:
1. Kể tên 4 nguồn gốc dược phẩm? Cho ví dụ.
2. Trình bày các kiểu tác dụng của thuốc? Cho ví dụ.
3. Trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc?



QUY CHẾ QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC
Mục tiêu học tập
1. Phân biệt được thuốc độc bảng A với bảng B.
2. Trình bày được nội dung quản lý của quy chế.
3. Vận dụng được quy chế quản lý thuốc độc trong thực hành chun
mơn.
I. KHÁI NIỆM
1. Thuốc độc
Là những thuốc có độc tính cao, có thể gây nguy hiểm cho tính
mạng người và sức khỏe người bệnh nếu sử dụng không đúng.
Dựa vào độc tính của thuốc, chia thuốc độc thành hai bảng:
- Thuốc độc bảng A là những thuốc với liều lượng nhỏ đã gây nguy
hại đến tính mạng người.
- Thuốc độc bảng B là những thứ thuốc dễ gây tai nạn ngộ độc và
cũng có thể gây nguy hại đến tính mạng người.
2. Quy chế thuốc độc
Là văn bản chính thức của nhà nước trong đó có ghi các quy định
về: pha chế, kê đơn, cấp phát, sử dụng, bảo quản, dự trữ, báo cáo thuốc
độc…
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng được kê đơn thuốc độc
Bác sĩ đại học được tốt nghiệp đại học y khoa được phân công
khám và chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề thì được pháp kê đơn
thuốc độc bảng A, B.
2. Nội dung đơn thuốc độc: được in theo mẫu
- Họ tên người bệnh: tuổi:


+ Dưới 2 tuổi phải ghi rõ số tháng.
+ Dưới 6 tuổi phải ghi thêm tên bố hoặc mẹ.

- Địa chỉ chi tiết người bệnh.
- Ghi rõ chẩn đoán bệnh.
- Ghi rõ chỉ định dùng thuốc: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số
lượng.
- Ghi rõ: công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định (nếu có).
- Ghi rõ họ tên, chữ ký, địa chỉ của người kê đơn.
- Đóng dấu đơn vị - ngày – tháng – năm kê đơn.
3. Yêu cầu cơ bản trên đơn
- Phải viết bằng bút mực, bút bi rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, không viết
tắt, viết ngốy, viết ẩu, khơng tẩy xóa.
- Số lượng thuốc độc bảng A và thuốc ngủ barbituric phải viết bằng
chữ, chữ đầu phải viết hoa.
- Đơn viết sai phải xóa đi viết lại và ký xác nhận bên cạnh.
- Muốn cho quá liều tối đa phải ghi rõ “tôi cho liều này” và ký xác
nhận bên cạnh.
- Gạch chéo phần giấy trắng còn lại trên đơn.
- Số lượng thuốc chỉ có 1 chữ số thì viết thêm số 0 vào phía trước
chữ số.
- Số lượng thuốc độc uống theo giọt phải viết bằng chữ số La Mã.
Ví dụ: X giọt
- Không kê đơn thuốc độc quá thời gian quy định.
+ Với thuốc độc A-B không quá 10 ngày.
+ Thuốc độc barbituric không quá 3 ngày với bệnh nhân mất ngủ.


+ Bệnh nhân tâm thần được dùng dài ngày theo sổ.
+ Với bệnh nhân mãn tính có thể q 10 ngày nhưng không thể qua
30 ngày.
4. Pha chế thuốc độc
- Chỉ có dược sĩ đại học mới được pha chế thuốc độc.

- Khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha
chế thuốc độc để cấp phát cho người qua điều trị nội, ngoại trú.
- Hiệu thuốc được pha chế theo đơn được pha chế thuốc độc để
phục vụ người bệnh có đơn thuốc.
5. Nhãn thuốc
Áp dụng theo quy chế nhãn thuốc do Bộ Y tế ban hành.
6. Bảo quản
- Thuốc độc phải được bảo quản trong kho, tủ khóa chắc chắn, có
đủ các điều kiện bảo quản thuốc. Thuốc độc bảng A xếp riêng, bảng B
xếp riêng, người giữ từ dược sĩ trung học trở lên. Những nơi khơng có đủ
cán bộ chun mơn như trên, thủ trưởng đơn vị ủy quyền bằng văn bản
cho dược tá làm thay, nhưng mỗi lần không quá 6 tháng.
- Thuốc độc ở tủ cấp cứu, tủ thuốc trực, tủ thuốc y tế cơ quan,
người giữ là y tá, y sĩ, bác sĩ trực giữ, có bảng danh mục, số lượng, chủng
loại do giám đốc bệnh viện quy định và phải có sự bàn giao ca trực trước
cho ca trực sau.
7. Cấp phát, sử dụng
- Khoa được bệnh viện cấp phát thuốc độc cho các khoa điều trị
theo phiếu lĩnh thuốc (quy định theo mẫu).
- Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở khoa dược, y tá được
phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số
lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh.
8. Sổ sách, ghi chép


- Đơn vị sản xuất, pha chế thuốc độc phải mở sổ ghi chép, pha chế
(quy định theo mẫu).
9. Báo cáo
- Báo cáo thường xuyên: hằng tháng, quý, năm báo cáo lên cơ quan
xét duyệt dự trù.

- Báo cáo đột xuất:
Khi mất trộm, ngộ độc chết người hoặc các lí do khác, đơn vị phải
báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lí cấp trên
nhận được báo cáo phải tiến hành thẩm tra và có biện pháp xử lý thích
hợp.
- Báo cáo xin hủy:
Thuốc kém chất lượng, quá hạn dùng, số lượng 500 viên, 300 ống,
nguyên liệu dưới 100g do thủ trưởng đơn vị ký quyết định hủy. Nếu số
lượng lớn hơn phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, báo cáo
phải nêu dõ lý do xin hủy, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số
lượng, phương pháp hủy. Khi cơ quan quản lý cấp trên đồng ý bằng văn
bản thủ trưởng đơn vị lập hội đồng hủy thuốc, hủy xong thủ trưởng phải
báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.
III. THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ
- Mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối, cấp phát, sử dụng
thuốc độc đều phải chấp hành quy chế này.
- Mọi hành vi vi phạm quy chế này tùy theo mức độ mà bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Tự lượng giá
Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc
cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Theo quy chế thuốc độc trong đơn vị y tế khơng có dược sỹ thì cán bộ
y tế sau đây có thể được phép giữ thuốc độc khi thủ trưởng đơn vị yêu
cầu và quyết định.


A. Dược tà
B.
C. Bác sĩ
D.

E.
G. Nữ hộ sinh
H.
2. Các khoa phòng lâm sàng phải lập phiếu lĩnh thuốc độc bảng A và
thuốc ngủ loại (A) theo mẫu quy định (mẫu số 5); các thuốc này phải do
(B) trực tiếp cho bệnh nhân uống.
3. Thuốc độc được phân thành hai bảng
4. Thuốc độc được phân thành (A) và (B) và thành phần giảm độc.
5. Bác sĩ tốt nghiệp đại học y khoa được (A) thì được phép kê đơn (B).
6. Trong nội dung đơn thuốc độc muốn cho quá liều tối đa phải ghi rõ (A)
và (B) bên cạnh.
7. Trong tử trực, cấp cứu tại khoa phịng lâm sàng thì thành phẩm độc A,
B có thể để (A) nhưng phải có (B) để thành phẩm độc A và thành phẩm
độc B.
8. Chỉ có (A) mới được pha chế thuốc độc và không cùng được pha một
nơi và một lúc với (B).
9. Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở khoa dược, y tá được phân
công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, (A), (B) số lượng thuốc trước lúc
tiêm hoặc phát cho bệnh nhân.
Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 10 đến 23 bằng cách đánh dấu
vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.
TT Câu hỏi

Đ

S


10


Thực tế ranh giới giữa thuốc và thuốc độc không rõ rệt, chỉ khác
nhau về liều lượng.

11

Đơn thuốc độc chỉ cần ghi rõ số tuổi.

12

Đơn thuốc độc viết sai phải xóa đi viết lại và ký xác nhận bên cạnh.

13

Dược sĩ được phép kê đơn thuốc độc.

14

Là bác sĩ đại học thì đủ điều kiện kê đơn thuốc độc.

15

Dược sĩ trung học được giữ thuốc độc bảng A-B.

16

Thuốc độc A-B được kê đơn dùng liên tục đến khi khỏi bệnh.

17

Thuốc ngủ barbituric được kê đơn như thuốc độc bảng B.


18

Muốn kê đơn cho dùng quá liều tối đa bác sĩ phải ký chịu trách
nhiệm.

19

Đơn vị khơng có bác sĩ thì y tá có thể chỉ định dùng thuốc độc.

20

Thuốc độc dùng uống theo giọt phải viết rõ ràng số lượng bằng chữ
số La Mã.

21

Khi kê đơn thành phẩm độc A gây nghiện phải viết thành 2 bản.

22

Khi kê đơn số thuốc độc bảng A và thuốc ngủ loại barbituric cần
viết bằng số rõ ràng.

23

Người lĩnh, nhận thuốc độc nhất thiết phải là người có trình độ
chun mơn, y dược.

Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 24 đến câu 30

bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.
24. Việc bảo quản thành phẩm giảm độc A, B được quy định như sau:
A. Phải được bảo quản như thuốc độ A, B.
B. Bảo quản như thuốc thường
C. Tuy đã được giảm độc nhưng phải bảo quản hết sức cẩn thận


×