Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tài liệu điều dưỡng cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TÀI LIỆU

ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN
Tài liệu dành cho sinh viên y khoa
=

HÀ NỘI - 2022


Bài 1: QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Có năng lực nhận thức được tầm quan trọng của quy trình điều dưỡng trong thực hành
nghề nghiệp
3. Có năng lực phân tích 5 bước quy trình điều dưỡng
4. Có năng lực vận dụng quy trình điều dưỡng vào thực hành chăm sóc người bệnh
1. ĐẠI CƯƠNG
Quy trình điều dưỡng là một trong những chức năng điều dưỡng quan trọng, bao gồm các
bước mà người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh cần phải thực hiện được để hướng tới kết
quả mong muốn. Đối tượng chăm sóc của điều dưỡng là người bệnh, là con người, do đó khi
chăm sóc điều trị điều dưỡng cần phải có những quyết đốn thật chính xác, mọi hành vi thực
hiện trên người bệnh cần phải được cân nhắc và thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Muốn thực hiện
chăm sóc người bệnh được hiệu quả người điều dưỡng cần thơng suốt các bước tiến hành trong
quy trình điều dưỡng.
Quy trình điều dưỡng được phát triển từ học thuyết khoa học giải quyết vấn đề. Học
thuyết này đã được các nhà nghiên cứu khoa học khám phá ra nhằm tạo sự an tồn và hiệu quả
của việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Giải quyết vấn đề được tiến hành 7 bước:


1. Xác định vấn đề.
2. Thu thập các thông tin liên quan.
3. Đặt giả định cách giải quyết.
4. Đề nghị kế hoạch hành động.
5. Thực nghiệm và khảo sát kết quả.
6. Rút ra kết luận có ý nghĩa.
7. Đánh giá cách giải quyết và tái thẩm định
2. ĐỊNH NGHĨA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Quy trình điều dưỡng là một vịng trịn khép kín mà người Điều dưỡng phải trải qua hàng
loạt các họat động theo một kế họach đã được định trước, để hướng đến kết quả chăm sóc người
bệnh mà mình mong muốn.


3. MỤC ĐÍCH
- Nhận biết tình trạng thực tế và những nhu cầu cần chăm sóc sức khoẻ cho từng cá
nhân riêng biệt
- Thiết lập kế hoạch đúng theo yêu cầu đối với từng người bệnh
- Khơng bỏ sót cơng việc chăm sóc người bệnh
- Việc chăm sóc được thực hiện liên tục
- Có kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.
- Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc mình làm.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Trong cơng tác chăm sóc điều dưỡng ở nước ta, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định
về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ở các nước phát triển gồm 3 chức năng: chức năng chủ
động, chức năng phụ thuộc và chức năng phối hợp.
Cấu trúc của quy trình điều dưỡng: gồm 5 bước
- Bước 1: Nhận định
- Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng
- Bước 3: Lập kế hoạch
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch

- Bước 5: Lượng giá
4.1. Nhận định
4.1.1. Mục đích
- Thiết lập các thông tin cơ bản trên người bệnh
- Xác định các chức năng bình thường của người bệnh
- Xác định các rối loạn bất thường trên người bệnh
- Đánh giá tình trạng sức khoẻ của người bệnh
- Cung cấp các dữ liệu cho giai đoạn chẩn đoán.
Những hoạt động trong giai đoạn này:

Giải thích năng lực

- Thu thập dữ liệu: Hỏi bệnh sử

- Giúp xác định thông tin

- Xác định đúng đắn của dữ liệu: Thăm khám, tham khảo NB và tăng cường kỹ năng
các xét nghiệm

phỏng vấn

- Sắp xếp dữ liệu.

- Tạo thuận lợi cho việc

- Tập hợp các dữ liệu và nhận biết các nhu cầu cần thiết

nhận định NB

về chăm sóc sức khoẻ như:



-

Gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh và thân nhân NB

- Giúp nâng cao kỹ năng
giao tiếp

- Quan sát theo dõi chung

- Nâng cao kỹ năng thăm

- Khám người bệnh (khám các triệu chứng)

khám điều dưỡng

- Hỏi các nhân viên y tế khác

- Nâng cao kỹ năng phân

- Khai thác dựa vào bệnh án

tích các dữ kiện thu thập
tổng hợp

4.1.2. Nhận định bằng cách hỏi bệnh dựa vào:
- Người bệnh: Người bệnh được coi là nguồn thơng tin chính, người bệnh nặng thông tin
không rõ ràng. Thông thường người bệnh cung cấp triệu chứng chủ quan như: đau nhức, lo sợ,
mệt mỏi...

- Thân nhân của người bệnh: Thân nhân người bệnh sẽ cung cấp thêm các nguồn thông
tin về bệnh tật của người bệnh, đặc biệt người bệnh nặng như: bất tỉnh, lẫn lộn, đặc biệt là bệnh
nhi.
- Các nhân viên y tế khác
4.1.3. Thu thập dấu hiệu qua quan sát người bệnh:
- Quan sát sự biểu hiện tình cảm như trước khi mổ
- Quan sát da, niêm mạc, tình trạng hơ hấp, tình trạng vận động...
- Quan sát là phương pháp thông thường nhất, nguồn thông tin thu thập được kết hợp với
thông tin thông qua các giác quan khác.
4.1.4. Theo dõi và thăm khám người bệnh
- Theo dõi là tập hợp những thơng tin về tình trạng của người bệnh bằng sử dụng 4 giác
quan. Người Điều dưỡng khi theo dõi cần chú ý đến dấu hiệu toàn thân, ví dụ: thấy mặt người
bệnh đỏ phải nghĩ đến sốt, cần đo nhiệt độ... Sự theo dõi là kỹ năng của người Điều dưỡng mà
cần phải có kỹ năng và kiến thức mới làm được.
- Khám người bệnh:
- Nhìn (quan sát người bệnh): Bước quan trọng đầu tiên trong thăm khám thực thể
+ Đánh giá các cấu trúc giải phẩu xem có những bất thường khơng
+ Màu sắc, hình dạng, hoạt động, đối xứng, điệu bộ của các bộ phận của cơ thể
+Bước này được thực hiện trong quá trình phỏng vấn và thăm khám thực thể. Ví
dụ khi thăm khám bướu giáp lớn vừa phỏng vấn, vừa khám bướu...
- Sờ: Sờ bằng đầu ngón tay và lịng bàn tay, Điều dưỡng có thể xác định được kích thước, hình dạng
và mật độ của các cơ quan bên dưới. Ví dụ: bắt mạch, khám tuyến


giáp, gan, lách, nhiệt độ của da, độ cứng mềm hay tính nhạy cảm của một số bộ
phận của cơ thể.
- Gõ: Được sử dụng để đánh giá vị trí và mức độ của các cơ quan trong cơ thể, xác định bản
chất của cấu trúc cơ thể (đầy dịch, đầy khí, đặc) xác định các khối u.
- Nghe: là kỹ thuật nghe các âm của cơ thể bằng ống nghe. Nó cung cấp các thơng tin về sự di
chuyển của khí hay dịch trong cơ thể như: hơ hấp, tim mạch, dạ dày, ruột... Khi phát hiện âm

bình thường và bất thường cần hội ý với điều dưỡng khác khi nghi ngờ.
4.1.5. Bệnh án của người bệnh
Bệnh án sẽ cung cấp thơng tin về chẩn đốn người bệnh của thầy thuốc đã từng điều trị
và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, các thuốc đã sử dụng, thời gian sử dụng cũng như
các phương pháp chăm sóc đặc biệt khác.
4.2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Chẩn đoán điều dưỡng là một mệnh đề ngắn và chính xác gồm 2 phần: sự phản ứng của
cơ thể và các yếu tố liên quan đã biết…
Chẩn đoán cần dựa vào
- Đánh giá ban đầu người bệnh mới vào viện

Giải thích năng lực
- Giúp thu thập dữ liệu và điều chỉnh
sức khỏe NB

- Đánh giá chăm sóc người bệnh đang điều trị

- Giúp ra quyết định chăm sóc

- Các nhu cầu ưu tiên của người bệnh

- Giúp xác định vấn đề ưu tiên
- Giúp điều chỉnh kế hoạch chăm sóc

- Đánh giá phục hồi của người bệnh

- Giúp theo dõi diễn biến người bệnh

Sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán y khoa:
Chẩn đoán điều dưỡng


Chẩn đoán Y khoa

- Xác định những việc làm mà người ĐD - Xác định những điều kiện mà bác sĩ được
được công nhận đủ tư cách để xử trí

cơng nhận đủ tư cách để xử trí

- Tập trung vào những đáp ứng của NB
đối với vấn đề sức khoẻ thực sự hoặc - Tập trung vào chứng bệnh, những thương
tiềm ẩn

tổn hay diễn tiến bệnh

- Thay đổi theo sự đáp ứng của NB
và/hay khi vấn đề SK của NB thay đổi
Ví dụ: Sốt do nhiễm khuẩn

- Chẩn đốn y khoa khơng thay đổi cho đến
khi việc chữa trị đạt hiệu quả
Ví dụ: Viêm phổi/Hen phế quản


- Chẩn đốn điều dưỡng có thể liên quan đến chẩn đoán điều trị và cả 2 chẩn đoán sẽ bổ
sung cho nhau. Chẩn đốn điều dưỡng có liên quan tới chức năng độc lập của người Điều dưỡng
(chức năng đặc trưng của nghề điều dưỡng). Người Điều dưỡng bắt buộc phải thực hiện y lệnh
điều trị, đó là chức năng phụ thuộc.
- Chẩn đoán điều dưỡng yêu cầu phải bao gồm:
+Phần 1: thể hiện phản ứng của người bệnh (nhu cầu cần thiết của người bệnh)
+ Phần 2: những yếu tố gây ra phản ứng đó (lý do của phản ứng)

+ Liên từ nối giữa 2 phần là: Do/Liên quan/Nguy cơ…
+ Những đặc điểm của chẩn đoán điều dưỡng:


Rõ ràng, súc tích, chính xác



Đặc biệt là hướng đến người bệnh



Liên quan đến khó khăn của người bệnh



Dựa vào những thơng tin đáng tin cậy thu được trong q trình nhận định

Những điều lưu ý khi viết chẩn đoán điều dưỡng:
+ Nói rõ những đặc điểm và những vấn đề cần thiết
+ Sử dụng những từ ngữ dễ hiểu cho người bệnh và cho nhân viên y tế
+ Tránh sử dụng những triệu chứng như chẩn đốn chữa bệnh
+ Khơng nói lặp lại cùng một điều, cùng một vấn đề
4.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Kế hoạch chăm sóc là loạt các hoạt động chăm sóc theo nhu cầu để ngăn ngừa hay giảm
bớt hoặc loại trừ những khó khăn của người bệnh đã được xác định trong khi đánh giá. Kế
hoạch chăm sóc bao gồm quyết định chăm sóc và giải quyết các vấn đề. Công việc này phụ
thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của người điều dưỡng đối với người
bệnh.
4.3.1. Mục đích của lập kế hoạch chăm sóc:

- Kế hoạch chăm sóc được xem như là một hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh
- Để thảo luận với Điều dưỡng khác, với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ về các dữ liệu
đánh giá, các vấn đề của người bệnh và liệu pháp chăm sóc
- Kế hoạch chăm sóc tốt sẽ giảm nguy cơ chăm sóc khơng đúng và khơng hợp lý.
- Một kế hoạch chăm sóc tốt đã có sẵn, sẽ tốt hơn cho việc xác định các can thiệp điều
dưỡng cho người bệnh.


Bốn thành phần của kế hoạch chăm sóc

Giải thích năng lực

- Đề xuất những vấn đề ưu tiên, sắp xếp vấn đề ưu tiên - Giúp giải quyết các vấn đề sức
theo bảng bậc thang nhu cầu của Maslow

khoẻ khó khăn, đe doạ cuộc sống
NB. Tiết kiệm thời gian

- Thiết lập những mục đích của người bệnh và kết quả

- Giúp tạo ra những hoạt động

mong đợi. Ví dụ: Người bệnh khó thở do ứ đọng đờm

chăm sóc đáp ứng sự mong đợi

giải, mục đích mong chờ là làm giảm hoặc mất khó
thở cho người bệnh.
- Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc


- Giúp hệ thống các nhu cầu cần
chăm sóc và chủ động được cơng
việc của mình

- Viết một kế hoạch chăm sóc

- Tăng cường hiệu quả của cơng
tác chăm sóc

* Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc
- Khi lập kế hoạch chăm sóc người Điều dưỡng trưởng phải xem xét các phương tiện,
thiết bị, nguồn nhân lực sẵn có, cũng như khả năng của nhân viên, thời gian và điều kiện của
người bệnh và thân nhân của họ
- Những hoạt động chăm sóc này cần có sự tham gia của các nhân viên, có thể thực hiện
được một lần hay tiếp tục thực hiện trong một thời gian.
* Viết kế hoạch chăm sóc
- Mục đích của hoạt động chăm sóc là giúp cho người bệnh đạt được các nhu cầu chăm
sóc cơ bản của họ. Kế hoạch chăm sóc gồm mục đích dài hạn và mục đích đặc biệt. Mục đích
này được dựa vào sự đánh giá người bệnh của điều dưỡng, dựa vào sự chẩn đoán điều dưỡng,
những nhu cầu cần thiết của người bệnh. Đó là mục đích của điều trị vì nó cung cấp một chỉ
dẫn đối với chăm sóc từng cá thể.
- Với một kế hoạch chăm sóc thì tập trung vào chăm sóc cá thể người bệnh hơn là vào
nhiệm vụ, ví dụ như: Tiêm, lấy máu xét nghiệm…
- Cung cấp về thông tin thuận lợi cho tất cả các nhân viên tham gia vào cơng tác chăm
sóc
- Cung cấp các chỉ số để đánh giá về chất lượng chăm sóc
- Cách viết mệnh lệnh chăm sóc, những từ ngữ trong mệnh lệnh dễ hiểu.
* 5 thành phần khi viết mệnh lệnh chăm sóc:
- Các mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ hành động và có nội dung rõ ràng



Ví dụ: Đo và ghi chép lại số lượng nước tiểu trong 24 giờ; Thay băng 8 giờ/lần; Thay đổi
tư thế 2 giờ/lần ...
-Thời gian: Trong khoảng thời gian nào? Quy định thời gian như thế nào?
Ví dụ: Cứ 2 giờ bắt mạch 1 lần, đo nhiệt độ 1 lần, 8 giờ đo số lượng nước tiểu 1 lần...
- Ký tên: Người Điều dưỡng trưởng viết ra mệnh lệnh phải ký tên
- Người Điều dưỡng thực hiện chăm sóc cũng phải ghi kết quả, nhận xét và ký tên mình
sau khi đã làm xong.
4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Hành động điều dưỡng
- Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc phối hợp với

Giải thích năng lực
- Cần xác định Ai là người chủ động

nhân viên y tế khác
+ Điều dưỡng viên
+ Người bệnh
+ Điều dưỡng và Người bệnh
+ Điều dưỡng và người nhà NB
- Khi thực hiện kế hoạch CS người điều dưỡng

- Những hoạt động này có sự tham

ln luôn nhận định NB kể cả sự phản hồi của việc

gia các nhân viên, người bệnh và

chăm sóc


người nhà NB

- Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của Bác sĩ (tiêm, - Mệnh lệnh phải rõ ràng dứt khoát
uống thuốc, thay băng,…)

-Thao tác phải dứt khoát bằng 5 chữ
W
+ Who (ai làm)
+ How (làm như thế nào)
+ What (làm cái gì)
+ When (khi nào)
+ Where (ở đâu)
- Xem NB đã được đáp ứng nhu cầu
chưa? Cần phải thường xuyên hỏi NB
để được phản hồi

- Thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của -Việc thực hiện kế hoạch chăm sóc
NB

phải dựa trên thực tế để đạt mục tiêu
chăm sóc
- Người ĐDV chịu trách nhiệm trong
thực hiện kế hoạch CS của mình, NB
và người nhà NB là người phối hợp


- Hành động chăm sóc phải được thực hiện với

- Cần làm việc nhóm hiệu quả, đây là


trách nhiệm cao và mỗi ĐDV chịu trách nhiệm về

năng lực làm việc trong nhóm

cơng việc mình làm.

Chăm sóc y tế

- Trong q trình thực hiện kế hoạch chăm sóc thấy
có gì bất thường phải báo cáo ngay Bác sĩ để phối
hợp điều trị và chăm sóc tốt hơn
Ví dụ: Người bệnh 40 tuổi có khó thở, nhịp thở 30 lần/phút, sốt 38.50C, da bẩn…
Nhận định

Chẩn đoán

Lập kế hoạch

Thực hiện kế

điều dưỡng

Lượng giá

hoạch
- Cải thiện hơ

7 giờ:

- Sau 30 phút


khó thở, nhịp thở loạn thơng khí

hấp

ĐDV cho NB

cho thở Oxy,

30 lần/ phút,

- Theo dõi nhịp

thở Oxy 4

người bệnh giảm

cánh mũi phập

thở 1 giờ/lần

1. Người bệnh

Khó thở do rối

lít/phút qua ống

khó thở, nhịp

phồng, mơi và


thơng mũi

thở: 24lần/ phút,

chi tím,…

7g đo NT:

hết tím

30l/phút
7g30 đo NT: 24
l/ph
2. Người bệnh

Sốt do nhiễm

- Hạ sốt

7 giờ 30

- Sau 15 phút,

sốt 38.5 C

khuẩn

- Theo dõi nhiệt


- Lau mát toàn

NB có giảm sốt,

độ

thân…

nhiệt độ: 3705C

0

7g45 đo T0:
T0 37.50C
3. Da người

Da, áo quần ướt - Vệ sinh da,

- 7 giờ 45 phút

- Da NB khô và

bệnh rịn mồ hôi,

do sốt

Lau

áo quần sạch


thay quần áo

áo quần ướt

da

tồn

thân bằng khăn
khơ và thay áo
quần sạch.

4.5. Lượng giá
Hành động điều dưỡng

Giải thích năng lực

- Có tiêu chuẩn đánh giá từng vấn đề (dựa vào mục - Giúp xác định chính xác vấn đề của NB
tiêu), khơng nói chung chung và dựa vào hỏi
người bệnh
- Đánh giá xem việc chăm sóc ở mức độ nào để

- Giúp theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

kết thúc công việc, hoặc bổ sung hoặc thay đổi

chăm sóc kịp thời


- Phải đánh giá kết quả, ghi tình trạng hiện tại, các - Tạo ra bằng chứng TH điều dưỡng

số liệu
- Lượng giá trong khi thực hiện, sau khi thực hiện - Giúp đánh giá hiệu quả của chăm sóc
và tái thẩm định lại

nhằm đáp ứng mục tiêu của NB dựa vào
các hành vi phản hồi NB

5. YÊU CẦU CỦA PHIẾU LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
- Phải sử dụng từ chung nhất (đọc lên dễ hiểu).
- Phải cụ thể. - Phải thực tế. - Phải khách quan.
- Phải được nhiều người tham gia kể cả người bệnh
- Những việc có thể kéo dài.
- Phải có tính tổng qt, bao gồm nhiều điểm khác nhau.
- Được cập nhật hóa thường xuyên, ghi chép chính xác.
- Khi nhận định thăm khám NB và lượng giá, phải ghi rõ số liệu tình trạng NB để
so sánh và đánh giá việc thực hiện cho người bệnh, ví dụ: sốt bao nhiêu độ
TỰ LƯỢNG GIÁ:
A. Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Nguồn gốc của quy trình chăm sóc:
A. Học thuyết chăm sóc người bệnh.

B. Học thuyết nghiên cứu khoa học.

C. Học thuyết quá trình nhận định.

D. Học thuyết khoa học giải quyết vấn đề.

E. Tất cả các học thuyết trên.
Câu 2. Áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào việc chăm sóc NB cần kết hợp:
A. Sự nhạy bén.


B. Sự thích nghi.

C. Kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

D. Tất cả đúng

Câu 3. Ý nghĩa quy trình chăm sóc với người bệnh
A. Giúp Điều dưỡng có ý thức, trách nhiệm việc chăm sóc.
B. Là thông tin về người bệnh giữa các nhân viên y tế.
C. Việc chăm sóc được thực hiện liên tục.
D. Người bệnh yên tâm, tin tưỏng vào việc chăm sóc.
E. Tất cả các câu trên.
Câu 4. Quy trình chăm sóc bao gồm các bước:
A. Nhận định.
C. Thực hiện chăm sóc
E. Tất cả các bước trên.

B.Lập kế hoạch chăm sóc.
D. Lượng giá cơng tác chăm sóc.

E. Tất cả sai.


Câu 5. Thứ tự của các bước trong quy trình chăm sóc
A. Thu thập, xếp ưu tiên, chẩn đốn điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện, lượng giá.
B. Thu thập, lập kế hoạch, chẩn đoán, lượng giá, thực hiện.
C. Thu thập, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện, lượng giá.
D. Chẩn đoán điều dưỡng, thực hiện, lượng giá, lập kế hoạch, nhận định.
E. Phân tích dữ kiện, lập kế hoạch, làm thử, lượng giá.

Câu 6. Yêu cầu của sơ đồ quy trình chăm sóc, bao gồm:
A. Đúng nội dung các bước.

B.Thứ tự các bước khơng có thay đổi

C. Các bước có phần chồng lên nhau. D.Các bước quy trình sắp xếp theo ưu tiên
E. Có mối liên quan mật thiết với nhau
Câu 7. Nhận định trong quy trình chăm sóc là:
A. Thu thập thơng tin, xếp thứ tự ưu tiên, phân tích
B. Thu thập tất cả thơng tin người bệnh, phân tích, chẩn đốn điều dưỡng.
C. Xem chẩn đốn bệnh, thu thập thơng tin, chẩn đốn điều dưỡng.
D. Đọc hồ sơ, phân tích vấn đề, chẩn đốn điều dưỡng.
E. Hỏi người bệnh, phân tích vấn đề, chẩn đốn điều dưỡng.
Câu 8. Khi lập kế hoạch chăm sóc cần phải:
A. Phân tích vấn đề, xếp thứ tự ưu tiên, phân tích
B. Thu thập, phân tích, lập kế hoạch
C. Xếp ưu tiên vấn đề, viết mục tiêu, lập kế hoạch
D. Nhận định, lập kế hoạch, thực hiện
E. Chẩn đoán điều dưỡng, mục tiêu, lập kế hoạch
Câu 9. Yêu cầu của phiếu lập kế hoạch chăm sóc:
A. Phải sử dụng từ chung nhất (đọc lên dễ hiểu)
B. Phải cụ thể
C. Phải thực tế
D. Phải được nhiều người tham gia kể cả người bệnh
E. Khơng cần sự tham gia của NB vì họ không hiểu chuyên môn điều dưỡng
Câu 10. Áp dụng quy trình điều dưỡng vào học tập và tự lượng giá thực hành lâm sàng
của SV nhằm, NGOẠI TRỪ:
A. Áp dụng chăm sóc tồn diện người bệnh
B. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh theo thứ tự ưu tiên và có tổ chức
C. Khuyến khích sinh viên học tập chủ động

D. Đáp ứng mục tiêu chăm sóc nhu cầu người bệnh và kết quả mong chờ
E. Đáp ứng tiêu chuẩn điều dưỡng thế giới.


B. Thảo luận nhóm với 4 chủ đề sau:
Tình huống 1: Một người bệnh nữ 50 tuổi cao huyết áp mới vào viện trong tình
trạng: Huyết áp 220/100mmHg, nhức đầu nhiều, chóng mặt, buồn nơn, ăn kém, Y lệnh trong
ngày: Captopril 25 mg x 2 viên uống (9g và 15g), Seduxen 10 mg 1 ống, TB lúc 21g
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên và Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.
Tình huống 2: Người bệnh nam 45 tuổi vào viện được chẩn đoán là loét dạ dày tá
tràng. Qua nhận định người bệnh có các triệu chứng sau:
- Đau vùng thượng vị, đau sau khi ăn no, Nơn, Lo lắng vì bệnh
- Chán ăn, Mất ngủ, Tiền sử hay uống nhiều rượu...
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên và Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.
Tình huống 3: Người bệnh nữ 20 tuổi trước mổ cắt ruột thừa viêm, sau khi bác sĩ đã
khám và có chỉ định phẫu thuật
Hãy lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.
Tình huống 4: Người bệnh nữ 42 tuổi, chẩn đoán: Hậu phẫu ruột thừa viêm ngày thứ
2.
Hiện có các dấu chứng sau:
-NB tỉnh, nhiệt độ 370C, mạch 75 lần/phút, nhịp thở 22 lần/phút; huyết áp 125/80 mmHg;
-NB đau vừa tại vết mổ
-Y lệnh: DD.Glucose 5% x 500 ml truyền TM XXX giọt/phút, Cefataxim 1g x 2 lọ, tiêm TM
chậm lúc 9 giờ – 15 giờ;
-Vết mổ ở đường Mac-Burney dài 6 cm, có ít dịch thấm băng;
-NB chưa trung tiện, khát nước, nhịn ăn
-NB lo lắng về cuộc mổ
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên và Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh này.



Bài 2: DÙNG THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
Mục tiêu
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định tiêm thuốc.
2. Mô tả được nguyên lý cơ bản khi thực hiện kỹ thuật tiêm.
3. Xác định được các vị trí và góc đâm kim đúng khi tiêm test lẩy da, trong da,
dưới da, bắp và tĩnh mạch.
4. Trình bày được các cách để phịng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra
trong quá trình hiện mũi tiêm.
5. Thực hiện được kỹ thuật tiêm test lẩy da, trong da, dưới da, bắp và tĩnh
mạch an toàn, chất lượng, hiệu quả và hài lòng.
I. ĐẠI CƯƠNG
Tiêm là một trong những biện pháp đưa thuốc và hoá chất vào cơ thể con người
nhằm mục đích chẩn đốn, điều trị và phòng bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, ước tính
trung bình trong một năm mỗi người nhận đến 1,5 mũi tiêm. Tại các nước đang phát
triển, hàng năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó có một nữa số mũi tiêm chưa đạt
tiêu chuẩn cần thiết cho một mũi tiêm an toàn.
Mũi tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm không gây nguy hại cho người được tiêm
không gây phơi nhiễm cho người tiêm và không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng.
Các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF, UNFPA đã thành lập Mạng lưới Tiêm an toàn
Toàn cầu (Safety Injection Global Network, viết tắt là SIGN). Mục đích của SIGN là
đưa ra những khuyến cáo nhằm giảm tần xuất tiêm và thực hiện tiêm an tồn. Theo
SIGN, tiêm an tồn là mũi tiêm khơng làm tổn hại đến người được tiêm, người tiêm và
không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng. Bộ y tế hướng dẫn TIÊM AN TOÀN
trong Cơ sở khám chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày
27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)
II. MỤC ĐÍCH
- Đưa thuốc vào cơ thể có hiệu quả nhanh
- Thay thế cách uống khi người bệnh không uống được
- Để tránh biến đổi của thuốc do dịch vị phá hủy, được hấp thu hoàn toàn

III. NỘI DUNG
1. Chỉ định
- Cấp cứu.
- Bệnh nặng, cần tác dụng cấp thời.
- Người bệnh nơn ói nhiều.
- Cần tác dụng tại chỗ.
- Thuốc khơng ngấm qua thành tiêu hóa hoặc thuốc dễ bị huỷ hoại bởi dịch


tiêu hóa.
2. Nguyên lý cơ bản khi thực hiện kỹ thuật tiêm
2.1. Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trong tất cả các bước khi tiến hành chuẩn bị
thuốc và tiêm thuốc.
2.2. Thực hiện quy định để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi tiêm thuốc
* 6 đúng
- Đúng người bệnh
- Đúng đường dùng
- Đúng thuốc
- Đúng thời gian dùng thuốc
- Đúng liều
- Ghi chép hồ sơ đúng
* 3 kiểm tra
- Tên người bệnh
- Tên thuốc
- Liều thuốc

* 5 đối chiếu:
- Số giường, số phòng
- Nhãn thuốc
- Chất lượng thuốc

- Đường tiêm thuốc
-Thời gian dùng thuốc

2.3. Các vị trí đường tiêm
- Vị trí test lẩy da: 1/3 giữa, trước, mặt gấp cẳng tay (tránh mạch máu trên cẳng tay)
- Vị trí tiêm trong da: 1/3 giữa, trước, trong mặt gấp cẳng tay (Nếu NB mất 2 tay
có thể tiêm vào hai bên cơ ngực lớn và hai bên cơ bả vai)
- Vị trí tiêm dưới da:
+ Tận cùng cơ tam giác cánh tay
+ 1/3 giữa mặt ngoài đùi
+ Vùng quanh rốn
- Vị trí tiêm bắp:
+ Tiêm bắp nơng: Cơ tam giác cánh tay, 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
+ Tiêm bắp sâu (tiêm mơng): 1/4 trên ngồi mơng hoặc 1/3 trên ngoài, đường nối
từ gai chậu trước trên đến mõm xương cụt
- Vị trí tiêm tĩnh mạch: Các tĩnh mạch ở mu bàn tay, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa
khuỷu, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé v.v.
2.4. Đưa kim đúng góc độ để tiêm thuốc vào đúng vùng tiêm
- Test lẩy da: là dùng kim chếch một góc 450 rạch nhẹ trên da vừa qua mũi vát kim, đủ
làm rớm máu, hoặc nhỏ giọt thuốc bằng hạt bắp tại vị trí rớm máu, loại test tương đối
an tồn và dễ làm.
(Lớp thượng bì) đâm chếch 100-150 so với mặt da, kim tiêm song song
với mặt da, mũi vát kim ngửa lên trên, vừa lút mũi vát kim vào trong da
 Tiêu chuẩn đạt: tại chỗ tiêm nổi hạt bắp trên da, màu da trắng bệch, cảm giác nặng
tay khi bơm thuốc vào
- Tiêm dưới da: (Lớp mô liên kết/mô mỡ/mô dưới da) đâm kim nhanh chếch 300 - 450


so với mặt da hoặc đâm kim vng góc với mặt da véo/đáy da véo (tiêm vùng da quan
rốn), buông tay vùng da véo trước khi bơm thuốc vào.

 Tiêu chuẩn đạt: tại chỗ tiêm dưới da nổi lên một cục thuốc vừa tiêm vào
- Tiêm bắp: (Lớp cơ/bắp thịt, tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da)
+ Tiêm bắp nông: đâm kim nhanh chếch 600 so với mặt da
+ Tiêm bắp sâu: đâm kim nhanh chếch 900 so với mặt da (tùy vị trí tiêm và cơ địa người
bệnh)
- Tiêm tĩnh mạc : (Lòng tĩnh mạch) căng da kim chếch 15-300 so với mặt da và luồn
kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch
2.5. Giảm thiểu sự không thoải mái của người bệnh khi tiến hành tiêm:
- Sử dụng kim tiêm có mũi vát sắc nhọn, thân kim nhỏ.
- Đặt tư thế người bệnh phù hợp để làm giảm đau cơ.
- Đánh lạc sự chú ý của người bệnh khi tiến hành tiêm.
- Sử dụng thuốc xịt giảm đau trên vị trí tiêm 15 giây trước khi tiến hành tiêm
hoặc chườm đá lên ví trí tiêm trong khoảng 1 phút trước khi tiến hành tiêm.
- Đâm kim nhẹ và nhanh. Thực hiện 2 nhanh (đâm kim và rút kim nhanh), 1 chậm
(bơm thuốc chậm 1ml/10s). Lưu ý với một số loại thuốc đặc biệt (như Benzathyl
Peniciline...) không áp dụng 2 nhanh một chậm vì có thể gây tắc kim.
- Giữ bơm tiêm chắc khi kim tiêm nằm trong tổ chức để phòng ngừa tổn thương
mô.
- Nhẹ nhàng dùng bông/gạc vô khuẩn ấn vào vị trí tiêm sau khi tiêm xong.
- Thay đổi vị trí tiêm để đề phịng sự hình thành áp xe (abcès), hoặc xơ cứng tổ
chức vùng được tiêm
2.6. Thuốc đã hút vào bơm kim tiêm, sau 15 phút không sử dụng phải loại bỏ
2.7. Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn gây ra
1. Không đậy lại nắp kim sau khi tiêm
2. Lên kế hoạch phân loại và hủy vật sắc nhọn trước khi tiến hành qui trình tiêm
3. Cô lập ngay kim tiêm đã sử dụng.
4. Báo cáo và xử lý về rủi ro do vật sắc nhọn bao gồm:
- Trang thiết bị gây ra tai nạn
- Nơi bị xảy ra tai nạn
- Mô tả tai nạn

- Đảm bảo tính riêng tư của cá nhân bị rủi ro do vật sắc nhọn
5. Tham gia vào các chương trình giáo dục về nguy cơ lây bệnh qua đường máu, và
thực hiện các khuyến nghị về phòng ngừa nhiễm khuẩn, bao gồm tiêm vaccine viêm
gan B.
6. Tham gia vào chọn lựa, đánh giá các hệ thống không cần thiết và các trang thiết bị
với các đặc trưng an toàn trong phạm vi làm việc của bạn bất cứ khi nào có thể
7. Hỗ trợ pháp luật trong việc cải thiện sử dụng an toàn kim tiêm và vật sắc nhọn.


- Hướng dẫn phịng, chẩn đốn và xử trí phản vệ (Theo Thông tư số 51.2017TT/BYT, ngày 29/12/2017).
3. Các bước tiến hành
3.1. Nhận định người bệnh
- Tuổi: già, trẻ.
- Lớp mỡ dưới da dày hay mỏng.
- Sự vận động đi lại của người bệnh.
- Số lượng và loại thuốc.
-Tiền sử dị ứng: Loại thuốc, dị nguyên, côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa
chất, mỹ phẩm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...), tiền sử gia đình có bệnh dị ứng
nào?
3.2. Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra 5 đúng, đối chiếu người bệnh.
- Giải thích cho người bệnh hiểu để hợp tác.
- Tư thế người bệnh thích hợp.
- Nếu người bệnh nặng, trẻ em cần có người phụ giúp.
3.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Bơm tiêm, 2 kim tiêm (thích hợp tuỳ theo đường tiêm và lượng thuốc tiêm)
- 2 hộp đựng bông (1 hộp đựng bông, gạc khô; 1 hộp không)
- Ống đựng kềm, kềm kelley
- Thuốc theo y lệnh
Các loại kim dùng cho các đường tiêm:

-Test lẩy da:
25 G x 1” dài 2,5 - 4 cm
- Tiêm trong da: 26 G x 1/2” dài 1,0 - 1,5 cm
- Tiêm dưới da: 25 G x 5/8” dài 1,5 - 2,5 cm
23-25 G x 1” dài 2,5 - 4 cm
- Tiêm bắp:
- Tiêm tĩnh mạch: 23-25 G x 1” dài 2,5 - 4 cm
Dụng cụ khác
+ Kẹp kocher có mấu và khơng mấu.
+ Bơng, cốc đựng bơng có cồn.
+ Thuốc sát khuẩn: cồn 70o - 90o, cồn iod, betadin.
+ Dây garô (nếu tiêm tĩnh mạch), gối nhỏ kê vùng tiêm.
+ Khay vô khuẩn, khay quả đậu.
+ Hộp thuốc cấp cứu phản vệ.
+ Hộp an toàn (xử lý vật sắc nhọn) - Thùng rác có bao màu trắng, vàng …
+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
+ Hộp/thùng dung dịch presept ngâm dụng cụ sau tiêm
+ Phiếu điều trị, đơn thuốc, sổ y lệnh.


3.4 Tiến hành
Kỹ thuật rút thuốc ống
Hành động điều dưỡng
- Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1.
- Vệ sinh tay thường quy
- Sát khuẩn đầu ống thuốc, kiểm tra lần 2

Giải thích
-Tránh nhầm lẫn, tạo an tồn cho NB
- Giảm sự lây nhiễm từ đôi tay

- Hạn chế nhiễm khuẩn, an tồn khi dùng
thuốc, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Dùng gịn khơ lau và lấy gạc bẻ ống
- Tránh tổn thương tay, khơng đổ thuốc,
thuốc.
an tồn mơi trường làm việc
-Rút thuốc vào bơm tiêm,
- Giữ hệ thống bơm tiêm và thuốc được
vô khuẩn tuyệt đối
- Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ ống thuốc vào - Tạo an tồn cho NB và mơi trường
vật chứa sắc nhọn
- Đậy thân kim an toàn, bỏ vào vỏ bao, đặt - Giữ cho bơm và kim tiêm được an toàn
bơm tiêm vào khay tiêm thuốc an tồn.
và vơ khuẩn

Hình 1. Kỹ thuật bẻ ống thuốc
Kỹ thuật rút thuốc lọ (Charge thuốc)
Hành động điều dưỡng
Giải thích
- Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1
- Tránh nhầm lẫn thuốc tạo an toàn cho NB
- Vệ sinh tay thường quy

- Giảm sự lây nhiễm tạo an toàn cho NB

- Mở nắp lọ thuốc, (kiểm tra lần 2)

- Không chạm tay vào nắp lọ, an toàn khi
dùng thuốc, thực hiện đúng kỹ thuật
- Rút nước pha tiêm bằng kim pha thuốc - Giúp hoà tan thuốc trước khi tiêm cho NB

- Đâm kim vào giữa lọ, bơm nước cất - Giúp pha thuốc an tồn, qn bình áp lực
vào. Hút khí trả laị, rút kim an toàn, lắc bên trong và ngoài lọ thuốc
- Giữ khơng khí vơ khuẩn trong bơm tiêm,
cho thuốc hịa tan
để tạo áp lực hút ra sau khi thuốc tan
- Bơm khí vơ khuẩn vào lọ bằng lượng
- Giúp qn bình áp lực bên trong, thực
thuốc hút ra
hiện đúng kỹ thuật ngoài lọ thuốc


- Rút thuốc vào bơm tiêm đủ liều
- Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ lọ thuốc
-Thay kim tiêm thích hợp.
- Đậy nắp kim an toàn, bỏ vào vỏ bao,
đặt bơm tiêm vào khay tiêm an toàn.

- Giữ hệ thống bơm tiêm và thuốc được vô
khuẩn tuyệt đối, thực hiện đúng kỹ thuật
- Tạo an tồn cho NB và mơi trường
- Cỡ kim phù hợp đường tiêm
- Giữ bơm và kim tiêm được an tồn và vơ
khuẩn, tránh nhầm lẫn thuốc.

Hình 2. Rút thuốc từ trong lọ
. Kỹ thuật hịa thuốc làm test lẩy
Hành động điều dưỡng
Giải thích
- Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1
- Tránh sự nhầm lẫn thuốc.

- Vệ sinh tay thường quy

- Giảm sự lây nhiễm tạo an toàn cho NB

- Mở nắp lọ thuốc, (kiểm tra lần 2)

- Không chạm tay vào nắp lọ, an toàn
khi dùng thuốc, thực hiện đúng kỹ thuật
- Giúp hoà tan thuốc và đảm bảo nồng
độ thử test

- Rút nước cất 10 ml pha bằng kim pha
thuốc
(nếu lọ chứa 5 ml rút 5ml nước cất)
- Đâm kim vào giữa lọ, bơm nước cất vào.
rút kim an toàn, lắc cho thuốc hòa tan.
Lọ pha chứa 10ml:
- Rút 0,2 ml thuốc đã pha.
Lọ pha chứa 5ml:
- Rút 0,2ml thuốc hút thêm 0,2 ml nước cất
(nồng độ giọt trên da: 100.000đv thuốc/1ml)
- Đậy nắp kim, bỏ vào bao đặt trên khay
tiêm
- Rút 1ml nước cất vào bơm tiêm, đậy nắp
kim, bỏ vào bao đặt trên khay tiêm
- Kiểm tra thuốc lần 3 và nồng độ đã pha

- Giúp pha thuốc an toàn và qn bình
khí trong lọ thuốc
- Lọ 10ml kháng sinh 1g # 1.000.000đv,

rút ra nhỏ lên da hoặc
- Lọ pha 5 ml # 1.000.000đv, khi thử
phải hòa thêm nước cất tỉ lệ 1/1:
(0,2 ml thuốc + 0,2 n.cất = 0,4ml #
40.000đv
- Đảm bảo khơng bị đẩy thuốc ra ngồi
- Giọt nước cất làm đối chứng sau khi
làm lẩy da giọt thuốc
- Tạo an toàn cho người bệnh và đúng
hướng dẫn làm test lẩy da của Bộ y tế


Kỹ thuật thử test lẩy a
Hành động điều dưỡng
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải thích

Giải thích
- Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay
- Đảm bảo an tồn khi thực hiện kỹ thuật
vơ khuẩn
- Đối chiếu đúng người bệnh
- Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB
- Kiểm tra thuốc đã hòa và nước cất để test - Đảm bảo thuốc đã hòa100.000đv
thuốc/1ml và nước cất làm đối chứng
trên da
- Xác định vị trí làm test lẩy da
- Dặn NB giữ tay không làm rơi giọt
thuốc, vị trí nhỏ 2 giọt, duy trì an tồn

- Sát khuẩn vùng lẩy da 3 lần
- Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da
xung quanh
- Sát khuẩn tay nhanh
- Tháo kim xoay nòng bơm tiêm từ từ nhỏ
1 giọt thuốc trên da
- Dùng kim 25G x 1” chếch 450 so với da,
rạch nhẹ lên da có giọt thuốc
- Tháo kim xoay nòng bơm tiêm từ từ nhỏ
1 giọt nước cất trên da
- Dùng kim 25G x 1” chếch 450 so với da,
rạch nhẹ lên da có giọt nước cất
- Khoanh tròn 2 giọt thuốc và nước cất vừa
lẩy

- Giảm lây nhiễm chéo, an toàn cho NB
- Đảm bảo giọt thuốc không bị rơi

- Đối chiếu đúng người bệnh và thuốc

- Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho NB

- Rạch da đủ làm rớm máu để thuốc
thấm vào vết rạch da
- Cách giọt thuốc 3-4cm, nhỏ giọt nước
cất trên da, không làm bị rơi
- Rạch da lên giọt nước cất

- Đảm bảo không làm rơi 2 giọt và dặn
NB cố gắng giữ nguyên vị trí cho đến 20

phút đọc kết quả
- Bỏ lại 2 bơm tiêm vào bao vô khuẩn và
- Đúng quy trình xử lý vật sắc nhọn, đảm
xử lý 2 kim lẫy da
bảo trong tiêm an toàn
- Đọc kết quả test
- Mời 2 người đọc kết quả (nếu nghi ngờ,
mời Bác sĩ đọc kết quả)
- Ghi phiếu điều dưỡng
- Theo dõi và quản lý người bệnh, quy
định ghi phiếu CS
Kỹ thuật tiêm trong da (I/D) In
Hành động điều dưỡng
Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải thích
- Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện


- Xác định vị trí tiêm
- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần
- Sát khuẩn tay nhanh
- Đuổi khí
- Căng da, để mặt vát kim lên trên,
đâm kim góc 10-150 so với mặt da.

- Bơm 0,1 ml thuốc


- Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí tạo
an tồn cho người bệnh
- Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da
xung quanh
- Giảm sự lây nhiễm chéo, tạo an toàn
- Kiểm tra lại liều thuốc chính xác
(nếu thử test)
- Tiêm ngập mũi vát vào lớp thượng bì,
thực hiện đúng quy trình kỹ thuật

- Lượng thuốc bằng hạt ngơ
- Bơm có cảm giác nặng tay, vùng da
trắng bệch
- Rút kim ra nhẹ nhàng
- Giữ nốt vừa tiêm an tồn
- Khoanh trịn vị trí tiêm, đọc kết quả sau
- Dùng bút khoanh tròn chỗ tiêm bằng
15 phút (nếu thử test kháng sinh)
đồng xu
- Xử lý kim an toàn (bỏ hộp an toàn)
- Tránh lây nhiễm do vật sắc nhọn, tạo
môi trường làm việc an tồn
- Dặn NB khơng được sờ chạm vùng tiêm - Vùng tiêm dễ bị kích ứng, giúp việc
đọc kết quả chính xác nếu thử phản ứng
(2 người đọc kết quả)
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái
- Giao tiếp NB hiệu quả, tạo sự thoải
mái, dễ chịu cho người bệnh
- Ghi phiếu điều dưỡng
- Theo dõi và quản lý người bệnh, quy

định ghi phiếu CS
Kỹ thuật tiêm dưới da (SC) Sous
Hành động điều dưỡng
Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải thích - Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật
vơ khuẩn, tạo an tồn cho người bệnh
- Đối chiếu đúng người bệnh
- Tránh nhầm lẫn, tạo an tồn cho NB
- Xác định vị trí tiêm
- Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí, an
tồn NB


- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần
- Sát khuẩn lại tay
- Đuổi khí.

- Giữ an tồn tại vị trí đâm kim
- Giảm lây nhiễm chéo, tạo an toàn cho NB
- Kiểm tra lại liều thuốc chính xác, ngừa tai
biến do khí gây ra, thực hiện đúng kỹ thuật
- Véo da, đâm kim tạo góc 30-450 độ so - Tiêm vào mô dưới da, mô mỡ hay mô liên
với mặt da.
kết
- Thuốc nổi lên cục dưới da, hấp thu chậm
hơn đường tiêm bắp


- Rút nịng kiểm tra khơng có máu
- Bơm thuốc chậm
- Rút kim nhanh
- Đặt bông khô tại chỗ vừa tiêm 30 giây,
cho đến khi khơng cịn rỉ thuốc, lấy bơng
ra
- Xử lý kim an tồn (bỏ vào hộp an toàn)
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái
- Ghi phiếu điều dưỡng

- Xác định chắc chắn đúng vị trí
- Đảm bảo nổi lên một cục thuốc vừa tiêm
- Hạn chế tổn thương mô, kỹ thuật
- Không để bông lưu lại vùng tiêm cho NB
và tránh sự lây nhiễm chéo
- Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do vật sắc
nhọn, tạo mơi trường làm việc an tồn
- Tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh
- Theo dõi và quản lý người bệnh, quy định
ghi phiếu CS

Kỹ thuật tiêm bắp (IM)
Hành động điều dưỡng
Giải thích
- Chuẩn bị NB, báo và giải thích
- Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến
hành được thuận lợi và an toàn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay
- Đảm bảo an tồn khi thực hiện kỹ thuật
vơ khuẩn, tạo an toàn cho người bệnh

- Đối chiếu đúng người bệnh
- Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho người
bệnh
- NB nằm ngửa hoặc ngồi (tiêm bắp nông)
- Xác định vị trí tiêm bắp nơng và sâu
- NB nằm sấp (tiêm mông)
- Sát khuẩn vùng tiêm 3 lần
- Giữ an tồn nơi vị trí đâm kim.
- Sát khuẩn lại tay nhanh
- Giảm lây nhiễm chéo, tạo an toàn cho NB
- Đuổi khí

- Kiểm tra lại liều thuốc chính xác, ngừa tai
biến do khí gây ra, thực hiện đúng kỹ thuật


- Căng da, đâm kim tạo góc 60-900 so
với mặt da (tùy vị trí tiêm)

- Tiêm vào cơ bắp, đúng quy trình kỹ thuật
- Đảm bảo kim vào trong lớp cơ,
Tiêm cơ tam giác cánh tay và cơ đùi: chếch
kim 600 so với da (nếu NB có lớp da mỏng
chếch kim 45-600 )
- Tiêm bắp sâu (cơ mông): chếch kim 900
so với da

Tiêm bắp sâu (mơng)
- Rút nịng kiểm tra khơng có máu; Bảo - Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong
NB co chân bên vừa đâm kim

bắp cơ, đúng vùng tiêm, NB co chân an
toàn
- Bơm thuốc chậm
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, quan
sát sắc mặt NB khi bơm thuốc
- Rút kim nhanh
- Hạn chế tổn thương mô, đúng kỹ thuật
- Đặt bông khô tại chỗ vừa tiêm 30 giây, - Không để bông lưu lại vùng tiêm cho NB
cho đến khi khơng cịn rỉ thuốc, lấy bông và tránh lây nhiễm chéo
ra
- Xử lý kim an toàn (bỏ vào hộp an toàn) - Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do vật sắc
nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn.
- Giúp người bệnh tư thế thoải mái
- Giao tiếp người bệnh hiệu quả, tạo sự
thoải mái, dễ chịu cho người bệnh
- Ghi phiếu điều dưỡng
- Quản lý NB, quy định ghi phiếu CS

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch (IV)
Hành động điều dưỡng
Giải thích
- Chuẩn bị người bệnh, báo và giải
- Giao tiếp người bệnh hiệu quả để tiến hành
thích
được thuận lợi và an tồn
- Mang khẩu trang, vệ sinh tay
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật vơ
khuẩn, tạo an tồn cho người bệnh



- Đối chiếu đúng người bệnh
- Xác định vị trí tiêm

- Tránh nhầm lẫn, tạo an toàn cho người bệnh
- Tránh tai biến do tiêm sai vị trí, tạo an toàn

- Mang găng tay sạch

- Tránh lây nhiễm từ người bệnh để tạo mơi
trường làm việc an tồn
- Buộc garơ cách vị trí tiêm 10-15 cm - Giúp tĩnh mạch dưới vùng garô dãn ra làm
nổi rõ, dễ thấy tĩnh mạch hơn
- Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong - Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da xung
quanh theo đúng quy trình kỹ thuật.
ra ngồi
- Đuổi khí
- Kiểm tra lại liều thuốc chính xác, khơng có
khí vào tĩnh mạch an toàn
- Để mặt vát kim lên trên, căng da liên - Căng da liên tục cho đến khi luồn kim vào
tục, đâm kim góc 15-300 qua da vào tĩnh mạch hơn 1/2 thân kim, có máu vào đốc
tĩnh mạch
kim

Tiêm tĩnh mạch
Luồn Catheter vào TM, rút nòng sắt ra dần
- Rút nhẹ nịng kim kiểm tra có máu - Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong tĩnh
(nếu kim luồn, rút nhẹ nịng sắt khi có mach, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
máu vào catheter, luồn hết thân kim
nilon, ấn trên TM, gắn bơm tiêm vào)
- Mở nhẹ ga rô

- Giữ bơm tiêm khi mở garô, không làm trật
vein
- Bơm thuốc thật chậm 1ml/1phút
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Kéo lệch da, rút kim nhẹ nhàng
- Đặt bông khô tại chỗ vừa tiêm giữ
30 giây, cho đến khi khơng cịn rỉ
thuốc, lấy bơng ra
- Xử lý kim an toàn (bỏ vào hộp
an toàn)
- Giúp NB tư thế thoải mái

- Hạn chế tổn thương tĩnh mạch và lây nhiễm
do rỉ máu chỗ tiêm
- Không để bông lưu lại vùng tiêm cho NB và
tránh sự lây nhiễm chéo
- Tránh nguy cơ gây lây nhiễm do vật sắc
nhọn, tạo mơi trường làm việc an tồn
- Giao tiếp người bệnh hiệu quả, tạo sự thoải
mái, dặn dò người bệnh nếu có dấu bất thường


- Ghi phiếu điều dưỡng
- Theo dõi và quản lý NB, ghi phiếu CS
+ Ngày, giờ tiêm thuốc.
+ Tên thuốc, liều lượng, đường tiêm
thuốc, vị trí tiêm.
+ Phản ứng người bệnh và cách xử trí
(nếu có).
+ Họ tên người Điều dưỡng tiêm

thuốc
- Thu dọn và xử lý dụng cụ theo đúng - Giảm nguy cơ sự cố y khoa và niễm khuẩn
quy trình khử khuẩn - tiệt khuẩn.
4. Tai biến tiêm thuốc
2.1. Những tai biến tiêm bắp
- Xơ hoá cơ (Nếu tiêm nhiều lần tại cơ tam giác cánh tay ở trẻ em <12 tuổi)
- Gãy kim, cong kim. - Tắc mạch
- Chạm dây thần kinh hông to gây liệt thần kinh tọa
-Hoại tử mô, cơ (những thuốc không được tiêm bắp)
- Áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn
2.2. Những tai biến và cách xử lý khi tiêm tĩnh mạch
- Tắc kim do cục máu đông: rút kim ra thay kim khác.
- Phồng nơi tiêm do kim không nằm gọn trong lòng tĩnh mạch: rút lui kim và điều chỉnh
lại mũi kim.
- Người bệnh bị ngất, choáng: ngừng tiêm, báo ngay Bác sĩ xử trí
- Viêm tĩnh mạch: đỏ dọc theo đường tĩnh mạch, đau vùng tiêm, báo Bác sĩ
5. Những điểm cần lưu ý
- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối
- Phải cẩn thận và luôn áp dụng 5 đúng hoặc chế độ 3 kiểm tra – 5 đối chiếu
- Khi tiêm phải đảm bảo 2 nhanh – 1 chậm (đâm kim nhanh, rút kim nhanh và bơm
thuốc chậm, riêng đường tiêm tĩnh mạch phải 3 chậm); không tiêm ngập mũi kim
- Phải luôn luôn thay đổi vùng tiêm
- Sau khi tiêm xong phải cô lập kim đúng quy định kiểm sốt nhiễm khuẩn, khơng
dùng tay đậy nắp kim.
- Mang găng tay sạch khi tiêm tĩnh mạch để tránh nhiễm máu từ người bệnh
- Khi rút kim ra nên rút theo chiều kim đâm vào, để hạn chế tổn thương mô cơ.
- Sau khi tiêm xong không nên massage vùng tiêm, đặc biệt là tiêm heparin hoặc
insulin vì có thể gây tổn thương mơ.



TỰ LƯỢNG GIÁ
A. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trình bày nội dung 5 đúng
Câu 2. Trình bày vị trí và góc độ 4 đường tiêm
Câu 3. Trình bày cách hịa thuốc thử test lấy da
Câu 4. Trình bày nội dung chuẩn bị người bệnh trước khi tiêm thuốc
Câu 5. Trình bày các tai biến do tiêm thuốc.
B. Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 6. Khi thực hiện thuốc cho người bệnh bị nhầm lẫn, Điều dưỡng cần phải:
A. Phải thành thật khai báo và xử trí sốc ngay
B. Khơng cần thiết phải cho thầy thuốc biết
C. Phải thành thật khai báo, chuẩn bị thuốc và dụng cụ cấp cứu
D. Thực hiện ngay thuốc cấp cứu
E. Tự điều chỉnh thuốc khác
Câu 7. Khi tiêm/truyền tĩnh mạch Điều dưỡng nên tránh tiêm vị trí thâm nhiễm,
mạch máu bị viêm hoặc vùng da bị bầm tím vì lý do sau:
A. Dễ nhiễm trùng
B. Dễ áp xe tổ chức dưới da
C. Xơ cứng thành mạch
D. Tăng thêm tình trạng thâm nhiễm
E. Hạn chế gây đau cho người bệnh
Câu 8. Nồng độ của dung dịch kháng sinh khi làm test lẩy da là:
A. 1.000 đơn vị/1ml
B. 10.000 đơn vị/1ml
C. 50.000 đơn vị/1ml
D. 100.000 đơn vị/1ml
E. 200.000 đơn vị/1ml
Câu 9. Buộc garo trên vị trí tiêm tĩnh mạch 10–15 cm (4 –6 inches) vì lý do sau:
A. Làm cho máu đổ đầy vào tĩnh mạch
B. Áp lực của garo sẽ làm cho tĩnh mạch giãn ra

C. Áp lực của garo sẽ làm cho tĩnh mạch co lại
D. Dễ luồn kim vào tĩnh mạch
E. Giữ chặt tĩnh mạch không trật kim khi đâm vào
Câu 10. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Góc độ tiêm tĩnh mạch là 15-30 độ
B. Buộc garo cách vị trí tiêm 10- 15 cm
C. Những thuốc dầu, không tan trong nước được sử dụng tiêm tĩnh mạch
D. Chắc chắn mũi kim nằm trong lòng tĩnh mạch mới bơm thuốc
E. Chọn tĩnh mạch ưu tiên tĩnh mạch to rõ thẳng, ít di động, ưu tiên ở tay trước
Câu 11. Tiêm trong da là tiêm vào:
A. Lớp cơ.
B. Lớp mô liên kết.
C. Lớp mô dưới da.
D. Lớp thượng bì
E. Lớp biểu bì
Câu 12. Xác định vị trí tiêm trong da Điều dưỡng lưu ý, NGOẠI TRỪ:
A. Chọn vùng da ít va chạm, trắng, khơng sẹo và lông


×