Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam, định hướng đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.83 KB, 90 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA........................................................................ 4
1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa. .............................. 4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs- Small and Medium
enterprises). ........................................................................................ 4
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ................................ 7
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế................. 9
1.2 Kinh nghiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số
nước. ................................................................................................... 10
1.2.1 Nhật Bản. ................................................................................. 10
1.2.2 Hàn Quốc ................................................................................. 14
1.2.3 Cộng hòa Liên Bang Đức. ......................................................... 14
1.2.4 Philippines, Indonexia và Thái Lan............................................ 15
1.3 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa. .............................................................................. 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ................................................................. 21
2.1 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2000 –
2008. .................................................................................................... 21



SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam. ......................................................................................... 21
2.1.2 Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua. ........ 24
2.1.3 Cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. ..................... 25
2.1.4 Phân bố của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam..................... 37
2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
Việt Nam. ............................................................................................ 39
2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và
xuất khẩu. ......................................................................................... 39
2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần đáng kể vào ngân
sách nhà nước. .................................................................................. 40
2.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo, các vấn đề xã hội. ................................................................... 40
2.2.4 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. ............................................................................................. 41
2.2.5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần khơi phục, giữ gìn và phát triển
các làng nghề thủ cơng truyền thống. ................................................. 42
2.2.6 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hình thành mối liên kết với
các doanh nghiệp lớn. ........................................................................ 42
2.3 Đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Việt Nam........................................................................ 43
2.3.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa. .................................................................................................. 45
2.3.2 Thực trạng chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. .................................................................. 53
2.3.3 Thực trạng chính sách lao động và đào tạo lao động kỹ thuật cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ............................................................ 55

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

2.3.4 Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
......................................................................................................... 56
2.3.5 Thực trạng chính sách thương mại hỗ trợ phát triển doanh nghiêp
nhỏ và vừa. ....................................................................................... 58
2.4 Đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. ........................................................... 61
2.4.1 Những kết quả đạt được. ........................................................... 61
2.4.2 Những vấn đề tồn tại. ................................................................ 63
2.4.3 Nguyên nhân của những yếu kém trên. ...................................... 64

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2015.......................................................................... 66

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam..................................................................................................... 66
3.1.1 Những yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam, cơ hội và thách thức. .................................................. 66
3.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước. .. 68
3.1.3 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. ............................ 69
3.2 Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. . 70
3.2.1 Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. .................................................................................................. 70
3.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh
nghiệp nhỏ và vừa. ............................................................................ 72
3.2.3 Đổi mới các chính sách về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho
doanh nghiệp. ................................................................................... 74
3.2.4 Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
sản xuất kinh doanh........................................................................... 75

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

3.2.5 Xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. .......... 76
3.2.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo. ..... 76
3.2.7 Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các
doanh nghiệp lớn............................................................................... 77
3.2.8 Phát triển các Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ

và vừa............................................................................................... 77

KẾT LUẬN ........................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, các thầy cô giáo khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho em
một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể hồn thành khố luận tốt nghiệp
này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tớiz thầy giáo, TS.Nguyễn Ngọc Sơn, người
đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới KS. Vũ Xuân Thuyên
(Chuyên viên cao cấp, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầ u tư)
các anh chị trong Cục Phát triểnDoanh nghiệp và thư viện Bộ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế để hồn thành khố
luận này.

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước.

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài.

NHNN

: Ngân hàng nhà nước.

NHTM

: Ngân hàng thương mại.

VCCI

: Phịng Cơng nghiệp và Thương Mại Việt Nam.


DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Phân loại DNNVV thưo phân ngành công nghiệp, thương mại và dịch
vụ............................................................................................................... 6
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới theo từng năm ............... 24
giai đoạn 2001 – 2007............................................................................... 24
Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp ............ 26
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. .............................................................. 26
Bảng 4a: Số lượng các DNNVV xét theo quy mô lao động và hình thức sở
hữu giai đoạn 2000 – 2006. ....................................................................... 27
Bảng 4b: Tỷ lệ các DNNVV xét theo quy mô lao động và hình thức sở hữu
giai đoạn 2000 – 2006............................................................................... 28
Bảng 5a: Số lượng các doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn

2000 – 2006.............................................................................................. 28
Bảng 5b: Tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2000 2006......................................................................................................... 29
Bảng 6: Số lượng và tỷ lệ các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam
xét theo quy mô vốn giai đoạn 2000 – 2006. .............................................. 30
Bảng 7a: Số lượng DNNVV xét theo quy mô vốn và hình thức sở hữu........ 31
giai đoạn 2000 – 2006............................................................................... 31
Bảng 7b: Tỷ lệ DNNVV xét theo quy mô vốn và hình thức sở hữu ............. 31
giai đoạn 2000 – 2006............................................................................... 31
Bảng 8a: Số lượng các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000
– 2006. ..................................................................................................... 32
Bảng 8b: Tỷ lệ các DNNVV phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn .......... 32
2000 – 2006.............................................................................................. 32

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Bảng 9: Số lượng đăng ký của doanh nghiệp phân theo hình thức pháp lý giai
đoạn 2001 – 2006. .................................................................................... 34
Bảng 10a: Số lượng DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn
2000 – 2006.............................................................................................. 35
Bảng 10b: Tỷ lệ DNNVV phân theo ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2000 –
2006......................................................................................................... 36
Bảng 11: Địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giai
đoạn 2000 – 2007. .................................................................................... 39

Bảng 12: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. ....................... 51

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh theo các
vùng kinh tế trong cả nước năm 2007. ....................................................... 38
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008 .............. 48

SV: Phạm Thanh Liêm

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang trở thành một bộ p hận
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng chiếm 96% tổng số
doanh nghiệp trên cả nước, các DNNVV đóng góp đáng kể vào Tổng thu

nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nước cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngồi ra, trong
q trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công
nhân, với kiến thức và tay nghề dần được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu
cầu mới trong thời kỳ hội nhập.
Đảng và Nhà nước ta đã coi p hát triển các DNNVV là một nhiệm vụ
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trong thời gian qua, với việc ra đời hàng loạt
các Luật, Nghị định, Văn bản hướng dẫn… đặc biệt là Luật Doanh nghiệp
2000, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 đã có tác động tích cực
đến việc phát triển DNNVV ở Việt Nam, tạo môi trường thông thống, bình
đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, các DNNVV gặp phải khơng ít
những khó khăn: thiếu vốn, trình độ cơng nghệ cịn yếu, khó khăn trong việc
gia nhập thị trường, phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt của các doanh
nghiệp nước ngoài nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO)… Đặc biệt là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới vào Việt Nam khiến cho các DNNVV càng gặp nhiều bất lợi trong
hoạt động sản xuất. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ chế chính sách cụ
thể để hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam phát triển, vượt qua khủng hoảng kinh

SV: Phạm Thanh Liêm

1

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong
nước và quốc tế. Do đó, em chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, định hướng đến năm 2015” làm khố luận
tốt nghiệp sau khi hồn thành thực tập tổng hợp. Thực hiện nghiên cứu khố
luận này giúp em tìm hiểu thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay
và các chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để khu vực doanh nghiệp
này nhanh chóng thốt ra khỏi cuộc suy giảm kinh tế hiện nay , vươn ra thị
trường khu vực và thế giới.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình hình
thành và phát triển của DNNVV ở Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm hỗ trợ
phát triển DNNVV của các nước trên thế giới và khu vực, qua đó đề xuất một
số giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trong giai đoạn tới. Nội dụng của
nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, tham khảo khái niệm về DNNVV của các quốc gia trên thế
giới, qua đó tìm ra tiêu chí phân loại DNNVV đối với Việt Nam. Tìm hiểu vai
trị của DNNVV trong nền kinh tế. Sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển
DNNVV. Phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV trên thế giới. Trên
cơ sở đó định hình được các chính sách trợ giúp DNNVV ở nước ta.
- Thứ hai, phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNNVV của Việt
Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những điểm còn vướng mắc cân giải
quyết trong thời gian tới.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp trợ giúp DNNVV ở Việt Nam để tăng
cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và thích ứng với yêu cầu hội
nhập kinh tế.

SV: Phạm Thanh Liêm


2

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách hỗ trợ phát triển
DNNVV ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ DNNVV đang hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng đựơc vận dụng tổng hợp từ các
phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic.
- Nguồn thông tin dữ liệu được lấy từ nhiều ngồn như từ các cuộc khảo
sát về DNNVV, các báo cáo hàng năm về DNNVV, bài viết của các nhà
nghiên cứu, thông tin trên web, dữ liệu trên Tổng cục Thống kê và trên Cục
Phát triển doanh nghiệp…
5. Kết cấu của khoá luận:
Tên đề tài: Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam, định hướng đến năm 2015.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng biểu khố luận gồm có 3 chương như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chương 2: Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian qua.

- Chương 3: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt
Nam trong thời gian tới.

SV: Phạm Thanh Liêm

3

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs- Small and Medium
enterprises).
Việc đưa ra khái niệm về DNNVV có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong
việc xác định đối tượng được hỗ trợ. Bởi vậy, hầu hết các nước đều nghiên
cứu và đưa ra các định nghĩa về DNNVV dựa theo các tiêu thức phân loại cho
phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng tiêu thức là số lao
động để xác định doanh nghiệp nào là DNNVV. Tuy vậy, một số nước còn sử
dụng các tiêu thức khác như số vốn, doanh thu, tổng giá trị tài sản.. . kết hợp
với tiêu chí lao động để xác định DNNVV.

Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về
DNNVV của riêng họ, ví dụ như ở Đức, DNNVV được định nghĩa là những
doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bỉ là 100 người .
Nhưng cho đến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về DNNVV
chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có dưới 50 lao động được gọi là doanh
nghiệp nhỏ cịn những doanh nghiệp có trên 250 lao động được gọi là những
doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở Mỹ những doanh nghiệp có số lao động dưới

SV: Phạm Thanh Liêm

4

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

100 người được gọi là doanh nghiệp nhỏ, dưới 500 người là doanh nghiệp
vừa.
Thực tế cho thấy, DNNVV chiếm đa số ở các nước trên thế giới. Ở EU,
DNNVV chiếm khoảng 99% và thu hút số lao động lên đến 65 triệu người.
Trong một số khu vực kinh tế, DNNVV giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc
cải tạo và là động lực phát triển của nền kinh tế. Trên phạm vi thế giới,
DNNVV chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp và đóng góp 40% - 50% Tổng
thu nhập quốc dân (GDP).
Ở Mỹ, cách định nghĩa về DNNVV có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại
của DNNVV. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có cách định nghĩa riêng
và các định nghĩa này là khác nhau ở các quốc gia. EU thì dùng định nghĩa về

DNNVV chuẩn như trên. Sự khác nhau về định nghĩa khiến cho việc nghiên
cứu về DNNVV trở nên khó khăn hơn.
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Ở nước ta, tiêu chí xác định DNNVV được dựa trên điều kiện thực tiễn
của Việt Nam (là một nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực
quản lý còn hạn chế, thị trường chưa phát triển, chưa có chuẩn mực đo quy
mơ doanh nghiệp một cách chính thức) và khung khổ pháp luật hiện hành
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nước ta.
Theo đó, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chủ yếu
dựa vào hai tiêu chí là lao động bình qn và vốn đăng ký, vì các lý do sau
đây:
- Tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này.

SV: Phạm Thanh Liêm

5

KTPT 47B_QN


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

- Có thể xác định tiêu thức này ở mọi cấp độ: toàn bộ nền kinh tế, ngành,
doanh nghiệp.
- Trong điều kiện thực trạng thống kê về các doanh nghiệp còn chưa đầy
đủ của Việt Nam thì hai tiêu chí này ta có thể xác định chính xác trị số của
chúng.

Trên cơ sở đó, ta có thể lượng hóa được tiêu chí phân loại doanh nghiệp
nhỏ và vừa đối với hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp và thương mại qua
bảng dưới đây.
Bảng 1: Phân loại DNNVV thưo phân ngành công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
Công nghiệp

Vốn đăng ký
Lao động thường
xuyên

Thương mại, dịch vụ
Trong đó: DN

DNNVV

Trong đó: DN nhỏ

DNNVV

Dưới 10 tỷ đồng

Dưới 5 tỷ đồng

Dưới 5 tỷ đồng

Dưới 3 tỷ đồng

Dưới 300 người


Dưới 100 người

Dưới 200 người

Dưới 50 người

nhỏ

(Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục Phát triển doanh nghiệp)

Xuất phát từ u cầu thực tiễn, DNNVV có vị trí quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cịn có nhiều hạn chế trong q trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/NĐCP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Tại điều 3 của nghị định đã quy định cụ thể về DNNVV như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng
ký kinh doanh lao động theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá
10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm khơng q 300 người. Căn
cứ vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình

SV: Phạm Thanh Liêm

6

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn


thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng
thời hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên.
DNNVV ở Việt Nam có những điểm khác so với DNNVV ở các nước. Ở
các nước Châu Âu, doanh nghiệp có một vài ngàn công nhân và nhân viên,
quy mô vài chục triệu đô la Mỹ (USD) cũng được coi là DNNVV, nhưng có
khi khơng có nhiều cơng nhân vẫn được xem là doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn
như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nano, công nghệ cao không
cần thiết phải có nhiều cơng nhân.
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy cách định nghĩa DNNVV ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn
chung các DNNVV ở các quốc gia đều có đặc điểm chung đó là:
- Quy mơ về vốn nhỏ bé, gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với
nguồn vốn chính thức.
- Trình độ khoa học cơng nghệ, tay nghề lao động, trình độ quản lý nói
chung là thấp so với các doanh nghiệp lớn.
- Thiếu thông tin, thị trường nhỏ bé, quan hệ kinh doanh hạn hẹp.
- Sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó tiêu thụ, độ rủi ro
cao.
- Hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước nên khó hỗ trợ.
Ở Việt Nam, DNNVV có những đặc điểm sau:
- Là những doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ, đây thường là những
doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Với quy mô nhỏ và vừa
các doanh nghiệp này rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi
nhanh chóng của thị trường, thích hợp với điều kiện sử dụng trình độ kỹ thuật

SV: Phạm Thanh Liêm

7

KTPT 47B_QN



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

khác nhau như thủ cơng, nửa cơ khí, cơ khí để sản xuất ra những sản p hẩm
thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau.
- Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, thông
thường để thành lập một DNNVV cần vốn đầu tư ban đầu không lớn , mặt
bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng vừa phải. Đặc điểm này làm cho
DNNVV năng động, phát triển ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề; nó lấp vào
khoảng trống, thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho nền
kinh tế quốc dân khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trường cạnh tranh
lành mạnh hơn.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương, nếu như doanh nghiệp lớn thường
đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở
khắp các địa phương và là người góp phần quan trọng vào thu ngân sách, vào
sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Khai thác và huy động các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa
phương và các nguồn tài chính của dân cư trong vùng. Việc thành lập các
DNNVV khơng địi hỏi q nhiều vốn, nhất là đối với doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho đơng đảo dân cư có thể tham gia đầu tư,
việc đẩy mạnh phát triển các loại hình DNNVV được coi là p hương tiện có
hiệu quả trong việc huy động vốn sử dụng các khoản tiền đang phân tán, nằm
im trong dân cư thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp và trình độ tay nghề của người
lao động thấp. Quản trị nội bộ của các DNNVV thường mang tính gia đình,
người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, là người giám đốc, là
người cán bộ kỹ thuật, … của doanh nghiệp. Nói cách khác người chủ sở hữu

trong các DNNVV nước ta cùng một lúc thực hiện hàng loạt chức năng và vai
trò khác nhau trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi quan hệ góp

SV: Phạm Thanh Liêm

8

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

vốn kinh doanh, họ cịn có quan hệ truyền thống, họ hàng, bạn bè hết sức thân
thiết. Vì vậy, kỹ năng quản trị nội bộ rất yếu kém, thiếu cơ bản, chỉ dựa vào
kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Lao động trong các DNNVV chủ yếu
là lao động phổ thơng, ít được đào tạo cơ bản, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa
thấp, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
- Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu
triển khai, nhiều doanh nghiệp có những cơng nghệ tiên tiến nhưng khơng đủ
tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên khơng thể hình thành công nghệ
mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua với gía rẻ. Tuy nhiên, các DNNVV rất
linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị dây truyền cơng
nghệ thường thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới công nghệ p hù
hợp với quy mô của mình từ những cơng nghệ cũ và lạc hậu. Điều này tạo nên
sự khác biệt về sản phẩm đủ để các doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị
trường.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước
ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những doanh

nghiệp mới hình thành, khẳ năng tài chính cho các hoạt động marketin g là
khơng có và họ cũng chưa có khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mơ
thị trường của các DNNVV thường bó hẹp trong p hạm vi địa p hương, việc
mở rộng ra các thị trường khác là rất khó khăn.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
Trên thế giới, người ta đã thừa nhận khu vực DNNVV đóng vai trị quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tùy theo trình độ p hát
triển kinh tế của mỗi nước mà vai trò của DNNVV cũng được thể hiện khác
nhau.

SV: Phạm Thanh Liêm

9

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Đối với các nước cơng nghiệp phát triển cao như Cộng hịa Liên bang
Đức, Nhật Bản, Mỹ mặc dầu có nhiều cơng ty cực lớn, nhưng các DNNVV
ln có một vai trị quan trọng trong nền kinh tế.
Đối với các nước ở Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines,
Indonexia DNNVV có vai trò cực lớn làm giảm các tiêu cực trong các cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh tế - xã
hội và từng bước khôi phục nền kinh tế.
Đối với các nước phát triển và chậm phát triển nói chung và Việt Nam
nói riêng thì ngồi vai trị là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân ,

tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, DNNVV cịn có vài trị
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành cơng nghiệp hóa đất
nước, xóa đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề xã hội.
Sở dĩ, DNNVV có vai trị quan trọng trong nền kinh tế của các nước vì
nó có tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường, khả năng
thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó ,
nhu cầu vốn đầu tư ít, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật – công nghệ nhanh nhạy hơn, đào tạo người lao động và
người quản lý ít tốn kém hơn, yêu cầu về quản lý kinh doanh cũng khơng cần
địi hỏi cao.
1.2 Kinh nghiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số
nước.
1.2.1 Nhật Bản.
Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, Chính p hủ Nhật
Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những
thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và

SV: Phạm Thanh Liêm

10

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xét một cách tổng quát,
các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu

chủ yếu sau đây:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV.
- Tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và
người lao động tại các DNNVV.
- Khắc phục tính bất lợi của DNNVV gặp phải.
- Hỗ trợ tính tự lực của DNNVV.
Một số nội dung chủ yếu của các chính sách:
Cải cách pháp lý:
Luật cơ bản về DNNVV được ban hành năm 1999 hỗ trợ cho việc cải
cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi
trường kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo
thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi
mới trong kinh doanh, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập doanh nghiệp
mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới . Luật
xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng
cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và
xúc tiến các khu vực bán hàng. Một hệ thống cứu tế hỗ trợ cũng đã được thiết
lập nhằm hạn chế sự phá sản của các DNNVV…
Hỗ trợ về vốn:
- Hỗ trợ có thể dưới dạng các khoản cho vay thơng thường với lãi xuất
cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính
sách.

SV: Phạm Thanh Liêm

11

KTPT 47B_QN



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực,
các khoản vay được thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thơng qua một
quỹ được đóng góp chung bởi chính quyền trung ương và các chính quyền địa
phương và được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân.
- Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế
hoạch cho vay Marukei) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ khơng địi
hỏi phải có thế chấp bảo lãnh.
- Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại
các thể chế tài chính tư nhân. Cịn hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng
mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.
Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một
mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng nhằm góp phần
làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.
- Công ty TNHH tư vấn và đầu tư DNNVV (SBIC), thành lập năm
1963, đã thực hiện nhiều kế hoạch và chương trình đầu tư hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp vốn cổ phần, đặc biệt đối với các doanh nghiệp
mới thành lập, đầu tư cho các công ty R&D và các công ty đã trưởng thành.
- Hỗ trợ về công nghệ và đổi mới: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể
nhận được các chính sách hỗ trợ cho hoạt động R&D hoặc tiến hành các hoạt
động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấ p , bảo lãnh vốn
vay và đầu tư trực tiếp cho DNNVV được tiến hành theo các quy định của
Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNNVV. Các DNNVV thực hiện
các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách
phát hành thêm cổ phần và trái phiếu công ty được hỗ trợ bởi các quỹ rủi ro
bởi các địa phương. Còn Hệ thống nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ ở Nhật
Bản (SBI) cung cấp tài chính cho DNNVV có hoạt động kinh doanh mang


SV: Phạm Thanh Liêm

12

KTPT 47B_QN


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

tính chất đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy
trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua áp
dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền
bá thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được hỗ trợ bởi chính quyền
địa phương, bao gồm các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phát triển doanh nghiệp
kiểu mẫu.
Hỗ trợ về quản lý:
- Hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện thông qua Hệ
thống đánh giá DNNVV. Mỗi quận, huyện, chính quyền của 12 thành phố lớn
đánh giá các điều kiện quản lý của DNNVV, đưa ra các khuyến nghị cụ thể và
cung cấp hướng dẫn.
- Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện các chương trình
đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của DNNVV và đội ngũ
nhân sự của các quận huyện. Việc tăng cường tiếp cận DNNVV là một ưu
tiên của Chính phủ. Sách trắng của DNNVV được xuất bản hàng năm chứa
đựng nhiều thông tin về khu vực doanh nghiệp này dựa trên các cuộc điều tra
về thực trạng trong lĩnh vực thương mại và cơng nghiệp.
Xúc tiến xuất khẩu:

- Chính phủ Nhật Bản cung cấp những hướng dẫn và dịch vụ thông tin
cho các DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nước
ngồi. Chương trình mơi giới tư vấn và kinh doanh tạo cơ hội cho các
DNNVV của Nhật Bản cũng như của nước ngồi có thể đăng ký trực tiếp vào
cơ sở dữ liệu trên mạng Internet và quảng cáo các loại liên kết kinh doanh
hoặc liên minh chiến lược mà doanh nghiệp tìm kiếm.

SV: Phạm Thanh Liêm

13

KTPT 47B_QN


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

1.2.2 Hàn Quốc
Quá trình định hướng và hỗ trợ của Bộ DNNVV trải qua nhiều giai đoạn
với chiến lược và giải pháp khác nhau. Có thể rút ra một số bài học bổ ích cho
định hướng phát triển DNNVV của Việt Nam như sau:
- Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho NNVV trong nước.
- Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với các đặc tính của
từng giai đoạn tăng trưởng. Chính sách này tập trung vào 3 giai đoạn đầu đời
của doanh nghiệp: Khởi nghiệp – Nuôi dưỡng thúc đẩy tăng trưởng – Tăng
trưởng, tồn cầu hóa.
- Thực hiện nhóm chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNNVV và các
tập đồn.
1.2.3 Cộng hịa Liên Bang Đức.

Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa hoạt động. Do doanh nghiệp nhỏ ở CHLB Đức chủ yếu thuộc ngành tiểu
thủ công nghiệp. Năm 1953 Quốc hội CHLB Đức đã thông qua quy chế tiểu
thủ công nghiệp, quy định về mặt pháp lý từ khái niệm, nội dung hoạt động và
các điều khoản liên quan đến ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Thứ hai, hoạt động tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ . Hoạt động tư vấn
gồm các nội dung chủ yếu về quản lý kinh doanh, về pháp lý, về thuế, về kỹ
thuật, về tư vấn đối ngoại,..
Thứ ba, hỗ trợ về tài chính. Cấp đất với giá rẻ để lập doanh nghiệp có thể
sản xuất với giá ưu đãi hơn giá thị trường tự do, nhưng không được chuyển
nhượng kiếm lời. Nhà nước đưa ra các dự án phát triển kinh tế và cấp kinh phí
cho dự án, ai tham gia sẽ được lợi, hỗ trợ kinh phí cho tư vấn và đào tạo, cấp
tiền để thuê văn phòng đại diện trong vòng nửa năm đầu không p hải trả tiền

SV: Phạm Thanh Liêm

14

KTPT 47B_QN


Khố luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

th phịng. Hoạt động quan trọng nhất về hỗ trợ tài chính là cấp tín dụng và
bảo lãnh vay tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.2.4 Philippines, Indonexia và Thái Lan.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trị khơng nhỏ trong nền kinh tế quốc
dân, vì thế ở mỗi nước đều có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình doanh

nghiệp này. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Philippines, Indonexia, Thái Lan đều tập trung vào một số nội dung chủ yếu
sau đây:
Một là, tạo cơ sở pháp lý đối với các DNNVV.
Hai là, hỗ trợ về tài chính cho các DNNVV, mà chủ yếu là thơng qua hệ
thống ngân hàng.
Ba là, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: Đối với DNNVV tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa là một khó khăn lớn nhất, đặc biệt trong điều kiện tồn cầu
hóa nền kinh tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của DNNVV, vấn
đề cơ bản là hỗ trợ về khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng – sản phẩm,
coi trọng các sản phẩm mang tính truyền thống dân tộc độc đáo.
Bốn là, hỗ trợ về khoa học – công nghệ, đào tạo tư vấn, thông tin: Việc
hỗ trợ khoa học – công nghệ cho DNNVV chủ yếu là chuyển giao công nghệ,
đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề lao động và người quản lý, cung cấp
thông tin cần thiết. Như vậy, vừa nâng cao năng suất và hiệu quả, vừa nâng
cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của DNNVV.
Năm là, tạo mối quan hệ hợp tác giữa các DNNVV với các doanh nghiệp
lớn, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong các DNNVV. Các nước đều coi trọng
tạo mối quan hệ hợp tác DNNVV và các doanh nghiệp lớn, có quy định p háp
lý bắt các doanh nghiệp lớn phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, cả vốn, kỹ thuật,

SV: Phạm Thanh Liêm

15

KTPT 47B_QN


Khố luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

cơng nghệ và hoạt động kinh doanh; còn DNNVV trở thành vệ tinh, tham gia
chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho doanh nghiệp lớn. Ở Indonexia còn quy
định mỗi doanh nghiệp lớn có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và
một số doanh nghiệp vừa có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp nhỏ. Các
nước rất coi trọng các hình thức tổ chức hợp tác của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu
ra cho DNNVV, đặc biệt tạo thuận lợi cho vay vốn ngân hàng. Do tính cấp
thiết của DNNVV về mặt hợp tác, ở Indonexia đã thành lập Bộ hợp tác xã và
doanh nghiệp nhỏ.
Sáu là, thành lập các cơ quan quản lý, đại diện hỗ trợ DNNVV. Các
nước đều có cơ quan chuyên quản và hỗ trợ DNNVV.
1.3 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Việc phát triển DNNVV ở các nước không phải là mục đích tự thân vận
động, mà là một chiến lược tăng trưởng hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hịa
chiến lược tạo việc làm với chiến lược cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu,
để giải quyết đồng thời hai vấn đề kinh tế là:
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, trong đó nguồn nhân lực là
quan trọng nhất.
- Cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho đổi
mới thiết bị và công nghệ, tức là để hiện đại hóa nền kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa chủ yếu giải quyết những vấn đề sau:
- Tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Sự yếu kém về trình độ quản lý, cơng nghệ.

SV: Phạm Thanh Liêm


16

KTPT 47B_QN


×