Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ với VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN hạn tại các DOANH NGHIỆP sản XUẤT cơ KHÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.34 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
----------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH TRANG

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CƠ KHÍ VIỆT NAM

Chun ngành : Kế tốn
Mã số : 9.34.03.01

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại
Trƣờng Đại học Thƣơng Mại

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
1. PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Phƣơng

Phản biện 1: ……………………………
Phản biện 2: …………………………….
Phản biện 3: …………………………….

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Trƣờng
họp tại trƣờng Đại học Thƣơng Mại
Vào hồi…giờ …ngày … tháng …năm …



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng Mại


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ TRONG THỜI GIAN
ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nguyễn Quỳnh Trang (2017), “Vai trò của thông tin KTQT với việc ra
quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp”, Tạp chí Cơng thương, số
tháng 8/2017.
2. Nguyễn Quỳnh Trang (2019), “Tác động của các đặc tính chất lượng
thơng tin kế tốn đến việc ra quyết định của các DN Việt Nam trong thời
kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0”, Hội thảo Khoa học quốc gia “Kế toán Kiểm tốn Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Cơng nghiệp 4.0: Cơ hội
và thách thức”, Trường ĐH Thương mại, Tháng 10/2019.
3. Nguyễn Quỳnh Trang (2020), “Nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn
cho Doanh nghiệp”, Tạp chí Kế tốn & Kiểm toán, số tháng 1&2/2020.
4. Nguyễn Quỳnh Trang (2020), “Tác động của chất lượng thơng tin kế tốn
đến q trình ra quyết định của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
Thương mại, Số 142, tháng 6 năm 2020.
5. Nguyễn Quỳnh Trang (2020), “Nghiên cứu tác động của chất lượng
thơng tin kế tốn đến q trình ra quyết định của DN Việt Nam”, Đề tài
NCKH cấp cơ sở năm 2020.
6. Quynh Trang Nguyen (2020), “The effect of accounting information
quality on the decision – making process of Vietnamese Enterprises”,
Journal of Trade Science, October 2020.
7. Thanh Hung Nguyen, Quynh Trang Nguyen, Le Dinh Hoang Vu (2020),
“The effects of accounting benefit, ERP system quality and management
commitment on accountants’ satisfaction”, Accounting 7.

8. Quynh Trang Nguyen (2020), “Influence of competition and the
requirements for production process on management accounting for
decision-making and its impacts on firm performance: A survey in
Vietnamese mechanical manufacturing enterprises”, International
conference for Young Researchers in Economic & Business 2020.
9. Thanh Hung Nguyen, Quynh Trang Nguyen (2021), “Management
accounting for decision-making in Vietnamese mechanical manufacturing
enterprises: Factors affecting and inpact on firm performance”, The
International Conference on Management and Business – COMB 2021.
10. Nguyễn Quỳnh Trang (2021), “Kế tốn quản trị chi phí theo vịng đời sản
phẩm: Nghiên cứu tại các DNSX cơ khí Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
Thương mại, Số 158, tháng 10 năm 2021.
1.


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất cơ khí là một ngành cơng nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng
trong thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Việt Nam. Tuy
nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất
(DNSX) cơ khí Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là
áp lực cạnh tranh lớn rất lớn với các doanh nghiệp (DN) cùng ngành trong
khu vực và trên thế giới. Trong quá trình điều hành DN, các nhà quản trị cần
phải đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn và kịp thời. Khi đó, nhu cầu
thơng tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành DN càng trở nên quan trọng
và cần thiết.
Kế toán quản trị (KTQT) có vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng
tin hữu ích, kịp thời phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị DN. Tuy

nhiên, các DNSX cơ khí có những đặc điểm riêng biệt về quy trình cơng
nghệ, trình độ sản xuất và quản lý. Những đặc điểm này chi phối rất nhiều
đến áp dụng KTQT nói chung và KTQT cho việc ra quyết định nói riêng.
Trên thực tế, các DNSX cơ khí ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các cơng
cụ quản trị, trong đó có KTQT. Tuy nhiên, nhiều DN cịn lúng túng trong q
trình áp dụng KTQT, một số nội dung KTQT đang được thực hiện ở mức độ
rất đơn giản, chưa hiệu quả, thông tin KTQT cung cấp chưa đáp ứng được
yêu cầu của các nhà quản trị. Vì vậy, KTQT với việc ra quyết định tại các
DNSX cơ khí Việt Nam cần được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu quản trị
DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Dưới góc độ nghiên cứu, trong hai thập kỷ vừa qua, KTQT là chủ đề được
giới nghiên cứu về khoa học kế toán tại Việt Nam quan tâm với nhiều cách
tiếp cận khác nhau, có thể là theo từng phần hành của KTQT, theo chức năng
thông tin, hoặc dưới góc độ tổ chức vận dụng các kỹ thuật KTQT. Các vấn đề
nghiên cứu thường chuyên sâu vào một số nội dung cụ thể như: KTQT các


2

yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, KTQT doanh thu, chi phí, giá
thành, kết quả hoạt động… Một cách gián tiếp, các nghiên cứu này đã hướng
đến mục tiêu của KTQT là cung cấp thông tin, số liệu về các hoạt động, các
quá trình, các đơn vị kinh doanh, các loại sản phẩm, dịch vụ, khách hàng…
của DN để hỗ trợ các nhà quản trị ra những quyết định tốt hơn. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến nội dung KTQT với
việc ra quyết định ngắn hạn.
Trên cả góc độ lý luận và thực tiễn đều kh ng định vai trò của KTQT nói
chung, trong đó có KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn. Việc nghiên cứu
chuyên sâu, một cách có hệ thống nội dung KTQT với việc ra quyết định
ngắn hạn sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, qua đó nâng cao

hiệu quả kinh doanh của DN. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn
nghiên cứu “Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh
nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam” cho đề tài Luận án.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và khoảng
trống nghiên cứu
Luận án đã tổng hợp các cơng trình trong và ngồi nước từ năm 2000 đến
nay theo 3 nhóm nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
- Các cách tiếp cận trong nghiên cứu KTQT;
- Các nghiên cứu liên quan đến nội dung KTQT với việc ra quyết định
(ngắn hạn);
- Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT doanh nghiệp.
Từ việc tổng kết các cơng trình nghiên cứu đã công bố, Luận án xác định
những “khoảng trống” cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết:
- Một là: Các nghiên cứu chuyên sâu kết nối chặt chẽ các vấn đề của
KTQT với việc ra quyết định trong DN nói chung, trong đó có quyết định
ngắn hạn cịn hạn chế về số lượng. Một số nghiên cứu có đề cập đến vấn đề
này nhưng chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý thuyết với các tình huống giả định và


3

dựa vào suy luận, ít có các điều tra khảo sát thực tế, đặc biệt là khảo sát các
đối tượng sử dụng thông tin KTQT để ra quyết định quản trị.
- Hai là: Tuy đã có một số nghiên cứu đã khảo sát nhu cầu thông tin KTQT
của các nhà quản trị, nhưng chưa có nghiên cứu nào hệ thống đầy đủ nhu cầu
thông tin với mỗi loại quyết định liên quan đến việc thực hiện các chức năng của
nhà quản trị cũng như gắn kết những nội dung công việc và các kỹ thuật mà
KTQT áp dụng để có thơng tin hữu ích tư vấn cho NQT ra QĐ.
- Ba là: Chưa có nghiên cứu thảo luận về các yếu tố tác động đến áp dụng
KTQT với việc RQĐ ngắn hạn dưới góc độ tác động đến quy trình xử lý

thông tin: thu thập thông tin, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT hỗ
trợ việc ra quyết định.
- Bốn là: Chưa có đề tài nghiên cứu về KTQT với việc ra quyết định ngắn
hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam, trong khi đây là một ngành cơng nghiệp
có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Từ những nhận xét và khoảng trống đã nêu, tác giả lựa chọn cách tiếp
cận KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam
dưới góc độ áp dụng kỹ thuật KTQT trong quy trình xử lý thơng tin để có
thơng tin thích hợp tư vấn cho nhà quản trị đưa ra các quyết định trong quá
trình thực hiện các chức năng quản lý: các quyết định liên quan đến hoạch
định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm sốt.
1.3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của luận án
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện với mục đích nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp hồn thiện KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị trong bối cảnh các DN đã
ứng dụng CNTT vào tiến trình xử lý thơng tin KTQT.
Để đạt được mục đích nghiên cứu chung của Luận án, tác giả đã xây dựng
và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể gồm các nội dung sau:


4

Về lý luận
Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về KTQT với việc ra
quyết định ngắn hạn trong các DNSX, tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu việc
áp dụng các kỹ thuật KTQT trong thu thập, xử lý, phân tích thơng tin để có
thơng tin hữu ích cung cấp cho nhà quản trị ra quyết định trong quá trình
hoạch định, tổ chức điều hành, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của DN.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT với việc ra quyết định

ngắn hạn trong các DNSX.
Về thực tiễn
Tìm hiểu đặc điểm của các DNSX cơ khí Việt Nam và các loại quyết định
ngắn hạn tại các DN này.
Khảo sát thực trạng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn và các yếu tố
ảnh hưởng đến áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX
cơ khí Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp cho các DNSX cơ khí Việt Nam để hồn thiện
KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn và các yếu tố ảnh
hưởng đến áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn trong DNSX?
- Thực trạng KTQT tại các DNSX cơ khí Việt Nam như thế nào? Có đáp ứng
được yêu cầu cho việc ra quyết định ngắn hạn của các nhà quản lý hay khơng?
- Cần có những giải pháp gì để hồn thiện KTQT với việc ra quyết định
ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các
DNSX cơ khí Việt Nam.


5

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Các vấn đề lý luận về KTQT với việc ra quyết định ngắn
hạn và thực trạng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ
khí Việt Nam.
Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu các DN là thành viên Hiệp hội DN cơ khí
Việt Nam (VAMI). Số DN khảo sát là 79 (trong tổng số 146 DN thuộc Hiệp hội),

gồm các DN thuộc sở hữu Nhà nước và DN tư nhân, phân bố đều ở các thành
phố công nghiệp lớn trên khắp cả nước.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2017
đến hết tháng 9 năm 2021. Các giải pháp đề xuất định hướng cho giai đoạn
2022 – 2025.
1.5. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ
thống hóa cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng KTQT với việc ra quyết định
ngắn hạn tại các DNSX cơ khí. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử
dụng để khảo sát thực trạng và kiểm định mô hình tác động của các yếu tố
đến áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí
Việt Nam.
1.5.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu Luận án được triển khai theo 7 giai đoạn: (1) Thu thập
dữ liệu thứ cấp; (2) Phỏng vấn chuyên sâu; (3) Thiết kế bảng hỏi sơ bộ; (4) Thảo
luận nhóm và hoàn thiện bảng hỏi; (5) Điều tra thử; (6) Điều tra chính thức; (7)
Trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án hoàn thành đã đạt được một số kết quả về lý luận và thực tiễn là:
- Luận án đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về KTQT với việc ra
quyết định ngắn hạn trong DNSX thông qua việc tiếp cận song hành khoa
học quản trị và khoa học kế toán, gắn kết chặt chẽ KTQT với quản trị DN.


6

Từ đó xác lập khung lý thuyết về nội dung KTQT với việc ra quyết định
ngắn hạn trong DNSX dưới góc độ áp dụng các kỹ thuật KTQT trong tiến

trình thu thập, xử lý và phân tích thơng tin để có thơng tin hữu ích cung cấp
cho nhà quản trị có cơ sở đưa ra các quyết định ngắn hạn liên quan đến
hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát.
- Luận án đánh giá thực trạng, xác định được mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, phân tích và đề
xuất các giải pháp hồn thiện KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các
DNSX cơ khí Việt Nam. Đồng thời, luận giải và làm rõ ảnh hưởng của các
yếu tố đến áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DN khảo
sát dựa trên những luận cứ lý thuyết và thực nghiệm khoa học, tin cậy.
- Nội dung KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn cả về mặt lý luận, thực
trạng và các giải pháp được đặt trong bối cảnh các DN đã ứng dụng CNTT
vào q trình thu thập thơng tin đầu vào, xử lý, phân tích và cung cấp thơng
tin KTQT. Các giải pháp hướng tới khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và
nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
- Luận án là một tài liệu hữu ích cho các DN, đặc biệt là các DNSX cơ
khí trong việc nghiên cứu hoàn thiện KTQT phục vụ cho việc ra quyết định.
1.7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, Luận án có kết cấu 4 chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn
hạn trong doanh nghiệp sản xuất.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị với việc ra
quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam.
Chƣơng 4: Giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị với việc ra quyết định
ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam.


7

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT
ĐỊNH NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. Tổng quan về quyết định ngắn hạn và thông tin cho việc ra quyết
định ngắn hạn
2.1.1. Quyết định ngắn hạn
2.1.1.1. Khái quát về quyết định quản trị
Trong nội dung này, Luận án đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ
bản về quyết định quản trị, gồm: khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với quyết
định quản trị. Luận án đã hệ thống các quyết định quản trị theo các tiêu thức
khác nhau, trong đó có theo chức năng của nhà quản trị gắn với thời gian và
hiệu lực của quyết định đối với DN. Đây là cách tiếp cận toàn diện, cơ bản và
phù hợp với q trình sử dụng thơng tin quản trị, trong đó có thơng tin KTQT.
2.1.1.2. Đặc điểm và u cầu đối với quyết định ngắn hạn
Quyết định ngắn hạn thường là những quyết định mang tính chun mơn
cho các hoạt động nghiệp vụ tác nghiệp, có thời gian hiệu lực, ảnh hưởng và
thực thi trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (trong vịng một chu kì kinh
doanh, có thể là hàng ngày, hàng tuần) (Trần Thị Hồng Mai & Đặng Thị Hoà,
2020). Để quyết định ngắn hạn mang lại hiệu quả tốt thì cần đảm bảo các yêu
cầu: kinh tế, kịp thời, linh hoạt, cụ thể, khoa học và đảm bảo tính pháp lý.
2.1.1.3. Nhận diện các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp sản xuất
Theo quan điểm đã xác định, quyết định ngắn hạn được đề cập trong
nghiên cứu gồm: Quyết định liên quan đến hoạch định; Quyết định liên quan
đến tổ chức thực hiện; Quyết định liên quan đến lãnh đạo và kiểm sốt.
2.1.2. Thơng tin cho việc ra quyết định ngắn hạn
2.1.2.1. Nhu cầu thông tin của nhà quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn
Theo chức năng quản trị, nhu cầu thông tin KTQT cho việc ra quyết định
ngắn hạn của nhà quản trị bao gồm: Thông tin định hướng hoạt động kinh
doanh; Thông tin kết quả thực hiện; Thơng tin kiểm sốt và đánh giá hoạt
động kinh doanh; Thông tin chứng minh quyết định quản trị.
Ở các cấp bậc quản trị khác nhau, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của

các quyết định mà nhà quản trị đưa ra cũng khác nhau. Vì vậy, nhu cầu thông


8

tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị ở từng cấp bậc quản lý cũng có
những khác biệt nhất định.
2.1.2.2. Yêu cầu đối với thông tin cho việc ra quyết định ngắn hạn
Từ những yêu cầu đối với quyết định ngắn hạn, tham chiếu với Khuôn mẫu
khái niệm đo lường chất lượng dữ liệu của Wang và Strong (1996) và các tiêu
chuẩn đo lường chất lượng thông tin được đề cập trong những nghiên cứu của
các tác giả: Eppler và Wittig (2000), Kahn và cộng sự (2002), Knight và Burn
(2005), Luận án khái quát các yêu cầu đối với thông tin hỗ trợ việc ra quyết
định ngắn hạn, bao gồm: 2 yêu cầu cơ bản là “linh hoạt”, “kịp thời”; 5 yêu
cầu bổ sung là: “đáng tin cậy”, “đầy đủ và chi tiết”, “dễ hiểu”, “đảm bảo
tính kinh tế”, “đảm bảo tính bảo mật”.
2.2. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và việc ra quyết định ngắn hạn
2.2.1. Khái quát về kế toán quản trị doanh nghiệp
2.2.1.1. Các khái niệm kế toán quản trị
Khái niệm về KTQT đã được các tổ chức nghề nghiệp và các nà nghiên
cứu đưa ra khi tiếp cận ở những góc độ khác nhau, có thể từ góc nhìn của nhà
quản trị, có thể từ góc nhìn của chủ sở hữu DN. Qua phân tích, Luận án đưa
ra khái niệm: Kế tốn quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thơng tin kinh tế tài chính hỗ trợ hoạt động quản trị, tư vấn cho nhà
quản trị các cấp ra quyết định nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến
hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của DN.
Với quan điểm này, KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn sẽ bao gồm
các nội dung: (1) Thu thập thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn;
(2) Xử lý và phân tích thơng tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn; (3)
Cung cấp thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn.

2.2.1.2. Đặc điểm của kế toán quản trị
- KTQT là một công cụ hữu hiệu, một bộ phận thiết yếu của quản trị DN
trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý vì nó cung cấp cho nhà quản trị
những thơng tin hữu ích, kịp thời, toàn diện để lựa chọn và đưa ra các quyết
định cụ thể liên quan đến chức năng quản lý.
- KTQT là một phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế tốn với chu trình xử
lý thơng tin gồm 3 bước: thu thập thông tin đầu vào; xử lý và phân tích thơng


9

tin; cung cấp thơng tin về q trình hình thành, phát sinh chi phí và thu nhập,
kết quả khi lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch của DN.
- KTQT là môn khoa học kinh tế và ứng dụng, có lịch sử hình thành và
q trình phát triển, có đối tượng, nội dung và phương pháp riêng, có mối
liên hệ với nhiều ngành khoa học khác
2.2.2. Quá trình ra quyết định và mối quan hệ với kế toán quản trị
Theo Lý thuyết ra quyết định (Decision Theory), với bất kỳ loại quyết
định nào quá trình ra quyết định của nhà quản trị thường được tiến hành theo
5 bước: Xác định vấn đề cần giải quyết; Tìm hiểu các phương án để giải
quyết vấn đề; Thu thập thông tin; Đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn và
mục tiêu; Lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định. Vai trò của KTQT
được thể hiện rõ nhất ở khâu thu thập thơng tin, phân tích và đánh giá các
phương án theo các tiêu chuẩn, mục tiêu của DN để có cơ sở tư vấn cho nhà
quản trị quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất.
2.3. Nội dung kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong
doanh nghiệp sản xuất
2.3.1. Thu thập thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn
Thu thập thông tin là khâu đầu tiên trong quy trình cơng việc của KTQT,
có ý ngh a quyết định đến chất lượng thơng tin KTQT cung cấp, từ đó ảnh

hưởng đến hiệu quả của các quyết định được đưa ra. Để có thơng tin thích
hợp đáp ứng các u cầu cho việc ra quyết định ngắn hạn, q trình thu thập
thơng tin KTQT được thực hiện theo trình tự 4 bước:
(1) Xác định nội dung thông tin KTQT cần thu thập: thông tin tiêu chuẩn
nội bộ, thông tin kết quả hoạt động và thông tin dự báo.
(2) Lựa chọn nguồn thu thập thơng tin: nguồn nội bộ trong DN và nguồn
bên ngồi DN.
(3) Tiến hành thu thập thông tin theo loại thông tin cần thu thập và nguồn
thu thập thông tin đã xác định.
(4) Kiểm sốt chất lượng thơng tin thu thập được nhằm đảm bảo cho
thơng tin: ln sẵn có và phù hợp để sử dụng khi cần; được bảo vệ một cách
thoả đáng, tránh mất tính bảo mật, bị sử dụng sai mục đích, mất tính tồn vẹn.


10

2.3.2. Xử lý và phân tích thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết định
ngắn hạn
Đối với các quyết định liên quan đến hoạch định
KTQT hỗ trợ việc ra quyết định liên quan đến hoạch định của các nhà
quản trị thông qua việc xây dựng hệ thống dự toán SXKD cung cấp cho nhà
quản trị một bản kế hoạch chi tiết các mục tiêu cần đạt được kết hợp với khả
năng huy động và sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạt động SXKD
trong tương lai của DN theo các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, giá trị.
Đối với các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện
KTQT thường sử dụng các kỹ thuật để xử lý và phân tích thơng tin là: Xác
định chi phí, giá thành; Định giá bán sản phẩm; Phân tích thơng tin thích hợp để
giúp các nhà quản trị đưa ra một số quyết định như: tự sản xuất hay mua ngoài,
quyết định nên loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận…; Phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định điểm hoà vốn, phạm vi an

toàn, xác định doanh thu cần thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn của
nhà quản trị giúp nhà quản trị có cơ sở đưa ra một số quyết định: điều chỉnh giá
bán, kết cấu chi phí, kết cấu hàng bán, sản lượng bán… để tối đa hoá lợi nhuận.
Đối với các quyết định liên quan đến lãnh đạo và kiểm soát
KTQT áp dụng kế toán trách nhiệm (KTTN): Phân loại cấu trúc tổ chức
thành các trung tâm trách nhiệm (TTTN). Từ các hoạt động mà mỗi TTTN
được thực hiện theo chức năng của mình, hệ thống KTTN kiểm soát và đánh
giá hoạt động quản lý thông qua việc đo lường kết quả thực hiện kế hoạch
doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của từng TTTN. Sau đó tiến hành phân tích
chênh lệch giữa kết quả thực hiện với dự toán đã xây dựng và cuối cùng là
phân tích nguyên nhân tạo ra các chênh lệch.
2.3.3. Cung cấp thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn
Từ những thông tin ban đầu đã thu thập, xử lý và phân tích, KTQT căn
cứ vào nội dung, tính chất các quyết định và nhu cầu thông tin của nhà quản
trị ở các cấp bậc quản trị để xác định mức độ cung cấp thông tin phù hợp và
linh hoạt với quy trình hoạt động và phương thức quản trị của DN.
Báo cáo KTQT là phương tiện hữu hiệu để KTQT truyền tải những thông tin
cần cung cấp cho nhà quản trị. Trên cơ sở nhận diện nhu cầu thông tin cho việc
ra quyết định ngắn hạn của nhà quản trị, Luận án khái quát hệ thống báo cáo


11

KTQT trong các DNSX gồm 4 loại tương ứng là: Hệ thống báo cáo định hướng
hoạt động kinh doanh; Hệ thống báo cáo kết quả thực hiện; Hệ thống báo cáo
kiểm soát và đánh giá; Hệ thống báo cáo chứng minh quyết định quản trị.
Việc áp dụng phương thức cung cấp thông tin phụ thuộc vào mức độ DN trang
bị phương tiện hỗ trợ cơng tác quản lý nói chung và cơng tác kế tốn nói riêng.
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng kế toán quản trị với việc ra quyết
định ngắn hạn trong doanh nghiệp sản xuất

2.4.1. Một số lý thuyết liên quan
Để phục vụ cho việc xem xét, đánh giá tác động của các yếu tố đến áp
dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX, tác giả chọn ra 3
lý thuyết cơ bản có ảnh hưởng lớn đến nội dung nghiên cứu, gồm: Lý thuyết
ngẫu nhiên nhiên, Lý thuyết mối quan hệ lợi ích – chi phí và Lý thuyết tâm lý
học. Với mỗi lý thuyết luận án đều khái quát đặc điểm, xác định ảnh
hƣởng của lý thuyết tới nội dung nghiên cứu.
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán
quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp sản xuất
Dựa trên các lý thuyết đã được đề cập ở trên, có nhiều cơng trình nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT doanh nghiệp. Tổng hợp các nghiên
cứu tiền nghiệm cho thấy có 11 yếu tố được đề cập trong nhiều nghiên cứu, gồm:
sự tham gia của nhà quản trị, trình độ của nhân viên kế tốn, quy mơ DN và mức
độ phân cấp quản lý, văn hố DN, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi trong
DN, quy trình cơng nghệ sản xuất, mức độ trang bị các phương tiện hỗ trợ (ứng
dụng CNTT), chiến lược kinh doanh và nhận thức về sự bất ổn của môi trường,
mức độ cạnh tranh của thị trường và nguồn lực khách hàng. Qua đó, Luận án đề
xuất mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của 4 yếu tố đến “Áp dụng KTQT với việc
ra quyết định ngắn hạn trong các DNSX” gồm: “Sự tham gia của NQT”, “Trình
độ của nhân viên kế toán”, “Áp lực cạnh tranh” và “Mức độ trang bị phương tiện
hỗ trợ”. Với bối cảnh nghiên cứu là các DNSX cơ khí Việt Nam, ngồi 4 yếu tố
nêu trên, cần phải tiến hành phỏng vấn, thảo luận với các đối tượng có liên quan
trực tiếp như nhà quản trị, kế toán trưởng các DN và các nhà nghiên cứu KTQT
để có cơ sở điều chỉnh mơ hình phù hợp. Mơ hình và kết quả nghiên cứu được
trình bày cụ thể trong chương 3.


12

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI
VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CƠ KHÍ VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
Trong phần này, Luận án trình bày lịch sử phát triển của ngành sản xuất cơ
khí Việt Nam, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy
quản lý của các DNSX cơ khí Việt Nam, đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn và
chính sách kế tốn cũng như sự ứng dụng CNTT trong cơng tác kế tốn. Các
đặc điểm được kháo quát trong mối quan hệ với kế tốn quản trị nói chung và
cho việc ra quyết định ngắn hạn nói riêng.
3.2. Quyết định ngắn hạn và nhu cầu thông tin của nhà quản trị cho việc
ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
3.2.1. Các loại quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp sản xuất cơ
khí Việt Nam
Qua khảo sát, khơng có nhiều điểm khác biệt về các loại quyết định ngắn hạn
trong mỗi DN, thường tập trung giải quyết các vấn đề về chi phí, giá thành và tiêu
dùng nguồn lực để triển khai dự toán đã xây dựng và đánh giá kết quả.
3.2.2. Nhu cầu thông tin của nhà quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn
trong doanh nghiệp
Trong 4 loại thông tin đã qua xử lý, các nhà quản trị quan tâm nhiều nhất là
thông tin tài chính liên quan đến kết quả thực hiện (mức cho điểm bình qn là
4,13/5). Kế tiếp là thơng tin định hướng hoạt động kinh doanh (mức cho điểm
bình quân là 3,96/5). Thông tin chứng minh quyết định quản trị và thơng tin kiểm
sốt, đánh giá hoạt động ít được quan tâm hơn (mức cho điểm bình quân lần lượt
là 2,94 và 2,8).
3.3. Kết quả khảo sát thực trạng kế toán quản trị với việc ra quyết định
ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
3.3.1. Thực trạng thu thập thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết định
ngắn hạn
Xác định nội dung thông tin cần thu thập: Có 40 phiếu trả lời (50,63%)

chỉ căn cứ vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị các cấp, 7/79 phiếu (8,86%)


13

chỉ căn cứ vào khả năng thu thập thông tin của bộ phận kế tốn và 32 phiếu
cịn lại (40,51%) cho biết kết hợp cả 2 yếu tố trên. Căn cứ vào đó, kế tốn đã
xác định 3 loại thơng tin ban đầu cần thu thập là: Các tiêu chuẩn nội bộ,
thông tin kết quả thực hiện và thông tin dự báo tương lai. Trong đó, các tiêu
chuẩn nội bộ được kế toán ưu tiên thu thập nhất (mean =4,395/5), kế tiếp là
thơng tin tài chính về kết quả thực hiện (mean = 4,388/5). Tần suất thu thập
thông tin dự báo tương lai về môi trường kinh doanh và thông tin dự báo
tương lai về khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực của DN rất khiêm
tốn (mean lần lượt là 2,580 và 3,447).
Lựa chọn nguồn thu thập thơng tin: Có 66/79 DN (83,54%) cho biết để
thu thập các thơng tin như đã xác định, kế tốn chọn 2 nguồn để thu thập: bên
trong DN và bên ngoài DN. Chỉ có 13 DN (16,46%) hồn tồn chỉ thu thập
thơng tin từ nguồn bên trong DN. Khơng có DN nào chỉ thu thập thơng tin từ
nguồn bên ngồi.
Tiến hành thu thập thông tin:
- Thu thập thông tin về các tiêu chuẩn nội bộ từ nguồn bên trong DN.
100% DN đã thiết lập được dữ liệu nội bộ về chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy
móc, chế độ làm việc của nhân viên và định mức đối với chi phí NVLTT, chi
phí NCTT; 33 DN (41,77%) đã thiết lập được tiêu chuẩn định mức chi phí
SXC. Các tiêu chuẩn định mức chi phí ngồi sản xuất hầu như chưa được
thiết lập.
- Thu thập thông tin kết quả thực hiện: Do các DN đều tổ chức KTQT
theo mơ hình kết hợp với KTTC, nhân viên kế toán ở các phần hành đảm
nhận đồng thời các công việc của KTTC và KTQT nên việc thu thập thơng
tin kết quả thực hiện nhìn chung thuận lợi. Các phần mềm kế toán của các

DN giúp kế toán “sàng lọc” các đối tượng kế toán đã được mã hóa theo tài
khoản và sổ kế tốn chi tiết theo những nguyên tắc nhất định.
- Thu thập thơng tin dự báo tương lai: Khi cần, kế tốn tổng hợp từ các
bản kế hoạch của các phòng chức năng trong DN và các báo cáo thống kê có
liên quan hoặc trực tiếp liên hệ với các phòng chức năng có liên quan để đề
nghị được cung cấp.


14

Kiểm sốt chất lƣợng thơng tin thu thập đƣợc:
67/79 DN (84.81%) đã kiểm sốt chất lượng thơng tin đầu vào ở mức tốt,
còn lại ở mức khá.
3.3.2. Thực trạng xử lý và phân tích thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra
quyết định ngắn hạn
Đối với các quyết định liên quan đến hoạch định
79/79 DNSX cơ khí được khảo sát (100%) đã xây dựng các dự toán/ kế
hoạch SXKD theo phương pháp gia tăng với trình tự từ dưới lên, bao gồm:
Dự toán/ kế hoạch bán hàng, dự toán/ kế hoạch mua hàng, kế hoạch khối
lượng sản xuất, dự tốn chi phí NVLTT và dự tốn chi phí NCTT. Dự tốn
chi phí SXC, các dự tốn chi phí ngồi sản xuất, dự tốn giá vốn hàng bán,
dự tốn tình hình tài chính và kết quả kinh doanh chưa được thực hiện.
Ngun nhân là do kế tốn khơng thu thập được đủ dữ liệu liên quan. 12 DN
(15,2%) cho biết Phịng kế tốn là bộ phận được giao làm đầu mối tổng hợp
và xây dựng dự toán tổng thể cho tồn DN; 14 DN (17,7%) giao nhiệm vụ
này cho Phịng kinh doanh; 53 DN (67,1%) cho biết Phịng kế tốn phối hợp
với các bộ phận khác để cùng tổng hợp kế hoạch của các bộ phận chức năng
và xây dựng dự toán tổng thể.
Đối với các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện
Xác định chi phí, giá thành

79/79 DN khảo sát (100%) áp dụng tính giá thành theo phương pháp chi
phí tồn bộ. Khơng có DN nào xác định giá thành theo chi phí trực tiếp. 76
DN (96,2%) áp dụng đồng thời cả 2 phương pháp: xác định chi phí theo q
trình sản xuất và xác định chi phí theo đơn hàng; chỉ có 3 DN (3,8%) sử dụng
duy nhất 1 phương pháp xác định chi phí theo đơn hàng. 47 DN (59,5%) đã
tiếp cận phương pháp chi phí mục tiêu (Target costing) để xác định giá thành
cho các sản phẩm mới đưa vào thị trường.
Định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn
Đối với các sản phẩm được tiêu thụ ra ngoài thị trường, 100% DN xác
định giá bán bằng cách cộng thêm vào chi phí cơ sở một tỷ lệ % nhất định
theo mục tiêu lợi nhuận của nhà quản trị. Với các đơn hàng đặc biệt nằm


15

ngoài kế hoạch SXKD của DN, các nhà quản trị thường dựa vào kinh nghiệm
và sự suy đoán để quyết định về giá bán, quyết định chấp nhận hay từ chối.
Vai trị tư vấn của kế tốn chưa được thể hiện rõ.
h n tích thơng tin thích hợp
Kỹ thuật phân tích thơng tin thích hợp đã được 23 DN (29,1%) sử dụng
để phân tích thơng tin tư vấn cho nhà quản trị trong một số tình huống ra
quyết định ngắn hạn như: quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất một số sản
phẩm bị lỗ, quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán ngay bán thành phẩm,
quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết, sản phẩm.
h n tích mối quan hệ CV
Chỉ có 13 DN (16,45%) bước đầu phân tích CVP để xác định doanh thu
và sản lượng hoà vốn cho toàn bộ liên sản phẩm mà chưa xác định được cho
từng sản phẩm cụ thể. Chưa có DN nào phân tích CVP để có thơng tin thích
hợp khi nhà quản trị cần đưa ra một số quyết định liên quan đến điều chỉnh
giá bán, điều chỉnh kết cấu chi phí, kết đấu hàng bán, điều chỉnh khối lượng

hàng bán ra.
Đối với các quyết định liên quan đến lãnh đạo và kiểm soát
Hiện nay, các DNSX cơ khí Việt Nam đã sơ bộ hình thành các TTTN
theo 3 dạng cơ bản là: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm
lợi nhuận. Trung tâm đầu tư chưa được thể hiện rõ. Trong ngắn hạn, việc
kiểm sốt và đánh giá hoạt động quản lý thơng qua các TTTN được các DN
thực hiện định kỳ (hàng tháng, q, năm) thơng qua việc phân tích sự chênh
lệch giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch đã được phê duyệt của các khoản
chi phí sản xuất và doanh thu bán hàng. Việc phân tích chênh lệch các khoản
chi phí ngồi sản, phân tích chênh lệch hàng tồn kho, chênh lệch giá vốn
hàng bán, chênh lệch kết quả kinh doanh, chênh lệch các khoản nợ phải thu,
nợ phải trả ít được thực hiện.
3.3.3. Thực trạng cung cấp thơng tin kế toán quản trị cho việc ra quyết
định ngắn hạn
Theo kết quả khảo sát, 79/79 DN (100%) đã lập Báo cáo định hướng hoạt
động kinh doanh và Báo cáo kết quả hoạt động ;73/79 DN (92,40%) đã xây


16

dựng hệ thống Báo cáo KTTN; 37DN (46,8%) đã xây dựng một số báo cáo
chứng minh quyết định quản trị khi cần tư vấn cho nhà quản trị trong những
tình huống ra quyết định mà phải lựa chọn một trong số nhiều phương án
SXKD được đưa ra.
Việc cung cấp thông tin KTQT trong các DNSX cơ khí Việt Nam được
thực hiện bằng 2 hình thức: (1) Cung cấp thơng cho nhà quản trị cấp cao
được thực hiện thông qua các báo cáo bằng văn bản; (2) Cung cấp thông tin
cho các nhà quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở thông qua các báo cáo được
thiết lập phụ thuộc vào mức độ ứng dụng CNTT trong công tác quản trị. Thời
điểm cung cấp thông tin KTQT linh hoạt: định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh

đạo DN tại một số thời điểm nhất định khi cần ra quyết định. Khơng DN nào
cung cấp thơng tin dưới dạng mơ hình, đồ thị.
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của các nhà quản trị đối với các yêu
cầu về chất lượng thông tin KTQT cung cấp cho thấy: yêu cầu “đáng tin
cậy”, “bảo mật” và “dễ hiểu” của thông tin được đánh giá cao nhất (điểm
bình quân cho các yêu cầu này lần lượt là 4,380; 4,269 và 3,799). Các yêu
cầu khác liên quan đến “tính kinh tế”, “đầy đủ và chi tiết” cũng được đánh
giá khá tốt. Tuy nhiên 2 yêu cầu cơ bản nhất đối với thông tin KTQT cho
việc ra quyết định ngắn hạn là “linh hoạt” và “kịp thời” chưa được các nhà
quản trị đánh giá cao.
Đánh giá của nhà quản trị các DNSX cơ khí về mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin của KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn chỉ ở mức trung bình
khá (điểm đánh giá bình quân về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin cho mỗi
loại quyết định dao động từ 3,333 đến 3,4086 trên thang điểm5).
3.4. Thực trạng các yếu t ảnh h

ng đến áp d ng kế toán quản trị với việc

ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
Dựa trên mơ hình lý thuyết và kết quả thảo luận chun gia, luận án xây
dựng mơ hình nghiên cứu với 5 yếu tố ảnh hưởng đến “Áp dụng KTQT với
việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam” (MAMD), gồm:
“Áp lực cạnh tranh”(CTR),“Sự tham gia của nhà quản trị”(NQT), “Trình độ
của nh n viên kế tốn” (KTV); “Quy trình cơng nghệ sản xuất”(QTR) và


17

“Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, ph n tích và cung cấp
thơng tin”(CNT).

Luận án đã xây dựng thang đo của các biến dựa trên các nghiên cứu tiền
nghiệm. Các thang đo được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm thực tế của
các DNSX cơ khí Việt Nam. Tổng thể khung chọn mẫu của đề tài nghiên cứu
được xác định 79 DNSX cơ khí là thành viên Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam
(VAMI).
Luận án sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu lần lượt theo các bước:
thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích hồi quy và
kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện
mối quan hệ giữa “Áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn trong các
DNSX cơ khí Việt Nam” và các biến độc lập được thiết lập như sau:
MAMD i = 0,547 + 0,339 CTR i + 0,166 KTV i + 0,372 QTR i
Từ phương trình trên có thể thấy 03 yếu tố: “Quy trình cơng nghệ sản
xuất”, “Áp lực cạnh tranh” và “Trình độ của nhân viên kế tốn” có ảnh
hưởng cùng chiều đến “Áp dụng kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn
hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”. Trong khi đó 02 yếu tố “Nhà quản trị”
và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp
thơng tin” khơng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
3.5. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn
hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
3.5.1. Những kết quả đạt được
Việc thực hiện các nội dung KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các
DNSX cơ khí Việt Nam đã được thực hiện ở mức độ cơ bản, thể hiện được
vai trò chủ đạo trong việc cũng cấp thông tin theo nhu cầu của nhà quản trị.
3.5.2. Những hạn chế
Về thu thập thông tin KTQT
Về xác định nội dung thông tin cần thu thập, các DN chưa đặt trọng tâm
vào thông tin dự báo tương lai. Nhiều DN chưa có đầy đủ thơng tin về các
tiêu chuẩn nội bộ. Một số thông tin tiêu chuẩn nội bộ kế tốn xác định cần
thu thập nhưng khơng thể thu thập được, đặc biệt là thông tin về định mức chi



18

phí SXC, định mức chi phí bán hàng và quản lý DN. Đối với thông tin kết
quả thực hiện, các DN đã phân loại thành từng loại, nhóm theo yêu cầu quản
lý nhưng một số khoản mục doanh thu, chi phí chưa được nhận diện theo
đúng nội dung. Các tiêu thức phân loại thơng tin chi phí, doanh thu theo cách
thức của KTQT cũng chưa được nhiều DN áp dụng.
Về lựa chọn nguồn thu thập thơng tin: kế tốn tại các DNSX cơ khí Việt
Nam chủ yếu thu thập thơng tin từ nguồn bên trong DN mà chưa quan tâm
nhiều đến nguồn thơng tin bên ngồi.
Hệ thống phương tiện hỗ trợ thu thập thông tin KTQT chưa tận dụng
được hết hiệu năng, tiện ích của các phương tiện hỗ trợ. Nhân viên kế tốn
cịn lúng túng trong việc cập nhật và vận dụng những ứng dụng hiện đại của
CNTT. Mặt khác, những phần mềm kế toán mà các DN đang sử dụng phần
lớn là khơng tích hợp được hệ thống.
Về xử lý và phân tích thơng tin KTQT
Đối với các quyết định liên quan đến hoạch định
Một số dự toán đã được lập là dự toán khối lượng sản xuất, dự tốn doanh
thu, dự tốn chi phí NVLTT và dự tốn chi phí NCTT nhưng lại chưa chặt
chẽ khi chi phí chưa được phân tích rõ ràng thành BP và ĐP. Các DN chưa
xử lý được thông tin để xây dựng dự tốn chi phí SXC và dự tốn các khoản
chi phí ngồi sản xuất, dự tốn giá vốn hàng bán, dự tốn tình hình tài chính
và dự tốn kết quả kinh doanh. Mặt khác, số liệu dự toán thường được xây
dựng cố định cho một mức độ hoạt động nhất định mà chưa xây dựng linh
hoạt cho các mức độ hoạt động khác nhau.
Đối với các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện
Các DN phân bổ chi phí chung dựa trên khối lượng theo cách truyền
thống, tiêu thức phân bổ chi phí thường là khối lượng, doanh thu hoặc chi phí
trực tiếp mà khơng tính đến mối quan hệ “nhân - quả” giữa hoạt động làm

phát sinh chi phí và chi phí phát sinh.
Phân tích mối quan hệ CVP và phân tích thơng tin thích chưa hỗ trợ nhiều
cho NQT đưa ra quyết định lựa chọn phương án. Trong rất nhiều tình huống
nhà quản trị ra quyết định dựa vào kinh nghiệm và sự suy đoán của cá nhân,


19

hoặc chỉ sử dụng thơng tin kế tốn như một kênh tham khảo thêm mà không
phải là kênh thông tin chủ yếu.
Xử lý và ph n tích thơng tin cho việc ra quyết định liên quan đến lãnh đạo
và kiểm sốt
Kỹ thuật phân tích chênh lệch mới ở mức độ đơn giản là phân tích sự biến
động của các chỉ tiêu giữa kết quả thực tế so với dự toán/ kế hoạch đã được
phê duyệt. Phân tích nguyên nhân biến động chưa được quan tâm đúng mức,
chưa giúp các DNSX cơ khí phát hiện được các yếu tố gây ra sự biến động
của các chỉ tiêu đề từ đó có các quyết định điều chỉnh, kiểm soát phù hợp.
Về cung cấp thông tin
Thông tin trên hệ thống báo cáo kiểm soát và đánh giá khá đơn giản, do
chỉ so sánh chênh lệch về số tuyệt đối, số tương đối với cùng chỉ tiêu so sánh
kỳ này với kỳ trước hoặc với kế hoạch để đánh giá kết quả thực hiện. Bên
cạnh đó, nhà quản trị ln có nhu cầu thơng tin so sánh các phương án để
quyết định lựa chọn phương án phù hợp nhất với DN nhưng việc cung cấp
thông tin trên các báo cáo chứng minh quyết định quản trị chưa được nhiều
DN thực hiện. Trong nhiều tình huống nhà quản trị cần thông tin ngay để ra
quyết định nhưng kế toán cung cấp chưa kịp thời.
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện
KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam.
Trong đó, ngun nhân chủ quan từ phía DN là những ngun nhân có tính

chất quyết định.


20

CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA
QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CƠ KHÍ VIỆT NAM
4.1. Định hƣớng phát triển của ngành sản xuất cơ khí và quan điểm hồn
thiện kế tốn quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh
nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
4.1.1. Định hướng phát triển ngành sản xuất cơ khí Việt Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, số lượng
DNSX cơ khí chiếm khoảng 30% tổng số DN chế biến, chế tạo của Việt
Nam. Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng
3 năm 2018, Chính phủ xác định sản xuất cơ khí là một ngành cơng nghiệp
có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố của Việt Nam. Trong xu thế tất yếu của bối cảnh tồn cầu hóa và
các cam kết gia nhập, các DNSX cơ khí Việt Nam cần phải có sự quan tâm
nhiều hơn nữa đến cơng tác kế tốn nói chung, KTQT và KTQT với việc ra
quyết định ngắn hạn nói riêng nhằm cung cấp những thơng tin hữu ích tư vấn
cho nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời để điều hành, chỉ
đạo hoạt động SXKD trong điều kiện huy động và khai thác tốt nhất nguồn
lực của đơn vị. Từ đó, các DN sẽ tận dụng được những cơ hội để phát triển
và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4.1.2. Nguyên tắc và quan điểm hoàn thiện kế toán quản trị với việc ra
quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
Trước những tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 trong bối cảnh hội

nhập toàn cầu, các giải pháp hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định ngắn
hạn trong các DN nói chung và các DNSX cơ khí Việt Nam nói riêng, để
đảm bảo tính khả thi và phù hợp với DN cần tuân thủ các nguyên tắc
KTQT toàn cầu đã được Hiệp hội kế tốn cơng chứng tồn cầu (CGMA,
2018) xác định:


21

(1) Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên sự
giao tiếp, truyền đạt tầm nhìn có ảnh hư ng
(2) Hồn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên cơ
s thông tin thích hợp
(3) Hồn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên sự
ph n tích tác động đến giá trị
(4) Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên
trách nhiệm quản lý, tạo lập niềm tin.
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị với việc ra quyết định
ngắn hạn trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
4.2.1. Hồn thiện thu thập thơng tin kế tốn quản trị với việc ra quyết định
ngắn hạn
Luận án đề xuất quy trình xác định các loại thông tin KTQT cần thu thập
và lựa chọn nguồn thu thập thông tin :
- Thông tin tiêu chuẩn nội bộ: Tác giả đề xuất các DN sớm hồn thiện
các tiêu chuẩn nội bộ cịn thiếu, quy định trách nhiệm của các bộ phận khác
trong việc phối hợp với bộ phận chủ trì để xây dựng tiêu chuẩn, tránh sự
chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc cung cấp thơng tin khi
kế tốn u cầu, đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn nội bộ kế tốn cần thu thập
ln sẵn có và có thể thu thập kịp thời.
- Thông tin kết quả thực hiện: Kế tốn nên phân loại thơng tin kết quả

thực hiện vào các loại, nhóm phù hợp hơn. Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện
nay, kế tốn trong các DNSX cơ khí cũng cần quan tâm đến thu thập các
thông tin về các chi phí liên quan đến mơi trường (chi phí xử lý chất thải, chi
phí tiết kiệm được từ mơi trường…), chi phí chất lượng (chi phí phịng ngừa,
thẩm định sản phẩm, chi phí sản phẩm lỗi), chi phí liên quan đến nguồn nhân
lực, trách nhiệm với xã hội
- Thông tin dự báo tương lai: Luận án cũng đưa ra gợi ý cho kế toán các
DN chủ động tự ước tính được bằng việc thu thập thơng tin liên quan đến
việc sử dụng các nguồn lực này ở các mức độ khác nhau trong quá khứ, áp


22

dụng phương pháp cực đại - cực tiểu, bình phương bé nhất để phân tích các
khoản chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí…
Luận án cũng đề xuất giải pháp để hoàn thiện cách thức thu thập và kiểm
sốt chất lượng thơng tin thu thập được thơng qua phần mềm hoạch định
nguồn lực tổng thể (ERP). Hệ thống ERP có quy trình khép kín, cho phép
liên kết, đảm bảo tính liên tục và kế thừa dữ liệu từ các bộ phận khác nhau
trong DN, từ đó hỗ trợ bộ phận KTQT trong việc thu thập, xử lý và cung cấp
thơng tin nhanh chóng và chính xác, kịp thời.
4.2.2. Hồn thiện xử lý và phân tích thơng tin kế toán quản trị cho việc ra
quyết định ngắn hạn
Đối với các quyết định liên quan đến hoạch định: Tác giả thiết lập quy
trình phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ xây dựng các têu chuẩn nội bộ về định
mức chi phí để kế tốn có đủ thơng tin xây dựng hệ thống dự tón tổng thể.
Đồng thời, luận án đề xuất các DN cân nhắc nhắc tiến hành xây dựng dự toán
linh hoạt ở các mức độ sản xuất và tiêu thụ khác nhau.
Đối với các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện:
Với những đặc điểm đặc thù của ngành sản xuất cơ khí, tác giải đề xuất kế

tốn có thể áp dụng “linh hoạt” các phương pháp xác định chi phí, giá thành phù
hợp trong từng giai đoạn của vòng đời sản phấm:
- Với những sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế: Áp dụng
phương pháp xác định giá thành theo chi phí mục tiêu.
- Với những sản phẩm trong giai đoạn sản xuất đại trà: Áp dụng phương
pháp xác định giá thành theo chi phí tồn bộ, chi phí chung được phân bổ cho
các đối tượng chịu phí dựa trên cơ sở xác định mối quan hệ nhân – quả giữa
hoạt động làm phát sinh chi phí và chi phí phát sinh (ABC)
Ngồi ra, các DNSX cơ khí Việt Nam có thể tham khảo áp dụng mơ hình
phân tích thơng tin thích hợp, phân tích mối quan hệ CVP khi cần tư vấn cho
các nhà quản trị ra quyết định trong một số tình huống như: điều chỉnh chi
phí, giá bán, kết cấu và khối lượng các mặt hàng tiêu thụ trong ngắn hạn,


×