Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và THƯƠNG mại TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. LÊ QUỐC CƯỜNG

NGUYỄN THỊ XUÂN
Lớp: K54EK1
Mã sinh viên :18D260056

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương Mại và quý Thầy, Cô trong
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện cho em có
đợt thực tập vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Lê Quốc Cường,
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt báo cáo thực tập này.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG


đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận thực tế với
hoạt động kinh doanh của cơng ty trong suốt q trình thực tập.
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên trong q trình làm báo cáo thực tập khó tránh
khỏi những sai sót, em rất mong các Thầy, Cơ bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cơ để em
học hỏi và có thêm được nhiều kinh nghiệm và hồn thành tốt hơn trong bài báo cáo
tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
MỤC LỤC ...................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .........................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI TNG ................................................................................................7
1.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển ..................................................7
1.1.1. Tên và địa chỉ .............................................................................................7
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................8
1.2. Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của công ty TNG ...........................8
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh .............................................................................8
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty .................................................................................9
1.3. Cơ cấu tổ chức công ty TNG ..........................................................................9
1.4. Nhân lực của cơng ty TNG……………………………………………………10
1.5. Tài chính của cơng ty TNG……………………………………………..12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG ...................................................13
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .............................13
2.1.1. Kết quả SXKD của công ty trong 3 năm gần nhất ...................................13
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính, thị trường chính của cơng ty ......................14
2.2. Phân tích hoạt động Kinh tế Quốc tế của công ty TNG ............................15
2.2.1. Lĩnh vực xuất khẩu ...................................................................................15
2.2.2. Lĩnh vực nhập khẩu ..................................................................................19
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................21

3


3.1. Về thành công: ..............................................................................................21
3.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................22
3.3. Vấn đề đặt ra .................................................................................................22
3.4. Đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp………………………………………23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................24

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng việt:


Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài:

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI TNG
1.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty TNG
1.1.1 Tên và địa chỉ
- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
- Tên tiếng Anh: TNG Investment and Trading Join Stock Company
- Tên giao dịch: TNG Investment and Trading Join Stock Company
- Tên viết tắt: TNG
- Trụ sở đăng ký: 160 Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố
Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
- Điện thoại: (0280)3.858.508

Fax: (0280)3.856.408

- Email:

Website:

- Mã số thuế: 4600305723
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (từ 1979 đến năm 1983):
Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 488/QĐ-UB ngày
22/11/1979 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 7/5/1981 tại quyết định số 124/QĐ- UB của UBND tỉnh sát nhập trạm gia

công may mặc thương nghiệp vào xí nghiệp.
- Giai đoạn thứ hai (từ năm 1984 đến năm 1986):
Đây là giai đoạn ổn định sản xuất để tạo đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh
doanh của giai đoạn này vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản xuất
theo đơn đặt hàng của nhà nước.
- Giai đoạn thứ ba (từ năm 1986 đến năm 1993):
Đây là giai đoạn khởi đầu chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang
cơ chế thị trường. Doanh nghiệp phải tự hoạch tốn đầy đủ chi phí và tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn khởi đầu cho sự chuyển đổi cơ chế nên hoạt
động SXKD của doanh nghiệp gặp vơ cùng khó khăn, cán bộ cơng nhân viên chưa
chuyển đổi được nhận thức, tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng vơ cùng khó
khăn, lạm phát tăng cao. Chính vì vậy mà doanh nghiệp khơng tránh khỏi vòng
7


xốy của suy thối kinh tế. Có những năm doanh nghiệp gần như phải đóng cửa vì
khơng tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, người lao động bị mất việc làm.
- Giai đoạn thứ tư (từ những năm 1993 đến năm 2002):
Đây là giai đoạn chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo. Hoạt động theo cơ chế thị
trường. Kết quả SXKD của xí nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có sự liên doanh liên kết
với các đơn vị trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và quy mô
sản xuất, thu hút và giải quyết thêm được việc làm cho người lao động.
Ngày 4/4/1997 Công ty được đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên theo quyết
định số 576/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Giai đoạn thứ năm ( từ năm 2003 đến nay ):
Ngày 02/01/2003 Cơng ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, cơng ty
chính thức chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với 100% vốn các
cổ đông. Sau khi chuyển đổi hoạt động theo mơ hình cổ phần, Cơng ty đổi tên thành
Công ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên. Ngày 05/09/2007 Công ty đổi tên
thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG.

Ngày 22/11/2007 cổ phiếu của công ty TNG được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Hà nội.
1.2. Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của công ty TNG
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh


Sản xuất và mua bán hàng may mặc



Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc



Đào tạo nghề may cơng nghiệp



Mua bán máy móc thiết bị cơng nghiệp, thiết bị phịng cháy chữa cháy



Xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp



Vận tải hàng hố đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi




Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.



Đầu tư xây dưng CSKT hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư.

1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty
8


Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng may
mặc như: Áo jacket, quần jean, quần sọc, quần lửng, quần dài, áo sơ mi nam, nữ các loại,
đồng phục học sinh và các loại may mặc khác theo đơn đặt hàng với nhiều chủng loại
mẫu mã, màu sắc khác nhau, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ngồi ra Cơng ty còn sản
xuất một số mặt hàng khác như: Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon
và nguyên phụ liệu cho ngành may mặc…
1.3 Cơ cấu tổ chức công ty TNG
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG được tổ chức và điều hành theo mơ
hình Cơng ty Cổ phần, tn thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ máy
quản lý của Cơng ty được chia thành các Phịng, Ban nhằm quản lý tốt nhất mọi
hoạt động trong Công ty:
Sơ đồ 1.1: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty TN

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty TNG năm 2020)

HĐQT của TNG gồm có 9 người. Trong đó có 01 Chủ tịch HĐQT, 03 thành viên
HĐQT độc lập. Ban TGĐ gồm có 01 TGĐ và 05 Phó TGĐ chuyên trách từng lĩnh
vực riêng. Đồng thời Cơng ty có 01 kế tốn trưởng chịu trách nhiệm về tài chính.
9



1.4 Nhân lực của công ty TNG
- Tổng số lao động của Cơng ty: 14.796 (tính đến ngày 31/12/2020)
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty TNG phân theo TĐCM & thời hạn HĐLĐ

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty TNG năm 2020)

- Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn: Lao động có trình độ học vấn hệ CĐ
chiếm 13.56%, hệ ĐH chiếm 14.6%: Số lượng lao động ngày chiếm số ít, chủ yếu
được phân bổ vào các vị trí quản lý cấp cao, trưởng phịng của các phòng ban để
quản lý các hoạt động chủ chốt. Lao động có tay nghề chiếm 71.5%: Phần lớn lao
động ở tuổi này họ đã có kinh nghiệm về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Công ty là đơn
vị tham gia thị trường ngồi nước, là những thị trường có những tiêu chuẩn rất khó
tính, để thành cơng trong kinh doanh cần phải sử dụng lao động có kinh nghiệm.
- Cơ cấu lao động theo thời hạn HĐLĐ: Số lượng người lao động làm việc theo hợp
đồng từ dưới 1 năm rất ít chiếm 13,59%. Hợp đồng thời hạn 1-3 năm, chiếm tỷ số
cao nhất lên đến 48,52%. Hợp đồng không thời hạn, chiếm tỷ lệ tương đối cao
(37,89%). Điều này chứng tỏ Cơng ty đã có những chính sách ưu đãi rất tốt cho
người lao động để giữ chân họ gắn bó và trung thành với cơng ty lâu dài.
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động phân theo giới tính của Công ty TNG
Với sản phẩm may mặc, cần
đến sự tỉ mỉ và tính thẩm mỹ
cao. Với 75,79% lao động nữ,
cơng ty có thể sản xuất ra
những sản phẩm tốt nhất đến
tay của khách hàng.
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty TNG 2020)
10



1.5 Tài chính của cơng ty TNG
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế tốn năm 2018-2020 của Cơng ty TNG

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020 của Cơng ty TNG)

- Tổng tài sản của Công ty năm 2020 là 3,554,954,990,341 đồng, so với năm 2018
thì tổng tài sản của Cơng ty TNG tăng hơn 1,0000,000,000,000 đồng.
- Từ sự tăng trưởng trong tổng tài sản chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng
trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều chính sách huy động
vốn khá hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Tổng cộng
nguồn vốn của Công ty năm 2020 là 3,554,954,990,341 đồng.
- Cơ cấu vốn: Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2018 – 2020 của Cơng ty chúng ta có thể
nhận thấy vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty phần lớn được tài trợ bằng
nợ phải trả. Nợ phải trả là khoản mục khá quan trọng trong tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp, ta có thể nhận thấy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là rất
cao. Năm 2020, tổng nợ phải trả của Công ty là 3,554,954,990,341 đồng. Cụ thể
11


trong khoản mục nợ phải trả của Cơng ty có hai khoản mục chính đó là nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn thì khoản nợ ngắn hạn là chiếm tỷ trọng nhiều nhất. => Công ty đang
khai thác tận dụng hết mức có thể các nguồn vốn có thể chiếm dụng được để nhằm
phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình,Tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi, Cơng
ty cũng phải đề phịng có thể gặp rủi ro trong khả năng trả nợ của mình.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Cơng ty có xu hướng tăng. Cụ
thể năm 2018 vốn chủ sở hữu là 794,064,399,495 đồng, năm 2020 tăng lên là
1,147,979,932,911 đồng. Như vậy thì cơng ty đang ngày càng tự chủ về tài chính.
- Khả năng thanh tốn của cơng ty:
Tổng tài sản

+) Khả năng thanh toán tổng quát =

–––––––

Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng và nhu cầu thanh tốn của Cơng
ty. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của
Cơng ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. Đối với Công ty TNG thì chỉ
tiêu này cho thấy khả năng thanh tốn tổng quát của Công ty năm 2020 tăng lên so
với năm 2018. Năm 2018, 1 đồng công nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,44 đồng
tài sản, còn ở năm 2020 thì 1 đồng cơng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,48 đồng
tài sản. Tuy ta thấy khả năng thanh tốn tổng qt của Cơng ty là khơng cao nhưng
khả năng bảo đảm được các khoản nợ bằng tài sản tốt vì vậy nên khơng sợ xảy ra
tình trạng nợ bi dồn đọng và khơng thanh tốn được nợ.
Tài sản lưu động
+) Khả năng thanh toán hiện hành = ––––––––
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh tốn ngắn hạn của Cơng ty. Tỷ số này của
Cơng ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG năm 2018 là 1 và năm 2020 giảm
xuống là 0,93. Nguyên nhân là cho tỷ số này giảm đi đó là do tài sản lưu động và nợ
ngắn hạn của Công ty trong năm 2020 giảm đi so với năm 2018 và chỉ số này đang
nhỏ hơn 1 nên điều này cho thấy tình hình tài chính của Cơng ty đang gặp vấn đề
đối với các khoản nợ ngắn hạn, đây là một vấn đề mà Công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG cần lưu ý trong thời gian tới.
12


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

THƯƠNG MẠI TNG TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNG
2.1.1 Kết quả SXKD của công ty trong 3 năm gần nhất
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2018-2021 của cơng ty TNG

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020 của Công ty TNG)

Từ bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 3 năm 2018-2020, ta có
một số đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty TNG như sau:
- Năm 2018 là năm Công ty có tốc độ tăng trưởng về tổng doanh thu và lợi nhuận
sau thuế tăng ấn tượng nhất trong 4 năm trước đó. Doanh thu năm 2018 tăng 45%
so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng 57% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng 2018, doanh thu lũy kế đạt 3.040 tỷ
13


VNĐ, vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 trước 2 tháng tương ứng
10,5%; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 147 Tỷ VNĐ, vượt kế hoạch
sản xuất kinh doanh năm 2018 trước 2 tháng tương ứng 15,7%.
- Năm 2019 là năm Công ty đạt được mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục kể từ thời
điểm niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Doanh thu năm 2019 đạt 4.617 tỷ
VNĐ tăng 28% so với thực hiện cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2019
đạt 230 tỷ VNĐ tăng 28% so với thực hiện cùng kỳ năm 2018. Theo báo cáo kết
quả kinh doanh 11 tháng 2019, doanh thu lũy kế 4.336 tỷ VNĐ, vượt kế hoạch sản
xuất kinh doanh năm 2019 4,4%; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 216
Tỷ VNĐ, vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 tương ứng 3,8%.
- Lũy kế cả năm 2020, TNG đạt doanh thu 4.484 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm
2019, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh đạt 152,2 tỷ đồng, chỉ bằng 66% khi so với 230
tỷ đồng của năm 2019. Theo lý giải của TNG, do ảnh hưởng của dịch bệnh tại châu
Âu, một số đơn hàng khách đã yêu cầu giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu.
Bên cạnh đó, các khoản dự phịng tăng 5 tỷ đồng so với cùng kỳ, các khoản chi phí

đầu vào cơng ty vẫn phải duy trì thanh tốn đúng theo quy định và hợp đồng đã ký.
Điều này khiến lợi nhuận giảm gần 60% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên trong số
các cơng ty ngành dệt may thì TNG vẫn đang là công ty dẫn đầu, cho thấy sự phục
hồi trở lại từ Quý 3 năm 2020. Tăng trưởng doanh thu quý 3 của TNG đạt 10,8%
YoY và tạo cách biệt khá rõ nét với những công ty cùng ngành có mơ hình và quy
mơ tương tự (bình quân +2,48% YoY). Bên cạnh đó, các chỉ tiêu hoạt động như
vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và biên lợi nhuận hoạt động đều
đã và đang hiệu quả hơn từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào Quý 1 2020.
Theo báo cáo của Mirae Asset, năm 2021 TNG sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhờ
sự phục hồi ở các thị trường chính (Mỹ, Pháp, Canada).
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính, thị trường chính của công ty
- TNG là đơn vị may công nghiệp xuất khẩu. Chuyên các sản phẩm chủ lực như áo
Jacket bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc các loại, váy, hàng trẻ em, quần
áo nỉ, hàng dệt kim; sản xuất bông tấm, thêu công nghiệp, thùng carton, túi PE các
loại, giặt công nghiệp. Sản xuất hàng nội địa mang thương hiệu TNG: TNG đang
trong quá trình xâm nhập thị trường nội địa. Hàng năm, TNG đều ra những bộ sưu
14


tập đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, bắt kịp với xu hướng thời trang thế giới. Từ
năm 2016, TNG đã bắt đầu thâm nhập thị trường nội địa với các sản phẩm thời
trang mang thương hiệu TNG. Sau đó, từ năm 2018, Cơng ty đã lấn sân sang lĩnh
vực kinh doanh bất động sản và hiện đang triển khai hai dự án bất động sản là khu
nhà ở thương mại TNG Village và cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1
2.2 Phân tích hoạt động Kinh tế quốc tế của công ty TNG
2.2.1 Về lĩnh vực xuất khẩu
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là
gia công hàng may mặc và xuất khẩu cho các thương hiệu thời trang lớn trên thế
giới như Decathlon, The Children’s Place, hoạt động này đóng góp trên 95% doanh
thu của doanh nghiệp kể từ khi thành lập. ) còn lại là bán nội địa với thương hiệu

TNG Fashion và phần rất nhỏ là in, thêu công nghiệp. TNG đứng thứ 9 trong số các
doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất cả nước và đứng
thứ 3 trong số các doanh nghiệp dệt may niêm yết, chỉ sau Tổng Công ty Cổ phần
May Việt Tiến và Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
Bảng 2.2: Tổng Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNG trong 3 năm 2018-2020
(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020 của Cơng ty TNG)

Năm 2018, TNG đã ký hợp đồng với khách hàng mới là Adidas - góp phần tăng
tổng kim ngạch xuất khẩu tồn ngành. Năm 2019, TNG cũng có 2 khách hàng lớn
mới là Nike và Puma, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lên 251 triệu USD, tăng 44
triệu USD so với cùng kỳ năm 2018. Một trong những yếu tổ chủ quan là Nhà máy
Đồng Hỷ và Võ Nhai đã tiếp tục lắp đặt thêm chuyền may, nâng tổng công suất lên
9%. Năm 2020, Doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn bởi Covid, đứt gãy nguồn
cung nguyên phụ liệu, đồng thời, các thị trường xuất khẩu chủ yếu (Mỹ, EU) cũng
đang hạn chế nhập khẩu, đối tác của TNG cũng xin hỗn nhập hàng. Từ đó, làm
giảm tổng kim ngạch xuất khẩu xuống 237 triệu USD.
15


Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng XK sang thị các trường chính của cơng ty TNG năm 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty TNG năm 2018)

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng XK sang thị các trường chính của cơng ty TNG năm 2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty TNG năm 2019)

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng XK sang thị các trường chính của cơng ty TNG năm 2020


(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty TNG năm 2020)
16


- Thị trường tiêu dùng bán lẻ Mỹ đang dần phục hồi khi nước này đang hoàn tất
việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tới toàn bộ dân số trong bối cảnh căng thẳng Mỹ
- Trung chưa hạ nhiệt là cơ hội cho các công ty gia công may mặc gia tăng giá trị
xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam ln duy trì vị trí thứ 2 trong số các nước có giá
trị nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ, sau Trung Quốc và thị phần nhập khẩu hàng
may mặc của Việt Nam vào Mỹ đang gia tăng hàng năm.
- Thị trường châu Âu với ưu đãi về thuế cũng là cơ hội cho TNG thâm nhập sâu hơn
vào thị trường này. Hiệp định EVFTA chính thức được Quốc hội thơng qua vào
tháng 6/2020 và có hiệu lực từ tháng 8/2020. Theo cam kết của EVFTA, trong số
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU
xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch
còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm (theo tapchitaichinh.vn).
- Thị trường châu Á cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của TNG, chủ yếu là
Singapore. Singapore đang đạt tỉ lệ tiêm chủng khá cao, do đó thị trường tiêu dùng
bán lẻ may mặc được kì vọng phục hồi tốt. Bối cảnh này thuận lợi cho TNG trong
việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Biểu đồ 2.6: Các Đối tác chính của Cơng ty TNG

(Nguồn cơng ty TNG)
17


Biểu đồ 2.7: Doanh thu đã thực hiện &xác nhận đơn hàng với các khách hàng 2021
(Đơn vị: triệu USD)


(Nguồn báo cáo lần đầu 2021 của công ty TNG)

- Decathlon là chuỗi bán lẻ đồ thể thao lớn nhất của Pháp với các điểm tiêu thị trên
toàn cầu. TNG chủ yếu thực hiện các đơn hàng may mặc áo jacket, quần short và áo
thể thao cho Decathlon với tỷ lệ đơn hàng FOB khoảng 50%.
- The Children's Placr (TCP) là chuỗi bán lẻ thời trang trẻ em lớn nhất tại Mỹ, sản
phẩm chủ yếu phân phối tại Mỹ và Canada vốn là thị trường rộng và có sức tiêu thụ
vơ cùng lớn. TNG chủ yếu thực hiện các đơn hàng may quần áo trẻ em với The
Children's Placr theo tỷ lệ đơn hàng FOB đạt 100%.
- Đơn hàng từ Columbia có xu hướng chậm lại. Một phần nguyên nhân là tỷ trọng
đơn hàng từ các khách hàng khác như Decathlon và TCP tăng lên, một phần khác là
do Columbia cũng đặt hàng từ nhiều đơn vị sản xuất hàng may mặc khác tại Việt
Nam như May Sài Gòn (GMC), May Sông Hồng...
- Điểm đáng lưu ý là TNG đã và đang triển khai thực hiện FOB cấp 2, theo đó,,
TNG sẽ chủ động nhập khẩu nguyên vật liệu cho Levi's. Mặc dù, giá trị đơn hàng
Levi's chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu, tuy nhiên, đây là một
tín hiệu tích cực đối với TNG với việc khách hàng quốc tế tin tưởng và giao cho
TNG chủ động tìm nguồn nguyên vật liệu.
18


Biểu đồ 2.8: Cơ cấu doanh thu của TNG theo phương thức sản xuất 2007 - 2019
(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: TNG, FPTS tổng hợp)
Nhìn biểu đồ ta có thể thấy TNG đã có bước chuyển mình sau khi chuyển từ
phương thức gia công đơn thuần CMT (nhận vải từ bên đặt hàng) sang xuất khẩu
chủ yếu theo phương thức FOB (Mua vải từ nhà cung cấp chỉ định) (chiếm tỷ lệ
52% trong năm 2018). Ngồi ra, năm 2016, cơng ty cũng đã phát triển thêm mảng
ODM (mua vải trong nước) mang thương hiệu TNG Fashion. Sau khi tiến hành sáp

nhập Công ty Cổ phần Thời Trang TNG với gần 40 cửa hàng trên 20 tỉnh thành,
công ty đã nâng tỷ lệ đóng góp của mảng này lên 4% tổng doanh thu. Bằng cách
chuyển dịch phương thức xuất khẩu sang 2 mảng FOB và ODM, cơng ty TNG đã
có biên lãi gộp cao hơn từ 8-25%.
2.2.1 Về lĩnh vực nhập khẩu
Bảng 2.9: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNG giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: Triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020 của Công ty TNG)

Năm 2018, Tổng kim ngạch nhập khẩu là 108 triệu USD. Đây là một con số lớn và
đáng ngưỡng mộ. Trải qua gần 40 năm đi vào hoạt động và phát triển, có thể thấy
19


Cơng ty đã tìm kiếm và xây dựng được nguồn cung chất lượng. Năm 2019, Vẫn nối
tiếp sự phát triển của những năm trước đó, tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty
tăng lên đáng kể ( 11 triệu USD) so với năm 2018. Kết quả này có được nhờ hoạt
động kinh doanh xuất khẩu được đẩy mạnh, từ đó gia tăng nhập khẩu nguyên vật
liệu về các Nhà máy. Năm 2020, Dịch bệnh Covid cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động nhập khẩu của Cơng ty. Thêm vào đó, nguồn cung chủ yếu của doanh
nghiệp là từ thị trường Trung Quốc. Vì thế, sự đứt gãy chuỗi cung ứng đã khiến
tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 giảm 12 triệu USD so với năm 2019.
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng mua nguyên liệu vải của TNG từ các thị trường

(Nguồn báo cáo lần đầu 2021 của công ty TNG)

Hiện nay, hơn 90% ngun vật liệu là do mua ngồi, cịn lại được cung cấp bởi nhà
máy phụ trờ là Bao bì-giặt, thêu-bơng của cơng ty. Ngun vật liệu chính là vải
được TNG nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (50%), Đài Loan, Hồng Kơng. Bên

cạnh đó, phụ liệu cung cấp chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước. Nhìn chung, nguyên vật liệu đầu vào của TNG chủ yếu là từ nhập khẩu. Tuy
vậy, phần lớn các nguyên liệu chính được chỉ định theo yêu cầu của bên đặt hàng,
đây sẽ là điều bất lợt cho công ty khi không đáp ứng được yêu cầu "từ sợi trở đi"
của hiệp định CPTPP, do đó sẽ khơng được hưởng lợi từ thuế suất, làm giảm tính
cạnh tranh của sản phẩm trên các thị trường quốc tế. Tuy vậy với kế hoạch cơ cấu
lại khách hàng, tập trung vào khách hàng lớn cho phép công ty dần chuyển sang
phương thức sản xuất FOB cấp độ 2, giúp công ty có thể chủ động được nguồn
nguyên vật liệu, qua đó có thể chủ động lựa chọn các nhà cung cấp.
20


CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ những phân tích về doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả đưa
ra những nhận xét sơ bộ như sau:
3.1. Về thành công
- Tăng trưởng ngoạn mục: Công thức thành công dựa trên một chiến lược phát triển
đầy tham vọng và khả năng liên tục tự đổi mới của TNG đã tạo ra nhiều bước ngoạn
mục. Từ một xí nghiệp may gia cơng xuất khẩu cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay
TNG đã sở hữu 140 dây chuyền may công nghiệp hiện đại. Những thành cơng mang
tính nhảy vọt trong giai đoạn qua đã đưa TNG trở thành một hình mẫu phát triển
của các DN sau cổ phần hóa, được các cơ quan quản lý trung ương và địa phương
ghi nhận. Bước tiến của TNG cịn thể hiện qua uy tín thương hiệu TNG trên thị
trường dệt may quốc tế. Trong nhiều năm qua thương hiệu quốc tế TNG đã khẳng
định mình với khả năng nhận các đơn hàng trực tiếp từ các nhà bán lẻ hàng đầu thế
giới như Columbia, TCP, Perry Ellis... Xuất khẩu sản phẩm đến 56 Quốc gia (năm
2020) - năm 2019 là 53 Quốc gia và đang tiếp tục mở rộng thị trường.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên hoàn thiện về kỹ năng, đảm bảo về năng lực và đáp
ứng ngun tắc văn hóa. Điển hình, Năm 2020 Cơng ty có chính sách hỗ trợ 100%
cho con em CBCNV công tác tại TNG theo học các chuyên ngành liên quan tới dệt

may; Tổ chức đào tạo được 13.475 lượt người với ngân sách 8,5 tỷ đồng. Nhờ đó
TNG đã xây dựng được thương hiệu vững chắc, tạo nên lợi thế cạnh tranh trong
ngành khi sở hữu nguồn sản phẩm và nguồn nhân lực chất lượng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích q trình cơng nghiệp hóa tồn
diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới. Cùng với mục tiêu tự động hóa, hiện đại hóa
trong quy trình sản xuất, TNG đã đầu tư một hệ thống lớn máy tự động: Máy trải
vải tự động, máy cắt tự động... hướng dần tới sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc
điều hành máy trong quá trình sản xuất. Điều này có thể thấy được cơng ty rất
nhanh nhạy trong việc bắt kịp xu hướng, thay đổi nhanh nhạy và đáp ứng tốt nhu
cầu của thị trường. 100% các nhà máy của TNG đạt tiêu chuẩn đánh giá trách
nhiệm xã hội BSCI, Wrap, Betterwork; Top 10 Doanh nghiệp bền vững 5 năm
2016, 2017, 2018, 2019, 2020 trong lĩnh vực sản xuất do VCCI tổ chức.
- Một số thành công mà TNG đạt được trong giai đoạn đại dịch Covid 19:
21


+) Công ty TNG đã mạnh mẽ vượt qua đại dịch nhờ chủ động nguồn cung ( nhà
máy sợi, trần bơng, dệt, nhuộm... cung cấp cho chính nhà máy của TNG). Từ đó,
bước đầu xây dựng chuỗi cung ứng giúp khách hàng có sẵn nguồn cung, khơng phải
đặt các nơi khác. Do đó, TNG là một trong số ít doanh nghiệp không bị ảnh hưởng
nhiều bởi dịch Covid-19 với doanh thu vẫn ổn định theo từng quý.
+) Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, TNG đã linh hoạt sản xuất khẩu trang kháng
khuẩn phục vụ chống dịch nên doanh thu tiêu thụ nội địa quý I/2020 đạt 63,3 tỷ
đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. TNG đã nghiên cứu, sản xuất thành cơng “Bộ quần
áo bảo hộ y tế phịng dịch” để chung tay với các cấp, ngành trong cuộc chiến phòng
chống dịch bệnh. Năng lực sản xuất của TNG đáp ứng được 100.000 bộ/ngày.
3.2. Về tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, Các đơn hàng CMPT bị phụ thuộc về hàng đồng bộ để sản xuất, dẫn tới
kế hoạch sản xuất nhiều khi thay đổi ngồi dự tính. Bên cạnh đó, TNG vẫn thực
hiện các đơn hàng FOB convert ( khách hàng chỉ định nguồn nguyên phụ liệu).

Thứ hai, Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG vẫn chưa phát huy được hết
vai trò của thị trường nội địa trong mở rộng thị phần. Nguyên nhân là TNG tại thị
trường nội địa còn khá non trẻ, mặt khác thị trường tiêu thụ hàng dệt may, quần áo
may sẵn ở Việt Nam rất cao và không ngừng tăng lên.
Thứ ba, lợi thế về sức mạnh cạnh tranh còn một số hạn chế. Đặc biệt đối với các
thương hiệu lớn từ nước ngoài vốn đa dạng về mẫu mã, chất lượng ưu việt, được
sản xuất trên dây chuyền tiên tiến và liên tục được cập nhật xu hướng theo mùa.
3.3. Vấn đề đặt ra
- Theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
vào EU, với hàng dệt may, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ
xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của ta, 22,7% kim ngạch cịn lại
sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng
đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may
Việt Nam (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may
của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Ngoài ra, EU cũng chấp
nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc. => Từ điều này
22


ta có thể thấy quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong EVFTA chặt chẽ hơn so với nhiều
hiệp định mà Việt Nam đang tham gia. Đây được coi là một thách thức lớn cho
ngành dệt may Việt Nam nói chung và cho cơng ty TNG nói riêng gia tăng xuất
khẩu và hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định này.
- Tuy nhiên, với lượng vật liệu chính được nhập từ Trung Quốc, Công ty TNG vẫn
chưa được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA. Quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” của
EVFTA quy định để được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường EU. Doanh
nghiệp phải sử dụng vải được sản xuất từ Việt Nam, Hàn Quốc hoặc từ chính EU.
Tuy nhiên, cơng suất sản xuất vải của công ty hiện vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu
sản xuất xuất khẩu. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng dệt may xuất
khẩu sang EU, về lâu dài, cơng ty TNG cần phải có kế hoạch đầu tư máy móc thiết

bị, cơng nghệ để nâng cao năng lực sản xuất vải nguyên liệu trong nước, không phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Từ đó, đặt ra thách thức doanh
nghiệp phải chuyển hướng nhập nguồn nguyên vật liệu, tìm kiếm nhà cung mới nếu
muốn hưởng lợi từ EVFTA. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào đi theo đơn đặt hàng
nên việc TNG tìm kiếm nhà cung cấp thay thế địi hỏi phải có sự đàm phán với bên
đặt hàng. Vì thế, bài tốn đặt ra là, TNG làm thế nào để cân bằng lợi ích của việc
cắt giảm thuế quan từ EVFTA và chi phí tăng thêm từ việc tìm kiếm nhà cung cấp
để thay thế cho các nhà cung cấp vải giá rẻ ở Trung Quốc.
=> Như vậy, trong ngắn hạn, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may xuất
khẩu sang EU để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA sẽ vẫn còn
là hạn chế đối với công ty. Trong dài hạn, khi mức thuế suất hàng dệt may tiếp tục
được cắt giảm sâu, tạo động việc hình thành các chuỗi sản xuất khép kín từ ngun
liệu thơ đến thành phẩm hồn thiện cuối cùng, sẽ giúp công ty TNG tận dụng hiệu
quả hơn nữa các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang lại.
3.4. Đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp
1. Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại TNG.
2. Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại TNG.
23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo cập nhật Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG, Mirae Asset
Việt Nam.
2. Thống kê của báo cáo tài chính, báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020, 6
tháng đầu 2021 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG.
3. PGS.TS. Dỗn Kế Bơn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế.
5. Website của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG:
/>6. Các Website khác: /> />

24



×