Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

NHỮNG NỘI DUNG VỀ VỐN TỰ CÓ VÀ QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.12 KB, 16 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
MAG310_2021_D04

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN TỰ CÓ VÀ
QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

GVHD

:

Họ và tên

:

MSSV

:

Lớp

:


TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................... 1
1.1. Khái niệm. ............................................................................................................................ 1
1.2. Thành phần của vốn tự có..................................................................................................... 1
1.2.1. Vốn cấp 1 (core capital-a1). ........................................................................................... 1
1.2.2. Vốn cấp 2: ...................................................................................................................... 1
1.3. Đặc điểm vốn tự có của ngân hàng ....................................................................................... 1
1.4. Những vấn đề chung về vốn tự có ........................................................................................ 2
1.5. Chức năng vốn tự có: ............................................................................................................ 2
1.5.1. Chức năng bảo vệ........................................................................................................... 2
1.5.2. Chức năng hoạt động ..................................................................................................... 2
1.5.3. Chức năng điều chỉnh .................................................................................................... 3
1.6. Vai trị của vốn tự có ............................................................................................................ 3
1.7. Hệ số an toàn vốn (CAR) ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................... 4
2.1. Khái niệm quản trị vốn tự có của ngân hàng thương mại..................................................... 4
2.2. Nội dung cơ bản quản trị vốn tự có. ..................................................................................... 4
2.3. Mơ hình quản trị vốn tự có ................................................................................................... 5
2.3.1. Mơ hình quản trị vốn tự có tổng qt............................................................................. 5
2.3.2. Mơ hình quản trị vốn tự có truyền thống ....................................................................... 5
CHƯƠNG 3. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ HỘI VÀ RỦI RO CỦA HAI NGÂN HÀNG . 7
3.1. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu theo Thơng tư 22/2019/TT-NHNN. .......................................... 7
3.1.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 7
3.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng: .................................................................... 7
3.1.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:................................. 7
3.2. Cơ hội và rủi ro của hai ngân hàng trong tình huống ........................................................... 8
3.3. So sánh và đánh giá về cơ hội và rủi ro của hai ngân hàng trong tình huống ...................... 9

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM ..................................... 9
4.1. Xử lý các khoản nợ xấu của NHTM ..................................................................................... 9
4.2. Cơ cấu lại tài sản có, tài sản nợ ............................................................................................ 9
4.3. Hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro theo quy trình cơng nghệ hiện đại ................................... 9
4.4. Các NHTM nhỏ nên hợp nhất, sáp nhập để tạo nên sức mạnh tổng hợp ........................... 10
4.5. Xác định tầm quan trọng của vốn tự có .............................................................................. 10
4.6. Thơng tư 22/2019/TT-NHNN ............................................................................................ 10
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

1

NHNN

Ngân hàng nhà nước

2

NHTM

Ngân hàng thương mại

3


RRTD

Rủi ro tín dụng

4

Basel I

Hiệp ước vốn Basel I

5

Basel II

Hiệp ước vốn Basel I

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mơ hình quản trị vốn tự có tổng quát (Nguồn: Bank Management.) ................................. 5


Lời mở đầu
Trong điều kiện kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất để đảm bảo các khoản nợ khách
hàng, đảm bảo an toàn và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vốn tự có cũng là yếu tố quyết định đến
sự hình thành và phát triển lâu dài của ngân hàng. Việc duy trì quy mơ vốn chủ sở hữu hợp lý và
đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tăng trưởng mạnh phù hợp với chiến lược phát triển có tác động
lớn đến khả năng tài chính của ngân hàng. Nói cách khác, khi nguồn vốn tự có của ngân hàng được
ban lãnh đạo quản lý hiệu quả dựa trên công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến, khả
năng tài chính của ngân hàng sẽ được nhân đơi. Năng lực tài chính cao, lành mạnh và tiên tiến là

điều kiện cơ bản để mở rộng khả năng huy động vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao khả
năng tự phòng ngừa rủi ro, phát triển ổn định và bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành tiểu luận vẫn cịn nhiều thiếu sót, kính mong nhận
được sự nhận xét và góp ý của Thầy để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

.


CHƯƠNG 1. VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm.
Vốn tự có là số vốn tối thiểu mà một ngân hàng, ví dụ như ngân hàng tiết kiệm hoặc cơng
ty tiết kiệm và cho vay, phải có để tuân thủ qui định của Hệ thống Ngân hàng cho vay nội bộ của
Liên bang (FHLB). Con số này được phát triển như một con số an toàn nhằm bảo vệ người tiêu
dùng khỏi những tổn thất bất ngờ.

1.2. Thành phần của vốn tự có
1.2.1. Vốn cấp 1 (core capital-a1).
-

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

-

Quỹ đầu tư phát triển

-

Quỹ dự phịng tài chính


-

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định

-

Lợi nhuận chưa phân phối

-

Thặng dư vốn cổ phần

-

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.2.2. Vốn cấp 2:
-

50% chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ

-

40% chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn

-

Dự phịng chung theo quy định NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích DPRR và sử dụng DPRR


-

Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành thỏa mãn:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;
(ii) Khơng được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức ngân hàng;

-

Phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và của các loại chứng khoán đầu tư được
định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành
có thời hạn dài.

1.3. Đặc điểm vốn tự có của ngân hàng
Vốn tự có của ngân hàng ngồi việc dùng để mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, góp
vốn liên doanh,… thì đây cịn là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong đó có
cả hoạt động tín dụng.
Có những đặc điểm về vốn tự có cần biết:
❖ Cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động.
1


❖ Giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh.
❖ Là nguồn vốn ổn định, có thể sử dụng với kỳ hạn dài.
❖ Là nền tảng cho sự tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
❖ Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh từ 8% đến 10% nhưng lại có vai
trị rất quan trọng
❖ Là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác.
❖ Tạo uy tín ban đầu, duy trì niềm tin cho ngân hàng
❖ Là cơ sở xác định các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
❖ Vốn tự có quyết định quy mơ của ngân hàng, cụ thể là xác định giới hạn huy động

vốn của ngân hàng
Hơn nữa, vốn tự có bao gồm các nguồn vốn hợp pháp được phép lưu thơng trên thị trường
tài chính. Trong khuôn khổ hội nhập kinh tế, khi các ngân hàng thương mại mở rộng sức hấp dẫn
đầu tư thông qua thị trường tài chính, các ngân hàng sẽ có tầm vóc quốc tế gắn với mơi trường
cạnh tranh cao. Các NHTM đang mở rộng việc thu hút đầu tư thông qua thị trường tài chính bằng
các cơng cụ tài chính đa dạng.

1.4. Những vấn đề chung về vốn tự có
Vốn kinh tế: là số vốn mà một công ty cần để bảo đảm khả năng chi trả các khoản thanh
toán trong lược đồ rủi ro. Vốn kinh tế được sử dụng để đo lường và báo cáo rủi ro thị trường và
hoạt động trên tồn tổ chức tài chính. Vốn kinh tế đo lường rủi ro bằng cách sử dụng thực tiễn
kinh tế hơn là các qui tắc kế toán và qui định.
Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn
pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi
thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

1.5. Chức năng vốn tự có:
1.5.1. Chức năng bảo vệ
-

Giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh

-

Trường hợp ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả: Vốn tự có được sử dụng
hồn trả cho khách hàng.

-

Là cơ sở tạo niềm tin khi khách hàng gửi tiền.


1.5.2. Chức năng hoạt động
-

Vốn tự có, có thể được sử dụng cho vay, góp vốn đầu tư.

-

Đem lại lợi nhuận khơng cao.

2


1.5.3. Chức năng điều chỉnh
-

Là căn cứ để NHNN xác định tỷ lệ an toàn.

-

Là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn nhằm bảo đảm an tồn cho hoạt động của
NH.

1.6. Vai trị của vốn tự có
✓ Thứ nhất, vốn là cơ sở để hình thành ngân hàng và tiến hành hoạt động kinh doanh.
✓ Thứ hai: Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các hoạt động của ngân hàng thương mại.
✓ Thứ ba: Vốn giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh.
✓ Thứ tư: Vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của mình
trên thị trường.
✓ Thứ năm: Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

➢ Vốn tự có là một nguồn lực tài chính vững chắc giúp ngân hàng tăng quy mô,phát triển,
đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Với một tiềm lực tài chính mạnh về vốn
chủ sở hữu sẽ giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận công nghệ mới hơn so với các ngân hàng
nhỏ đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động trong đó có đội ngũ thẩm định
tín dụng. Từ đó khơng chỉ tạo nên sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, thu hút nhiều khách
hàng hơn mà còn nâng cao chất lượng các khoản tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

1.7. Hệ số an toàn vốn (CAR)
Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với
tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTM.
Theo Basel I:
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

CAR = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 (𝑅𝑅𝑇𝐷)
Theo Basel II, III:
𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó

CAR = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 (𝑅𝑅𝑇𝐷+𝑅𝑅𝐻Đ+𝑅𝑅𝑇𝑇)
Theo Basel II và Basel I
Hệ số CAR yêu cầu đối với các NHTM đều ở mức tối thiểu là 8%. Tại Việt Nam, tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu cũng được quy định trong thông tư 13/2010/TT-NHNN, thông tư 36/2014/TTNHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an
tồn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an
tồn vốn riêng lẻ).
𝑉ố𝑛 𝑡ự𝑐ó

Tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 "𝐶ó" 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜

3



Thơng tư 22/2019/TT-NHNN u cầu tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu đối với các NHTM là CAR
≥9%
❖ Nhìn chung các thông tư NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đều hướng đến
chuẩn Basel I Itheo từng giai đoạn. Để đạt được chuẩn Basel II về chỉ tiêu hệ số an tồn
vốn địi hỏi các NHTM phải có một lượng vốn tự có tương ứng với tài sản có rủi ro trong
hoạt động, NHTM phải thường xun duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu theo quy định

CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Khái niệm quản trị vốn tự có của ngân hàng thương mại.
Quản trị vốn tự có của NHTM là việc nghiên cứu sự hình thành vốn tự có của ngân hàng
một cách hợp lý đồng thời quan tâm đến các thành phần của vốn tự có đảm bảo cho các hoạt động
kinh doanh của ngân hàng an tồn và có lãi.
❖ Ý nghĩa của việc thực hiện tốt cơng tác quản trị vốn tự có:
+ Tạo điều kiện để bảo vệ tài sản cho những khách hàng đã ký thác tài sản tại ngân hàng.
+ Tạo điều kiện để ổn định và tăng trưởng vốn tự có một cách hợp lý nhằm nâng cao sức đề
kháng của ngân hàng trước các rủi ro và nguy cơ phá sản trong kinh doanh.
+ Giúp cho nhà quản trị quản lý hiệu quả vốn tự có và tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng
một cách bền vững.
+ Đảm bảo cho ngân hàng đạt được một mức vốn tự có phù hợp với quy mô hoạt động và
mức rủi ro trong kinh doanh.

2.2. Nội dung cơ bản quản trị vốn tự có.
Nhằm bảo vệ trị giá thuần của giá trị ngân hàng, giảm thiểu tối đa những rủi ro, thiệt hại lên
tổng giá trị vốn đầu tư của cổ đông và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, cân đối hài hòa
giữa lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quản trị vốn tự có của các NHTM
cần tập trung vào nội dung sau:
❖ Quản trị tài sản nợ và vốn, tổ chức hiệu quả các yếu tố đầu vào, đa dạng hóa các cơng cụ
huy động tiền gửi, nhằm giúp ngân hàng hình thành được quy mơ, bảo đảm an tồn hoạt
động và duy trì chi phí vốn thấp nhất.

❖ Quản trị tài sản có, cân đối giữa suất sinh lời và rủi ro của danh mục cho vay, đầu tư, duy
trì tính thanh khoản của danh mục tài sản có đảm bảo kinh doanh được hiệu quả.

4


2.3. Mơ hình quản trị vốn tự có
2.3.1. Mơ hình quản trị vốn tự có tổng qt

Hình 1: Mơ hình quản trị vốn tự có tổng quát (Nguồn: Bank Management.)
Quản lý vốn chủ sở hữu về cơ bản đánh giá tác động của khả năng sinh lời trên vốn chủ sở
hữu, và việc áp dụng mơ hình quản lý vốn chủ sở hữu hợp lý có tác động lớn đến mục tiêu quản
trị của ngân hàng.

2.3.2. Mơ hình quản trị vốn tự có truyền thống
Mơ hình quản trị vốn tự có truyền thống phản ánh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của
ngân hàng dựa trên mối tương quan thuận giữa khả năng sinh lời (ROA) và hệ số mở rộng vốn chủ
sở hữu. Mơ hình này phù hợp với các ngân hàng thương mại nhỏ, nghiệp vụ đơn giản.

5


Phương trình mơ hình quản trị vốn tự có truyền thống:
ROE = ROS x Hệ số sử dụng tài sản x Tài sản có/vốn tự có
1

ROE = ROA x Địn cân tích lũy =ROA x 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑣ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó/𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó
Trong đó:
ROA (Return on Aseet): Hệ số sinh lợi của tích sản hay lợi nhuận rịng chia cho tổng tích
sản bình qn.

ROE (Return on Equity): Tỷ lệ sinh lợi của vốn cổ phần hay lợi nhuận ròng chia cho vốn cổ
phần bình quân.
ROS (Return on sales): Doanh lợi biên tế hay tỷ lệ lợi nhuận ròng chia cho tổng thu thuần.
Phương trình trên cho thấy khả năng sinh lời và chiến lược tăng trưởng của ngân hàng thương
mại phụ thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ an
tồn vốn thay đổi thì khả năng sinh lời của ngân hàng cũng thay đổi theo. Do đó, nếu u cầu về
an tồn vốn khơng thay đổi để tăng lợi nhuận cho cổ đơng thì ngân hàng phải tăng ROA hoặc tăng
ROS và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa hệ số
ROS và hiệu suất sử dụng tài sản, các ngân hàng thường tăng ROA bằng cách chấp nhận giảm
ROS và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào mức độ nhạy
cảm của tài sản với những biến động của thị trường, nhưng trong ngắn hạn, việc nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản sẽ buộc các ngân hàng phải mở rộng quy mô vốn lên một quy mô tương ứng.
Khi sử dụng các mơ hình truyền thống, để giảm thiểu rủi ro và đạt được ROA cao theo yêu
cầu của các nhà quản lý ngân hàng, không chỉ cần hiểu biết sâu sắc về thị trường mà cịn phải dự
đốn được tiềm năng, khả năng tăng trưởng của ngân hàng và lựa chọn tỷ lệ ROS phù hợp và biết
cách tạo ra sự đa dạng hóa., cơ cấu tài sản chất lượng cao, khả năng chuyển đổi cao và tỷ lệ an
toàn vốn cao. Nếu biết tận dụng giới hạn tỷ lệ an tồn vốn thì ngân hàng có thể đạt được hệ số
ROE tối đa. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định của lợi nhuận, các ngân hàng cần duy trì sự cân bằng
giữa tốc độ tăng hệ số ROA và hệ số an toàn vốn, hoặc cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao
chất lượng quản trị, quản trị rủi ro và hiệu quả sử dụng vốn. Để áp dụng mơ hình quản lý vốn và
thiết lập, áp dụng thành cơng mơ hình quản lý vốn trên cơ sở thực hiện đầy đủ các yêu cầu về tỷ
lệ an toàn vốn, các ngân hàng cần đáp ứng một số yêu cầu. Các điều kiện sau:
❖ Người quản lý ngân hàng phải có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức để kết hợp
có hiệu quả nguồn vốn tự có hiện có với nguồn nhân lực và vật lực khác. Hoạt động quản
lý ngân hàng phải có khả năng biến đổi giá trị sử dụng của các yếu tố đầu vào thành các
đơn vị cần thiết có thể mang lại giá trị hữu ích thực sự cho các sản phẩm và dịch vụ tài
chính.
❖ Cơng nghệ quản lý ngân hàng cần được đầu tư, chuẩn hóa và cập nhật cao và tính cập nhật
lớn. Khoản đầu tư phải đủ để giúp ngân hàng đạt được các yêu cầu quản lý rủi ro hiện đại
và tránh rủi ro tụt hậu và thua lỗ do chi phí hoạt động quá cao.

6


❖ Ngân hàng phải có chiến lược tài chính khẩn cấp tốt nhất liên quan đến các vấn đề sau Vốn
chủ sở hữu tổng nguồn vốn huy động cho chiến lược phát triển tổng thể dài hạn. Theo yêu
cầu của chiến lược, nó phải giúp ngân hàng nâng cao khả năng hấp thụ vốn, phịng ngừa
mọi rủi ro, có được lợi thế cạnh tranh trên một thị trường cụ thể.

CHƯƠNG 3. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ HỘI VÀ RỦI RO
CỦA HAI NGÂN HÀNG
3.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
3.1.1. Khái niệm
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xun duy trì tỷ lệ an
tồn vốn tối thiểu theo quy định.

3.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu hợp nhất.
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ:
Từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:
𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑙ẻ

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑙ẻx100%
c) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất:
Ngân hàng có cơng ty con, ngồi việc duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy
định tại điểm b khoản này phải đồng thời duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu hợp nhất 9%. Tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng cơng thức sau:

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó ℎợ𝑝 𝑛ℎấ𝑡

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (%)=𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 ℎợ𝑝 𝑛ℎấ𝑡 x100%

3.1.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh ngân hàng nước ngồi:
Chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Tỷ lệ an tồn
vốn tối thiểu được xác định bằng cơng thức sau:
𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 x 100%
7


3.2. Cơ hội và rủi ro của hai ngân hàng trong tình huống
Điểm mạnh (Strength)

Điểm yếu (Weekness)

- Tổng tài sản và vốn tự có của các
ngân hàng thương mại đang được cải
thiện từng ngày.

So với các nước trong khu vực, quy mơ
vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
cịn nhỏ.

- Năng lực tài chính, năng lực quản
trị, kiểm tốn và kiểm soát nội bộ của
các ngân hàng thương mại tiếp tục được
nâng cấp, hiện đại hóa phù hợp với


So với các nước trong khu vực, tỷ lệ an
toàn vốn không ổn định và ở mức thấp.

thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

nước trong khu vực.

Tính lợi nhuận của các ngân hàng thương
mại thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế và các
Nợ xấu không được xử lý triệt để, chủ yếu
do chuyển gánh nợ từ các tổ chức tín dụng sang
Tổng công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC).

Cơ hội (Oportunitise)

Thách thức (Threats)

- Quy định về tỷ lệ an toàn vốn hiện
hành đã đảm bảo tiêu chuẩn Basel I và
đang hướng tới tiêu chuẩn Basel II.

Theo phương pháp tính tỷ lệ an tồn vốn
mới, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng sẽ giảm
đi rất nhiều và tài sản rủi ro sẽ tăng lên.

- Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng
thương mại vượt giới hạn tối thiểu 9%.


Việc mở cửa hệ thống ngân hàng đã gây
áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong và
ngồi nước, có thể làm giảm hiệu quả hoạt động
và tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng trong
nước.

- Chất lượng tín dụng được cải thiện,
tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín
dụng giảm xuống ngưỡng an toàn.

8


3.3. So sánh và đánh giá về cơ hội và rủi ro của hai ngân hàng trong tình huống
Thơng tư 22/2019/TT-NHNN yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các Ngân hàng
thương mại là CAR ≥9%
Hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng A là 10%, và Ngân hàng B là 12% tỷ lệ này cao
trên 9%. Tỷ lệ này phản ánh độ an toàn của NHTM. Thơng qua tỷ lệ này, người ta có thể xác định
được khả năng trả nợ cố định của ngân hàng và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng
và rủi ro hoạt động. Nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo tỷ lệ này, nó sẽ tạo ra một vùng đệm
chống lại các cú sốc tài chính, bảo vệ cả chính họ và người gửi tiền.
Vì những lý do trên, Ngân hàng A là 10% và Ngân hàng B là 12%, các ngân hàng ln quy
định rõ ràng và giám sát việc duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu. Nhìn chung, tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu của các ngân hàng đều đạt trên 9%. Ngân hàng B, ngân hàng có hệ số an tồn cao hơn, ít rủi
ro hơn về mặt rủi ro.
Tuy nhiên, mặc dù các ngân hàng đều có tỷ lệ này đạt mức trên 9% nhưng cũng cần lưu ý
rằng tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch tốn đúng dự phịng cho các khoản nợ xấu và
nợ dưới chuẩn. Lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí dự phòng gia tăng, làm ăn
mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có. Thêm vào đó là các rủi ro ln tiềm ẩn nhất là trong
tình trạng dịch bệnh Covid-19 phức tạp này thì tình trạng sở hữu chéo sẽ xảy ra.


CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM
4.1. Xử lý các khoản nợ xấu của NHTM
Tích cực hợp tác với khách hàng trong việc cơ cấu lại nợ, gia hạn trả nợ đối với những khách
hàng có khó khăn tạm thời về tài chính nhưng có triển vọng kinh doanh sau khi xử lý xong nợ xấu.
Giảm lãi suất để phát hành các khoản vay mới, giúp cơng ty giảm chi phí đầu vào, bán được
hàng và có điều kiện trả nợ ngân hàng.
Xử lý nguồn dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo nợ
khó địi để thu hồi nợ.

4.2. Cơ cấu lại tài sản có, tài sản nợ
Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn
chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường.
Các NHTM cần phải duy trì một tỷ lệ an tồn vốn hợp lý vừa đảm bảo an toàn hoạt động
ngân hàng, vừa đảm bảo có mức sinh lời tối đa.

4.3. Hồn thiện cơ chế quản trị rủi ro theo quy trình cơng nghệ hiện đại
Hồn thiện các hệ thống tiêu chuẩn quản trị, hệ thống công cụ đo lường đánh giá và cơ chế
quản trị rủi ro theo công nghệ quản trị hiện đại là nền tảng cơ bản để các NHTM nâng cao an toàn
vốn.
9


4.4. Các NHTM nhỏ nên hợp nhất, sáp nhập để tạo nên sức mạnh tổng hợp
Việc sáp nhập các ngân hàng và xây dựng một ngân hàng có đủ sức mạnh tài chính để cạnh
tranh với các ngân hàng nước ngoài là một xu hướng tất yếu và tất yếu. Số lượng các ngân hàng
vừa và nhỏ sẽ giảm đi rất nhiều. Sáp nhập giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, duy
trì lợi nhuận và giảm bớt sự cạnh tranh trong ngành.

4.5. Xác định tầm quan trọng của vốn tự có

Ngân hàng phải làm thế nào để đảm bảo đáp ứng quy định về tỷ lệ an toàn vốn nhưng vẫn
mang lại lợi nhuận hợp lý cho các cổ đông, phù hợp với mục tiêu lợi nhuận ngân hàng.
Khi gia tăng vốn tự có, các ngân hàng gặp áp lực về lợi nhuận. Thay vì nới lỏng điều kiện
tín dụng để gia tăng lợi nhuận. Các ngân hàng có thể đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng để gia
tăng doanh thu từ phí, hạn chế gia tăng RRTD cho ngân hàng.

4.6. Thông tư 22/2019/TT-NHNN
Trong điều kiện của Việt Nam hiện tại, khi thông tư 22/2019/TT-NHNN ban hành cuối năm
2019 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2020 yêu cầu các NHTM phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn
tối thiểu 9%. Thay vì tập trung tăng vốn chủ sở hữu cấp 1, các ngân hàng có thể cân nhắc giữa chi
phí và lợi nhuận để lựa chọn tăng vốn cấp 2 hay cấp 1 để giúp các ngân hàng vừa đáp ứng quy
định, vừa hạn chế được rủi ro.

10


KẾT LUẬN
Tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm sốt lạm phát ln là mục tiêu thiết lập của bất
kỳ quốc gia nào. Để đạt được mục tiêu này, khơng thể khơng kể đến vai trị của NHTM đối với
việc điều hành chính sách tiền tệ. Ngồi ra, ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính cũng gặp
nhiều rủi ro. Đặc biệt, các ngân hàng thường gặp rủi ro tín dụng khi thơng tin khơng cân xứng khi
thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp có nguồn lực và tài sản hạn chế, chủ yếu là nợ. Do
đó, các ngân hàng cần có một mức vốn tự có phù hợp để bảo vệ họ khỏi nguy cơ kiệt quệ tài chính.
Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, vốn tự có đóng một chức năng vô
cùng quan trọng. Nguồn vốn phải được khẳng định là nhân tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh
tranh của ngân hàng trên thị trường, thể hiện năng lực tài chính nội tại của ngân hàng thương mại.
Vì vậy, các ngân hàng cần có một mức vốn tự có phù hợp để bảo vệ họ khỏi nguy cơ kiệt
quệ tài chính. Vốn tự có đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. Phải khẳng định rằng, vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của
ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên bài viết này sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự ý kiến đóng góp của Thầy để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn. Cuối cùng, em xin cảm ơn Thầy đã hướng dẫn để em có những kiến thức quý giá như vậy.
Em xin chân thành cảm ơn.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Nguyễn ThịNgọc (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam.
Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng và Lê Nguyễn Minh Phương (2015). Mối quan hệ giữa tỷ
lệ vốn tự có và rủi ro ngân hàng thương mại: Bằng chứng từ Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số25 (35)-tháng 11-12/2015.
Văn bản pháp luật:
Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành
ngày 30/12/2016.2.
Chính phủ (2019), Nghị định 86/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức vốn pháp định
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 14/11/2019.3.
Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành ngày
20/05/2010.
Website:
www.cafef.vn
www.thuvienphapluat.vn




×