Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận marketing mix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.7 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỐ THỰC PHẨM
------------

TIỂU LUẬN
CHIẾN LƯỢC TUYỂN MARKETING MIX TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ TRANG ĐÀI
MSSV : 1800238
Ngành : CNSH khoá 2018

Cần Thơ – năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỐ THỰC PHẨM
------------

TIỂU LUẬN
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Minh Tân

Nguyễn Thị Trang Đài


MSSV : 1800238
Ngành : CNSH khoá 2018

Cần Thơ – năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................i
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX............................................2
1.1 Khái niệm về Marketing Mix...............................................................................2
1.2 Các thành phần trong Marketing mix...................................................................2
1.2.1 Sản phẩm (Product)........................................................................................2
1.2.2 Prices (Giá)....................................................................................................3
1.2.3 Promotion – Hỗ trợ chi phí (học phí).............................................................3
1.2.4 Place – Địa điểm, nơi phân phối sản phẩm....................................................4
1.2.5 People – Con người........................................................................................4
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ. 6
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ..........6
2.2 Thực trạng về công tác đào tạo và giảng dạy của Trường Đại Học Kỹ Thuật –
Công Nghệ Cần Thơ...................................................................................................7
2.3 Thực trạng về chiến lược marketing mix của Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công
Nghệ Cần Thơ trong công tác tuyển sinh...................................................................7
2.3.1. Phân tích về mơi trường marketing mix trong tuyển sinh..............................7
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô.........................................................................................7
2.3.1.2 Môi trường vi mô.........................................................................................8
2.3.2 Xác lập mục tiêu của chiến lược marketing mix tuyển sinh đại học của
Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ..................................................8
2.3.3 Phân loại và lựa chọn thị trường phù hợp.....................................................9

2.3.4. Thiết kế chiến lược marketing mix.................................................................9
2.3.4.1 Chính sách sản phẩm..................................................................................9
2.3.4.2 Chính sách về học phí.................................................................................9
2.3.5. Tổ chức thực thi và kiểm tra chiến lược marketing mix của Trường Đại Học
Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ.............................................................................9
2.3.6. Đánh giá chung thực trạng chiến lược marketing.........................................9
2.3.6.1. Thành tựu...................................................................................................9
2.3.6.2. Hạn chế....................................................................................................10


CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
– CÔNG NGHỆ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2026...............................................11
3.1. Xây dựng chiến lược Marketing cho Trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG
NGHỆ CẦN THƠ Giai Đoạn 2021 - 2026...............................................................11
3.1.1. Xác định giá trị............................................................................................11
3.1.1.1 Phân tích mơi trường marketing................................................................11
3.1.1.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu............................12
3.2 Phương pháp thực hiện chiến lược Marketing....................................................12
3.2.1 Phương pháp quảng bá................................................................................12
3.2.1.1 Quảng bá bằng hình thức quan hệ cơng chúng (PR).................................13
3.2.1.2 Quảng bá bằng hình thức sự kiện (Event).................................................13
3.2.1.3 Quảng bá bằng hình thức học thử nghiệm:...............................................14
3.2.2 Phương pháp làm truyền thơng....................................................................14
3.2.3 Các phương pháp hiệu quả khác..................................................................15
3.3 Chính sách ưu đãi của nhà trường:.....................................................................16
III. KẾT LUẬN........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 4P trong Marketing mix..................................................................................2
Hình 2.1Trường Đại học Kỹ Thuật-Cơng Nghệ Cần Thơ..............................................7
Hình 3.1 Hình ảnh tuyển sinh tại các trường phổ thông...............................................14

1


2


MỞ ĐẦU
Hiện nay tất cả các đại học trên thế giới như Havard, Oxford, Cambridge…hay các
trường đại học nhỏ, mỗi trường đều có bộ phận truyền thơng riêng. Đặc biệt hơn cả là
ở Ấn Độ khi marketing thương hiệu giáo dục của họ đã trở thành một trong hoạt động
được quan tâm nhất khi có riêng Hội đồng truyền thơng và quan hệ công chúng nhằm
giúp đỡ, tập huấn cho cán bộ truyền thông ở các trường đại học.
Việt Nam cũng khơng thể nằm ngồi vịng xốy của thế giới. Trong bối cảnh các
trường đang phát triển theo lộ trình tự tuyển sinh, cũng như tự chủ về tài chính thì nhu
cầu thu hút sinh viên giỏi, xây dựng thương hiệu và tên tuổi là nhiệm vụ sống còn của
các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Hội nhập đã mở ra những cơ hội đồng thời tạo ra khá nhiều thách thức đối mọi
lĩnh vực hoạt động trong đó cả hoạt động giáo dục nghề. Trường Đại học Kỹ thuật –
Cơng nghệ Cần Thơ để có thể cạnh tranh và liên kết đào tạo trong công tác giảng dạy,
bản thân nhà trường phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà
trường phải xúc tiến thay đổi công tác tuyển sinh mỗi năm . Để đáp ứng được yêu cầu
trên “Công tác tuyển sinh trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ” phải được
lựa chọn và nghiên cứu kỹ lưỡng để đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của nhà
trường qua từng giai đoạn cũng như trong giai đoạn bối cảnh hội nhập.
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng chiến lược marketing mix định hướng chiến
lược tuyển sinh năm 2022-2023 và đề xuất một số giải pháp để nhà trường thực hiện

chiến lược marketing này.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh phổ thông , hoạt động marketing của nhà trường.
Lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi của nhà trường.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tuyển sinh và marketing của trường Đại học Kỹ
thuật – Công nghệ Cần Thơ. Số liệu liên quan của những năm trước và định hướng
phát triển giai đoạn 2022-2023.
Phương pháp quan sát, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê,
phương pháp điều tra, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp chuyên gia.

1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX
1.1 Khái niệm về Marketing Mix
Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thu
được doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
4P Marketing Mix đây là thuật ngữ lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi
Neil Borden , là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm
một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng,
E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng
rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và
trong các lớp học.

Hình 1.1 4P trong Marketing mix
Marketing có thể được chọn từ rất nhiều khả năng, được thể hiện như một hàm
có bốn biến số là (P1, P2, P3, P4). Marketing mix của một công ty tại thời điểm t cho
một sản phẩm A có mức chất lượng q, giá bán m, chi phí phân phối y, chi phí xúc tiến
z được thể hiện là (q,m,y,z). Một biến số thay đổi sẽ dẫn đến sự kết hợp mới trong
Marketing mix. Không phải tất cả những yếu tố thay đổi trong Marketing mix có thể
điều chỉnh trong ngắn hạn. Cơng ty có thể điều chỉnh giá bán, lực lượng bán, chi phí

quảng cáo trong ngắn hạn nhưng chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh
phân phối trong dài hạn.
1.2 Các thành phần trong Marketing mix
2


1.2.1 Sản phẩm (Product)
Để bắt đầu, chúng ta hãy tạo dựng quy trình quảng bá vào các sản phẩm của mình
mà sản phẩm của Nhà trường là chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất lượng
sinh viên ra trường (phải được mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ, trung thực, khách quan,
số liệu khá chính xác). Có nhiều câu hỏi quan trọng cần đặt ra, chẳng hạn như: sinh
viên ra trường có đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao ngồi xã hội hay
khơng, sản phẩm hay dịch vụ hiện tại (chương trình đào tạo) có tương thích và phù
hợp với nhu cầu lao động ngồi xã hội hay không và với các khách hàng (sinh viên)
ngày nay họ nên lựa chọn như thế nào? Đó phải là những thông điệp trong quảng bà
tuyển sinh để ngay từ đầu người học (khách hàng) có thể chọn lựa nhu cầu của họ và
gợi mở cho thí sinh hình thành nhu cầu theo học, từ đó họ sẽ lựa chọn và đăng ký
ngành, nghề đào tạo phù hợp với khả năng và chí hướng của họ.
Những thơng tin ban đầu đánh giá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực và tự
hỏi: Đó có phải là những sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với các khách hàng (thí sinh)
của mình?” là rất quan trọng.
Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm hay dịch vụ của Nhà trường có
vượt trội ở một vài phương diện nào đó? nếu có, đó là cái gì? Cịn nếu khơng, chúng ta
có thể xây dựng cho sản phẩm hay dịch vụ những vượt trội như thế?
Giải pháp: Cần phải có các bài SEO quảng bá hiệu quả trên các diễn đàn mạng
internet, website, mạng xã hội…tuyển sinh để đưa các thông tin mô tả Product – Sản
phẩm để thu hút traffic (lượng truy cập thông tin), đặt các đường link đến trang tuyển
sinh.
1.2.2 Prices (Giá)
Hãy mạnh dạn công bố thường xuyên các khoản học phí hoặc dự báo chi phí của

các chương trình học tập và những giá trị mà khách hàng (sinh viên) thu được từ các
sản phẩm mang lại.Các chi phí cho sản phẩm và dịch vụ mà ta đang cung cấp phải
phân rõ đối tượng hướng đến đảm bảo rằng nó ln phù hợp với từng đối tượng khách
hàng (sinh viên) như tính thực tế của thị trường hiện tại và tính minh bạch (ba cơng
khai). Hãy để cho khách hàng (sinh viên) có được sự so sánh để tìm ra sự khác biệt về
tổng giá trị cốt lỗi do sản phẩm mà ta có thể cung cấp, mô tả giá trị thực tế của sản
phẩm ở thực tế và tương lai mà khách hàng (sinh viên) có thể đạt được khi chi trả để
tiêu dùng sản phẩm chất lượng cũng như lợi thế và các điểm nổi bật riêng biệt mà các
chương trình đào tạo đem lại cho họ.
Từ thông tin này buộc chúng ta phải xây dựng một hệ thống tính giá (học phí) một
cách khoa học, minh bạch, logic cập nhật thông tin thị trường đào tạo và đảm bảo phù
hợp với khách hàng từng đối tượng khách hàng (sinh viên) và mục tiêu của khách
hàng(sinh viên) 60% đến 70% từ các tỉnh vào học.
Nhà trường cần nghiên cứu tốt về chính sách học phí, lợi nhuận qua từng thời kì,
giai đoạn để tái đầu tư cơ sở vật chất ... để khách hàng có sự trải nghiệm và sự hài lịng
khi sử dụng sản phẩm. Tốt nhất là chọn giai đoạn 4 – 5 năm bằng một khóa học hoặc
chia nhỏ ra từng học kỳ để bám sát tình hình của khách hàng (sinh viên) cũng như khai
thác tốt nhất để lên được các chi phí và các khoản khác, từ đó xây dựng mức học phí
phù hợp với nhu cầu khách hàng (sinh viên). Điều quan trọng là phải nắm bắt dự báo
thị trường và phân tích nhu cầu cũng như chi trả của từng đối tượng sinh viên đối với
sản phẩm, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức xã hội cũng như các
chính sách của nhà trường.

3


1.2.3 Promotion – Hỗ trợ chi phí (học phí)
Trong các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiểu đây là một
trong các hình thức thúc đẩy doanh số của sản phẩm, tuy nhiên đối với dịch vụ đào tạo
thì đây là một hình thức khen thưởng, khuyến khích học tập, cấp học bổng, giảm học

phí và thưởng cho các cá nhân tập thể sinh viên có thành tích trong học tập, hoạt động
trong khóa học.
Cơng bố chính xác hình thức khen thưởng, hỗ trợ, đãi ngộ. Phải có các số liệu cụ
thể kèm theo để đảm bảo tính cơng khai minh bạch về các chế độ khen thưởng,chế độ
đãi ngộ cho người học thuộc các ưu tiên chế độ chính sách xã hội, các chế độ của Nhà
trường, đưa ra các số liệu thống kê gần đây (ngay các khóa đang theo học và các thơng
tin hấp dẫn tin cậy về các chương trình liên quan…).
1.2.4 Place – Địa điểm, nơi phân phối sản phẩm
Chữ P thứ tư trong Cơng thức Marketing 7P đó là địa điểm/nơi kênh phân phối sản
phẩm hay dịch vụ nhằm mục đích đưa đến tay khách hàng một cách nhanh nhất tối ưu
quá trình phân phối sản phẩm.
Như vậy trong trường đại học là hiểu là vị trí, hay địa điểm Nhà trường, trường
Đại học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ đang có thế mạnh là địa điểm trong nội thành
Cần Thơ, là địa bàn lý tưởng cho sinh viên các tỉnh và ngay cả sinh viên thành phố
theo học, với lợi thế đa ngành đào tạo và hầu hết các ngành đào tạo đều đáp ứng nhu
cầu lao động ngoài xã hội. Tuy nhiên cịn một khía cạnh khơng thể khơng nhắc tới đó
là phải thường xun cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, đánh giá chương trình đào
tạo và ngành nghề đào tạo hàng năm, phân tích và cập nhật các ngành nghề mà xã hội
đang cần tuyển lao động để kịp thời mở mã ngành mới để đáp ứng nhu cầu người học,
sẵn sàng cơ cấu hợp lý những ngành đào tạo kém hiệu quả và khơng có người theo học
(do nhiều ngun nhân cả về khách quan và chủ quan).
Place còn được hiểu là vị trí xếp hạng trong chất lượng đào tạo của Nhà trường
đang ở vị trí nào trong xã hội, chiến lược bứt phá vị trí ra sao, tầm nhìn chiến lược có
khả quan và sát thực tế hay khơng, cần điều chỉnh thế nào. Tuy nhiên mục tiêu này
dành cho cấp vĩ mô là Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng
chiến lược và tổ chức điều hành thực hiện theo đúng mục tiêu đã mà chiến lược do Hội
đồng quản trị và Ban giám hiệu nhà trường đã đề ra mỗi năm qua từng giai đoạn cụ
thể.
1.2.5 People – Con người
Chữ P cuối cùng đó là People – Con người. Ta hãy phát triển thói quen suy nghĩ về

những con người bên trong và bên ngoài của của đơn vị vốn chịu trách nhiệm cho từng
yếu tố trong các chiến lược và hoạt động Marketing hay hoạt động đào tạo. Lấy sự
phát triển con người làm trọng tâm của chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và tối ưu
quá trong quá trình đào tạo.
Nhà trường chuyển đổi hoạt động theo một loại hình cụ thể, đúng luật định, từ đó
mới có thể khẳng định được vị thế, xây dựng và nâng cấp thương hiệu, hình ảnh của
nhà trường.
Xây dựng chiến lược con người luôn phải là kim chỉ nam là yếu tố quan trọng
khách quan cho mọi hoạt động của Nhà trường đó là thống nhất được cấp vĩ mô, tổ
chức bộ máy quản lý tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả, xây dựng đội ngũ giảng
viên, chuyên viên, chuyên gia trong đào tạo,không ngừng nghiên cứu khoa học để
nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, được cơ quan chủ quản ghi nhận và khách
hàng (sinh viên) đánh giá cao từng bước nâng cao vị thế của nhà trường trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
4


Sinh viên phải là đối tượng được quan tâm thực sự, sinh viên là trung tâm cho mọi
hoạt động đào tạo của Nhà trường. Phục vụ nhu cầu được đào tạo của người học (sinh
viên) là nhiệm vụ chính thống và hàng đầu của nhà trường. Ngoài việc đào tạo trong
lĩnh vực tri thức trên lớp thì nhà trường phải bổ sung thêm các dịch vụ nhằm cải thiện
và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống như: thư viện, phòng đọc, lưu trú - ký túc
xá, hoạt động văn hóa – thể thao, giao lưu quốc tế, tham quan…Sẽ làm cho hoạt động
của Nhà trường sôi động, hiệu quả hơn, làm thế nào kéo được sinh viên giành nhiều
thời gian trong trường, ngồi việc học tập cịn tham gia các hoạt động khác bổ ích để
sinh viên có thể cảm nhận được khi đến trường thì khơng chỉ để học tập tri thức mà
còn là nơi trao dồi thêm nhiều kiến thức, giao lưu kết bạn, rèn luyện thể chất lẫn kiến
thức, ... Hãy biến trường học thành một mơi trường lành mạnh để sinh viên có được
những trải nghiệm tốt nhất khi đến với trường Đại học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần
Thơ.

Thông thường 5P cơ bản sẽ vẫn là Product , Price , Place, Promotion và People.
Tùy vào ngành nghề cũng như chiến lược Marketing của từng doanh nghiệp mà ta sẽ
phát triển các P khác nhau, có thể là People (Con người), Packaging (Đóng gói),
Positioning (Định vị), Policy (Chính sách), Progress (Q trình), Physical Evidence
(cơ sở vật chất),PR (Quan hệ cơng chúng)…hoặc có khi sử dụng Philosophy (Triết lý
kinh doanh). Tuỳ từng trường hợp cụ thể để có cách tiếp cận hợp lý hơn.

5


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN
THƠ
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ
Ngày 29 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
249/QĐ-TTg thành lập TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN
THƠ trên cơ sở nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Trung tâm Đại học Tại chức Cần
Thơ. Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Trường có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Địa chỉ: 256, Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Các quyết định có liên quan đến q trình phát triển:
- Quyết định số 363/QĐ.UBT.81, ngày 30 tháng 11 năm 1981 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hậu Giang về việc thành lập trường Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Hậu Giang.- Quyết
định số 82/QĐ.UBT.87, ngày 14 tháng 4 năm 1987 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang về việc đổi tên trường Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm Đào
tạo Bồi dưỡng Tại chức tỉnh Hậu Giang.
- Quyết định số 02/QĐ.UBT.88, ngày 06 tháng 01 năm 1988 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hậu Giang về việc đổi tên Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Tại chức tỉnh Hậu
Giang thành Trung tâm Đại học Tại chức tỉnh Hậu Giang

- Từ năm 1992, chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, Trung tâm
Đại học Tại chức Hậu Giang mang tên Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ.
- Quyết định số 1674/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ về việc thành lập Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ trực
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ là trường chuyên đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang học tập và làm việc
tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên kết với các trường trong và ngoài nước
được đào tạo tại đại học, các nghề công nghệ cao và các chun mơn khác ...Tổ chức
q trình đào tạo, biên soạn,thẩm định các chương trình dạy và học, giáo trình theo
thẩm quyền đã được phân, thực hiện quy định do tổng cục và Bộ giáo dục ban hành,
thực hiện nghiêm các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ
khoa học kỹ thuật trong công tác giảng dạy...
Nhà trường quản lý theo cơ cấu chức năng trực tiếp với công tác tổ chức theo
quy định hiện hành của nhà nước hiện nay nhằm đảm bảo phát huy tốt hiệu quả trong
công tác chuyên môn nghiên cứu khoa học kỹ thuật của từng khoa, từng phòng ban,
từng trung tâm đào tạo dạy nghề.

6


Hình 2.1Trường Đại học Kỹ Thuật-Cơng Nghệ Cần Thơ
2.2 Thực trạng về công tác đào tạo và giảng dạy của Trường Đại Học Kỹ Thuật –
Công Nghệ Cần Thơ
Thành tựu: Hệ thống đào tạo đa dạng với nhiều ngành nghề, quy mô đào tạo
tăng nhanh qua hằng năm, nhà trường không ngừng mở rộng thêm các lớp đào tạo, ban
hành chuẩn đầu ra cho các ngành nghề đào tạo tại nhà trường, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp
hằng năm có việc làm chiếm tỉ lệ cao,trường đã phối hợp với nhiều tổ chức trên địa
bàn nhằm tạo cho sinh viên có mơi trường học tập đi kèm với thực hành thực tiễn tốt
nhất đảm bảo cho sinh viên có kiến thức cơ sở vững chất khi tốt nghiệp hoặc được

tuyển chọn thực tập hay làm việc ở một số công ty trên địa bàn, chất lượng đào tạo
nâng cao qua hằng năm.
Hạn Chế: Cơ sở vật chất và quy định tuyển sinh hằng năm còn thấp chiếm khoảng
50% số lượng sinh viên đăng ký; số lượng và chất lượng giảng dạy cịn nhiều thiếu sót
về cả lí luận và thực tiễn q trình đổi mới chuyển đổi cịn chậm chưa cập nhật được
thường xuyên các ứng dụng mới về khoa học kỹ thuật do hạn chế về nhân lực, thiết bị,
kinh phí... Cơng tác tổ chức đánh giá hằng năm cịn gặp nhiều khó khăn, đánh giá kỹ
năng, kiến thức và thực tiễn của sinh viên cuối khóa chưa đạt được chỉ tiêu đã đề ra so
với mục tiêu đã định sẵn mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm vẫn rất cao.
2.3 Thực trạng về chiến lược marketing mix của Trường Đại Học Kỹ Thuật –
Công Nghệ Cần Thơ trong cơng tác tuyển sinh
2.3.1. Phân tích về môi trường marketing mix trong tuyển sinh
2.3.1.1 Môi trường vĩ mơ
a. Yếu tố con người
Yếu tố con người có vai trò rất lớn trong việc quyết định và đưa ra chiến lược
marketing mix hợp lý trong công tác tuyển sinh của Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công
Nghệ Cần Thơ. Khi phân tích yếu tố này nhà trường khơng chỉ phải dựa vào số liệu
thống kê hằng năm về mật độ dân số (sinh viên) hằng năm của khu vực Đồng bằng
Sơng Cửu Long nói riêng cũng như Tây Nam Bộ mà còn phải dựa vào nguồn nhân lực
7


tập trung khai thác và phát huy hiệu quả vai trị của nhà trường trong cơng tác tuyển
sinh đại học đến từng xã, phường, địa phương trong và ngoài địa bàn Đồng bằng Sơng
Cửu Long.
b. Yếu tố kinh tế
Q trình phát triển kinh tế hằng năm của từng khu vực trên địa bàn Đồng bằng
Sông Cửu Long cũng như Tây Nam bộ nói chung có ảnh hưởng khơng nhỏ đến lĩnh
vực giáo dục và đào tạo. Kinh tế khu vực càng phát triển, các doanh nghiệp, tổ chức cá
nhân cần nhiều nguồn lao động có trình độ chun mơn cao địi hỏi nhà trường phải

khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo lý luận đi đôi với thực tiễn, nhầm cung cấp
nguồn lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao cho thị trường lao động.
c. Yếu tố văn hóa
Con người Đồng bằng Sơng Cửu Long có truyền thống văn hóa hiếu học, chịu
khó, với nhiều đức tính tốt. Đó là cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động quá trình
giáo dục và đào tạo.
d. Yếu tố chính trị - xã hội
Các yếu tố chính trị của nhà nước có vai trị cũng như ảnh hưởng rất lớn đến công
tác giáo dục, những dự án quy hoạch nâng cấp cơ sở vật chất hằng năm, những quy
hoạch phát triển trong tương lai sẽ là một cơ hội và cũng là thách thức to lớn đối với
Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ nếu không kịp thời đổi mới và nâng
cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật thực tiền vào hoạt động giáo dục.
2.3.1.2 Môi trường vi mô
a. khách hàng
Khách hàng của dịch vụ giáo dục có sự khác biệt rất lớn so với khách hàng sản
phẩm vật chất và các dịch vụ thơng thường.
Có ba nhóm khách hàng chính:
+ Khách hàng là học sinh hoặc cá nhân muốn nâng cao trình độ chun mơn,
trình độ nghề.
+ Khách hàng là doanh nghiệp
+ Khách hàng là tổ chức sử dụng lao động
b. Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại các trường cao đẳng, đại học nói chung và Trường Đại Học Kỹ Thuật –
Công Nghệ Cần Thơ nói riêng trên địa bàn Đồng bằng Sơng Cửu Long và Tây Nam
Bộ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất
c. Nguồn cung ứng
Hầu hết các trường trên địa bàn điều sử dụng nguồn cung ứng từ Sở giáo dục và
đào tạo ngồi ra nhà trường cịn sử dụng nguồn cung từ các công ty sách và thiết bị
giáo dục.
d. Trung gian marketing mix

Các công ty giới thiệu tuyển sinh đại học, trung tâm giới thiệu tuyển sinh, các
công ty dịch vụ marketing khác....
2.3.2 Xác lập mục tiêu của chiến lược marketing mix tuyển sinh đại học của
Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ
Nhà trường giao công tác làm marketing mix cho phòng đào tạo, hoạt động chủ
yếu với mục tiêu là tăng quy mô đào tạo mà trước hết phải tăng là quy mô tuyển sinh
cũng như số lượng đầu vào của sinh viên qua từng năm nhưng vẫn đáp ứng được với
cơ sở vật chất của nhà trường được nâng cao qua từng năm.

8


2.3.3 Phân loại và lựa chọn thị trường phù hợp
Tiêu chuẩn phân loại thị trường cũng như mục tiêu chưa xác định rõ ràng đúng
đắn chủ yếu chỉ sử dụng tiêu chuẩn ở địa bàn khu vực của Cần Thơ và một số tỉnh lân
cận . Tiêu chuẩn về kiến thức, trình đồ phải bám sát với tình hình của từng năm mà
thay đổi linh hoạt. Từ đó nhà trường có thể chọn ra phương hướng hay xác định mục
tiêu cụ thể hơn là học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu
Long – Tây Nam Bộ là chủ yếu.
2.3.4. Thiết kế chiến lược marketing mix
2.3.4.1 Chính sách sản phẩm
Trường Đại Học Kỹ Thuật – Cơng Nghệ Cần Thơ với sự đa dạng hóa về ngành
nghề có thể cho người lao động và sinh viên lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhằm
thỏa mãn nhu cầu về ngành nghề của khách hàng.
2.3.4.2 Chính sách về học phí
Học phí Trường Đại Học Kỹ Thuật – Cơng Nghệ Cần Thơ được tính dựa theo
nghị định số 86/2015/ NĐ – CP của Bộ giáo dục và đào tạo, bộ lao động – thương binh
và xã hội ngày 02 – 10 – 2015.
2.3.5. Tổ chức thực thi và kiểm tra chiến lược marketing mix của Trường Đại Học
Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ.

Để hoạt động marketing mix thực hiện nhà trường sẽ sử dụng khoảng 30% nguồn
thu tuyển sinh và giao cho phòng quản lý đào tạo để thực hiện. Kết quả của quá trình
thực thi chiến lược marketing mix chỉ được đánh giá dựa qua số lượng hồ sơ trúng
tuyển nên cịn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập, quá trình đánh giá chưa xác sao với
thực tế.
2.3.6. Đánh giá chung thực trạng chiến lược marketing
2.3.6.1. Thành tựu
- Đã nhận thức được sự cạnh tranh, bắt đầu quan tâm đến hoạt động marketing
- Có bề dày lịch sử, có uy tín, kinh nghiệm trong cơng tác đào tạo nghề và chất
lượng sinh viên khi ra trường nên được cộng đồng, xã hội, khách hàng biết đến
nhiều.
- Có lợi thế về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực với đội ngũ giảng viên có chun
mơn cao và được nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước.
- Đạt được nhiều thành tích tốt trong cơng tác đào tạo và giảng dạy, cơng tác đồn
thể.
- Chú trọng đến cơng tác tuyển sinh mỗi năm qua việc thay đổi chiến lược mỗi
năm cho phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường cũng như sự phát triển của đất
nước trong thời kỳ hội nhập.
-Nguồn chi phí cho hoạt động quảng bá chỉ chiếm 30% nguồn thu tuyển sinh hằng
năm của nhà trường.
- Chú trọng đến nhu cầu tâm nguyện của người học, lấy người học làm trung tâm
và dịch vụ hỗ trợ cho người học sau khi tốt nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức và thực
tiễn đảm bảo cho người học có khả năng thực thi, làm tốt việc vận dụng kiến thức
chuyên môn đã được học vào công việc.
- Đã xác định được thị trường mục tiêu là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
trên địa bàn Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng Sơng Cửu Long nói chung.
- Đã thực hiện marketing mix: Đa ngành nghề, học phí ưu đãi, phân phối rộng rãi
và truyền thơng trên địa bàn Cần Thơ cũng như mở rộng ra khu vực cả nước.
9



2.3.6.2. Hạn chế
- Chưa có bộ phận thực hiện và chịu trách nhiệm chính về hoạt động marketing
của nhà trường cũng như trong công tác đề xuất chiến lược marketing hằng năm.
-Sự đầu tư đến công tác marketing chưa đúng mức, chưa được chú trọng. Công tác
marketing chỉ được thực hiện nhỏ lẻ, manh mún, không bài bản, chưa phù hợp.
- Chưa phân tích đầy đủ và chính xác mơi trường marketing, chưa thể hiện tầm
nhìn dài hạn trong chiến lược của nhà trường.
- Công tác phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu chưa rõ ràng chưa
đánh giá đúng tầm quan trọng của thị trường, không xác với thực tế.
- Thiết kế chiến lược marketing còn đơn điệu, chưa phù hợp với đặc thù của dịch
vụ đào tạo nghề, khơng có sự sáng tạo trong chiến lược vẫn theo khn khổ truyền
thống, chưa có sự đổi mới trong công tác marketing.

10


CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ
THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2026
3.1. Xây dựng chiến lược Marketing cho Trường ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG
NGHỆ CẦN THƠ Giai Đoạn 2021 - 2026
3.1.1. Xác định giá trị
3.1.1.1 Phân tích mơi trường marketing
a. Phân tích mơi trường bên ngồi
Mơi trường vĩ mơ, nhà trường được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của thành phố
và tạo nhiều thuận lợi nên môi trường vĩ mô chủ yếu chịu tác động từ những yếu tố
thuộc phạm vi Cần Thơ
- Theo dự báo về dân số gia tăng trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động tăng
cao đòi hỏi nhu cầu về việc làm nên cần một nguồn lao động có trình độ chun mơn.
- Mơi trường đào tạo nghề của thành phố: Thành phố Cần Thơ tiếp tục ưu tiên

phát triển công tác giáo dục và đào tạo, xem đây là nhiệm vụ then chốt của để giải
quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
- Quy mô ngành giáo dục hằng năm đều tăng.
- Đội ngũ giáo viên đào tạo và giảng dạy ở Cần Thơ có sự phát triển rất nhanh về
số lượng và chất lượng.
- Tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ có
nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề và có trình độ chuyên môn cao chiếm tỉ
lệ rất cao khoảng 76,8 % .
Tuy nhiên những khó khăn cịn tồn tại:
- Hoạt động dạy nghề với quy mơ đào tạo cịn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu
mỗi năm, năng lực đào tạo thấp.
- Hầu hết các trường dạy cao đẳng, đại học đào tạo những gì mình có, chi phí đầu
tư thấp, chưa có nhiều thay đổi đánh dấu bước ngoặc trong công tác giảng dạy và đào
tạo.
- Trang thiết bị thực hành còn thiếu và lạc hậu chưa áp dụng, cập nhật kịp thời
được các tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
Môi trường vi mô
- Khách hàng: Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, nhà trường cần xây dựng
mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo cho sinh viên
ra trường có việc làm ổn định hoặc môi trường thực tập kinh nghiệm thực tế.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, không chỉ có các cơ sở đào tạo, các trường cao
đẳng, đại học cơng lập mà cịn có các cơ sở, các trường cao đẳng, đại học đào tạo
ngồi cơng lập.
- Các nhà cung ứng: Nhà trường duy trì mối quan hệ với họ, đồng thời cần biết
cách hạ thấp quyền lực của nhà cung ứng về điều kiện giao nhận và thanh toán, giá cả,
chất lượng… cũng như thế độc quyền về cung ứng sản phẩm, máy móc, trang thiết bị
cho nhà trường.
- Trung gian Marketing:
+ Các trung gian phân phối: các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường
xuyên, các doanh nghiệp đặt hàng đào tạo.

11


+ Các trung gian thanh toán: ngân hàng Vietcombank và các ngân hàng khác trên
địa bàn khu vực Cần Thơ
+ Các công ty dịch vụ marketing: các công ty quảng cáo và dịch vụ truyền hình
Cần Thơ, một số cơng ty quảng cáo tư nhân
- Giới công chúng trực tiếp:
+ Giới tài chính: ngân hàng Vietcombank và các ngân hàng khác trên địa bàn Cần
Thơ
+ Giới cơng luận: phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình của Đài truyền
hình Việt Nam tại Cần Thơ, Đài Phát thanh truyền hình Cần Thơ
+ Giới cơng quyền: chính quyền địa phương Quận Ninh Kiều Cần Thơ
+ Giới hoạt động xã hội: tổ chức bảo vệ mơi trường, các hiệp hội, đồn thể…
+ Cư dân địa phương: những người dân sống xung quanh
b. Phân tích mơi trường bên trong
Điểm mạnh (Strengths): Trường nhận được nhiều ưu đãi của Bộ, các tổ chức trong
và ngoài nước; Cơ sở vật chất đầy đủ; có bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo
các ngành nghề kinh tế kỹ thuật; đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên sâu, có kinh
nghiệm và trẻ năng động, sáng tạo; đa nghề cho người học lựa chọn; vị trí thuận lợi
không xa trung tâm thành phố.
Điểm yếu (Weaknesses): Cơ sở vật chất chưa giúp người học tiếp cận được khoa
học kỹ thuật; một số nghề thiếu giáo viên có kỹ năng nghề; thư viện đầu tư cho công
tác dạy và học cịn yếu; phương pháp giảng dạy, giáo trình chậm đổi mới theo phương
pháp hiện đại; chương trình đào tạo chưa linh động đổi mới cho phù hợp với yêu cầu
của thị trường lao động; vị trí của trường hay xảy ra tắc nghẽn giao thông.
Lợi thế cạnh tranh của trường là học phí và chất lượng đào tạo. Tạo ra giá trị
“More value, less price” (Giá trị cao hơn nhưng giá thấp hơn) Năng lực cốt lõi: Từ lợi
thế cạnh tranh tạo ra giá trị khác biệt: tác phong năng ñộng, sáng tạo, chuyên nghiệp
cho người học nghề tại trường.

3.1.1.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
a. Dự báo nhu cầu thị trường
Dự báo nhu cầu ñào tạo của trường Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần
Thơ giai đoạn 2021 – 2026
b. Phân đoạn thị trường
- Theo ranh giới hành chính
- Theo nghề nghiệp ñược phân thành Với việc lựa chọn hai tiêu thức trên và bằng
cách liên kết hai nhóm này lại với nhau, chúng ta có thể phân thành 9 đoạn thị trường
c. Đánh giá các đoạn thị trường
Việc đánh giá các đoạn thị trường phải xem xét cả ba yếu tố là quy mô và mức
tăng trưởng của từng đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn và mục tiêu khả năng của nhà
trường có thể đáp ứng được thị trường. Tùy vào điều kiện của nhà trường mà lựa chọn
thị trường sao cho phù hợp nhất đảm bảo phát triển bền vững.
3.2 Phương pháp thực hiện chiến lược Marketing
3.2.1 Phương pháp quảng bá
Quảng bá sản,dịch vụ, phẩm hay thương hiệu luôn là mục tiêu hàng đầu không của
riêng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mà ngay cả Trường Đại Học Kỹ Thuật –
Cơng Nghệ Cần Thơ thì quảng bá dịch vụ, sản phẩm hay thương hiệu của nhà trường
được đề ra nhằm phát triển việc tuyển sinh đại học và tạo được chỗ đứng trên thị
trường.Quảng bá có nhiều hình thức nhưng chủ yếu được chia làm 2 hình thức chính là
tun truyền bằng cách trả phí và khơng trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt
12


thông tin về dịch vụ, sản phẩm hay thương hiệu đến tay khách hàng. Quảng bá giúp
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nói chung và Trường Đại Học Kỹ Thuật – Cơng
Nghệ Cần Thơ nói riêng đến gần với khách hàng và dùng các thói quen của khách
hàng khi sử dụng các sản,dịch vụ, phẩm nhằm từng bước nâng cao thương hiệu.
3.2.1.1 Quảng bá bằng hình thức quan hệ công chúng (PR)
- Sử dụng quan hệ công chúng để lấy thông tin khảo sát ý kiến đánh giá của

khách hàng về Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ từ đó phân luồng
khách hàng thành 2 luồng chính
+ Khách hàng đánh giá tốt: về chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, mơi
trường học tập... từ đó nâng cao độ tin cậy và thương hiệu của nhà trường trong lịng
khách hàng.
+ Khách hàng có đánh giá khơng tốt: rút ra những kinh nghiệm, đúc kết để tìm
ra phương hướng khắc phục và giải quyết, sửa đổi để hồn thiện hơn.
- Các hình thức quảng bá hiệu quả
+ Bài đăng trên wedsite: những bài đăng trên wedsite không quá mất nhiều
thời gian nhưng mang lại rất nhiều hiệu quả có thể phản ánh được năng lực
của nhà trường về rất nhiều mặt mà điển hình là cơng tác tuyển sinh hằng
năm. Nhà trường có thể đầu tư thêm các hình ảnh, video có nội dung ghi lại
khơng khí tuyển sinh hằng năm nhằm tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết
phục hơn đối với khách hàng.Những nội dung này sẽ được xuất hiện khi có
một hoặc nhiều khách hàng tìm kiếm thơng qua các từ khóa tuyển sinh trên
Google nên cần chú ý thận trọng khi ghi, đánh dấu các từ khóa dễ tìm kiếm.
+ Các nội dung gây tranh cãi hay đang được quan tâm: trên thực tế, những
nội dung gây tranh cãi, hoặc một chủ đề “hot” kiểu như “Có cần nâng cao
chỉ tiêu của ngành công nghệ sinh học năm 2022?” chắc chắn sẽ nhận được
rất nhiều sự quan tâm cũng như những ý kiến trái chiều và một số bài viết
tương tự có thể giúp Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ tiếp
cận đến một lượng lớn khách hàng đang quan tâm đến ngành, nghề. Lập
trường cá nhân của một chủ đề sẽ nhận được rất nhiều ý kiến từ nhiều phía.
+ Video, hình ảnh: Có thể tạo những video hình ảnh mang hiệu ứng và nội
dung tích cực hoặc giải đáp những thắc mắc của khách hàng về một số vấn
đề nhằm nâng cao hình ảnh của nhà trường đối với khách hàng.
3.2.1.2 Quảng bá bằng hình thức sự kiện (Event)
Tổ chức sự kiện cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu khá phổ biến,
trong đó Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ sẽ xây dựng một buổi sự
kiện với quy mô từ nhỏ đến rất lớn và có thể lựa chọn địa điểm tổ chức là trong nhà

hay ngồi trời.
Mục đích của việc tổ chức sự kiện là thu hút được sự chú ý của giới truyền
thông, các kênh thông tin,...đối với các dịch vụ, sản phẩm của Trường Đại Học Kỹ
Thuật – Công Nghệ Cần Thơ và thông qua giới truyền thông hay kênh thơng tin đó
để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng (Sinh viên)
Các hình thức quảng bá hiệu quả
Nhà trường có thể tổ chức các sự kiện tri ân hoặc quảng bá các hoạt động của
nhà trường nhằm nâng cao danh tiếng và thương hiệu đồng thời cũng tạo ra sân chơi
lành mạnh để các học sinh, sinh viên có cơ hội giao lưu học hỏi học tìm hiểu về các
hoạt động cũng như có được cái nhìn khách quan hơn về nhà trường.
Nhà trường có thể tổ chức các sự kiện mang ý nghĩa thực tế như đồng hành
cùng sinh viên nghèo vượt khó, tặng sách cho học sinh sinh viên hoặc trẻ em có hồn
13


cảnh khó khăn ở các vùng có điều kiện hạn chế vừa có thể nâng cao vai trị của nhà
trường trong việc quan tâm đến đời sống kinh tế tinh thần của sinh viên vừa nâng cao
vai trọ thiện, nguyện kết nối sinh viên với nhà trường vừa đánh giá cao các chính sách
ưu đãi, đãi ngộ của nhà trường đối với sinh viên có hồn cảnh khó khăn.

Hình 3.1 Hình ảnh tuyển sinh tại các trường phổ thơng
3.2.1.3 Quảng bá bằng hình thức học thử nghiệm:
Nhà trường có thể tổ chức các lớp học thử ngắn hạn khoảng từ 1 đến 7 ngày để
các học sinh tốt nghiệp THPT có thể học thử để cảm nhận về chất lượng giảng dạy, đội
ngũ giáo viên và quan trọng nhất là ngành nghề mà học sinh sinh viên quan tâm đến có
thật sự phù hợp với bản thân khơng để có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc nhất về nhà
trường và ngành nghề của trường vừa mang một thông điệp ý nghĩa vừa mang lại tính
hiệu quả cao về trải nghiệm từ đó góp phần nâng cao hình ảnh nhà trường
3.2.2 Phương pháp làm truyền thông
Chiến lược truyền thông là một chuỗi các hoạt động nhằm truyền tải thông tin,

lợi ích sản phẩm mới của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt đến công
chúng nhằm xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đi vào tâm trí khách hàng. Từ đó
thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp và cải thiện hiệu quả
Chiến lược truyền thơng thơng thường gồm có 2 phần chính:
 Chiến lược nội dung: Chiến lược này muốn gửi gắm thông điệp mà các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp, công ty muốn gửi đến khách hàng. Dựa trên
những điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ
khác trên thị trường, chiến lược thuyết phục người mua, người sử dụng và
khuyến khích họ tiêu dùng. Các hình thức truyền tải thông điệp qua nội
dung cũng rất đa dạng. Có thể hiện sản phẩm, dịch vụ hình ảnh âm thanh
quảng cáo hay các thiết kế trên các phương tiện truyền thơng khác như áp
phích, tờ rơi,…
14


 Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông: Sau khi đã hoàn tất việc
lên ý tưởng nội dung truyền tải thông điệp sản phẩm phim việc lựa chọn
phương tiện truyền thông phù hợp cũng rất quan trọng. Các nhà hoạch định
chiến lược truyền thông cần cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp với đối
tượng sử dụng sản phẩm, hình thức truyền thơng sao cho vừa đạt hiệu quả
như mong muốn vừa tiết kiệm chi phí.
Các hình thức truyền thông hiệu quả:
 Internet là phương tiện truyền thông có số lượng sử dụng nhiều nhất đặc
biệt trong đó là công cụ đầy “quyền năng” là mạng xã hội (social
media). Nhà trường có thể lập các trang hội nhóm để thảo luận về các vấn
đề, hoạt động của nhà trường trên các diễn đàn, các mạng xã hội như: Zalo,
Facebook, telegam... bằng các bài viết tuyển sinh đại học giai đoạn 2021 –
2026 hoặc các vấn đề thảo luận liên quan đến tuyển sinh đại học và vấn đề
khác được quan tâm.

 Truyền hình là phương tiện truyền thơng phổ biến tiếp theo, sự có mặt của
truyền hình là một thay đổi lớn của nhân loại trong thế kỷ 20 và nó vẫn là
một cơng cụ quan trọng hiện nay.Nhà trường có thể đăng các đoạn video
quảng cáo về tình hình tuyển sinh hằng năm hoặc cơng tác tuyển sinh của
năm vừa qua để làm tài liệu tham khảo cho năm tới hoặc các video hình
ảnh giới thiệu về nhà trường bằng nhiều hình thức, hoạt động mang ý nghĩa
học đi đôi với hành hay các buổi phỏng vấn hỏi đáp về tình hình tuyển sinh
của các năm hay là tình hình tuyển sinh của năm nay sẽ có một số nội dung
thay đổi so với năm trước.
 Báo chí là một phương tiện cũng phổ biến và có mặt từ rất lâu, đây cũng là
phương tiện truyền thông được các doanh nghiệp ưa dùng vì tính tin dùng
của nó. Nhà trường có thể đăng các bài báo tuyển sinh là báo điện tử hoặc
báo truyền thống giới thiệu về công tác tuyển sinh hoạc điểm thi đầu vào
của năm nay hay trả lời các hồ sơ thủ tục nhập học hoặc các vấn đề khác
liên quan đến tuyển sinh đại học giai đoạn 2021 – 2026.
3.2.3 Các phương pháp hiệu quả khác
Ngồi những phương pháp nói trên đơn vị nhà trường có thể tham khảo sử dụng
thêm nhiều phương pháp khác cũng mang lại hiệu quả và giá trị tương tự
Lan truyền thông tin giới thiệu về nhà trường (Review) nhà trường có thể để
các bạn sinh viên, phụ huynh hay bản thân đơn vị nhà tường giới thiệu về mơi trường
học tập, vui chơi giải trí, các hoạt động tuyển sinh đại học và các công tác cần để
chuẩn bị cho ngày hội tuyển sinh giai đoạn 2021 - 2026 để được nhiều sự quan tâm
hơn của dư luận từ bước nâng cao hình ảnh của nhà trường cũng như để học sinh sinh
viên hiểu rõ hơn ngành nghề mà họ chuẩn bị theo học cũng như các thủ tục hồ sơ cần
để được nhập học.
Sử dụng các công cụ marketing hoặc cộng tác viên marketing là phương pháp
được rất nhiều nhà trường áp dụng trong các đợt tuyển sinh vì phương pháp này mang
lại hiệu quả rất đáng kể giảm bớt được phần chi phí quảng bá và nguồn nhân lực của
nhà trường nhất là trong thời đại cơng nghệ số 4.0. Có thể sử dụng các cơng cụ điển
hình như digital marketing qua việc tiếp thị hình của nhà trường trên các trang mạng

xã hội. Có thể gửi các email giới thiệu hình ảnh của nhà trường thông qua email của
học sinh, sinh viên, phụ huynh từ đó nâng cao hình ảnh của nhà trường, tối ưu hóa
cơng cụ tìm kiếm trên các trang mạng xã hội.
15


3.3 Chính sách ưu đãi của nhà trường:
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ được biết đến là trường có mức
học phí rẻ nhất ở các trường Đại học công lập ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Học phí Trường Đại học Kỹ thuật – Cơng nghệ Cần Thơ được cập nhật mỗi năm
nhằm đáp ứng tính minh bạch cụ thể chính xác phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của nhà trường nhằm đưa ra mức học phí tốt nhất cho học sinh sinh viên đang học tại
nhà trường.
Hằng năm nhà trường còn xem xét tặng các xuất học bỗng cho học sinh nghèo có
hồn cảnh khó khăn hoặc xem xét miễn giảm học phí đối với từng đối tượng cá nhân
thuộc diện ưu tiên miễn giảm theo chính sách của nhà nước quy định
Chế độ khen thưởng của nhà trường cũng được thay đổi theo từng năm với các
hình thức khen thưởng bằng hiện vật lẫn vật chất tinh thần, các xuất học bổng khuyến
học đối với các cá nhân có thành tích học tập tốt, xuất sắc.
III. KẾT LUẬN
Việc vận dụng marketing vào công tác tuyển sinh của nhà trường mang lại hiệu
quả tích cực nâng cao chất lượng, số lượng sinh viên đầu vào bình quân của năm giai
đoạn từ 2021 – 2026. Nâng cao tính cạnh tranh trong cơng tác tuyển sinh của nhà
trường đối với cá trường cao đẳng, đại học trên địa bàn và khu vực đồng bằng sông
Cửu Long
Thơng qua q trình marketing nhà trường có thể rút ngắn q trình tiếp cận cũng
như chăm sóc khách hàng (học sinh, sinh viên) cũng như có thể lắng nghe nguyện
vọng của khách hàng (học sinh, sinh viên)
Tìm ra những ưu khuyết điểm cũng như những thiếu sót cần bổ sung thay đổi cho
phù hợp với công tác tuyển sinh hằng năm góp phần nâng cao hình ảnh của nhà

trường, nâng cao sức cạnh tranh.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Thị Như Thuỷ, 2017. Vận dụng Marketing Mix tại Trường Đại Học Cơng Nghệ Sài
Gịn, Trường Đại Học Cơng Nghệ Sài Gịn.
, 17/12/2021.
15/12/2021.
Vũ Văn Trung, 2016. Ứng dụng marketing hiện đại vào công tác tuyển sinh đại học,
Trường đại học Phương Đông.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×