Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

BÁN PHÁ GIÁ TẠI TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.42 MB, 20 trang )

BÁN PHÁ GIÁ:
TỪ LÝ THUYẾT
ĐẾN THỰC TIỄN
Ở VIỆT NAM


DANH SÁCH NHÓM
NGUYỄN CHUNG
PHẠM NGUYỄN MINH NHẬT
VÕ QUÝ VŨ
HỒ MINH HIỀN
PHAN THỊ THÍA
VÕ THỊ NHƯ NGỌC
PHẠM THỊ THU THẢO


MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU:
 TÌNH TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY NHƯ
THẾ NÀO?
 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ ?
 GIẢI PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ BÁN PHÁ GIÁ CỦA
VIỆT NAM ?


MỤC LỤC
01 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
02 THỰC TRẠNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ
VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM QUA


03

GIẢI PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ Ở VIỆT NAM


01

Khái niệm về bán
phá giá :
Là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt
hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu
quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới.
Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường
ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả
mục tiêu chính trị.


01 Bản chất của bán phá giá
Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá
quá thấp so với giá thông thường nhằm giành thị phần, loại bỏ
đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bản chất của việc bán phá
giá nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh chấp nhận
bán hàng ở mức lỗ nào đó trong hiện tại để sớm tiêu diệt đối
thủ cạnh tranh.


01 Phân loại về bán phá giá
 Bán phá giá được phân thành 2 loại sau đây: Bán phá giá chớp nhoáng và bán phá
giá độc quyền.

Bán phá giá chớp nhống là hình thức bán giá xuất khẩu tạm thời thấp hơn giá nội địa
để tăng sức cạnh tranh, loại trừ đối thủ. Khi đã đạt được mục đích thì mức giá sẽ được
nâng lên ở mức giá độc quyền.
Phá giá độc quyền là hành vi vi phạm nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành
vi nhằm độc quyền hóa. Phá giá độc quyền làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân
trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh tế.
 Ngoài 2 loại trên, bán phá giá còn được chia thành 2 loại:
Bán phá giá đảo ngược hay bán phá giá mở rộng thị trường: Là định giá đối với thị
trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán hàng hóa
với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu.
Bán phá giá qua lại: Đây là loại bán phá giá tạo ra sự chênh lệch về giá (khi hàng hóa
trong nước và nước ngồi khơng có sự khác biệt về giá), từ đó thương mại quốc tế sẽ
xảy ra.


01 Tác động của bán phá giá
 Đối với nước xuất khẩu
Mặt tích cực

Mặt tiêu cực

Bán phá giá giúp cho các doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu
được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được
lượng hàng tồn kho, đặc biệt là các
mặt hàng lương thực, thực phẩm,
quần áo lỗi mốt
Ngoài ra biện pháp bán phá giá cịn là
cơng cụ quan trọng trong chính sách

Ngoại thương của đất nước

Người tiêu dùng trong nước phải
chịu thiệt do phải chịu giá cao hơn so
với trước đây do có sự thoả thuận về
giá giữa các doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp bán phá giá,
lượng hàng hố đó lại được bán cho
chính các doanh nghiệp trong nước
mình, do đó lại quay lại lũng đoạn thị
trường trong nước.


01 Tác động của bán phá giá
 Đối với nước nhập khẩu
Mặt tích cực
Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn tiêu
dùng những mặt hàng mới, lạ giá cả dễ
chấp nhận.
Đối mặt với những mặt hàng từ nước
ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ
trong nước phải tìm cách cải tiến mẫu mã
hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tích cực áp
dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn
nhân lực để hạ chi phí sản xuất nhằm giữ
vững vị trí trên thị trường và thu được lợi
nhuận tối ưu.

Mặt tiêu cực

Bán phá giá hàng hố cũng gây ra khơng
ít những khó khăn cho nước nhập khẩu,
nhất là đỗi với các nước đang phát triển,
có thị trường hẹp.
Trước hết với người tiêu dùng của nước
nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt
hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả
hàng quá thời hạn sử dụng, khơng đảm
bảo về an tồn về an toàn thực phẩm, vệ
sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ của người dân.


01 Các khái niệm liên quan đến
chống bán phá giá
Chống bán phá giá là tổng hợp những biện pháp cách thức
nhằm chống lại các hành vi bán phá giá vào thị trường của một nước
hay vùng lãnh thổ. Khi các hành vi bán phá giá thực hiện gây thiệt hại
cho các nước nhập khẩu thì tất yếu sẽ có các biện pháp mà nước nhập
khẩu đặt ra nhằm ngăn cản sự vi phạm đó.
Theo đó, chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ
thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh
hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một
biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế
về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.


01 Mục tiêu và bản chất của chống bán
phá giá
+ Như trên đã phân tích, bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế

không công bằng. Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản
phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại
các hành vi cạnh tranh quốc tế khơng lành mạnh, các quốc gia có quyền áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó mục tiêu của các biện pháp
chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa
phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
+ Về bản chất, chống bán phá giá bao gồm các biện pháp có tác dụng trong
ngắn hạn làm giảm lượng nhập khẩu đối với hàng hóa được bán phá giá tại
nước nhập khẩu. Khi nước nhập khẩu chứng minh được hành vi bán phá giá
có tồn tại và hành vi đó đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại cho nền sản xuất
của mình thì nước nhập khẩu được quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để
ngăn chặn hành vi đó.


02

THỰC TRẠNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA NƯỚC
TA TRONG NHỮNG NĂM QUA


Bảng 3.1: Thống kê các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Việt Nam tiến hành
với hàng nhập khẩu
Mặt hàng

Năm
2013
2016
2018


2019

2020

2021

Nước bị kiện

Thép không rỉ cán nguội

Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan

Thép mạ ( Tôn mạ)

Trung Quốc( bao gồm Hồng Kơng), Hàn Quốc

Thép hình chữ H

Trung Quốc( bao gồm Hồng Kông)

Thép phủ màu

Trung Quốc, Hàn Quốc

Nhôm, Hợp kim hoặc không hợp kim,..

Trung Quốc

Sản phẩm ván sợi bằng gỗ,..


Thái Lan, Malaysia

Sản phẩm plastic được làm từ các polyme từ

Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia

propylen
Sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc tấm

Trung Quốc

Một số sản phẩm bột ngọt

Trung Quốc, Indonesia

Sợi dài làm từ polyester

Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia

Đường lỏng từ tinh bột ngơ

Trung Quốc, Hàn Quốc

Thép hình chữ H

Malaysia

Đường mía

Thái Lan


Một số sản phẩm Sorbitol

Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia

Sản phẩm vật liệu hàn

Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia

Sản phẩm bàn, ghế

Trung Quốc, Malaysia


Bảng 3.2: Thống kê các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng
hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài từ năm 2021 đến đầu năm
2022
Năm

Mặt hàng
Sản phẩm mạ thép

2021

2022

Nước điều tra
Mê- xi- cơ

Sợi kéo dãn tồn phần


Thổ Nhĩ Kỳ

Pin năng lượng mặt trời

Ấn Độ

Mật ong

Hoa Kỳ

Xi măng

Phi-líp-pin

Ống đồng

Australia

Thép cuộn/ ống cán nguội

Pakistan

Sản phẩm tấm trải sàn vinyl

Ấn Độ


Nhận xét
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA,

các vụ việc chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam ngày
càng nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng. Ở chiều hướng
ngược lại, một số ngành sản xuất trong nước của Việt Nam cũng
phải chịu áp lực từ việc gia tăng nhập khẩu do các tác động mở cửa
thị trường và cần đến những cơng cụ chính sách về chống bán phá
giá để bảo vệ lợi ích của ngành.
Thực hiện cam kết theo các Hiệp định thương mại đã ký, Việt Nam
đã mở cửa thị trường và cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt
hàng từ các đối tác thương mại quan trọng. Điều này đặt các doanh
nghiệp, ngành hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của
hàng hóa nhập khẩu, đặt biệt là từ các nước trong khu vực. Cùng
thời gian đó, Bộ cơng thương đã kịp thời áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất nội địa nhằm tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh.


Ưu điểm
Các biện pháp PVTM đã góp phần thực hiện chủ trương phát triển
các ngành sản xuất trong nước, cụ thể là bảo vệ công ăn việc làm
của gần 150.000 người lao động trong các lĩnh vực được bảo vệ.
Qua theo dõi tác động của các biện pháp PVTM, Bộ Cơng Thương
cịn nhận thấy việc tăng trưởng nhập khẩu ồ ạt với những sản
phẩm đã giảm đi đáng kể. Như đối với mặt hàng tôn mạ trước đây
mỗi năm nhập khẩu đều tăng gấp đơi so với năm trước thì sau khi
áp dụng biện pháp chống bán phá giá, lượng nhập khẩu đã giảm đi
đáng kể. Nhờ vào công cụ PVTM, một số doanh nghiệp đã cải thiện
đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, khỏi thua lỗ và từng bước
ổn định sản xuất. Cũng như các biện pháp PVTM sẽ góp phần ổn
định giá đầu vào cho một số ngành sản xuất trong nước.



Hạn chế
Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu của Việt Nam còn khá chung chung và thiếu những quy
định cụ thể giúp các doanh nghiệp có thể áp dụng được ngay mà khơng
cần giải thích thêm
Thứ hai, q trình điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá tốn
nhiều thời gian, kéo dài khiến các doanh nghiệp trong nước phải chịu
thiệt hại từ hành vi bán phá giá
Thứ ba, pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam còn chưa đi sâu vào
nhận thức của giới doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ tư, các thủ tục để có thể khỏi kiện và theo kiện chống bán phá giá
là hết sức phức tạp nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên
WTO, chúng ta sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO về
vấn đề này.


03
CÁC GIẢI PHÁP
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Ở VIỆT NAM


+Thứ nhất, quy định cụ thể về trường hợp cơ quan nhà nước tự khởi xướng điều tra bán
phá giá mà không cần doanh nghiệp nộp đơn, bao gồm các quy định như: cơ quan nhà
nước nào có quyền tự khởi xướng điều tra bán phá giá, các điều kiện để cơ quan đó có
thể tự khởi xướng điều tra, thủ tục tự khởi xướng điều tra…
+Thứ hai, quy định về chứng cứ trong điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
cần phải thể hiện rõ các nội dung: Xác định nguồn chứng cứ; Thủ tục giao nộp chứng cứ;

Thủ tục xác minh, thu thập chứng cứ; Thủ tục điều tra tại chỗ..
+Thứ ba, quy định trách nhiệm của người yêu cầu rà soát, chứng cứ người đề nghị ra
soát đưa ra và các căn cứ để Bộ trưởng Bộ Cơng Thương có quyền quyết định rà soát
việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
+Thứ tư, cần có tổ chức giám sát hoặc tư vấn độc lập để tư vấn cho cơ quan chống bán
phá giá trong một số trường hợp cần thiết.
+Thứ năm, cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để lấy ý kiến của ngành sản xuất trong
nước, người lao động để xác định sự ủng hộ, phản đối hay là trung lập đối với đơn kiện
chống bán phá giá.
+Thứ sáu, các quy định về cung cấp thông tin và bảo mật thông tin trong điều tra và áp
dụng biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam là chưa thể hiện rõ tầm quan trọng của
những thơng tin có giá trị thương mại của bên liên quan, quy định còn sơ sài, thiếu chi tiết.


MANY THANKS



×