Tải bản đầy đủ (.docx) (205 trang)

Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (29)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 205 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CƠ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: Biên soạn giáo trình quy trình
kiểm tra - sửa chữa động cơ 5S-FE

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Phạm Công Sơn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Duy
Phan Hải Đăng

Đồng Nai, 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tai nạn do yếu tố con người
Hình 1.2: Trang phục kỹ thuật viên
Hình 1.3: Tai nạn do khu vực khơng sạch sẽ.
Hình 1.4: Tn thủ quy định an toàn khi làm việc với dụng cụ.
Hình 1.5: Cảnh báo để tránh hỏa hoạn.
Hình 1.6: An tồn thiết bị điện xưởng sửa chữa ơ tơ
Hình 1.7: Hành động nguy hiểm khi sử dụng thiết bị điện.
Hình 1.8: Quy trình 5S
Hình 1.9: Seiri (sàng lọc)
Hình 1.10: Seiton (sắp xếp)
Hình 1.11: Seiso (sạch sẽ)
Hình 1.12: Seiketsu (săn sóc)
Hình 1.13: Shitsuke (sẵn sàng)


Hình 2.1 Động cơ 5S - EF trên ơtơ Toyota Camry từ 1997- 2001
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ
2


Hình 3.1: Biểu đồ áp suất đường ống nạp.
Hình 3.2: Sơ đồ cảm biến áp suất đường ống khí nạp.
Hình 4.1: Đồ thị của nhiệt độ khí nạp
Hình 4.2: Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ khí nạp
Hình 5.1: Đồ thị của cảm biến nước làm mát
Hình 5.2: Sơ đồ điện mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Hình 6.1: Sơ đồ điện mạch cảm biến vị trí bướm ga
Hình 7.1: Sơ đồ mạch điện cảm biến ơ xy
Hình 7.2: Đồ thị chạy xe thử
Hình 7.3: Điện áp ra cảm biến oxy
Hình 7.4: Sơ đồ hệ thống cảm biến ô xy.
Hình 7.5: Sơ đồ hệ thống cảm biến ô xy.
Hình 7.6: Đường đi của ơxy
Hình 7.7: Biểu đồ chạy xe thử
Hình 8.1: Sơ đồ mạch điện
Hình 8.2: Các dạng sóng
Hình 8.3: Sơ đồ mạch điện cảm biến tiếng gõ
Hình 9.1: Tín hiệu ra cảm biến tốc độ xe.
Hình 9.2: Sơ đồ mạch điện cảm biến tốc độ xe.
Hình 9.3: Sơ đồ dạng sóng hình chữ nhật cảm biến tốc độ xe
Hình 10.1: Sơ đồ điện cảm biến trục khuỷu.
Hình 11.1: Sơ đồ cảm biến trục cam
Hình 12.1: Sơ đồ mạch điện cảm biến ô xy
3



Hình 12.2: Đồ thị chạy thử
Hình 12.3: Sơ đồ mạch điện cảm biến A/F
Hình 13.1: Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa
Hình 14.1: Sơ đồ cảm biến oxy
Hình 14.2: Sơ đồ mạch điện cảm biến oxy
Hình 14.5: Sơ đồ hệ thống bay hơi nhiên liệu
Hình 14.6: Sơ đồ mạch điện hệ thống kiểm sốt bay hơi nhiên liệu
Hình 14.7: Sơ đồ hệ thống kiểm sốt bay hơi nhiên liệu
Hình 14.8: Sơ đồ mạch điện hệ thống kiểm soát bay hơi nhiên liệu
Hình 14.9: Sơ đồ hệ thống kiểm sốt bay hơi nhiên liệu
Hình 14.10: Sơ đồ mạch điện hệ thống kiểm sốt bay hơi nhiên liệu
Hình 14.11: Sơ đồ điều khiển tốc độ khơng tải
Hình 14.12: Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển tốc độ không tải( van IAC)
Hình 14.13: Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển tốc độ khơng tải( van IAC)
Hình 14.14: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn stop
Hình 14.15: Sơ đồ mạch điện mạch nguồn BATT
Hình 14.16: Sơ đồ mạch điện vị trí tay số trung gian

MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài.

4


Bậc đại học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được đào tạo tại trường Đại học
Lạc Hồng trong khoảng thời gian là 4 năm, với các kiến thức chuyên ngành về động
cơ, gầm ôtô và điện thân xe.
Trong mảng động cơ được chia thành 4 học phần chính: Đầu tiên học phần động cơ
đốt trong – trang bị những kiến thức lý thuyết về động cơ xăng và động cơ Diesel.

Tiếp theo là học phần thực tập động cơ cơ bản – trang bị cho Sinh viên những kỹ năng
kiểm tra tổng quát, tháo, ráp, kiểm tra được, sửa chữa được các hệ thống trên động cơ.
Tiếp theo là học phần thực tập động cơ xăng và thực tập động cơ Diesel - trang bị cho
sinh viên kỹ năng thực tập các hệ thống điện thân động cơ: hệ thống đánh lửa, hệ
thống phun xăng điện tử, hệ thống xơng nóng máy động cơ dầu, hệ thống điều khiển
phun dầu điện tử …
Giáo trình thực tập động cơ được biên soạn dựa trên các kiến thức sửa chữa của hãng
xe nổi tiếng Toyota và các giáo trình ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô của trường Đại
học Lạc Hồng. Ngồi ra, giáo trình cịn được biên soạn với tiêu chí dựa trên những
thiết bị sẵn có tại Khoa Cơ điện – Trường Đại học Lạc Hồng. Cuốn giáo trình này
được viết thành 15 bài thực tập, mỗi bài được thực hiện trong thời gian là 5 tiết. Mỗi
bài được phân chia các cơng việc cụ thể, có thời lượng phù hợp với 1 buổi học. Giảng
viên và sinh viên sẽ chủ động và linh hoạt hơn trong việc dạy và học. Đây là lần đầu
tiên giáo trình thực tập động cơ cơ bản được đưa vào giảng dạy nên khơng tránh khỏi
sai sót. Tác giả mong được sự đóng góp q báu từ Q Thầy cơ và Bạn đọc.
 Mục tiêu của đề tài.

Giáo trình Thực tập động cơ này sẽ giúp các bạn sinh viên có thể:
– Vận dụng được kiến thức về cấu tạo nguyên lý làm việc trong việc bảo dưỡng sửa
chữa động cơ xe, các cụm cảm biến và mạch điện của từng bài học.
– Vận dụng được kiến thức đọc sơ đồ mạch điện trong việc chẩn đoán bảo dưỡng sửa
chữa.
– Sử dụng được các dụng cụ chuyên dùng như đồng hồ VOM, máy đọc lỗi… chẩn
đoán, bảo dưỡng sữa chữa các cụm cảm biến và mạch điện của từng bài học.
5


– Thực hiện được bảo dưỡng sữa chữa động cơ xe, các cụm cảm biến và mạch điện
của từng bài học theo quy trình của hãng.
– Có kỹ năng làm việc nhóm và thực hiện đúng vệ sinh an tồn lao động.

 Đối tượng nghiên cứu.

– Động cơ xe Toyota 5S-FE sản xuất năm 1999.
– Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên hãng Toyota.
– Tài liệu sửa chữa hãng Toyota.
– Tài liệu Alldata.

 Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp tổng hợp tài liệu.
– Phương pháp thực nghiệm.

6


Bài 1: An tồn trong sửa chữa ơ tơ và quy chuẩn 5s
 An tồn trong sửa chữa ơ tơ
Những điều cần biết khi làm việc:


Ln làm việc an tồn để tránh bị thương.



Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.

Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà nó cịn ảnh
hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và cơng ty của bạn.
 Các yếu tố gây tai nạn sửa chữa ô tô

Tai nạn do yếu tố con người

Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng khơng đúng máy móc hay dụng cụ, khơng mặc
quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.
Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết
bị an tồn hay mơi trường làm việc kém.

Hình 1.1: Tai nạn do yếu tố con người
LƯU Ý:
Những quy định về an tồn có thể khác nhau giữa các nước và có thể cao hơn những
hướng dẫn cơ bản.
7


 Trang phục an tồn lao động sửa chữa ơ tơ

Hình 1.2: Trang phục kỹ thuật viên
Quần áo làm việc
Để tránh tai nạn hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho công việc.
Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khố và nút quần áo lộ ra, nó có thể gây nên hư
hỏng cho xe trong quá trình làm việc.
Như là một biện pháp an toàn chống tai nạn và cháy, tránh để da trần.
Giày bảo hộ
Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do sẽ nguy hiểm khi đi dép hay giầy thể thao
mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có
nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ.
Găng tay bảo hộ
Khi nâng những vật nặng hay tháo các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay.
Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những công việc bảo
8



dưỡng thơng thường. Khi nào thì bạn nên đeo găng tay phải được quyết định tuỳ theo
loại công việc mà bạn định tiến hành.

 Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn và người khác

khỏi bị thương

Hình 1.3: Tai nạn do khu vực khơng sạch sẽ.
Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai đó có thể dẫm lên nó. Hãy tập
thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc.


Ngay lập tức lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mỡ bắn ra để tránh cho bản
thân bạn và người khác khơng bị trượt trên sàn.



Khơng nên tạo tư thế khơng thoải mái khi làm việc. Nó khơng chỉ ảnh hưởng
đến hiệu quả cơng việc, mà cịn có thể làm cho bạn bị ngã và bị thương.



Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do bạn có thể bị thương nếu
chúng rơi vào chân. Cũng như, hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố
nhấc vật q nặng so với mình.



Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối

đi đã quy định.
9




Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay mô tơ
điện … do chúng có thể dễ dàng bắt cháy.

 Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị

thương:

Hình 1.4: Tn thủ quy định an tồn khi làm việc với dụng cụ.

• Các thiết bị điện, thuỷ lực và khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng
nếu sử dụng khơng đúng.

• Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại. Hãy
làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng.

• Khơng đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi
làm việc trong khu vực có chuyển động quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay
và làm bị thương tay bạn.

• Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt
đất. Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng
hẳn xe lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể
10



làm cho xe rơi xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng. Tránh hoả hoạn xưởng
ô tô.

 Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn

Hình 1.5: Cảnh báo để tránh hỏa hoạn.
• Giẻ có thấm xăng hay dầu đơi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt bỏ

và trong thùng kim loại có nắp.
• Khơng dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi tiết
dễ cháy.
• Khơng bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy đang

nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa.
• Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửa vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và hãy
dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín.

11


• Khơng vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên

hỏa hoạn trong hệ thống cống. Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình
chứa thích hợp.
• Khơng được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rị rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ
đã được sửa chữa, như tháo chế hịa khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động
cơ bị khởi động bất ngờ.

 Những chú ý về an toàn thiết bị điện xưởng sửa chữa ơ tơ


Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy. Do đó, hãy
học cách sử dụng đúng và cẩn thận tn theo những chú ý sau:

Hình 1.6: An tồn thiết bị điện xưởng sửa chữa ơ tơ


Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự khơng bình thường nào trong thiết bị điện, ngay



lập tức tắt cơng tắc OFF và liên lạc với người quản lý / đốc công.
Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF

trước khi tiến hành dập lửa.
• Hãy báo cáo đường dây điện không đúng hay các thiết bị điện lắp không đúng với
Người quản lý / đốc công.
12




Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu
có chập mạch ở đâu đó.

13


 Không bao giờ thực hiện những hành động sau do chúng đặc biệt nguy


hiểm:

Hình 1.7: Hành động nguy hiểm khi sử dụng thiết bị điện.






Khơng được đến gần dây điện bị hở hay đứt.
Để tránh điện giật, không bao giờ chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt.
Khơng bao giờ chạm vào cơng tắc có dán nhãn “khơng làm việc”.
Khi tháo phích cắm, khơng kéo dây điện, hãy kéo bản thân phích.
Khơng được chạy dây điện qua khu vực ướt hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng

hay xung quanh những góc nhọn.
• Khơng sử dụng những vật có thể cháy ở gần cơng tắc, bảng công tắc hay môtơ …
chúng dễ dàng sinh ra tia lửa.
 Hoạt động phịng ngừa trong an tồn lao động xưởng ơ tơ
Trong hoạt động phịng ngừa, kỹ thuật viên sẽ trao đổi những nguy cơ gần xảy ra mà
họ đã trải qua trong công việc hàng ngày. Họ sẽ tả lại cho những người khác nguy cơ
diễn ra như thế nào nhằm tránh cho những người khác tránh được những nguy cơ này.
Sau đó họ sẽ phân tích những yếu tố mà có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm này và
có những biện pháp cần thiết để tạo ra mơi trường làm việc an tồn.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào như bên trên, cần phải làm những điều sau:
1 Trước tiên, báo cáo về vấn đề cho Người quản lý / Đốc công.
14


2

3
4
5

Báo cáo những gì đã xảy ra.
Hãy để mọi người cân nhắc thận trọng vấn đề.
Hãy để mọi người cân nhắc biện pháp cần thực hiện.
Ghi lại tất cả những điều trên và hãy đặt một danh sách ở những nơi mà tất cả mọi
người đều thấy.
 2. Quy chuẩn 5s

Triết lý của 5S.

Hình 1.8: Quy trình 5S
5S là yếu tố chủ đạo nhằm tạo ra một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng và
an tồn. Làm như thế nào để đảm bảo chất lượng của sửa chữa ơtơ?
• Giữ cho nơi làm việc của bạn sạch và ngăn nắp.
• Thay vì cố gắng dọn dẹp nơi làm việc, trước tiên hãy cố gắng khơng làm bẩn nó.
• Tại Toyota, khái niệm 4S thường được sử dụng. Chương trình đào tạo TEAM21 sử

dụng thêm một "SHITSUKE" để thúc đẩy đào tạo dưới khái niệm 5S.

 SEIRI (Sifting - Chọn lọc)

15


Hình 1.9: Seiri (sàng lọc)
Đây là một cơng đoạn để xác định những vật dụng cần thiết và không cần thiết, ngay
lập tức phải vứt bỏ nhằm sử dụng không gian hiệu quả.

• Hãy tổ chức và tận dụng tất cả vật dụng, cho dù chúng là dụng cụ, phụ tùng hay
thơng tin v.v. dựa vào tính cần thiết của chúng.
• Quy định một khu vực ở nơi làm việc, ở đó đặt tất cả những vật khơng cần thiết. Hãy
thu thập những vật không cần thiết ở nơi làm việc sau đó vứt chúng đi.
• Việc cất giữ cẩn thận những thứ cần thiết là rất quan trọng, thì việc vứt bỏ những thứ
không cần thiết cũng quan trọng khơng kém.
 SEITON (Sorting - Ngăn nắp)

Hình 1.10: Seiton (sắp xếp)
Đây là một công đoạn để sắp xếp dụng cụ và phụ tùng theo trật tự, nó hỗ trợ cho việc
sử dụng chúng.
• Đặt những vật hay ít dùng ở một nơi riêng biệt.
• Đặt những vật hay sử dụng ở vị trí làm việc của bạn.
• Đặt những vật thường xuyên sử dụng ở gần bạn.
16


 SEISO (Sweeping and Washing - Quét dọn và lau rửa)

Hình 1.11: Seiso (sạch sẽ)
Đây là một cơng đoạn để giữ cho mọi thứ ở vị trí làm việc được sạch sẽ. Luôn giữ các
thiết bị theo trật tự làm việc sao cho chúng có thể sử dụng mọi lúc.
• Một vị trí làm việc bẩn phản ánh lịng kém tự trọng. Hãy tạo thói quen giữ cho vị trí
làm việc sạch sẽ
 SEIKETSU (Spick and Span)

Hình 1.12: Seiketsu (săn sóc)
Đây là một cơng đoạn để duy trì trạng thái SEIRI, SEITON, và SEISO với nỗ lực
ngăn mọi vấn đề khơng xảy ra. Nó cũng là một cơng đoạn giữ sạch vị trí làm việc của
bạn bằng cách phân loại mọi thứ và loại bỏ những thứ khơng cần thiết.

• Mọi thứ là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sạch sẽ của vị trí làm việc: màu sắc, hình
dạng và bố trí của tất cả vật dụng, chiếu sáng, thơng thống, ngăn đựng và vệ sinh cá
nhân.
17


• Nếu vị trí làm việc của bạn trở thành một mơi trường thống đãng và sáng sủa, nó có
thể đem lại cảm giác tốt đến khách hàng.
SHITSUKE (Self-Discipline)

Hình 1.13: Shitsuke (sẵn sàng)
Công đoạn này liên quan đến việc đào tạo tổng quát để mang lại niềm tự hào cho
Nhân viên của Toyota.
• SHITSUKE là một yếu tố căn bản về văn hoá và là một yêu cầu tối thiểu nhằm đảm

bảo việc hồ nhập với cộng đồng.
• SHITSUKE là một quá trình đào tạo để nắm được những nguyên tắc. Thông qua

việc đào tạo này, kỹ thuật viên sẽ xứng đáng là một Nhân viên Toyota. Một người
xứng đáng là một Nhân viên Toyota là một người có được sự đối xử ân cần của mọi
người, không làm cho họ cảm thấy khó chịu, và có thể dễ dàng làm những việc tốt.

18


PHẦN BÀI HỌC
Bài 2: Giới thiệu động cơ 5s-fe.
Động cơ 5S - FE trên ôtô Toyota Camry là động cơ xăng 2.2L, 4 xilanh thẳng hàng.
Đây là một trong những động cơ hiện đại, với đầy đủ các hệ thống như: Hệ thống
nhiên liệu phun xăng đa điểm điều khiển hồn tồn bằng điện tử. Mỗi xi lanh có 4

xupáp trong đó có 2 xupáp nạp và 2 xupáp thải. Hệ thống phân phối khí có 2 trục cam
dẫn động trực tiếp xupáp thơng qua con đội thủy lực.

Hình 2.1 Động cơ 5S - EF trên ôtô Toyota Camry từ 1997- 2001

19


Hệ thống nhiên liệu trên động cơ là hệ thống phun xăng điện tử đa điểm EFI. Các bộ
phận của hệ thống phun xăng điện tử động gồm: thùng xăng, bơm xăng điện (đặt trong
thùng xăng), lọc xăng, bộ ổn định áp suất xăng, đường ống góp xăng, các vịi phun và
đường ống dẫn xăng.
 Các thông số kỹ thuật của động cơ 5S – EF.
-Ở hệ thống phun xăng này, một loạt các cảm biến sẽ cung cấp thông tin dưới dạng
các tín hiệu điện liên quan đến các thông số làm việc của động cơ cho một thiết bị tính
tốn thường được gọi là bộ vi xử lý và điều khiển trung tâm. Sau khi xử lý các thông
tin này, bộ điều khiển trung tâm sẽ xác định lượng xăng cần cung cấp cho động cơ
theo một chương trình tính tốn đã được lập trình sẵn và chỉ huy sự hoạt động của các
vòi phun xăng (thời điểm phun và thời gian phun). Nhờ đó lượng nhiên liệu sử dụng
trên động cơ được tiết kiệm tối đa, nâng cao hiệu suất kinh tế của động cơ. Tỉ số nén
của loại động cơ này là 9.5:1.
- Động cơ 5S - EF có hệ thống làm mát bằng nước kiểu kín, tuần hồn cưỡng bức bao
gồm: áo nước xi lanh, nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió và các
đường ống dẫn nước. Hệ thống làm mát có quạt gió làm mát nước ở két nước được
điều khiển bằng điện tử, cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ đo nhiệt độ của nước làm
mát và truyền tín hiệu về hộp điều khiển động cơ (ECU), ECU xử lý tín hiệu và điều
khiển quạt gió làm việc hay ngừng hoạt động, ngồi ra trên động cơ cịn có bộ sấy
nóng nước làm mát giúp cho khi động cơ khởi động, nhiệt độ nước làm mát tăng
nhanh đến nhiệt độ làm việc (ECU mặc định nhiệt độ nước làm mát từ 800C ÷ 900C).
- Hệ thống đánh lửa điện tử, 4 cuộn đánh lửa được lắp trực tiếp trên mỗi bugi nên

khơng cịn sử dụng dây cao áp, mạch điện tích hợp điều khiển đánh lửa (IC) được lắp
bên trong cuộn đánh lửa.
- Hệ thống thải trên động cơ được bổ sung thêm nhiều bộ phận khác như: bộ xúc tác 3
chức năng, cảm biến nồng độ ôxy nhằm hạn chế tối đa nồng độ khí ơ nhiễm trong khí
thải động cơ.
 Khối xylanh

20


• Để trùng hợp với sự gia tăng dịch chuyển pít-tơng, tấm chắn xylanh đã được thiết kế
lại và thành lỗ khoan được làm dày hơn so với động cơ trước. Khu vực khung lắp bên
phải, khớp nối truyền động, chặn, v.v., được gia cố để giảm thêm độ rung và tiếng ồn.
• Khu vực ổ trục trục khuỷu được chế tạo cứng hơn để triệt tiêu chuyển động hướng
tâm của trục khuỷu và do đó làm giảm hơn nữa tiếng ồn truyền qua.
 Piston và vịng piston

• Chốt piston bán nổi của động cơ 3S-FE đã được thay thế bằng chốt nổi hoàn toàn
trong động cơ 5S-FE mới. Đường kính chốt piston được tăng từ 0,79 inch lên 0,87
inch (từ 20 lên 22 mm) để tăng thêm độ cứng của chốt.
• Trọng lượng tổng thể của piston đã được giảm xuống bằng cách thiết kế lại váy
piston mà không ảnh hưởng đến độ cứng của nó.

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ
21


Bài 3: Cảm biến áp suất đường ống nạp.
 Mục tiêu


Sau khi thực hiện bài tập thực hành này sẽ giúp các bạn sinh viên có thể:
– Vận dụng được kiến thức về cấu tạo nguyên lý làm việc trong việc bảo dưỡng sữa
chữa các cụm cảm biến và mạch điện của từng bài học.
– Vận dụng được kiến thức đọc sơ đồ mạch điện trong việc chẩn đoán bảo dưỡng sửa
chữa.
– Sử dụng được các dụng cụ chuyên dùng như đồng hồ VOM, máy đọc lỗi… chẩn
đoán, bảo dưỡng sửa chữa các cụm cảm biến và mạch điện của từng bài học.
– Thực hiện được bảo dưỡng sửa chữa các cụm cảm biến và mạch điện của từng bài
học theo quy trình của hãng.
– Có kỹ năng làm việc nhóm và thực hiện đúng vệ sinh an tồn lao động.

22


DT
C

P0105

Trục trặc mạch áp suất tuyệt đối / áp suất tuyệt đối Manifold

Hình 3.1: Biểu đồ áp suất đường ống nạp.

Mô tả
Bằng một đơn vị cảm biến lắp sẵn, cảm biến áp suất tuyệt đối của ống góp chuyển hóa
áp suất đường ống nạp dưới dạng điện áp. Sau đó, ECM xác định thời lượng phun cơ
bản và góc phun trước cơ bản dựa trên điện áp này. Vì cảm biến áp suất tuyệt đối của
23



ống góp khơng sử dụng áp suất khí quyển làm tiêu chí, nhưng cảm nhận áp suất tuyệt
đối bên cạnh đường ống nạp (áp suất tương ứng với chân không tuyệt đối hiện tại O),
nó khơng bị ảnh hưởng bởi sự dao động của áp suất khí quyển do độ cao và các yếu tố
khác. Điều này cho phép nó kiểm sốt tỷ lệ nhiên liệu khơng khí ở cần gạt thích hợp
trong mọi điều kiện.
Mã DTC

Điều kiện phát hiện DTC
-

P0105

Ngắn mạch hoặc hở mạch
đường dây cảm biến áp suất
đường ống nạp.

áp suất đường ống nạp(kPa)
Khoảng bằng 0

-

Khu vực Nghi ngờ
Ngắn mạch hoặc hở mạch đường
dây cảm biến áp suất đường ống
nạp.
Bộ cảm biến.
ECM
Sự cố

PIM ngắn mạch

-

130 trở lên

Mạch VC hở hoặc ngắn
Hở mạch PIM
Mạch E2 hở

Sơ đồ mạch điện

Hình 3.2: Sơ đồ cảm biến áp suất đường ống khí nạp.

24


Quy trình kiểm tra
Kết nối máy chuẩn đốn và đọc giá trị của áp suất đường ống khí
nạp.

Bước 1
Thực hiện:

 Kết nối máy chẩn đốn vào giắc DLC3.
 Mở cơng tắc động cơ và cơng tắc của máy chẩn đốn.

Kiểm tra:
Đọc giá trị áp suất của đường ống nạp trên máy chẩn đốn.
Ok: Giống áp suất khí quyển
OK


Kiểm tra sự cố ngắt quảng

NG

Bước 2

Kiểm tra điệp áp giữa chân VC và E2 của ECM.
Thực hiện:
 Tháo giắc trong hộp.
 Mở công tắc máy.

Kiểm tra:
 Đo V giữa chân VC và E2 của ECM.
Ok: điệp áp 4,5 – 5,5 V.

OK

Bước 3

Kiểm tra điệp áp giữa chân PIM và E2 của ECM.
Thực hiện:
 Tháo giắc ở hộp ECM.
 Mở công tắc động cơ.
25

Kiểm tra
NGthay thế ECM



×