Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG đạo đức CÁCH MẠNG VÀ ý NGHĨA CỦA NÓ đối VỚI SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.38 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN”

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Ngọc Lệ
Sinh viên thực hiện
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Trần Đức Anh
Lê Thị Hoàng Yến
Phạm Thanh Tuấn
Võ Ngọc Uyển My
Lê Thị Mỹ Hạnh

MSSV
20131089
21116285
19145504
20140015
19109114



TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 202


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN”

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Ngọc Lệ
Sinh viên thực hiện
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Trần Đức Anh
Lê Thị Hoàng Yến
Phạm Thanh Tuấn
Võ Ngọc Uyển My
Lê Thị Mỹ Hạnh

MSSV

20131089
21116285
19145504
20140015
19109114

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 202


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NỘP TIỂU LUẬN

HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022
Nhóm: 08 (Lớp 212LLCT120205)
Tên đề tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN
STT

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

MSSV

% HOÀN THÀNH

1

Trần Đức Anh

20131089


100%

2

Lê Thị Hoàng Yến

21116285

100%

3

Phạm Thanh Tuấn

19145504

100%

4

Võ Ngọc Uyển My

20140015

100%

5

Lê Thị Mỹ Hạnh


19109114

100%

Ghi chú:
- Tỉ lệ %: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
- Trưởng nhóm: Trần Đức Anh
_______________________________________________________________________


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

ĐIỂM
--------------------------Ngày 27 tháng 5 năm 2022
GIẢNG VIÊN KÝ TÊN


Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 1
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 1
5. Kết cấu tiểu luận .................................................................................................... 2
B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG .................................................................. 3
1.1. Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. ......................3
1.1.1. Khái niệm “Đạo đức cách mạng” ...................................................................3
1.1.2. Vai trò của “Đạo đức cách mạng” ..................................................................4
1.1.3. Xây dựng “Đạo đức cách mạng” ....................................................................5
1.2. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng .............................................7
1.2.1 Nói đi đơi với làm, nêu gương đạo đức ...........................................................7
1.2.2. Xây đi đôi với chống ........................................................................................ 8
1.2.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời ......................................................................9
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
ĐỐI VỚI SINH VIÊN ...........................................................................................11
2.1.Thực trạng trong viê …c xây dựng
đạo đức cách mạng đối với sinh viên hiê …n nay ....................................................11
2.2. Ý ngh†a của những nguyên tắc xây dựng
đạo đức cách mạng đối với sinh viên ....................................................................12
2.3. Nguyên nhân và giải pháp ..............................................................................13
2.3.1. Nguyên nhân ................................................................................................13
2.3.2. Giải pháp ......................................................................................................14
C. PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................18


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng
cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác
phẩm bàn về vấn đề đạo đức, như “Đạo đức cách mạng", "Chớ kiêu ngạo, phải khiêm
tố”... Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của tồn dân, coi đó
là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước.
Việc chọn đề tài và nghiên cứu vấn đề: “tư tưởng hồ chí minh về những nguyên tắc
xây dựng đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó đối với sinh viên” là một việc hết sức
quan trọng. Đó là lý do em chọn đề tài này, qua đề tài ta có thể hiểu rõ hơn những quan
điểm của Bác về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó đối
với sinh viên,từ đó ta có thể học hỏi và tiếp thu những bài học, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức như lịch sử phát triển, vai trò,
chuẩn mực và quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức.
-Nắm bắt, hiểu rõ về ý nghĩa, thực trạng và nguyên nhân của những tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với sinh viên.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Hiểu rõ được tầm quan trọng của nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng trong công
cuộc xây dựng đất nước. Qua đó củng cố niềm tin vào các cán bộ nhà nước đồng thời
góp phần trong cơng cuộc phòng chống suy đồi đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá
nhân. Thơng qua đó chúng ta có thể liên hệ bản thân để học tập và làm theo tấm gương
đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh, rèn luyện và phấn đấu trở thành công dân tốt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng, kết hợp chặt chẽ các phương
pháp như: phương pháp logic, phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê, tổng hợp,
so sánh, phân tích, …

1


5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung đề tài được kết cấu thành 2 chương,
bao gồm:
CHƯƠNG I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng
CHƯƠNG II: Ý nghĩa của tư tưởng hồ chí minh đối với sinh viên

2


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY
DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1.1. Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
1.1.1. Lịch sử khái niệm “Đạo đức cách mạng”
Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đạo đức của người cách mạng từ rất sớm. Năm
1924, trong bài viết “Lênin và các dân tộc phương Đông”, Người đã viết về “đạo đức
vĩ đại và cao đẹp của người thầy” và chỉ ra sự “vĩ đại và cao đẹp đó” chính “là tính coi
khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị” của
V.I.Lênin. Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh viết về đạo đức của người cách mạng qua
biểu tượng V.I.Lênin.
Ngày nay, chúng ta đều hiểu rằng 23 điều Hồ Chí Minh viết về Tư cách một người
cách mệnh trong phần đầu của cuốn sách Đường Cách mệnh là thể hiện nội hàm của
đạo đức cách mạng và cũng có thể coi đây là cuốn sách đầu tiên Hồ Chí Minh viết về
các chuẩn của đạo đức cách mạng.
Tra cứu trong bộ Hồ Chí Minh Tồn tập, khái niệm đạo đức cách mạng được sử
dụng nhiều lần trong 79 bài viết, bài nói của Người và được Hồ Chí Minh nêu lên lần

đầu trong bài viết Cán bộ và đời sống mới đăng trên báo Sự thật số 88, ngày 2-9-1947,
đúng vào ngày kỷ niệm tròn hai năm Cách mạng Tháng Tám thành công. Lần cuối
cùng Người sử dụng khái niệm này trong Bài nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo
Tổng cơng đồn lao động Việt Nam vào ngày 18-7-1969, trước khi Người đi vào cõi
vĩnh hằng.
Như vậy, có thể nói, “Tư cách một người cách mạng” được xem là khái niệm xuất
phát của khái niệm đạo đức cách mạng và đã được Hồ Chí Minh đề cập từ năm 1927.
Sự xuất hiện khái niệm đó do yêu cầu khách quan của tiến trình vận động thành lập
Đảng ta và nó tồn tại trong suốt thời kỳ vận động cách mạng giải phóng dân tộc cho
tới Cách mạng Tháng Tám thành cơng. Khi tồn Đảng, tồn dân bước vào xây dựng xã
hội mới, tiến hành kháng chiến và kiến quốc, cho đến cuộc đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trên cơ sở nội
hàm đã xác định của khái niệm tư cách một người cách mạng, Hồ Chí Minh nêu lên
một khái niệm thay thế biểu thị thành ngơn ngữ là đạo đức cách mạng - đó là đạo đức
3


của cán bộ, đảng viên như một sự phân biệt với quan niệm chung về đạo đức của
người Việt Nam. Trên thực tế, từ năm 1947 đến 1969, khi nói tới đạo đức của cán bộ,
đảng viên, Hồ Chí Minh chỉ dùng một khái niệm là đạo đức cách mạng. Ngày nay, nói
tới đạo đức cách mạng cũng là đạo đức của cán bộ, đảng viên của Đảng ta.
1.1.2. Vai trò của “Đạo đức cách mạng”
Vai trò của đạo đức cách mạng là to lớn, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của
người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Như
đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ con
đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, đòi hỏi sự phấn
đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái
gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy là công việc thường xun của tồn Đảng, tồn dân,
của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.

Đạo đức là gốc, là nền tảng vì nó liên quan tới Đảng cầm quyền. Nguy cơ của đảng
cầm quyền đó là sự sai lầm về đường lối, suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ,
đảng viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội, nếu cán bộ đảng viên không tu dưỡng đạo
đức thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hố con người. Vì thế, Hồ Chí Minh cho
rằng “Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người. Mỗi người có
cơng việc, tài năng, vị trí khác nhau… nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì là
người cao thượng.
– Các thế hệ người Việt Nam phấn đấu cho độc lập dân tộc đến với Hồ Chí Minh
trước hết là đến với tư tưởng đạo đức của Người. “Sống, chiến đấu, lao động, học
tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu chung của người Việt Nam
– Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của Hồ Chí Minh là kết tinh đạo đức của
dân tộc, của nhân loại. Hồ Chí Minh là điểm rực sáng về đạo đức đối với thế giới
và đối với Việt Nam. Bác nói: “Đối với phương Đơng một tấm gương sống cịn
có giá trị hơn 100 bài diễn văn tun truyền”.
Theo Lênin, “đạo đức là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và
góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng
tạo ra xã hội mới của những người cộng sản.”
4


Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng “là đạo đức, là văn minh”, thì mới hồn thành sứ
mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự,
lương tâm của dân tộc mình và của thời đại. Trí tuệ là sự hiểu biết đúng đắn về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới,
những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp
cách mạng đến thắng lợi. Đạo đức là những phẩm chất mà con người cần có để tham
gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Muốn làm cách mạng
thì con người cần có tâm trong sáng, đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân
dân lao động, với cả dân tộc. Cái tâm ấy phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội

hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh
mình. Phải có tâm, có đức mới giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa chủ nghĩa
Mác- Lênin vào trong cuộc sống.
1.1.3. Xây dựng “Đạo đức cách mạng”
- Trung với nước, với Đảng; hiếu với dân
Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cộng
đồng. Trung, hiếu là các khái niệm đạo đức truyền thống, nhưng được Hồ Chí Minh sử
dụng và đưa vào những nội dung mới. Người viết trong tác phẩm “Đạo đức cách
mạng” như sau: “Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân
dân. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của
cá nhân mình. Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên
mình, gương mẫu trong mọi việc”.
+ Trung với nước, với Đảng: là yêu nước, gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội ;
trung thành với lý tưởng của Đảng, con đường cách mạng mà đất nước, dân tộc
đã lựa chọn; có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; phải biết đặt
lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết và trước hết; quyết tâm
phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng, suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng.
Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Người chỉ rõ: “Mỗi người cách mạng phải
hiểu thật sâu sắc rằng: Đảng ta là một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ
nhất của giai cấp công nhân, là người lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân
5


dân lao động. Người cách mạng phải thấy thật rõ điều đó và đứng vững trên lập
trường giai cấp cơng nhân, để hết lòng hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản, cho giai cấp cơng nhân và cho tồn thể nhân dân lao
động… Đạo đức cách mạng là vơ luận trong hồn cảnh nào, người đảng viên
cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích

của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi
ích của Đảng”.
+ Hiếu với dân: là thương dân, quý dân, tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của
dân, lấy dân làm gốc; chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân một cách tự giác; đấu
tranh giải phóng quần chúng nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ.
Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh viết: “Những chính sách và
nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của
người đảng viên là bất kỳ khó khǎn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính
sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên
phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngǎn ngừa
và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”. Đồng thời, Người nhấn mạnh: “Đạo
đức cách mạng là hồ mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu
quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên,
đồn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng
chặt chẽ chung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hǎng
hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng”.
- Thương yêu con người
Yêu thương tất cả mọi người, trước hết là người lao động nghèo khổ, bị bóc lột, áp
bức, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội: trẻ em, người già, phụ nữ; yêu
thương con người trên lập trường của giai cấp công nhân; chăm lo mọi mặt đời sống
con người để con người được thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích, có điều kiện phát triển
tồn diện cá nhân.
Hồ Chí Minh yêu thương con người với một tình cảm vừa bao la, vừa gần gũi thân
thương. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người. Tình thương
đó ln gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì tự do, hạnh phúc cho con người.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
6


+ Cần: Cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, biết phân công, tổ chức hoạt động

hợp lý, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
+ Kiệm: Tiết kiệm, khơng hoang phí, tiêu dùng hợp lý; khơng chỉ tiết kiệm của cá
nhân mà cịn tiết kiệm của cơng; tiết kiệm toàn diện: tiền của, nguyên vật liệu,
thời gian, sức lao động
+ Liêm: Liêm khiết, trong sạch, không tham tiền tài, địa vị, danh vọng.
+ Chính: Chính trực, ngay thẳng, thật thà đối với mình, đối với người, đối với
việc.
+ Chí cơng vơ tư: Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, hy
sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ
Các tiêu chuẩn đạo đức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Hồ
Chí Minh xác định cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết của một con người,
là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc.
- Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thương yêu và tôn
trọng tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống bất bình đẳng dân tộc và sự phân
biệt chủng tộc. Tôn trọng, thương yêu các dân tộc; ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng; xây dựng khối đồn kết quốc tế trên cơ sở cùng có lợi,
có lý, có tình.
Chuẩn mực đạo đức này điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong quan hệ
giữa các quốc gia, dân tộc; nó có cơ sở từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và
của chế độ xã hội chủ nghĩa.
1.2. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
1.2.1 Nói đi đơi với làm, nêu gương đạo đức
Nói đi đơi với làm là ngun tắc cơ bản và quan trọng nhất trong việc xây dựng đạo
đức và là đặc trưng bản chất của đạo đức cách mạng, thể hiện sự thống nhất giữa lí
luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm . Đối với mỗi người để
thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và
quyết tâm vượt qua thính mình. Nói đi đơi với làm cịn là biểu hiện của sự gương mẫu,
trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên công chức, nêu gương trước nhân dân.


7


Nói đi đơi với làm, nêu gương đạo đức: đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu
trong xây dựng đạo đức mới. Nói là biểu hiện cụ thể nhất của suy nghĩ ý chí; Làm là
hành động. Nói mà khơng làm thì chỉ là nói sng, lãnh đạo nói mà khơng làm gương
thì khơng ai nghe. Ngược lại chỉ làm mà khơng nói thì sẽ khơng ai hiểu, người lãnh
đạo quần chúng nếu chỉ đơn thuần sắn tay áo làm việc ngay thì làm sao quần chúng
hiểu mà làm theo; làm mà khơng nói tức là hành động mà khơng nêu ra suy nghĩ chủ
trương, từ đó dẫn đến nhận thức sai lầm từ quần chúng nhân dân. Ví dụ như: Chủ tịch
Hồ Chí Minh phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” trong thời điểm khó khăn của
nước ta sau độc lập. Đầu tiên Người phát động, sau đó Người làm gương: mỗi ngày
bớt một ít gạo cho hũ gạo cứu đói. Vì vậy nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, giải quyết
tạm thời nạn đói trước mắt. Giả sử, nếu Hồ Chí Minh chỉ kêu gọi mà khơng làm thì có
sự hưởng ứng mạnh mẽ như vậy khơng? Hay Hồ Chí Minh cứ hằng ngày bớt một ít
gạo bỏ vào thùng thì có ai hiểu được mục đích của Người khơng? Vì thế, ta có thể
khẳng định để có thể xây dựng đạo đức mới thì nguyên tắc đầu tiên là nói đi đơi với
làm.
Hồ Chí Minh rất chú trọng việc nêu gương: Người cho rằng đối với nhân dân thì “
một tấm gương sống cịn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền’’. Người chú
trọng: “Lấy gương người tốt việc tốt hằng ngày giáo dục lẫn nhau’’. Hồ Chí Minh là
tấm gương lớn về xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Nói phải đi đơi với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,khơng được
xun tạc, nói sai. Cán bộ, Đảng viên phải nắm vững đưịng lối cách mạng của Đảng
trong tồn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững
đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân
dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu
lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước
ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập
dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

1.2.2. Xây đi đôi với chống
Muốn xây dựng đạo đức mới , muốn bồi dưỡng những phảm chất đạo đức cách
mạng cho hàng triệu đảng viên, hàng triệu con người - cán bộ, đảng viên, các cơng dân
trong các giai tầng khác nhau, thì cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất
8


tốt đẹp, nhất thiết phải chống những cái xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức
mới.
Trong đời sống hằng ngày những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác, cái đạo
đức và cái vô đạo đức vẫn thường đan xen, hòa trộn với nhau. Để xây dựng một nền
đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống "xây" là giáo dục những
phẩm chất đạo đức mới, đạo đức Cánh mạng cho con người Việt Nam, "Chống" là
chống những biểu hiện hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cường quyền,
hách dịch. "Xây đi đôi với chống" nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn
luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống
những hành vi phi đạo đức.
Xây phải đi đôi với chống, loại bỏ cái sai, cái xấu cái vơ đạo đức hằng ngày. Hồ Chí
Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể
được xây dựng thành cơng trên cở sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống
những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là “một
cuộc chiến đấu khổng lồ” giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng.
Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện
sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh
cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức.
1.2.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: “Mỗi con người phải thường xuyên
chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hằng ngày đấy cũng là cơng việc phải kiên
trì bền bỉ suốt dời, khơng người nào có thể chủ quan tự mãn”.
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức

ở mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phải làm thế nào đó để mỗi người tự nhận thấy
việc trau dồi cách mạng là một việc “sung sướng vẻ vang nhất đời”. Người nhắc lại
luận điểm của Khổng Tử “ Chính tâm, tu thân…” và chỉ rõ: “Chính tâm tu thân tức là
cải tạo. Cải tạo cũng là trường kỳ gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng trong bản thân
mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con
người cũ để trở thành con người mới khơng dễ dàng. Dù khó khăn gian khổ nhưng
muốn cải tạo thì nhất định thành cơng”.

9


Đạo đức cách mạng là đạo đức dẫn thân, đạo đức trong hành động độc lập, tự do
của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới
bộc lộ rõ giá trị của mình. Do vậy, đạo đức cách mạng địi hỏi mỗi người phải tự giác
rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong cơng việc, trong các mối quan hệ của
mình, phải nhìn thẳng vào mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc; phải thấy rõ cái hay,
cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái xấu, cái dở, cái ác của mình phải kiên trì
rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như cơng việc “rửa mặt hằng ngày”. Hồ Chí Minh đưa ra
một lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Nếu không thường xuyên rèn luyện thì
lúc khó khăn có thể vượt qua, có cơng với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại sa
vào chủ nghĩa cá nhân trở thành con người ngăn cản cách mạng, hại dân, hại nước.
Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc
mọi nơi, mọi hồn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo đức mơi khác với đạo đức
cũ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn đề
là khơng tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy,
thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy, việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện
trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở

thành tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính q báu của người
khơng phải bẩm sinh có được mà do q trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước
hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.

10


CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN
2.1.Thực trạng trong viê …c xây dựng đạo đức cách mạng đối với sinh viên hiên… nay.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã kế thừa, vận dụng
linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên, đáp ứng với địi hỏi của tình hình cách mạng đặt ra ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác
nhau. Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, lớp lớp thanh niên đã
không quản hy sinh, chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân
dân; khơng ngại khó khăn, vất vả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, cấp ủy đảng và
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt sâu sắc quan điểm,
đường lối về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai nhiều chương trình, dự
án, như Dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện
về các xã nghèo tham gia phát triển nơng thơn, miền núi… Qua đó, nhiều thanh niên
đã trở thành nguồn cán bộ có chất lượng; những doanh nhân trẻ thành đạt, những
gương điển hình tiên tiến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí
Minh vẫn cịn một số hạn chế: một số cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa
phương chưa thật sự chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên;
còn nặng về hình thức, chưa chú trọng đến nội dung, đi sâu vào những vấn đề đặt ra
cần tập trung giáo dục cho thanh niên, như: ý chí, khát vọng vươn lên trong cơng việc,

cuộc sống, tình u thương với q hương, đất nước; kỹ năng sống; hoạt động thực
tiễn; khả năng chịu đựng những khó khăn, vất vả ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
của thanh niên vẫn chưa nhiều, chủ yếu chọn nơi sinh sống, làm việc có nhiều thuận
lợi, điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế; một số thanh niên thiếu tu dưỡng phấn đấu rèn
luyện, học tập, sống buông thả, thờ ơ, bàng quan với bản thân, gia đình và xã hội; thậm
chí có nhiều thanh niên vi phạm pháp luật.

11


2.2. Ý ngh†a của những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng đối với sinh
viên.
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đơng giàu tình cảm, trọng đạo
lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trị vơ cùng quan
trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ
tương lai của nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng
cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương
lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của
sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh
viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà khơng có đức ví
như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những
khơng làm được gì ích lợi cho xã hội mà cịn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
khơng có tài ví như ơng Bụt khơng làm hại gì, nhưng cũng khơng lợi gì cho loài
người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của
mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tơn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà cịn tạo sức
mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách
mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi
gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm
tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không

kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, khơng quan liêu, khơng kiêu ngạo,
khơng hủ hóa".
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp
sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức
cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện: trung thành, tận tụy, thật thà và
chính trực, phải xác định rõ nhiệm vụ của mình. Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp
lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó
nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa
xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang". Phải trả lời
được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế
12


nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho
nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ
quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ
quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng
bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái,
thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với cơng cuộc đổi mới của Đảng, là
nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa
phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống
nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư với những u cầu mới.
những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên,
thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn,
luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp,
năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách
nhiệm, khơng ỷ lại, chây lười; ln gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn

đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
2.3. Nguyên nhân và giải pháp
2.3.1. Nguyên nhân:
Giới trẻ ngày nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát
triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Giới trẻ đã và đang chịu ảnh
hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ mơi trường kinh tế, xã hội. Do ảnh hưởng
của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế do sự bùng phát của lối sống thực dụng
chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng
phổ biến. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục,
sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu "diễn biến
hịa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân. ảnh hưởng lớn đến
tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có
một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu,
khơng có trí lập thân, lập nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa
dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách:
13


thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng
cấp... Đâv là những biểu hiện khơng thể coi thường.
Hội nghị Trung Ương 4 khóa XII chỉ ra “một trong những biểu hiện của sự suy thối
đạo đức, lối sống là tham ơ, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với
doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
để thao túng, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Giới trẻ sẽ hành xử như thế nào trước
những “tấm gương” của người lớn như vậy, nếu họ không được trang bị một kỹ năng
sống đúng đắn?” Sự thiếu gương mẫu, thiếu trung thực, “nói khơng đi đơi với làm”,
“nói một đằng, làm một nẻo”, “nói nhiều làm ít” đã có ảnh hưởng rất xấu đối với giới
trẻ. Bởi giới trẻ luôn lấy người lớn làm mẫu mực để hướng tới và hành động. Hiện
tượng nói tục chửi bậy trong giới trẻ cũng xuất phát từ việc bức xúc với sự giả dối,
thói nịnh bợ, tâng bốc trước mặt, nói xấu sau lưng của một số người lớn. Văn hóa ứng

xử của giới trẻ ngày nay đang bị suy giảm trầm trọng. Có thể thấy, việc suy thoái về
đạo đức, lối sống đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa ứng xử của mỗi người,
đặc biệt là giới trẻ.
2.3.2. Giải pháp:
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho
sinh viên, các cấp ủy, tổ chức đoàn thể trong các học viện, nhà trường cần thực hiện
một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:
Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý các cấp trong
hệ thống các nhà trường, học viện, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm phối hợp giữa
phịng cơng tác sinh viên và với các khoa, bộ mơn giảng dạy về lý luận chính trị, cố
vấn học tập. Phải coi công tác đấu tranh bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận cơ bản, không thể
thiếu trong các tài liệu, giáo trình, bài giảng lý luận chính trị. Đồng thời, phối hợp, chủ
động tổ chức hội thảo, các buổi giao lưu, trao đổi, tọa đàm về đạo đức cách mạng
trong giáo dục lý luận chính trị với sự tham gia của các chun gia có uy tín trong lĩnh
vực này, nhằm tăng cường bản lĩnh chính trị, năng lực đấu tranh của sinh viên đối với
các quan điểm sai trái, phản động.

14


Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy các
môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên
giảng dạy các môn lý luận chính trị, tư tưởng cần trau dồi kỹ năng, kiến thức để khơi
dậy, kích thích nhu cầu nhận thức, tiếp nhận thơng tin, hứng thú, ham thích, say mê
nhận thức và đặc biệt là vận dụng kiến thức chính trị tư tưởng đã học được vào thực
tiễn cuộc sống. Đối với giảng viên, trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức, cần định
hướng giá trị sống có lý tưởng cách mạng, hun đúc ý chí vươn lên trong học tập và
cuộc sống; điều chỉnh phương pháp giảng dạy, giảm thuyết trình, tăng cường trao đổi,
gợi mở vấn đề cho sinh viên thảo luận và tăng cường khả năng tự nghiên cứu. Giảng

viên cần giới thiệu những vấn đề căn bản, mang tính nguyên lý về Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; áp dụng
những phương pháp giảng dạy tích cực để định hướng sinh viên biết tìm đọc tài liệu
tham khảo, tự học, tự nghiên cứu để thu nhận và mở mang tri thức. Bên cạnh đó cần đa
dạng hóa các phương pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức các trị chơi có liên
quan đến nội dung học tập, tạo nên khơng khí học tập sơi nổi hấp dẫn sinh viên.
Ba là, từng bước đổi mới nội dung, chương trình các mơn khoa học Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và phương
pháp giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, để những nội
dung chương trình này thật sự sát với đời sống của sinh viên, để sinh viên được học,
được vận dụng nhằm trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức, bản lĩnh chính trị vào thực
tiễn đời sống xã hội. Ngồi ra, trong quá trình giảng dạy, trao đổi, giảng viên cần nêu
bật vai trị ý nghĩa của việc tìm hiểu học tập tư tưởng chính trị, tạo cho sinh viên niềm
tự hào về truyền thống kiên cường bất khuất của các thế hệ cha anh dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Củng cố niềm tin cho sinh viên về công cuộc đổi mới đất nước do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo hiện nay thông qua giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho sinh
viên.
Bốn là, tăng cường vai trò của cố vấn học tập, phòng cơng tác sinh viên, Đồn
Thanh niên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên.
Cố vấn học tập là người gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của sinh viên, là người
tư vấn chương trình học tập, bồi dưỡng của sinh viên khi sinh viên còn ngồi trên ghế
15


nhà trường. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục ngoại khóa như nói chuyện chuyên
đề, báo cáo thời sự, giới thiệu nghị quyết, tham quan, nghiên cứu thực tế, các hình thức
văn hóa, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu về lý luận chính trị, tư tưởng. Phát triển các
hoạt động ngoại khóa, hoặc tổ chức các cuộc thi, các trị chơi trong các hoạt động
mang tính chính trị nhân kỷ niệm các ngày lễ.
Năm là, mỗi sinh viên cần nhận thức rằng khơng ai khác, chính mình là những chủ

nhân tương lai của đất nước, đất nước đang trông chờ rất nhiều ở việc học tập và rèn
luyện của sinh viên. Việc học tập các môn chuyên ngành là điều cần thiết, song nếu chỉ
có kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ bị lạc hậu về mặt lý luận, vì việc học tập các
mơn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp họ nắm bắt được những kiến
thức cơ bản, kết hợp với việc liên hệ thực tiễn, từ đó có tư duy độc lập, đúng đắn, hành
động phù hợp trong cuộc sống, qua đó sinh viên có được phương pháp tiếp cận, nắm
bắt thơng tin, kiến thức một cách hiệu quả.

16


C. PHẦN KẾT LUẬN

Bác từng nói: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới
lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống
vực sâu”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cho đến
ngày nay, vẫn cịn giữ ngun tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn
thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu
cầu của giai đoạn cách mạng mới. Đứng trước bối cảnh ấy, là một sinh viên cũng như
bao người khác đang cùng bước trên con đường xây dựng đất nước tiến lên Xã hội chủ
nghĩa, một nhiệm vụ rất lớn đang đặt ra đó là thưc hiện theo lời dạy của Bác: “Thanh
niên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư
tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức,
có tài....”.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS Phạm Hồng Chương, 06/06/2019, Về khái niệm 'đạo đức cách mạng' và


việc nghiên cứu, học tập đạo đức trong đảng hiện nay:
/>2. Nguyễn Văn Biết, 29/06/2021, Những đặc điểm mới của sự biến đổi về đạo đức, lối
sống ở Việt Nam hiện nay:
/>3. Song Lan, 12/02/2019, Xây dựng đạo đức cách mạng qua tác phẩm “Đạo đức cách
mạng” của Hồ Chí Minh:
/>4. Nguyễn Linh An, 24/06/2021, Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh:
/>5. Nguyễn Minh Phúc, 2016, Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên - cần sự
chung tay của gia đình, nhà trường, xã hội.
/>6. ThS. Vũ Văn Huân, 26/02/2021, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo

đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay:
/>7. Công thông tin điện tử Quảng Bình, 17/11/2021, Giáo dục đạo đức cách mạng cho
sinh viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
/>18



×