Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO LIÊN QUAN đến HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
--------o0o--------

PHÂN TÍCH VÀ ỨNG PHĨ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHƠI THÉP

Mơn học: Quản lý rủi ro trong kinh doanh Quốc tế
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Huỳnh Đăng Khoa
Mã lớp 20 - Nhóm 06

Tháng 10 năm 2021


PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC

STT

Họ và Tên

1

Dương Văn An

2

MSSV

Lớp

Cơng việc



Mức độ
hồn thành

Nội dung chương 3
Thiết kế slide

100%

Nguyễn Văn Cường 1911115058 K58D

Nội dung chương 2
Thuyết trình chương 2

100%

1911115004 K58D

3

Trần Thùy Dung

1911115093 K58D

Nội dung chương 3
Thuyết trình chương 3

100%

4


Hồng Thị Hằng

1911115135 K58D

Nội dung chương 3
Hoàn thiện báo cáo

100%

Nguyễn Đức Anh Huy 1911115185 K58D

Nội dung chương 3
Hoàn thiện báo cáo

100%

1911115188 K58D

Nội dung chương 3
Thuyết trình chương 3

100%

Diệp Trần Thanh Lam 1911115220 K58D

Nội dung chương 3
Thuyết trình chương 3

100%


1911115231 K58D

Nội dung chương 3
Thuyết trình chương 3

100%

9

Tường Thị Yến Linh 1911115247 K58E

Nội dung chương 3
Thuyết trình chương 3

100%

10

Nguyễn Thành Luân 1911115261 K58D

Nội dung chương 1
Thiết kế slide

100%

5
6
7
8


Nguyễn Tấn Huy

Chu Thế Linh

11

Dương Lý Trà My

1911115283 K58D

Nội dung chương 1
Thuyết trình chương 1

100%

12

Lê Thị Bích Ngọc

1911115318 K58D

Nội dung chương 3
Thuyết trình chương 3

100%

13

Trần Văn Nhân


1911115347 K58D

Nội dung chương 2
Thiết kế slide

100%


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG ....................................... 1
1.1. Phân tích thị trường vĩ mơ (mơ hình PESTEL) .................................................... 1
1.1.1. P-political ........................................................................................................ 1
1.1.2. E-Economic .................................................................................................... 1
1.1.3. S-Social ........................................................................................................... 2
1.1.4. T-Technological .............................................................................................. 2
1.1.5. E-Environmental ............................................................................................. 3
1.1.6. L-Legal............................................................................................................ 3
1.2. Thị trường xuất nhập khẩu phối thép .................................................................... 4
1.2.1. Tình hình xuất khẩu thép các loại. .................................................................. 4
1.2.2. Tình hình nhập khẩu thép các loại .................................................................. 7
CHƯƠNG 2: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP ................................. 9
2.1. Phân tích bằng mơ hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter .............. 9
2.1.1. Mối đe dọa từ các đối thủ mới ........................................................................ 9
2.1.2. Sức mạnh của nhà cung cấp .......................................................................... 10
2.1.3. Sức mạnh của khách hàng ........................................................................... 10
2.1.4. Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế ........................................................... 11
2.1.5. Cạnh tranh nội bộ ngành ............................................................................... 11
2.2. Phân tích mơ hình S.W.O.T ................................................................................ 13
CHƯƠNG 3: QUẢ N TRỊ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KHOẢN HỢP

ĐỒNG ........................................................................................................................... 14
3.1. Điều khoản phẩm chất hàng hóa ......................................................................... 14
3.1.1. Lưu đồ ........................................................................................................... 14
3.1.2. Nhận diện rủi ro ............................................................................................ 15
3.1.3. Đo lường và đánh giá rủi ro .......................................................................... 18
3.1.4. Ứng phó rủi ro .............................................................................................. 20
3.2. Điều khoản giao hàng.......................................................................................... 22
3.2.1. Lưu đồ ........................................................................................................... 22
3.2.2. Nhận diện rủi ro ............................................................................................ 23
3.2.3. Đo lường rủi ro ............................................................................................. 28
3.2.4. Ứng phó rủi ro .............................................................................................. 29


3.3. Điều khoản thanh toán ........................................................................................ 31
3.3.1. Lưu đồ: .......................................................................................................... 31
3.3.2. Nhận diện rủi ro ............................................................................................ 32
3.3.3. Đo lường, đánh giá rủi ro .............................................................................. 34
3.3.4. Ứng phó rủi ro .............................................................................................. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 43


1

CHƯƠNG 1: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG
1.1. Phân tích thị trường vĩ mơ (mơ hình PESTEL)
1.1.1. P-political


Trung quốc mới đây đã thay đổi chính sách thuế với sắt thép: cụ thể thì đó là xóa
bỏ việc hồn thuế xuất khẩu thép. Mục đích là để khuyến khích nhập khẩu và

giảm xuất khẩu thép.



Chính sách cắt giảm sản lượng thép sản xuất trong năm để giảm lượng carbon
thải ra từ một trong những ngành công nghiệp ô nhiễm nhất.



Thanh toán: hệ thống thanh toán gồm 3 cấp: ngân hàng trung ương, ngân hàng
thương mại và các tổ chức phi hành chính tạo hệ thống đồng bộ và ngày càng
hồn thiện, thống nhất.



Chính phủ Trung Quốc thực hiện nới lỏng các chính sách bảo hộ của mình cho
các hoạt động Logistics. Với sự nới lỏng này cho phép các công ty cung cấp dịch
vụ logistics nước ngoài được phép tham gia sâu rộng hơn các dịch vụ logistics.



Việt Nam:
o

Quản lý nhà nước đối với thị trường thép vẫn còn lỏng lẻo đối với các địa
phương  đầu tư tràn lan, nhỏ lẻ. (Việt Nam)

o

Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước đưa

ra nhằm cắt giảm đầu tư công và hạn chế hoạt động cho vay phi sản xuất
làm thị trường bất động sản gần như đóng băng, xây dựng cơng nghiệp và
dân dụng sụt giảm trong khi đây là lĩnh vực chiếm 34% tổng nhu cầu
ngành thép.

1.1.2. E-Economic


Năm 2020, sản lượng thép của Trung Quốc tăng 6%, đạt 1,1 tỷ tấn, mức cao nhất
mọi thời đại, và hoạt động xây dựng ở nước này cũng tăng mạnh



Quốc gia có sản lượng thép lớn nhất thế giới, lên đến 1 tỷ tấn thép vào năm 2020,
tỷ lệ huy động chi đạt trung bình 80% trong những năm vừa qua. Trong thời gian
qua, Trung Quốc tiến hành cắt giảm sản lượng thép nhằm vào các doanh nghiệp
nhỏ công nghệ lạc hậu, giúp cải thiện tỷ lệ huy động tại các doanh nghiệp lớn từ
68% năm 2016 lên 90% năm 2020


2


Vận chuyển: Theo báo cáo chỉ số Logistics thì Trung Quốc đi đầu khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương về thị trường Logistics cùng với đó là cơ sở Logistics được
đánh giá là vào hàng phát triển trên thế giới.



Ngồi ra, Trung Quốc cũng có nhiều cảng biển lớn trên thế giới như cảng Thượng

Hải, cảng Thâm Quyến, cảng Quảng Châu,... thuận tiện cho việc vận chuyển hàng
hóa đa dạng với số lượng lớn.



Việt Nam: Nhu cầu thép từ năm 2019 trở đi có tiến triển tốt nhưng tốc độ tăng
vẫn chậm, nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu 70-80% từ nước ngồi.

1.1.3. S-Social


Trung Quốc là nước đơng dân nhất thế giới, người dân coi trọng việc sở hữu nhà
ở nên nhu cầu đối với các cơng trình nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơng
trình khác càng cao. Do đó, nhu cầu ở ngành thép để sử dụng cho các cơng trình
trên cũng cao.



Tốc độ đơ thị hóa cao.



Thúc đẩy hệ thống thanh tốn liên ngân hàng bằng Nhân dân tệ



Lực lượng lao động thiếu trình độ chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Cuối năm 2020,
số lao động có tay nghề cao chiếm 30%, nhưng tỷ lệ này chưa bắt kịp sự phát
triển, số hóa cơ cấu sản xuất.




Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với tốc độ tăng dân số nhanh dẫn đến nhu cầu xây
dựng nhà ở lớn và tác động đáng kể đến nhu cầu sử dụng thép. Trong dài hạn,
q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ tầng sẽ còn tiếp tục
thúc đẩy sự phát triển của ngành Thép tại Việt Nam.

1.1.4. T-Technological


Tỷ lệ tiếp cận Internet cao (khoảng 71,6%), tăng trưởng trong việc thanh toán
điện tử nhờ sự phát triển thần tốc của ngành công nghiệp thương mại điện tử.



Trung Quốc cấm sử dụng lị nung cảm ứng (IF). Đóng của các nhà máy sử dụng
lị cao cơng nghệ cũ lạc hậu, thay thế bằng các nhà máy có cơng nghệ hiện đại,
tuân thủ quy định về môi trường, bên cạnh những nhà máy luyện thép bằng lị hồ
quang điện.



Số hóa thị trường Logistics : ứng dụng công nghệ thông tin vào tồn bộ q trình
logistics từ lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng


3

hóa, thơng tin liên quan tới ngun vật liệu, vật tư đầu vào tới sản phẩm cuối
cùng từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.



Việt Nam: Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong
ngành thép, các sản phẩm từ thép ngày càng nâng cao và đơn giản hơn, các công
nghệ chuyển giao ngày càng hiện đại.

1.1.5. E-Environmental


Thép là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất của
Trung Quốc, thải ra 10-20% lượng carbon cả nước. Thêm vào đó, hoạt động của
ngành thép tăng nóng để giúp vượt qua cú sốc đại dịch Covid-19 càng khiến
lượng carbon thải ra tăng. Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch để giảm thiểu lượng
carbon thải ra của ngành thép xuống 30% vào năm 2030.



Luật Bảo vệ Môi trường ủy quyền cho các bộ phận bảo vệ mơi trường thu giữ,
ngăn chặn hoặc đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ra
lệnh cho các cơ sở đang thải ra lượng chất ô nhiễm quá mức phải hạn chế hoặc
ngừng sản xuất để khắc phục.



Đường Sơn là thành phố ô nhiễm nhất tại Trung Quốc khi tập hợp các nhà máy
sản xuất công nghiệp nặng. Do đó chính quyền Đường Sơn (thc tỉnh Hà Bắc,
Trung Quốc) yêu cầu 23 nhà sản xuất tại địa phương này phải cắt giảm sản lượng
thép trong năm 2021 để giảm phát thải carbon 30-50%.




Bộ Môi trường Trung quốc tăng cường kiểm tra, giám sát để hạn chế việc ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng.



Việt Nam: Năm 2020, ngành thép thải ra 174 triệu tấn CO2 gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người dân.

1.1.6. L-Legal


Tại Trung Quốc có “Luật kiểm sốt xuất khẩu” có hiệu lực từ ngày 1/12/2020
cung cấp cơ sở pháp lý để Trung Quốc bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia trong
giao lưu kinh tế quốc tế. Luật sẽ tăng cường việc kiểm sốt của Trung Quốc với
dịng chảy hàng hóa, cơng nghệ và dịch vụ



Việt Nam u cầu áp thuế chống bán phá giá từ 20-40% với các nguồn hàng từ
Trung Quốc


4

1.2. Thị trường xuất nhập khẩu phối thép
1.2.1. Tình hình xuất khẩu thép các loại.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 3 với khoảng 1/5 tổng xuất
khẩu sắt thép của Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang thị
trường này đạt 571.587 tấn, tương đương 298,83 triệu USD, giá 522,8 USD/tấn, tăng

88% về lượng, tăng 135,9% kim ngạch và tăng 25,3% về giá so với cùng kỳ năm 2020;
chiếm 19,6% trong tổng lượng và chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này của cả nước
Thị trường lớn thứ 2 là Liên minh Châu Âu (EU), chiếm trên 16,8% trong tổng
lượng và tổng kim ngạch, đạt 410.994 tấn, tương đương 342,65 triệu USD, giá 833,7
USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức
tăng tương ứng 550,4%, 613,2% và 9,7%
Cũng trong quý I năm nay, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại
sắt thép của nước ta, chiếm 40,4% trong tổng lượng và chiếm 39,3% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,18 triệu tấn, tương đương 802,2 triệu USD,
giá trung bình 679,9 USD/tấn, giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng 25,3% về kim ngạch và
tăng 26% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Lượng tiêu thụ thép tăng mạnh trên toàn cầu, trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi
phục sau cú sốc COVID -19, đang đưa giá quặng sắt tiến tới mức cao chưa từng có tiền
lệ ( trước tháng 5 đến cuối tháng 7) . Các mỏ quặng lớn đang hoạt động hết công suất,
nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu.Trong khi nhu cầu trên thế giới tăng cao,
nhưng nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang có một số động thái làm
giảm lượng xuất khẩu ra thế giới bằng các chính sách như: Nhu cầu thép cho nội địa
Trung Quốc trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19 và mở đầu kế hoạch phát triển kinh
tế 5 năm 2021-2025; sản lượng thép giảm theo chính sách chung của chính phủ Trung
Quốc kết hợp với chính sách kiểm sốt ơ nhiễm. Như vậy, nhu cầu tăng, nguồn cung
giảm làm cho giá sản phẩm bị đẩy lên cao
Diễn biến thị trường thế giới như trên đã tác động mạnh đến ngành thép của Việt
Nam. Bởi, thép Việt Nam hiện nay cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
nước ngồi như: phơi thép, quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực
graphite....khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong
nước cũng phải điều chỉnh theo.


5


Dịch bệnh COVID -19 bùng phát tại nhiều địa phương khiến cho nhu cầu về xây
dựng giảm sút, quá trình giản ngân vốn đầu tư công gặp nhiều trở ngại, cùng với đó là
chuẩn bị bước vào mùa mưa khiến cho tiêu thụ thép trong nước gặp khó khăn.Để giải
quyết những khó khăn vướng mắc trên, các doanh nghiệp trong ngành đã phải tìm hướng
đẩy mạnh xuất khẩu.Đại diện Hiệp hội thép Việt Nam VSA cũng cho hay, sản lượng
tiêu thụ có mức tăng chủ yếu nhờ vào sản lượng xuất khẩu thép của các doanh nghiệp
tăng.Giá thép liên tục tăng mạnh, nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, dẫn đến doanh thu và
cả lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép trên sàn đều tăng. Điểm nhấn
trong số đó là rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận "tăng bằng lần". Một trong những
nguyên nhân chính tác động lên kết quả kinh doanh ngành thép vừa qua là giá thép đang
liên tục tăng, những doanh nghiệp chuẩn bị tốt nguồn hàng tồn kho sẽ được hưởng lợi
lớn. Theo VDSC, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ hưởng lợi khi áp lực cạnh tranh
giảm và giá thép duy trì ở nền cao cho đến nửa đầu năm 2022 do chi phí sản xuất tăng
và sản lượng giảm ở Trung Quốc; trong khi nhu cầu tại thị trường Mỹ và EU vẫn mạnh
mẽ.
Hoạt động xuất khẩu tôn mạ đem về lợi nhuận cho Hoa Sen (HSG)
Tại HSG, nhu cầu mạnh mẽ từ nước ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp này vận
hành các nhà máy tôn mạ ở mức công sức tối đa trong nửa sau của năm 2021. Công ty
đã nhận đủ đơn đặt hàng ở nước ngoài để sản xuất cho đến tháng 11-12, theo đó sản
lượng xuất khẩu trong quý 4 có thể tăng 10% so với quý trước, trong khi sản lượng tiêu
thụ tại thị trường nội địa có thể giảm 11%.
Thép Nam Kim (NKG): Xuất khẩu là động lực tăng trưởng
Trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu, hoạt động xuất khẩu mạnh sẽ bù đắp
khi NKG đã nhận đủ đơn đặt hàng xuất khẩu cho đến tháng 11, cho phép các nhà máy
hoạt động hết cơng suất trong năm 2021
Hịa Phát (HPG) duy trì lợi nhuận tốt nhờ giá thép cao và nhu cầu HRC
mạnh
VDSC nhận định, giá thép cán nóng (HRC) của HPG trong quý 3 tiếp tục tăng
lên 960 USD/tấn, đồng thời kỳ vọng có thể duy trì ở mức 900 USD/tấn trong quý 4/2021.

Do đó, HPG có thể đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 38,5% trong 6 tháng cuối năm nay.


6

Dù vậy, sự chênh lệch về giá thép giữa Việt Nam so với các thị trường khác trên
thế giới, đi cùng nhu cầu tăng cao đang mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp thép Việt –
cơ hội từ xuất khẩu. Trong báo cáo mới nhất, VDSC dự báo sự tăng trưởng từ xuất khẩu
sẽ đủ để bù đắp cho sự giảm nhiệt của thị trường nội địa. Dự báo, 6 tháng cuối năm, nhu
cầu thép tại châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, nhờ được thúc đẩy bởi sự
phục hồi của hoạt động xây dựng khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt hơn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo về tình hình thị trường thép
Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tiêu thụ thép đạt 14.055.289 tấn, tăng 35% so
với cùng kỳ 2020; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 3.420.869 tấn, tăng 84,4% so
với 6 tháng năm 2020.
Mặc dù kết quả kinh doanh có khởi sắc của ngành thép xuất khẩu nói chung,
nhưng chúng ta cịn phụ thuộc vào nguồn cung ngun vật liệu bên ngồi, kết quả vừa
qua có đóng góp khơng ít từ lợi thế các khoản tồn kho từ trước và hiện nay, lượng hàng
tồn kho của các doanh nghiệp dần cạn kiệt.
Ngoài ra, Thống kê của Cục Phòng vệ thương mại cho thấy, thép là mặt hàng có
số vụ kiện phịng vệ thương mại nhiều nhất trong tất cả các ngành hàng hiện nay.
Tại thị trường Indonesia, ngày 17/2/2021, Ủy ban chống bán phá giá Indonesia
(KADI) đã kết luận điều tra cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với
tơn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam. Qua đó, KADI cho rằng hàng hóa bị điều tra đã bán
phá giá và gây ra thiệt hại đáng kể cho các ngành sản xuất tôn lạnh nội địa của Indonesia
và quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá từ 3,01 - 49,2% đối với Việt Nam...
Ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan đã khởi xướng vụ việc
điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu
từ các nước, trong đó có Việt Nam. Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với DN Việt

Nam là 27,98%
Hiện nay, trong số các sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu sang EU, có 4
nhóm sản phẩm đang bị áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch thuế quan
bao gồm: nhóm 2 (thép tấm cán nguội), nhóm 5 (thép mạ, phủ, tráng), nhóm 9 (thép tấm
khơng gỉ), nhóm 24 (ống thép đúc)...


7

1.2.2. Tình hình nhập khẩu thép các loại
Thép Việt Nam hiện nay cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite...
Sau khi giá quặng sắt lập đỉnh chưa từng có trong tiền lệ và kéo theo hàng loạt
nguyên liệu chính cho sản xuất thép tăng giá mạnh, những tháng trở lại đây giá cả đã hạ
nhiệt và giảm mạnh. Tuy nhiên lo ngại về tác động giá than tăng bằng lần đối với quá
trình sản xuất thép cũng đáng quan tâm.
Quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu (giao ngay tại cảng biển Trung Quốc
13/08/2021) cũng giảm xuống 166 USD/tấn, thấp nhất trong vòng hơn 4 tháng. Mức giá
hiện tại đã giảm khoảng 25% so với lúc cao kỷ lục lịch sử, hồi tháng 5 năm nay.
Giá quặng sắt nhập khẩu giao ngay tại cảng biển miền Bắc Trung Quốc do Argus
công bố tuần qua (21/09/2021) đã giảm 22,2% trong tuần xuống còn 100,45 USD/tấn.
Như vậy, giá nguyên liệu chính trong sản xuất thép này đã mất 57,4% từ mức cao kỷ lục
235,55 USD/tấn đạt được vào ngày 12/5. Nguyên nhân chính dẫn tới việc giá giảm là
do Trung Quốc – nước nhập khẩu khoảng 2/3 tổng khối lượng quặng sắt vận tải đường
thủy trên toàn cầu, cắt giảm sản lượng thép trong 6 tháng cuối năm 2021 để đảm bảo
rằng lượng cung thép cả năm 2021 không vượt quá mức kỷ lục 1,065 tỷ tấn của năm
2020.

Biểu đồ 2.1: Giá quặng sắt 62% Fe USD/ Tấn khô (Nguồn: World bank)



8

Các nhà chức trách Trung Quốc muốn hạn chế sản lượng thép để giảm thiểu ơ
nhiễm khí phát thải và giảm tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là do giá nhiên liệu sản xuất
điện, như than nhiệt và khí thiên nhiên, tăng quá cao.
Báo cáo cập nhật đến hết tháng 5/2021 cho thấy, nhập khẩu thép về Việt Nam đạt
951 ngàn tấn với kim ngạch 0,9 tỷ USD, giảm 29,39% về lượng và giảm 16,4% về trị
giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 8,74% về lượng nhưng tăng
44,09% về giá trị. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, nhập khẩu thép về Việt Nam
đạt 5.97 triệu tấn với trị giá trên 4.64 tỉ USD, tăng lần lượt 8.43% về lượng và 38.11%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 3.12
triệu tấn, với trị giá nhập khẩu hơn 2.3 tỉ USD, chiếm 52.37% tổng lượng thép nhập
khẩu và 49.57% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Biểu đồ 2.2: Giá than đá USD / MT ( Nguồn: World Bank)


9

CHƯƠNG 2: RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích bằng mơ hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
2.1.1. Mối đe dọa từ các đối thủ mới
Xét về mức độ hấp dẫn của thị trường, năm 2021 là một năm đặc biệt đối với
ngành thép. Do phục hồi thị trường xây dựng và kích thích đầu tư cơng, nhu cầu thép
thế giới tăng lên nhanh chóng đẩy giá thép tăng mạnh từ nửa cuối năm 2020. Cùng với
đó, để làm tốt chính sách bảo vệ mơi trường, kiểm sốt mức độ ơ nhiễm do các nhà máy
thép gây ra, Trung Quốc đã liên tục cắt giảm sản lượng từ năm 2016 và đóng cửa nhiều
nhà máy sử dụng công nghệ gây ô nhiễm. Sản lượng thép nguồn gốc Trung Quốc do đó

sụt giảm càng góp phần giữ giá thép ở mức cao. Đó là chưa kể nhiều nhà máy ở Hàn
Quốc, Nga, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng hẳn hoặc chưa hoạt động trở lại do ảnh
hưởng của Covid-19.
Sự tăng “nóng” giá thép trong nửa đầu năm nay khiến ngành thép được hưởng
lợi lớn. Thép Hòa Phát lãi lớn, hơn 7.000 tỷ đồng ngay quý 1. Nhiều doanh nghiệp thép
ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức vài chục lần so với cùng kỳ năm trước. Gang thép
Thái Nguyên cũng ghi nhận lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng quý 2, gấp 6 lần cùng kỳ. Hiện
nay, dù đợt dịch Covid-19 thứ tư có ảnh hưởng lớn, nhưng ngành thép vẫn tăng trưởng
và giá thép đã hình thành mặt bằng giá mới. Do vậy, thép hiện tại được xem là thị trường
có mức độ hấp dẫn cao.
Tuy nhiên, rào cản gia nhập ngành thép là rất lớn. Trước hết, ít có doanh nghiệp
mới muốn gia nhập ngành là do rào cản về vốn lớn. Ngành thép là một ngành cơng
nghiệp nặng có u cầu một lượng vốn lớn đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, công
nghệ sản xuất, đội ngũ nhân công, dự trữ hàng tồn kho,... Mặt khác, việc thanh lý máy
móc của các doanh nghiệp không mang lại nhiều giá trị kinh tế, và do đó có thể khiến
các đối thủ gia nhập ngành chịu rủi ro mất trắng nếu kinh doanh khơng hiệu quả.
Về chính sách, bộ Cơng thương vào cuối năm 2020 đã áp thuế chống bán phá giá
đối với sản phẩm thép cán nguội (CRC) từ Trung Quốc trong 5 năm với thuế suất 4,4%25,2%. Chính sách này là khá bất lợi đối với các nhà sản xuất nhỏ khi phải nhập khẩu
CRC nhưng ngược lại có lợi với các ơng lớn như Hịa Phát bởi họ đã tự sản xuất được
CRC từ thép cán nóng (HRC). Mục đích của nó là khuyến khích sự gia tăng chuỗi giá
trị trong ngành.


10

Như vậy, mối đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập ngành là ở mức trung bình.
2.1.2. Sức mạnh của nhà cung cấp
Nguyên nhân chính khiến giá thép tăng “chóng mặt” và liên tục là do giá nguyên
liệu (quặng sắt, thép phế, than…) trên thế giới tăng tới hơn 2 lần so với cùng kỳ năm
trước. Cụ thể, giá quặng sắt tính đến đầu tháng 3/2021 ghi nhận mức trên 170 USD/tấn,

tăng 55% so với cuối năm 2020 và gấp đơi cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Việt Nam
phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên liệu sản xuất thép. Các doanh nghiệp sản xuất thép
lớn tại Việt Nam như Hòa Phát (HPG), Formosa, Gang thép Thái Nguyên Tisco (TIS)
đều sử dụng than nhập khẩu làm nguyên liệu. Giá nguyên liệu lên cũng sẽ tác động đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thép thông qua việc gia tăng năng lực đàm phán
của các nhà cung cấp.
Mặt khác, với vai trò là nước sản xuất và cung ứng thép lớn nhất thế giới, thời
gian gần đây, Trung Quốc, quốc gia chiếm 52,37% tổng lượng thép nhập khẩu vào nước
ta (5 tháng đầu 2021) đã chuyển từ đẩy mạnh xuất khẩu sang nhập khẩu thép. Đồng thời,
khi thị trường thế giới khan hiếm và giá tăng cao, một số nhà sản xuất lớn trong nước
cũng gia tăng xuất khẩu phôi thép khiến nguồn cung trên thị trường nội địa càng bị hạn
chế. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng nhà cung cấp phôi thép, thép phế và than
giảm đi đáng kể.
Tóm lại, các nhà cung ứng có áp lực lớn lên ngành thép do sự khan hiếm nguồn
cung và tăng giá nguyên liệu trên toàn cầu. Điều này làm giảm năng lực đàm phán của
Gang thép Thái Nguyên khi ký hợp đồng nhập khẩu phôi thép từ doanh nghiệp Trung
Quốc.
2.1.3. Sức mạnh của khách hàng
Sản phẩm ngành thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của nhiều ngành
khác, không thể thiếu đối với ngành xây dựng, khách hàng buộc phải mua khi có nhu
cầu tiêu dùng. Hơn nữa, trong tình hình nguồn cung khan hiếm và giá các sản phẩm thép
được dự báo vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay, năng lực đàm phán của khách hàng
càng bị giảm sút. Trong thời gian qua, đợt dịch Covid-19 thứ tư đã tác động làm ngưng
trệ các hoạt động xây dựng công nghiệp và dân dụng, nhưng các cơng trình trọng điểm
như cầu đường, bệnh viện, sân bay vẫn tiếp tục được thi công. Riêng trong tháng 7, bán
hàng thép các loại đạt 2,101,200 tấn, ngang mức tháng 6/2021 nhưng tăng 7,4% so với
cùng kỳ 2020.


11


Khách hàng cũng có năng lực đàm phán thấp trên thị trường xuất khẩu của các
doanh nghiệp thép Việt Nam. Cụ thể, tại thị trường Trung Quốc, việc nước này cắt giảm
sản lượng tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu cho các nhà sản xuất nước ta vào Trung Quốc
cũng như nhiều nước ASEAN. Còn tại thị trường EU và Hoa Kỳ, khách hàng cũng thấy
mình có ít sự lựa chọn hơn khi các khu vực này đang cắt giảm dần nhà máy, và thép sản
xuất ở các khu vực này cũng khó có thể cạnh tranh về giá với thép Việt Nam. Do đó,
khách hàng phải đối mặt với chi phí chuyển đổi cao hơn nếu khơng lựa chọn thép nhập
khẩu Việt Nam.
Vậy, năng lực đàm phán của khách hàng trong ngành thép ở mức thấp.
2.1.4. Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế là thấp bởi so với các vật liệu như nhơm, gỗ,
nhựa, thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều, có khả năng chịu lực tốt, đồng nhất về chất
lượng, dễ tự động hóa trong chế tạo và cơ giới hóa trong thi cơng, hơn nữa cịn đáp ứng
tốt tính thẩm mỹ của cơng trình. Do vậy trong xây dựng, thép vẫn là vật liệu chính, trụ
cột của các cơng trình.
Bên cạnh đó, chúng ta có vật liệu composite được sản xuất theo công nghệ tiên
tiến mới. Composite có ưu điểm nhẹ, bền với mơi trường, có thể thay thế cho sắt thép
và gỗ trong các kết cấu khung giàn như xà nhà, các thanh đòn tay, trang trí, làm các cột
nhà,... Tuy nhiên, khả năng thay thế thép của nó cũng khơng cao do mức độ phổ biến
thấp và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về giá cả, độ bền và tính tiện dụng.
2.1.5. Cạnh tranh nội bộ ngành
Với thép nhập khẩu, các hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP bên cạnh mở ra thị
trường xuất khẩu mới, cũng đặt các doanh nghiệp thép nội địa vào thế cạnh tranh gay
gắt hơn với thép ngoại đến từ Trung Quốc, Ấn Độ hay các nước ASEAN. Tuy nhiên,
việc Bộ Công Thương trong tháng 3 năm nay đã quyết định tiếp tục gia hạn thuế tự vệ
với phôi thép và thép dài đến hết 21/03/2023 đã làm cho thép nội địa cạnh tranh hiệu
quả hơn về giá. Cạnh tranh với thép ngoại do đó đơn giản hơn so với cạnh tranh lẫn nhau
giữa các nhà sản xuất nội địa.
Trong những năm gần đây mức độ tập trung của ngành thép ngày càng tăng, đặc

biệt là vào đầu năm 2020 lúc mà nhu cầu thép giảm mạnh. Khi áp lực cạnh tranh tăng
lên, thị phần của các doanh nghiệp nhỏ dần rơi vào tay của các nhà sản xuất lớn. Kết


12

quả là vào đầu năm 2021, 5 doanh nghiệp lớn nhất chiếm tới 61% thị phần thép xây
dựng, 80% với tôn mạ và 73% với ống thép.
Đối với thép xây dựng, một trong những mảng kinh doanh chủ lực của Gang thép
Thái Nguyên, thống kê tháng 1/2021 cho thấy doanh nghiệp đang đứng thứ 3 về thị
phần, sau ông lớn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh. Trong tương lai, TISCO phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt hơn nữa từ các nhà sản xuất lớn như Hòa Phát với Nhà máy Dung
Quất 2. Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2024 với quy mơ 60,000 tỷ đồng, có sản
lượng dự kiến là 5 triệu tấn thép/năm và được cho là sẽ làm tăng định giá của HPG thêm
10,000 đồng/CP.

Hình 2.1: Thị phần thép xây dựng tháng 1/2021
Mặt khác, cạnh tranh gay gắt trong ngành thép còn xuất phát từ nguyên nhân rào
cản thoát khỏi ngành cao, bởi lẽ tài sản cố định của ngành khi bán đi sẽ không có nhiều
giá trị kinh tế. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động mặc dù hiệu
quả sản xuất yếu kém.
Như vậy, ngành thép có mức độ cạnh tranh nội bộ ngành lớn.


13

2.2. Phân tích mơ hình S.W.O.T
Điểm mạnh (Strength)

Điểm yếu (Weakness)


 Là thương hiệu mạnh nhiều năm trên
thị trường, có thị phần lớn.
 Có hệ thống phân phối tương đối phủ
rộng từ miền trung trở ra.
 Dây chuyền sản xuất theo quy mơ hình
thức tích hợp dọc, chủ động ngun
liệu.
 Cơng nghệ sản xuất tương đối hiện đại
 Sản phẩm chất lượng tốt, được kiểm
sốt chặt chẽ thơng qua phịng thử
nghiệm VILAS.
 Đa dạng sản phẩm, có sản phẩm khác
biệt.

 Bộ máy quản lý cồng kềnh, nguyên
tắc, thiếu năng động
 Quản lý nguồn nhân lực chưa chuyên
nghiệp, tiền lương thấp
 Chi phí sản xuất cao
 Năng lực tài chính yếu kém
 Đầu tư lớn và dàn trải, không hiệu
quả
 Chưa thật sự chú trọng hoạt động
marketing
 Chưa có chiến lược sản xuất kinh
doanh rõ ràng trong tương lai

Cơ hội (Opportunity)


Thách thức (Threat)

 Tỷ giá tương đối ổn định, mặt bằng
lãi suất giảm
 Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
 Quy hoạch ngành thép sẽ loại bỏ
được các cơ sở sản xuất nhỏ, tiêu hao
nguyên liệu và giảm ô nhiễm môi
trường.
 Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu xây dựng
nhà ở trong tương lai rất lớn.
 Áp lực từ sản xuất thay thế gần như
khơng có.









Hiệp định C-AFTA có hiệu lực từ
2015, thuế nhập khẩu thép giảm làm
cho sức ép từ thép Trung Quốc trở
nên rất lớn.
Dần xuất hiện các đối thủ cạnh tranh
mới có quy mơ lớn xuất hiện trên thị
trường
Thị phần ngày càng giảm

Áp lực lãi ngân hàng cao do các
khoản vay đầu tư dài hạn
Công nghệ khai thác mỏ và một số
dây chuyền sản xuất lạc hậu có nguy
cơ phải dừng do quy định về bảo vệ
môi trường ngày càng chặt chẽ.

Bảng 2.1: Phân tích SWOT cơng ty cổ phần gang thép Thái Nguyên


14

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN
ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG
3.1. Điều khoản phẩm chất hàng hóa
ĐIỀU KHOẢN PHẨM CHẤT HÀNG HÓA
 Loại Q275 theo tiêu chuẩn GB700-88 của Trung Quốc
 Kích cỡ: 150MM * 150MM * 12000MM
 Xuất xứ: Trung Quốc
 Thép phải được sản xuất từ một trong các nhà máy
TANGSHAN GUOYI SPECIAL CO., LTD
QUAN AN SHI JIUJIANG WIRE CO., LTD
HEBEI RONGXIN STEEL GROUP CO.,LTD (thuộc tập đồn Thép HEBEI)
 Thành phần hóa học:
C: 0,28% - 0.38%
Mn: 0.5% - 0.8%
Si: 0.15% - 0.35% MAX
S: 0.05% MAX
P: 0.045% MAX
Cu, Ni: 0.3% MAX

CR: 0.3% MAX
Đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu
Hóa đơn: phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa
3.1.1. Lưu đồ

Hình 3.1: Lưu đồ quy trình sản xuất phơi thép
Lưu đồ đối với quy trình sản xuất phơi thép xuất khẩu của phía đối tác Trung
Quốc gồm 5 bước cơ bản: từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất, kiểm định
chất lượng cho đến khâu lưu kho thành phẩm và cuối cùng là xuất khẩu sang nước người
mua. Mỗi khâu, quy trình đều là một mắt xích quan trọng trong tồn bộ chuỗi quy trình
sản xuất. Tương ứng, ở mỗi quy trình đều tiềm ẩn những rủi ro có thể đa dạng lẫn khơng


15

thể đa dạng được. Do đó, thực hiện tốt cơng tác quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp có
thể có những biện pháp phù hợp nhằm ứng phó rủi ro.
3.1.2. Nhận diện rủi ro

Biểu đồ 3.1: Phân tích rủi ro liên quan đến điều khoản chất lượng hàng hóa
3.1.2.1. Nguyên liệu đầu vào
Đối với khâu nguyên liệu đầu vào, quy trình sẽ bao gồm: thu mua, vận chuyển
vào nhà máy và xử lý thô nguyên liệu. Cụ thể, thép được sản xuất từ quặng sắt hoặc phế
liệu. Quặng sắt là tập hợp những khống sản có thể được chuyển đổi thành sắt. Chất
lượng của quặng sắt chủ yếu được xác định bởi thành phần của nó; hàm lượng sắt cao
và hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp là thuận lợi. Như vậy, nếu chất lượng nguyên
liệu đầu vào khơng đảm bảo thì chất lượng thành phẩm đầu ra cũng sẽ khơng đảm bảo.
Rủi ro có thể đến từ 2 nguyên nhân chính, bao gồm:



Bên xuất khẩu thu mua nguyên liệu kém chất lượng: cụ thể, có thể do nhà xuất
khẩu có chủ ý muốn hạ chi phí sản xuất hoặc bên đối tác cung cấp nguyên liệu
không uy tín, dẫn đến việc thu mua ngun liệu thơ kém chất lượng.



Quy trình xử lý ngun liệu thơ khơng đúng: Đối với sắt được khai thác từ
quặng hoặc sắt phế liệu cần phải được trải qua quy trình xử lý thô trước khi được
đưa vào sản xuất ở các khâu tiếp theo. Quy trình này bao gồm cơng đoạn xử lý
quặng và tạo dịng nóng chảy. Cụ thể, vật liệu này kết hợp với các nguyên liệu


16

phụ gia khác như: than, đá vôi để đưa vào lị nung. Khi nung nóng tới một nhiệt
độ nhất định, hỗn hợp này sẽ trở thành dịng kim loại nóng chảy. Việc đốt cháy
than cốc dẫn đến khí Cacbon monoxit (CO) phát sinh. Khi nhiệt độ trong lò lên
đến 2000ºC, quặng sắt sẽ biến đổi thành thép nóng chảy ở dưới lị, gọi là thép đen
nóng chảy. Sau đó, thép đen sẽ được tinh lọc lại để trở thành thép nóng chảy
nguyên chất. Như vậy, nếu như sử dụng phương pháp không phù hợp hoặc điều
kiện xử lý quặng không đạt tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
thành phẩm đầu ra.
3.1.2.2. Quy trình sản xuất

Hình: Quy trình sản xuất phơi thép cơ bản
Khâu sản xuất là quá trình trực tiếp tạo ra thành phẩm đầu ra, do đó sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng sản phẩm nếu không thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Theo
đó, rủi ro ứng với quy trình sản xuất sẽ đến từ 3 nhóm ngun nhân chính, bao gồm:



Rủi ro đến từ yếu tố con người (nhân công): Nhân công là đội ngũ trực tiếp làm
việc, vận hành thiết bị máy móc và do đó cũng sẽ có tác động trực tiếp đến chất
lượng thành phẩm. Cụ thể, có 2 ngun nhân cơ bản bao gồm trình độ tay nghề
kém và năng suất làm việc thấp, không hiệu quả. Đối với rủi ro về trình độ tay
nghề thấp, nguyên nhân căn bản xuất phát từ quá trình tuyển dụng và sau đó là
đào tạo, huấn luyện khơng được chú trọng và thực hiện một cách bài bản. Ngoài


17

ra, nếu như môi trường làm việc chưa tốt, chưa phù hợp; đồng thời đội ngũ lãnh
đạo chưa có sự quan tâm, kiểm soát thường xuyên cũng sẽ dẫn đến năng suất lao
động của công nhân giảm sút và trở nên kém hiệu quả.


Rủi ro đến từ máy móc, cơng nghệ: ngành sản xuất thép vốn cần phải sử dụng,
phối hợp đồng bộ nhiều loại thiết bị, máy móc cơng nghiệp trong quá trình vận
hành thì chất lượng thành phẩm mới được đảm bảo. Do đó, nếu máy móc và cơng
nghệ sử dụng q lạc hậu cũng như q trình sản xuất vận hành không đồng bộ,
kém hiệu quả sẽ dẫn đến thành phẩm không đạt chất lượng.



Rủi ro chất lượng sản xuất chênh lệch giữa 3 nhà máy: Rủi ro này đến từ việc
hợp đồng quy định thép có thể được sản xuất tại ba nhà máy khác nhau. Tuy
nhiên, vẫn có sự chênh lệch về trình độ tay nghề nhân công cũng như trang thiết
bị và công nghệ sản xuất. Do đó, cần phải lưu ý đến rủi ro này trong q trình
soạn thảo hợp đồng.

3.1.2.3. Kiểm sốt chất lượng KCS

Đây là quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra, đảm bảo tuân
thủ quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật - cơng nghệ của nhà máy và đáp ứng yêu cầu về mặt
chất lượng. Tuy nhiên, nếu như không thực hiện tốt và chặt chẽ ở quy trình này, đặc biệt
là ở khâu kiểm sốt chất lượng đầu ra, rất có thể những thành phẩm kém chất lượng,
không đạt yêu cầu nhưng vẫn được giao đến cho người nhập khẩu. Có 2 ngun nhân
chính dẫn đến rủi ro này bao gồm: bộ phận KCS không phát hiện ra lỗi hoặc có phát
hiện nhưng lại khơng ghi nhận, báo cáo để xử lý.
3.1.2.4. Lưu kho thành phẩm
Nếu sản phẩm đã qua quá trình kiểm tra và đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được
đưa vào lưu kho chờ đến khi giao hàng. Tuy nhiên, vẫn sẽ tồn tại những rủi ro gây ảnh
hưởng đến chất lượng thép nếu như không được bảo quản đúng cách. Cụ thể:


Điều kiện bảo quản không tốt: xếp thép gần các khu vực chứa hóa chất như axit,
bazo, muối; để lẫn lộn thép gỉ vào một chỗ với thép chưa gỉ, không kiểm tra vệ
sinh thường xuyên.



Ngoại tác từ môi trường: nhiệt độ, độ ẩm và bụi bặm cũng sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng của thép.


18

3.1.2.5. Giao hàng
Chất lượng của hàng hóa đến tay người mua cũng sẽ khơng được đảm bảo nếu
như quy trình đóng gói bao bì và kiểm tra, giám định tại cảng xuất khơng được thực hiện
tốt:
Bao bì, đóng gói: trong hợp đồng chỉ quy định chung chung là “đóng gói theo




tiêu chuẩn xuất khẩu”. Việc quy định mơ hồ, không rõ ràng như vậy sẽ có thể
dẫn đến rủi ro người bán đóng gói bao bì khơng đảm bảo, gây ảnh hưởng đến
chất lượng của thép trong quá trình vận chuyển. Nhất là khi thép là mặt hàng dễ
bị han gỉ khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, nước mưa,...
Kiểm tra, giám định tại cảng xuất: trong hợp đồng không quy định cụ thể đơn



vị nào sẽ thực hiện việc giám định tại cảng xuất. Do đó, người xuất khẩu có thể
th một bên thứ 3 khơng đủ năng lực và uy tín để thực hiện việc giám định.
3.1.3. Đo lường và đánh giá rủi ro
Tần
suất
Mức
độ

Rất cao
(5)

Cao
(4)

Trung bình
(3)

Thấp
(2)


Rất thấp
(1)

Nguyên liệu
đầu vào

Quy trình
sản xuất

Rất nghiêm
trọng
(5)
Nghiêm trọng
(4)

Trung bình
(3)
Ít nghiêm
trọng
(2)

Giao hàng

Kiểm tra
giám định
chất lượng
Lưu kho hàng
hóa


Khơng
nghiêm trọng
(1)
Bảng 3.1: Đo lường rủi ro liên quan đến điều khoản chất lượng hàng hóa


19

Đo lường = Mức độ nghiêm trọng x Tần suất xảy ra


Mức độ rủi ro về nguyên liệu đầu vào = 4 x 2 = 8 (A)



Mức độ rủi ro về quy trình sản xuất = 4 x 1 = 4 (B)



Mức độ rủi ro về lưu kho hàng hóa = 2 x 2 = 4 (C)



Mức độ rủi ro về kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa = 3 x 3 =9 (D)



Mức độ rủi ro về giao hàng = 4 x 3 =12 (E)
Tính tốn sơ lược ta thấy được mức độ rủi ro được sắp xếp như sau: (E) > (D) >


(A) > (B) = (C). Trong đó, (E) có mức rủi ro cao nhất.
Qua đó, có thể thấy rằng doanh nghiệp cần ưu tiên ứng phó rủi ro theo thứ tự sau:
(E) > (D) > (A) > (B) = (C).
Rủi ro về nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất tuy ít xảy ra nhưng lại
mang đến hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Đây là hai khâu đầu tiên trong quá
trình sản xuất phơi thép xuất khẩu của phía đối tác, tác động trực tiếp đến tồn bộ chuỗi
quy trình. Ngun liệu đầu vào kém chất lượng hoặc quy trình sản xuất khơng đảm bảo
thì thành phẩm đầu ra khơng thể đáp ứng tiêu chuẩn đã được hai bên thỏa thuận.
Rủi ro kiểm tra, giám định chất lượng xảy ra với tần suất trung bình. Lao động
phải có trình độ chun mơn kỹ thuật mới đáp ứng được u cầu cơng việc. Vì thế, chất
lượng nguồn nhân lực ngành thép luôn được chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn nhân
lực đầu vào. Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm vẫn có thể
xảy ra và nguyên nhân thường do nhân viên cố tình khơng báo cáo nhằm thực hiện các
hành vi trục lợi.
Về rủi ro khi lưu kho hàng hóa, do bên bán là doanh nghiệp có uy tín trên thị
trường, ngồi ra, phơi thép là loại hàng hóa dễ bảo quản nên những rủi ro này thường ít
xảy ra và ít nghiêm trọng.
Đối với rủi ro về giao hàng, đây là rủi ro thường gặp do trong hai bên không
thỏa thuận cụ thể về đơn vị thực hiện giám định tại cảng xuất, đồng thời những quy định
về bao bì, đóng gói cũng khơng được thể hiện rõ ràng. Đây là khâu cuối cùng trước khi
phôi thép được vận chuyển đến Việt Nam, nếu hàng hóa đến tay bên mua mà khơng đảm
bảo u cầu thì có thể sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để bên bán thay thế những
lô hàng kém chất lượng. Từ đó hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng
bị ảnh hưởng theo.


20

3.1.4. Ứng phó rủi ro
3.1.4.1. Rủi ro về nguyên liệu đầu vào

Ngăn ngừa:


Tìm hiểu kỹ quy trình xử lý nguyên liệu thơ ở nhà máy của phía đối tác Trung
Quốc, khi thấy bất kỳ vấn đề gì trong phương pháp, khơng đạt tiêu chuẩn ở bất
kì khâu nào thì ngay ở khâu đàm phán, ký kết hợp đồng cần phải đặt vấn đề với
phía đối tác để làm rõ.

Giảm thiểu:


Khi những lô hàng nguyên liệu đầu tiên được đưa đến nhưng khi kiểm tra đánh
giá chất lượng lại chưa đạt chuẩn cần phải báo cáo, bàn bạc lại phía các đối tác
để tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.



Nếu đối tác khơng chịu hợp tác thì cân nhắc hủy hợp đồng và nhanh chóng tìm
kiếm thơng tin, liên hệ và hợp tác với đối tác khác.

3.1.4.2. Rủi ro về quy trình sản xuất
Né tránh:


Có những buổi đi kiểm tra giám định định kỳ đến nhà máy của đối tác, khảo sát
tình trạng kỹ thuật của nhà máy; tay nghề của công nhân viên tại nhà máy.



Xem kỹ các bảng báo về tình trạng hàng hóa, máy móc thiết bị tại nhà máy.


Ngăn ngừa:


Giám sát nhân viên một cách gắt gao, khi thấy chất lượng ở một bộ phận nào đó
có sự suy giảm phải hỏi ngay trưởng bộ phận khi đó đánh giá lại chất lượng nhân
viên ngay khi đó hoặc xem xét lại thiết bị máy móc ở bộ phận đó có đang gặp
trục trặc vấn đề gì khơng.

Giảm thiểu


Khi một máy móc ở bộ phận nào đó bị hỏng, phải nhanh chóng sửa chữa, bảo trì
và xem xét các thiết bị khác có liên quan một cách thật kĩ càng, chi tiết.

3.1.4.3. Rủi ro về kiểm tra, giám định chất lượng
Ngăn ngừa


Cử nhân viên có chuyên mơn, năng lực nghiệp vụ tốt sang phía nhà xuất khẩu
Trung Quốc thực hiện giám sát khâu kiểm soát chất lượng. Nếu phôi thép không
đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thông báo kịp thời cho bên bán.


21


Yêu cầu bên bán thuê bên thứ 3 uy tín nhằm kiểm tra, giám định chất lượng hàng
hóa và quy định rõ điều này trong hợp đồng.


3.1.4.4. Rủi ro về lưu kho hàng hóa
Ngăn ngừa


Cử nhân viên giám sát quá trình lưu kho thành phẩm, đảm bảo phơi thép được
bảo quản đúng cách. Một số cách bảo quản cần lưu ý như:
o

Phôi thép được trên đà gỗ hoặc đà bằng bê-tơng có đệm gỗ lót ở trên, cách
mặt đất ít nhất là 10cm đối với kho nền xi-măng, và phải kê cao cách mặt
đất ít nhất là 30cm kho nền đất.

o

Bảo quản phơi thép nơi khơ ráo thống mát, độ ẩm thấp, che chắn bụi bẩn,
tránh tiếp xúc với nước mưa.

o

Khơng xếp hàng hóa gần khu vực chứa các hóa chất như axit, bazo,
muối,...



Nếu kho hàng không đáp ứng các điều kiện trên cần yêu cầu bên bán có biện
pháp giải quyết phù hợp.

3.1.4.5. Rủi ro về giao hàng
Né tránh



Để tránh tình trạng bên xuất khẩu lựa chọn đơn vị giám định không đủ năng lực,
doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu, xem xét cẩn thận và quy định cụ thể đơn
vị thực hiện giám định tại cảng xuất trong hợp đồng.



Quy định rõ ràng, chi tiết điều khoản bao bì, đóng gói hàng hóa trong hợp
đồng. Cụ thể như sau: Bao bì đóng gói dựa theo tiêu chuẩn ASTM A700 trong
các bó tối đa 10 MT được buộc bằng dây thép đường kính 07 mm với tối thiểu
03 vịng trên mỗi bó.

Ngăn ngừa


Tăng cường quản lý hợp đồng bằng cách cử nhân viên sang giám sát q trình
đóng gói phơi thép của bên bán, đảm bảo hàng hóa được đóng gói phù hợp với
những quy định trong hợp đồng

Giảm thiểu


Có thể quy định thêm đơn vị giám định tại cảng đến nhằm đảm bảo hàng được
giao đáp ứng tiêu chuẩn. Một số tổ chức giám định uy tín tại Việt Nam có thể kể
đến như Vinacontrol, Vinacomin, EUROCONTROL,...


×