Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Xác định 1 mâu thuẫn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đưa ra hướng giải quyết từ cách tiếp cận triết học đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.19 KB, 7 trang )

Bài kiểm tra số 1: Xác định 1 mâu thuẫn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đưa ra
hướng giải quyết từ cách tiếp cận triết học đó
BÀI LÀM
1. Những biểu hiện mâu thuẫn trong hệ thống ngân hàng
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Xung quanh
chúng ta, môi trường làm việc của chúng ta cũng không nằm ngoại lệ. Mâu thuẫn trong
hoạt động Ngân hàng rất nhiều, nhưng ở đây Tơi xin phân tích một số mâu thuẫn chủ yếu,
nổi lên trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Một quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng trong nó rất nhiều mâu thuẫn
như; mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mâu thuẫn giữa cung và cầu về sản
phẩm, mâu thuẫn giữa chủ quản lý với người lao động, mâu thuẫn giữa tính kế hoạch
trong xí nghiệp với tính tự phát của cơ chế thị trường, mâu thuẫn giữa sức phát triển
nhanh của công cụ sản xuất và công nghệ tiên tiến với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên là nguyên liệu của sản xuất, mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro....
2.1 Mâu thuẫn giữa rủi ro và lợi nhuận
Chúng ta đã biết hoạt động chính của ngân hàng là nhận gửi và cho vay với mục đích
cuối cùng là lợi nhuận. Mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro là một mâu thuẫn
biện chứng, là hai mặt của một vấn đề. Bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào cũng
vậy, lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau, mâu thuẫn với nhau. Kết thúc
một q trình sản xuất, kinh doanh chúng ta có thể thu được lợi nhuận nhưng có khi là
gặp phải rủi ro. Lợi nhuận dự kiến mang lại càng cao thì độ rủi ro nếu gặp phải cũng sẽ
rất lớn và ngược lại.


Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng vẫn là gánh nặng lớn, làm bốc hơi hàng ngàn tỷ

đồng lợi nhuận của các nhà băng trong quý 2/2016 Nổi bật nhất là trường hợp của
Sacombank, lãi ròng hợp nhất thu về trong quý 2 chỉ đạt 147 tỷ đồng, giảm 73% so với
cùng kỳ năm trước. Mặc dù lãi thuần từ hầu hết các hoạt động dịch vụ, kinh doanh và đầu
tư đều tăng trưởng tốt, nhưng thu nhập lãi thuần giảm 18% và chi phí hoạt động tăng 8%
đã kéo lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro giảm 22% xuống 846 tỷ đồng. Thêm vào




đó, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh hơn 86% lên 682 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận sau
thuế của ngân hàng này “bốc hơi” đáng kể, chỉ còn 147 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm,
lãi ròng của Sacombank giảm 74% xuống chỉ còn 309 tỷ đồng.


Một trường hợp khác, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự

phịng của Ngân hàng SCB trong quý 2 đạt hơn 1,120 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ nhờ sự
tăng trưởng tốt trong lãi thuần và cắt giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, khoản chi phí dự
phịng rủi ro tín dụng tăng đột biến từ 420 tỷ lên 1,038 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận của
ngân hàng “khơng cánh mà bay”. Tính trong q 2, SCB chỉ thu về vỏn vẹn gần 67 tỷ
đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ năm trước lỗ 7.7 tỷ đồng).


Ngược lại, lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro của Vietcombank trong quý 2 tuy

chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm trước, nhưng nhờ chi phí dự phịng rủi ro giảm gần 130 tỷ đồng
xuống 1,700 tỷ đồng (chiếm 46% lợi nhuận trước dự phòng) đã giúp lợi nhuận ròng cải
thiện, tăng 19% và ghi nhận 1,576 tỷ đồng.


Riêng với BIDV, mặc dù lợi nhuận sau thuế quý 2/2016 tăng 58% lên 975 tỷ đồng,

nhưng hiện Ngân hàng này đang có mức trích lập dự phịng rủi ro cao nhất, gần 2,536 tỷ
đồng (tương đương 67% lợi nhuận trước dự phòng), bỏ khá xa so với Vietcombank và
VietinBank. Đáng lưu ý, tổng giá trị nợ xấu của BIDV tại thời điểm kết thúc quý 2/2016
tăng hơn 3,000 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nợ nhóm 4 tăng đột biến từ gần 888 tỷ
đầu năm lên hơn 2,326 tỷ đồng./.

Do đó có thể nói mâu thuẫn giữa lợi nhuận vả rủi ro là một trong những mâu thuẫn cơ
bản khơng chỉ của các Ngân hàng mà cịn của những tất cả các doanh nghiệp nói chung.
Đồng thời, rủi ro và lợi nhuận là động lực để các doanh nghiệp ngày một phát triển về
trình độ quản lý doanh nghiệp.
2.2 Mâu thuẫn giữa cung và cầu (giữa Ngân hàng và Khách hàng vay)
Một mâu thuẫn khác có thể nói đến trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương
mại đó là mối liên hệ biện chứng giữa những người có nhu cầu vay vốn và bên cấp vốn.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp thì vốn là điều
khơng thể thiếu. Và nếu thiếu, thì chỉ có một cách là đi vay. Tuy nhiên, những doanh


nghiệp, những cá nhân này có đủ điều kiện vay vốn hay khơng? Điều này lại phụ thuộc
hồn tồn vào việc thẩm định tín dụng của Ngân hàng.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không
đáp ứng được đủ những yêu cầu từ phía Ngân hàng. Những thủ tục hành chính rườm rà
chỉ là một phần nhỏ, và điều đáng chú ý ở đây, có thể thấy là do các Ngân hàng địi hỏi về
sự an tồn, lành mạnh tài chính ở doanh nghiệp. Một doanh nghiệp để có thể đáp ứng hồ
sơ vay vốn, họ cần một báo cáo tài chính lành mạnh, trong sạch trong ít nhất là 02 năm
gần nhất. Cùng với đó là những tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay.
Và rất nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu từ phía Ngân hàng. Mặt khác, về phía các Ngân
hàng Thương mại, các Ngân hàng cũng khơng thể cho vay dưới chuẩn.
Như vậy, có thể thấy mâu thuẫn ở đây đó là người cần vốn thì khơng đáp ứng được
u cầu vay vốn, người cho vay, tức là các Ngân hàng Thương mại lại không thể ôm rủi
ro để cho vay dưới chuẩn với những doanh nghiệp này.
2.3 Mâu thuẫn trong sự hình thành và phá sảncủa các Ngân hàng Thương mại
Thập kỷ trước có lẽ được gọi là thập kỷ cho sự bùng nổ và phát triển hệ thống Ngân
hàng. Hàng loạt các Ngân hàng được thành lập và hoạt động tín dụng đã tạo nên một hệ
thống tài chính phức tạp, đan xen nhau giữa các trung gian tài chính. Nhiều Ngân hàng
mới được thành lập theo mơ hình Ngân hàng cổ phần (trong đó nhiều ngân hàng nơng

thơn quy mơ nhỏ được cổ phần hóa). Chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và
mức độ đa dạng của hệ thống ngân hàng trong thời gian trước đây, cùng hạn chế trong
quản lý của từng Ngân hàng, kiểm soát của NHNN đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ
lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM. Trong đó, phải
kể đến 3 vấn đề nổi bật: chất lượng tài sản kém, thanh khoản khó khăn và quy mơ vốn tự
có nhỏ.
Vấn đề đầu tiên của hệ thống ngân hàng là chất lượng tài sản kém, thể hiện ở tỷ lệ dư
nợ phi sản xuất cao và tỷ lệ nợ xấu tăng cao.


Chạy đua tăng lãi suất, cùng với việc cho vay dưới chuẩn là nguyên nhân khiến nợ
xấu của hệ thống Ngân hàng Thương mại có xu hướng tăng cao(Oceanbank âm vốn chủ
sở hữu 6.000 tỷ đồng, VNCB âm vốn chủ sở hữu 9.000 tỷ đồng).Các Ngân hàng cổ phần
hóa hoạt động theo nguyên tắc thị trường phải cho phá sản nếu kinh doanh thua lỗ, tuy
nhiên hiện nay tại Việt Nam vẫn cịn tư duy”Ngân hàng khơng thể đổ vỡ” vì lo ngại tiêu
cực đến cả hệ thống Ngân hàng, đến quyền lợi của Người gửi tiền.
Thứ hai, những khó khăn về thanh khoản đang khiến nhiều ngân hàng điêu đứng.
Những khó khăn này đã được thể hiện rất rõ ở những cuộc đua lãi suất trên cả thị trường
1(từ tổ chức kinh tế và cá nhân) và thị trường liên ngân hàng (LNH).Nhắc lại thời kỳ
2009 – 2011, huy động TT1 trở nên rất khó khăn, đến mức người gửi tiết kiệm có thể mặc
cả lãi suất với ngân hàng trong suốt quý 3/2011. Trong giai đoạn này, có những lúc, lãi
suất huy động từ dân cư lên tới 20%, áp dụng cho khoản tiết kiệm tối thiểu 100 triệu đồng
trong thời hạn 1 tháng. Chi phí huy động tăng quá cao làm tăng lãi suất cho vay, vượt quá
khả năng sinh lời của các Doanh nghiệp để bù đắp chi phí đi vay, dẫn đến nợ xấu tăng
cao. Chỉ cho đến khi NHNN tuýt còi, việc huy động vượt trần lãi suất mới tạm dừng và
lắng xuống.Sự thiếu thanh khoản trầm trọng đã buộc một số ngân hàng phụ thuộc cao vào
thị trường LNH, đến mức lãi suất LNH qua đêm đã bị đẩy lên tới hơn 20% trong khoảng
thời gian đầu tháng 10/2011. Một số ngân hàng cá biệt gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh
khoản đã chấp nhận trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn nhằm huy động vốn
bằng mọi giá!

Thứ ba, thiếu vốn tự có. Theo số liệu thống kê của chúng tơi, tỷ lệ an tồn vốn tối
thiểu CAR của các ngân hàng TM trong nước ở mức khá ổn, trên 9%. Tuy nhiên, mức độ
cụ thể lại rất khác nhau giữa các ngân hàng. Một nghịch lý là các ngân hàng có quy mơ
vốn điều lệ càng lớn thì lại có CAR càng nhỏ. Theo số liệu ước tính, CAR của nhóm các
NHTM Nhà nước chỉ ở mức 6,9% trong khi CAR của nhóm các ngân hàng TMCP quy
mơ nhỏ (3.000 tỷ đồng) lại ở mức 26,5%. Thêm vào đó, nếu phân loại nợ xấu theo đúng
chuẩn quốc tế và thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ trên số nợ xấu này, tỷ lệ CAR sẽ
còn thấp hơn. (Do dự phòng tăng làm giảm lợi nhuận luỹ kế, dẫn tới giảm vốn tự có


(VTC) và giảm CAR. CAR được tính bằng VTC/Tổng tài sản có rủi ro). Trong đó, VĐL
chiếm tới 84% vốn tự có, tuy nhiên tính đến thời điểm này, vẫn cịn những ngân hàng có
vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, NHNN đang dự thảo nghị định buộc các ngân
hàng có vốn tối thiểu 5.000 tỷ vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015. Nếu quy
định này được ban hành, chắc chắn nhiều ngân hàng khó có thể đáp ứng được.
Từ những mâu thuẫn trên, điều mà hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam buộc
phải làm đó là cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng và hệ thống tài chính của mình nhằm ngăn
chặn rủi ro khi sự đổ vỡ của tổ chức tài chính này sẽ kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống.
Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ,
trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngồi như bất ổn kinh tế vĩ mơ, khủng
hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán hay/và thị trường bất động sản lao dốc hay
do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng khơng hồn chỉnh,
đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ khơng đáp ứng u cầu,… thì
ngân hàng sẽ khơng thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu lại, cả cơ cấu lại từng
ngân hàng, cũng như cơ cấu lại cả hệ thống ngân hàng.
2.4 Sở hữu chéo phức tạp
Mức độ sở hữu chéo cao giữa các ngân hàng và giữa các ngân hàng với DN. Cơ
cấu cổ đông phức tạp gây ra quan ngại sâu sắc về xung đột lợi ích và hoạt động cho vay
bên có quan hệ/liên quan, nhằm tài trợ cho các dự án thiếu minh bạch. Cơ cấu này cũng
dẫn đến tình trạng phóng đại vốn do cho vay mua cổ phần lẫn nhau và đã tạo điều kiện

lách các quy định an toàn. Việc cho các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn
quản lý, điều hành Ngân hàng cổ phần để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu vốn
của thị trường. Tuy nhiên, các cổ đông tham gia góp vốn xảy ra tình trạng thiếu năng lực
quản lý, thiếu đạo đức kinh doanh ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống tài chính các năm
vừa qua.
Những đặc điểm này khiến ngành ngân hàng dù phát triển mạnh trong những năm
qua, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều biến động mạnh. Kết quả hoạt động của khu vực
ngân hàng xấu đi trong những năm gần đây và có thể cịn kém hơn so với báo cáo. Chất


lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đến việc đo lường chính xác hầu hết các chỉ số
hiệu quả hoạt động như ROA, NPL và các hệ số vốn.
Hệ thống ngân hàng đã tích tụ một khoản nợ xấu lớn (NPL). Nhiều ngân hàng nhỏ có
vấn đề về thanh khoản và khả năng thanh toán ở mức độ nghiêm trọng, khiến NHNN
phải can thiệp. Năng lực cho vay của hệ thống ngân hàng giảm là một trong những yếu tố
khiến tăng trưởng tín dụng giảm mạnh.
2. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam sau khi có sự chuyển hóa của
các mặt đối lập
Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi tức cho vay
và lợi tức phải trả trừ đi các chi phí nghiệp vụ ngân hàng số cịn lại gọi là lợi nhuận. Ngân
hàng thu hút vốn trong dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư, cung cấp
dịch vụ thanh toán... Rồi dùng vốn huy động đó để cho vay và hưởng chênh lệch lợi tức.
Trong q trình cho vay đó, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận sau khi đã trừ đi lợi tức phải
trả khi vay, hoặc ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro nếu khách hàng khơng có khả năng thanh
toán bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ rủi ro, thất bại nên mất khả năng thanh
toán. Làm thế nào để hạn chế rủi ro và đối đa lợi nhuận chính là cách thức để giải quyết
mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro.
Giảm rủi ro không phải là ngân hàng sẽ không cho vay đối với những khách hàng lớn,
vay tiền nhiều mà hoạt động kinh doanh của họ tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng độ rủi
ro lớn. Mà thay vào đó ngân hàng phải tự đổi mới, tự phát triển mình, thơng qua việc

hồn thiện cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng, đào tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng có trình
độ chun môn cao, năng động và nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Hồn thiện cơng tác
thẩm định tín dụng, thẩm định dự án trước trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay
thì tiến hành thẩm định dự án một cách cẩn thẩn, trong và sau khi cho vay phải thường
xuyên tcử cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở để giám sát quá trình sản xuất kinh
doanh của khách hàng, xem họ sử dụng tiền vay có đúng mục đích như cam kết khi vay
khơng…Làm tốt các công việc trên, ngân hàng sẽ khắc phục và hạn chế được rủi ro, nhờ
đó mà tăng được lợi nhuận cho ngân hàng, cũng có nghĩa là giải quyết tốt được mâu


thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro, (mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng
ở méc phát triển hơn) đó la làm cho ngân hàng ngày một phát triển, điều này phù hợp với
quy luật khách quan đó là; mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển.
Thực hiện sáp nhập bắt buộc các TCTD yếu kém, hoặc cho phá sản (sau khi xây dựng
được hệ thống bảo hiểm tiền gửi phát triển để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hệ
thống phát luật, kiểm sốt hồn thiện hơn), buộc giảm, rút vốn cổ phần tại các TCTD để
khắc phục tình trạng chi phối, sở hữu chéo giữa các Ngân hàng.
Tuy nhiên như trên chúng ta đã nghiên cứu, khi giải quyết được mâu thuẫn rồi khơng
có nghĩa là khơng cịn tồn tại mâu thuẫn, mà ngược lại, mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn
khác lại xuất hiện. Khi chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ tín dụng với trình độ cao, công
tác thẩm định tốt nhưng rủi ro trên thương trường không phải là không xảy ra nữa mà trái
laị khi trình độ sản xuất càng phát triển thì mức độ rủi ro nếu gặp phải sẽ rất lớn và thiệt
hại cũng rất nặng nề, do vậy nó lại tiếp tục là động lực để cho ngân hàng phát triển. Như
thế mới là phù hợp với quy luật khách quan.

Tiểu luận(tối thiểu 15 trang): Phép biện chứng trong hoạt động tài chính ngân hàng




×