Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.31 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****

TIỂU LUẬN
Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của
sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay?”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền
Mã sinh viên: 72DCKT20068
Lớp: 72DCKT22
Khóa: 72 (2021-2025)
Giảng viên hướng dẫn: LÊ THỊ HUYỀN

HÀ NÔI – 2022


MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
B.NỘI DUNG ....................................................................................................... 2
I.Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.. 2
1.Khái niệm của sản xuất hàng hố , so sánh sản xuất hàng hoá với sản
xuất tự cung tự cấp ........................................................................................ 2
2.Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.................................................... 2
3.Đặc trưng của sản xuất hàng hoá. ............................................................. 3
4.Ưu thế và những hạn chế của sản xuất hàng hoá. ................................... 3
II. Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
............................................................................................................................ 4
1.Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự


quản lý của nhà nước. ................................................................................... 4
2.Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở nước ta ....................................... 5
3.Ưu thế và khuyết tật của nền KTTT ở nước ta .......................................... 7
4.Giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ....... 10
C.KẾT LUẬN ................................................................................................. 13
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 14


A.MỞ ĐẦU
Trong thời kì đầu của xã hội lồi người do sự lạc hậu của lực lượng sản
xuất,nên sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị
bó hẹp trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều
thành tựu mới, con người dần thốt khỏi nền khinh tế tự nhiên và chuyển sang nền
kinh tế sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế hàng hoá phát triển càng mạnh mẽ và đến
đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có những ưu việt của
nó , đó là sự thoả mãn tối đa nhu cầu của con người vói một khối lượng hàng hố
khổng lồ. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là trong chế độ xã hội
TBCN , một chế độ xã hội ở đó chỉ có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến
sự phân hố xã hội sâu sắc và quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ. Nhận biết
trước tình hình đó, trong quá trình nghiên cứu về hì nh thái kinh tế xã hội Mac và
Anghen đã đưa ra dự đoán: CNTB sớm muộn cũng bị thay thế bởi một chế độ xã
hội cao hơn , chế độ xã hội trong đó con người hồn tồn tự do, văn minh và bình
đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững, xã hơị cơng bằng. Đó là chủ nghĩa cộng
xản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH - thời kì chun chính của giai cấp vơ sản.
Nước ta sau khi giành được độc lập ở miền bắc , Đảng đã xác định đưa đất nước
lên tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Khi miền bắc hoàn toàn
được giảI phóng thì cả nước bước vào thời kì q độ lên CNXH.Theo đó ta xây
dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tư tưởng ấy càng được nhấn
mạnh trong các kì đại hội tiếp theo của Đảng. Cho tới nay, sau hơn mười năm đổi

mới ta đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.Tuy nhiên bên cạnh đó cịn có khá
nhiều những mặt cần điêù chỉnh.Để hiểu rõ về sản xuất hàng hóa và nền kinh tế
thị trường ở nước ta em xin trinh bày về đề tài tiểu luận “Phân tích điều kiện ra
đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?”.Một số suy nghĩ và giải pháp qua nghiên
cứu kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đang diễn ra ở nước ta hiện nay sẽ phần
nào giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng của nước ta trong thời kì quá độ này.
1


B.NỘI DUNG
I.Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.
1.Khái niệm của sản xuất hàng hoá , so sánh sản xuất hàng hoá với sản xuất
tự cung tự cấp
1.1.Khái niệm sản xuất hàng hố.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế với mục đích sản xuất ra sản phẩm
để trao đổi mua bán.
1.2.So sánh sản xuất hàng hoá với sản xuất tự cung tự cấp.
 Giống nhau: quá trình sản xuất đều là quá trình kết hợp các yếu tố để tạo ra
sản phẩm.
 Khác nhau:
 Sản xuất tự cung tự cấp:
 Sản xuất hàng hố mục đích
 Sản xuất để tiêu dùng làm thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản
xuất,thoả mãn nhu cầu người khác,của xã hội thông qua mua bán trao đổi.
 Lực lượng sản xuất ở trình độ thấp tồn tại ở chế độ cơng xã nguyên thuỷ.
 Sản xuất để tiêu dùng nên không cần hạch tốn kinh tế.
 Mang hình thái hiện vật.
 Sản xuất hàng hố:
 Sản xuất để trao đổi bn bán nên phải hạch tốn kinh tế.

 Mang hình thái giá trị.
2.Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.
Thứ nhất, Phân công lao động xã hội (điều kiện cần)
Phân công lao động xã hội là sự chun mơn hóa lao động, phân bổ lao động
trong xã hội vào các ngành nghề sản xuất khác nhau.
Khi có phân cơng lao động xã hội, mỗi người sản xuất chỉ sản xuất một hoặc
một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản
phẩm để thỏa mãn, vì thế để thỏa mãn nhu cầu tất yếu những người sản xuất phải
trao đổi sản phẩm với nhau.

2


Thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế của các chủ thể sản xuất (điều
kiện đủ)
Điều kiện này làm cho người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về
lợi ích và làm cho người sản xuất chi phối được sản phẩm của mình, trong điều
kiện đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao
đổi mua bán, tức là làm cho việc trao đổi sản phẩm tồn tại dưới hình thức hàng
hóa.
3.Đặc trưng của sản xuất hàng hố.
Sản xuất hàng hố có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa
là kiểu tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông
qua việc trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa
mang tính xã hội.
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ khơng
phải giá trị sử dụng.
4.Ưu thế và những hạn chế của sản xuất hàng hoá.

4.1.Ưu thế của sản xuất hàng hoá.
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân cơng lao động xã hội,
chun mơn hóa sản xuất.
 Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở
sản xuất,…
 Thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở
rộng.
 Phá vỡ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương
làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn.
 Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang
tính khép kín của mỗi cá nhân, gia đình,…

3


 Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với
xu thế thời đại.
 Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất…
 Thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là
qui luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy
bén, biết tính toán,…
 Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
 Giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ tư, sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá
nhân, các vùng, các nước…
 Nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần.
4.2.Hạn chế của sản xuất hàng hố.
 Phân hóa giàu nghèo.

 Điều tiết tự phát nền kinh tế.
 Khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh khơng
lành mạnh, làm giàu bất chính, suy thối đạo đức, tệ nạn xã hội và tội phạm
phát triển.
II. Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
1.Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự
quản lý của nhà nước.
Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong
điều kiện một nền kinh tế kém phát triển, lại bị tác động nặng nề do hậu quả của
chiến tranh để lại. Trong điều kiện đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa đầy đủ, xét trên cả hai khía cạnh, tính thị trường và tính xã hội chủ nghĩa,
như mức độ hồn thiện và hiện đại của các thể chế cho phát triển thị trường; khả
năng kiến tạo của Nhà nước... Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định
đây là một quá trình lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, địi hỏi sự bền bỉ, kiên
trì, linh hoạt và sáng tạo.
4


2.Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở nước ta
a.Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
 Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị
trường khác phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà
Đảng và nhân dân đã chọn. Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
 Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP
đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo
trong xã hội ngày càng được thu hẹp.

 Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị
trường cho ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa
học, công nghệ và an ninh, quốc phịng.
 Làm cho xã hội cơng bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi
ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào
giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có
giá trị khơng chỉ về kinh tế mà cịn có giá trị cao về văn hóa, xã hội.
 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy lợi ích và
phúc lợi toàn dân làm mục tiêu. Phát triển kinh tế thị trường để phát triển
lực lượng sản xuất, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất; xây dựng cơ
sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân bằng việc đẩy
mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu
chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
b.Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa

5


 Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo
quan điểm tại đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có bốn
thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế
tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi.
 Các thành phần kinh tế độc lập với nhau bình đẳng với nhau trước pháp
luật. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển.
 Ngoài ra mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế

riêng bên cạnh tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế cũng có sự khác
nhau thậm chí có thể có mẫu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước
ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau
c.Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong
xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.
 Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách
đồng thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp
quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất,
phát huy tính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị
trường mang lại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội.
d.Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa
các hình thức phân phối.
 Mỗi chế độ xã hội lại có hình thức phân phối đặc trưng. Các hình thức phân
phối là một bộ phận của quan hệ sản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định.
Nhưng ngược lại quan hệ phân phối là hình thức thực hiện về mặt kinh tế
của quan hệ sở hữu.
 Tại Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả
lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các
nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. Cơ chế phân phối này tạo
6


động lực để kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản
xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.
 Do trình độ của lực lượng sản xuất cịn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại
đa dạng về quan hệ phân phối.
e.Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục,
xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
 Nền kinh tế đó ln có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính
sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, mọi người đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện.
3.Ưu thế và khuyết tật của nền KTTT ở nước ta
3.1.Ưu thế của nền KTTT ở nước ta
a.Kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ
thể kinh tế.
Ta có thể ví dụ như trong ngành may mặc thời trang chẳng hạn, nhằm đáp
ứng nhu cầu thời trang ngày càng cao của giới trẻ, cùng với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt, thì các hãng thời trang liên tục phải sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã
cũng như thay đổi chất liệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
b.Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các
vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
Kinh tế thị trường giống như một sân chơi, đóng vai trị quan trọng gắn kết
các chủ thể kinh tế. Các chủ thể kinh tế như kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh
tế nhà nước hay kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có những đặc điểm cũng như
thế mạnh riêng. Kinh tế thị trường tạo ra cơ hội để phát huy tốt nhất mọi tiềm
năng của chủ thể.
Ta trở lại ví dụ về lĩnh vực may mặc thời trang. Đối với lĩnh vực này, chủ
thể là kinh tế tư nhân sẽ tỏ ra ưu thế hơn kinh tế nhà nước hay kinh tế tập thể khi
7


họ rất nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Bởi vậy,
các hãng thời trang lớn đa phần là của các công ty tư nhân hoặc liên doanh.
Còn chủ thể là kinh tế nhà nước sẽ có nhiều ưu thế đối với các dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu khoa học cơ bản, xây dựng sân bay, cảng biển
….

c.Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu
của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Dưới sự tác động của các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh , kinh tế thị trường sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội qua đó sẽ làm xã hội ngày càng hiện đại hơn, văn minh hơn.
Ta cứ so sánh hệ thống bệnh viện trong nền kinh tế bao cấp và nền kinh tế
thị trường thì thấy rõ. Trong thời kỳ bao cấp chỉ có hệ thống bệnh viện công (hay
gọi là bệnh viện nhà nước) hoạt động. Thủ tục nhập viện, khám chữa bệnh phải
mất rất nhiều thời gian, một bộ phận cán bộ nhà nước quan liêu hách dịch, gây
phiền hà, tốn kém.
Như vậy,Kinh tế thị trường rất nhiều ưu điểm, và là động lực quan trọng cho
sự phát triển xã hội. Phát triển kinh tế thị trường là tất yếu, bởi vậy, các quốc gia
trên thế giới, đều phát triển kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy,
kinh tế thị trường cũng được ví như con dao hai lưỡi, bên cạnh những ưu thế thì
kinh tế thị trường cịn tiềm ẩn nhiều khuyết tật, nhiều mặt trái.
3.2.Khuyết tật của nền KTTT ở nước ta
a.Xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm
ẩn những rủi ro khủng hoảng
Trong nền Kinh tế thị trường, cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tạo
ra sự cân đối về giá cả và sản lượng hàng hóa. Thị trường vốn dĩ rất nhạy cảm,
khó dự đốn chính xác, cho nên khi xảy ra các biến cố như : chiến tranh, dịch
bệnh, thiên tai hay cấm vận… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thị
trường.
Hay như, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina, làm ảnh hưởng đến nguồn
cung khí đốt và xăng dầu. Nguồn cung khan hiếm,giá xăng dầu tăng chóng mặt,
8


gây ra khủng hoảng năng lượng ở các nước nhập khẩu xăng dầu, và các doanh
nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn năng lượng này.

b.Nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thối mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội.
Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận,
vì lợi ích trước mắt mang tính cá nhân nên có thể khai thác cạn kiệt nguồn tài
ngun, gây suy thối mơi trường tự nhiên.
Thực tế ở Việt Nam thì đã có khơng ít sự vụ khai thác cạn kiệt tài ngun
cũng gây suy thối mơi trường trầm trọng, như: các vụ khai thác cát trộm ở lịng
sơng Hồng hay các vụ khai thác than trái phép ở Quảng Ninh. Đặc biệt nghiêm
trọng, là các vụ gây ô nhiễm môi trường sinh thái của Công ty vedan gây ô nhiễm
sông Thị Vải năm 2008 ; Công ty Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển « cá chết
hàng loạt » năm 2016… Nguyên nhân của các vụ gây ơ nhiễm này, vì lợi ích cá
nhân doanh nghiệp, không muốn đầu tư , xử lý chất thải trước khi đẩy ra môi
trường. Đây là mặt trái mang tính khuyết tật của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến
môi trường tự nhiên.
Về mặt môi trường xã hội, cơ chế thị trường cũng làm tha hóa biến chất một
bộ phận không nhỏ cán bộ khi chạy theo lợi ích cá nhân, gây tham ơ, tham nhũng
tài sản quốc gia. Một bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống hưởng thụ lao vào các tệ
nạn, gây suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách và lối sống.
c.Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc
trong xã hội.
Trong kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh với nhau,
kết quả của sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến hình thành bộ phận người giàu có là
những người sở hữu tư liệu sản xuất hoặc chiếm lĩnh được thị trường và bộ phận
người nghèo là những người khơng có tư liệu sản xuất hoặc thất bại trong cạnh
tranh. Sự phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là một tất yếu trong kinh tế thị
trường khi có cạnh tranh.
Trong thị trường lao động chẳng hạn, việc cạnh tranh giữa các sinh viên khi
ra trường để tìm kiếm một cơ hội cơng việc tốt, có thu nhập cao và khả năng thăng
9



tiến là tất yếu. Kết quả của quá trình cạnh tranh này có thể sẽ phân hóa thành
người lao động có thu nhập cao và người lao động có thu nhập thấp. Sự phân hóa
này là tất yếu, và bản thân kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được.
Tóm lại, kinh tế thị trường bên cạnh những ưu điểm cịn có những khuyết tật.
Vì thế, để khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường cần có sự can thiệp
của nhà nước để hạn chế những khuyết tật của thị trường, đảm bảo cho thị trường
vận động hiệu quả và ổn định, tối đa hóa lợi ích của các chủ thể kinh tế và của
toàn xã hội.
4.Giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
a.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Muốn vậy cần tập trung nguồn
lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của
nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt cổ phần hóa
và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không
cần nắm 100% vốn. Xây dựng và cũng cố một số tập đồn kinh tế mạnh trên cơ
sở các cơng ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Không ngừng
đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực
hiện chế độ công ty đối với các doanh nghiệp có vốn của nhà nước, doanh nghiệp
thực hiện cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong xản xuất
kinh doanh. Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nơng
thơn.
b.Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học cơng nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân cơng lao động xã hội.
Để phát triển kinh tế hàng hóa phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội.
nhưng sự phát triển phân công lao động xã hội do trinh độ phát triển của LLSX
quyết định, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội cần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất
hiện đại. Để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rút ngắn được thời gian so
với các nước đi trước, vừa theo tuần tự, vừa có bước nhảy vọt, cần ứng dụng
nhanh và phổ biến khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.

10


c.Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Phát triển thị trường hành hóa và dịch vụ thơng qua đẩy mạnh sản xuất, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông vận tải để mở rộng
thị trường. Hình thành thị trường sức lao động có tổ chức để tạo điều kiện cho sự
di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và hiệu quả nguồn nhân
lực. Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán để huy động các nguồn vốn vào phát triển sản xuất. Quản lý chặt chẽ đất
đai và thị trường nhà ở. Xây dựng và phát triển thị trường thông tin, thị trường
khoa học công nghệ.
d. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng, cùng
có lợi, khơng can thiệp vào nội bộ của nhau. Mở rộng kinh đối ngoại theo hướng
đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức đối ngoại. Hiện nay, cần đẩy mạnh
xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm nền kinh tế đối ngoại. Giảm dần nhập siêu,
ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất. Tranh thủ bằng mọi khả
năng và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài hướng vao nhiệm vụ
cải tiến kỹ thuật, công nghệ. Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để trả được nợ, cải
thiện được cán cân thanh toán. Chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế,
các diễn đàn một cách có chọn lọc và có bước đi hợp lý.
d. Giữ vững ổn định chính trị, hồn thiện hệ thống pháp luật.
Phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế để thể chế hoá cương lĩnh,
chiến lược và các chủ trương chính sách của Đảng, hình thành khn khổ pháp lý
đồng bộ cần thiết cho các hoạt động kinh tế. KTTT là một nền kinh tế cịn mang
tính tự phát và cạnh tranh, thậm chí cịn khốc liệt với những đặc trưng đó, nó cần
được kiểm sốt bởi một hành lang pháp lý đó là hệ thống pháp luật.
e. Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý
kinh tế của nhà nước.

Việc xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành đồng bộ và vận
hành hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta.Quản lý của nhà nước
11


về kinh tế trong điều kiện KTTT có nhiều khắc biệt so với cơ chế kế hoạch hoá
tập trung. Để thực hiện giải pháp này, văn kiện đại hội VIII Đảng cộng sản Việt
Nam đã khẳng định: Nhà nước phải thực hịên tốt các nhiệm vụ định hướng sự
phát triển, trực tiếp đâù tư vào một số lĩnh vực cần thiết, thiết lập khn khổ lập
pháp, hệ thống chính sách nhất quán, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,
thực hiện tốt các chính sách xã hội, quản lý tài sản cơng và kiểm kê, kiểm sốt
tồn bộ hoạt động kinh tế xã hội.
f. Định hướng phát triến giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và tạo
sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo. Triển khai
thực hiện có hiệu quả luật giáo dục đào tạo. Định hình qui mơ giáo dục đào tạo,
điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh
thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nền kinh tế
xã hội. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp.
g.Bảo vệ và cải thiện mơi trường.
Kết hợp hài hồ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ và cải thiện môi
trường theo hướng phát triển bền vững. Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn tài ngun
phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá. Tiết kiệm và tái
chế, tái sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo được. Tăng cường kiểm tra và
giám sát môi trường trong từng dự án đầu tư và từng quy hoạch, kế hoạch phát
triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. Áp dụng các công nghệ và quy trình sản
xuất ít các chất thải, ít gây ơ nhiễm môi trường.

12



C.KẾT LUẬN
Kinh tế hàng hoá thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa các
đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật buộc người sản xuất phải tuân theo sự
lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính.
Sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khơng chỉ
đơn thuần là sự tìm tịi và phát kiến về mặt lí luận của chủ nghĩa xã hội mà là sự
lựa chọn và khẳng định con đường và mơ hình phát triển trong thực tiễn mang
tính cách mạng và sáng tạo Việt Nam.Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại
và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

13


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />%C3%A1%20c%C3%B3,v%E1%BB%ABa%20mang%20t%C3%ADnh%20x
%C3%A3%20h%E1%BB%99i
2. />3. />ghia_o_Viet_Nam
4. />5. />6.Giáo trình KTCT

14



×