Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu , học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.29 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|14734974

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển
(về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó
trong nghiên cứu , học tập của sinh viên

Họ và tên: Trần Thị Bảo Trâm
Mã sịnh viên: 11215722
Số thứ tự: 49
Lớp tín chỉ: Triết học Mác – Lênin (121)_25
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

Nam Định, tháng 12 năm 2021


lOMoARcPSD|14734974

LỜI MỞ ĐẦU
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như mọi lĩnh vực
của đời sống, từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người… Và trong
mỗi một sự vật, không phải hình thành chỉ một mà là nhiều mâu thuẫn, xuất
hiện ngay từ khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Yếu tố tạo thành mâu thuẫn
chinh là các mặt đối lập mà quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác
-Lênin và cũng là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ ra
rằng: mâu thuẫn chính là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về


động lực của phát triển (về mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc nghiên
cứu quan điểm đó trong nghiên cứu , học tập của sinh viên.”, bởi em nhận
thấy đề tài này rất hữu ích để bản thân mình nói riêng và sinh viên nói chung
có thể vận dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin cảm ơn sự giảng dạy, hướng dẫn của cô Lê Thị Hồng đã giúp em
rất nhiều trong việc thực hiện đề tài này. Do kiến thức bản thân còn hạn chế
nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến
nhận xét của cô để em có thể củng cố thêm kiến thức của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn!


lOMoARcPSD|14734974

MỤC LỤC
A. Cơ sở lý thuyết: Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển
(về mâu thuẫn biện chứng)................................................................................1
I. Khái niệm mâu thuẫn, tính chất chung và phân loại...................................1
1. Khái niệm mâu thuẫn..............................................................................1
2. Các tính chất chung của mâu thuẫn........................................................1
3. Phân loại mâu thuẫn................................................................................2
II. Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập)..................................................................................................................3
1. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập....................................3
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển..............................4
B. Vận dụng thực tiễn: Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trên trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên.....................................................................5
I. Một số ví dụ về mâu thuẫn trong quá trình nghiên cứu, học tập của sinh
viên.................................................................................................................5
1. Mâu thuẫn trong phương pháp học tập...................................................5
2. Mâu thuẫn giữa việc chỉ tập trung học tập với việc vừa học vừa làm....5

3. Mâu thuẫn trong việc học online............................................................6
II. Vận dụng quan điểm biện chứng duy vật về mâu thuẫn trong học tập,
nghiên cứu......................................................................................................6
1. Phải tôn trọng mâu thuẫn........................................................................6
2. Phải đối diện với mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn........................7
3. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để phát
triển bản thân...............................................................................................7
KẾT LUẬN.......................................................................................................9


lOMoARcPSD|14734974

A. Cơ sở lý thuyết: Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát
triển (về mâu thuẫn biện chứng)
I. Khái niệm mâu thuẫn, tính chất chung và phân loại
1. Khái niệm mâu thuẫn
- Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng
để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi
hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Đây là quan
niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu
thuẫn. Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, khơng
có sự thống nhất, khơng có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.
- Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập.
Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính... có khuynh
hướng biến đởi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự
vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thí dụ: đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng
trong hoạt động kinh tế của xã hội, điện tích âm và điện tích dương trong một
nguyên tử, v.v...
Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các sinh

vật.
2. Các tính chất chung của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn có tính khách quan: Mâu thuẫn là tự nó và được sinh ra từ sự
vận động đấu tranh của các mặt đối lập. Nó tồn tại độc lập bên ngồi ý thức,
vận động và phát triển theo những quy luật của chính nó.
- Mâu thuẫn có tính phở biến: Trong cả sự sống và tư duy, mâu thuẫn
thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết. Mâu thuẫn trong sự sống: “ Một sinh
vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là cái khác… khi mâu thuẫn chấm dứt
thì sự sống khơng còn nữa và cái chết xảy đến…”

1


lOMoARcPSD|14734974

- Mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú: mỗi sự vật, hiện tượng, q trình
đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau
trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau. Các mâu thuẫn giữ vị trí, vai
trị khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng,
Đó là mâu thuẫn bên trong và bên ngồi, cơ bản và khơng cơ bản, chủ yếu và
thứ yếu,… Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với
những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú, đa dạng trong sự biểu hiện
của mâu thuẫn.
3. Phân loại mâu thuẫn
- Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn khơng cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản tác động trong
suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; nó quy định bản chất, sự phát
triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong. Mâu thuẫn không cơ bản
đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự vận động, phát triển
của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu

thuẫn cơ bản.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng
đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng, có tác dụng quy định
đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của q trình phát triển.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn khơng đóng vai trò quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ
yếu, thứ yếu chỉ là tương đối, tuỳ theo tưng hồn cảnh cụ thể, có mâu thuẫn
trong điều kiện này là chủ yếu, song trong điều kiện khác lại là thứ yếu và
ngược lại.
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có
mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi. Mâu thuẫn bên trong là sự tác
động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng... đối lập nằm trong chính mỗi
sự vật, hiện tượng; có vai trị quy định trực tiếp quá trình vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ
2


lOMoARcPSD|14734974

giữa các sự vật, hiện tượng với nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của chúng, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát
huy tác dụng. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi
trong quan hệ này hoặc so với một số đối tượng này, nó là bên trong; nhưng
trong quan hệ khác, so với một số đối tượng khác, nó lại là bên ngồi.
- Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ
giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn
đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn
giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ

bản đối lập nhau và khơng thể điều hồ được. Mâu thuẫn không đối kháng là
mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội... có
lợi ích cơ bản khơng đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
II. Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập)
Quy luật mâu thuẫn chỉ ra rằng: Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay q trình
nào đó ln chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo
thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn
tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.
Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt
nhân của phép biện chứng duy vật, bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan
trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của
sự vận động, phát triển.
1. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu
tranh với nhau, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh
giữa chúng.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập:
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện ở: thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa
3


lOMoARcPSD|14734974

vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì khơng có mặt
kia; thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự
đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn; thứ ba, giữa
các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn
tại những yếu tố giống nhau.

Do sự đồng nhất này mà trong nhiều trường hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện
và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa vào nhau.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng
khơng tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một
mâu thuẫn.
So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì thống nhất giữa chúng có tính tạm
thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng
thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng; cịn đấu tranh có tính tuyệt đối,
nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển
hóa về chất của chúng.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động
khác nhau mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng.
C.Mác viết: "Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là
sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và
sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới”.
Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy
nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên
và rộng dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu
thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau. Mâu thuẫn cũ mất đi, mẫu thuẫn mới được hình thành. Nhờ sự giải
quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay

4


lOMoARcPSD|14734974


sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi. Q trình tác động, chuyển hóa giữa
các sự vật được tiếp diễn, làm cho hiện tượng luôn vận động và phát triển.
Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
B. Vận dụng thực tiễn: Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trên trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên
I. Một số ví dụ về mâu thuẫn trong q trình nghiên cứu, học tập của sinh
viên
1. Mâu thuẫn trong phương pháp học tập
Cụ thể là mâu thuẫn giữa phương pháp tự tìm tòi, tự nghiên cứu và phương
pháp truyền thống “thầy đọc trò chép”.
Với mặt thứ nhất – tự học, sinh viên có thể trở nên năng động hơn, rèn
luyện tính sáng tạo, trau dồi tư duy, không ỷ lại, không phụ thuộc, tiếp thu tri
thức một cách chủ động, tìm ra cách học phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, tự
học có thể khiến người học mắc phải những cái sai mà mình khơng biết, dẫn
đến đi lệch hướng.
Mặt đối lập với nó, phương pháp chỉ tiếp thu kiến thức từ giảng viên giúp
sinh viên nhận được kiến thức chính xác nhất, được định hướng rõ ràng, cụ
thể, tiếp thu tri thức một cách có hệ thống, nhưng nó lại khiến sinh viên bị
động, rập khn, máy móc, khơng phát huy được sự sáng tạo như khi tự học,
tự nghiên cứu.
2. Mâu thuẫn giữa việc chỉ tập trung học tập với việc vừa học vừa làm
Việc tập trung vào học và vừa học vừa làm là hai mặt đối lập luôn tác động
bài theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và bước vào đại học, nhiều sịnh
viên có ý định đi làm thêm để tự lập hơn, khẳng định bản thân, thực hiện trách
nhiệm với gia đình. Thế nhưng, việc đi làm thêm rất dễ ảnh hưởng tới kết quả
học tập của sinh viên. Làm thêm khiến sinh viên không dành hết thời gian và
sự tập trung cho học tập, giảm chất lượng học tập, tệ hơn là dẫn đến tình trạng
trượt mơn, nợ môn.

5


lOMoARcPSD|14734974

Ngược lại, việc tập trung vào học tập thay vì đi làm thêm đem lại kết quả
học tập tốt nhất, nhưng lại khiến sinh viên thiếu đi các kiến thức thực tế, các
kĩ năng mềm và kinh nghiệm hữu ích cho sau này – những lợi ích mà việc đi
làm thêm mang lại.
3. Mâu thuẫn trong việc học online
Hiện nay, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp mà sinh viên không thể
tham gia lớp học một cách trực tiếp mà phải thơng qua hình thức học trực
tuyến thơng qua các nền tảng như Zoom, MS Teams ,Google Meet,...
Tuy nhiên, việc học online lại gây rất nhiều khó khăn cho giảng viên cũng
như sịnh viên. Trong các buổi học online, rất nhiều bạn sinh viên gặp trục trặc
về kĩ thuật trong lúc học, như không bật được webcam, micro, hay bị mất kết
nối giữa chừng… Những điều này tạo ra sự đứt quãng trong buổi học, làm
gián đoạn sự tiếp thu của sinh viên cũng như quá trình giảng dạy của giảng
viên.
Hơn thế, việc thi online càng gặp phải nhiều vấn đề khi nhiều sinh viên
thiếu chuẩn bị, về cả thiết bị dụng cụ lẫn kiến thức công nghệ như quên chuẩn
bị thẻ sinh viên, giấy thi hay chưa rõ cách scan bài, nộp bài,…
II. Vận dụng quan điểm biện chứng duy vật về mâu thuẫn trong học tập,
nghiên cứu
1. Phải tôn trọng mâu thuẫn
Quan điểm biện chứng duy vật về mâu thuẫn chỉ ra rằng mâu thuẫn biện
chứng có tính khách quan. Nó tồn tại độc lập bên ngồi ý thức, vận động và
phát triển theo những quy luật của chính nó. Áp dụng điều này vào q trình
học tập, nghiên cứu, sinh viên cần phải thừa nhận tính khách quan của mâu
thuẫn trong sự vật, hiện tượng hay chính là thừa nhận và tơn trọng mâu thuẫn

trong sự vật, hiện tượng.

6


lOMoARcPSD|14734974

Hơn nữa, sinh viên cũng cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu
thuẫn, từ đó phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh
hướng phát triển.
Cụ thể, ví dụ cho việc tôn trọng mâu thuẫn chinh đối với sinh viên là tìm
hiểu đầy đủ những mơn học của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với
định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt
động đồn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân.
2. Phải đối diện với mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn
Khi phát hiện ra mâu thuẫn, khơng được tránh né, bỏ qua nó mà cần đối
diện với mâu thuẫn, tìm ra giải pháp để giải quyết mâu thuẫn, như thế mới có
thể phát triển bản thân, có kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau
này.
Nếu bỏ qua mâu thuẫn, chấp nhận, hài lịng với thực tại khơng có mâu
thuẫn thì sẽ khơng có động lực nào thúc đẩy cho sự phát triển, tiến bộ của con
người.
Cụ thể trong việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, việc đối diện, không
né tranh mâu thuẫn thể hiện ở chỗ:
- Khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được, không được
bỏ qua mà cần phải tìm tịi thêm các thơng tin từ các nguồn bên ngoài như
sách tham khảo, mạng xã hội, các trang web học thuật, diễn đàn; học hỏi và
tiếp thu từ các giảng viên, các đàn anh, đàn chị hay cả những bạn học để có
thể tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề đó.
- Khơng ngại việc học lại, học tăng cường để trau dồi kĩ năng, kiến thức

của mình.
- Sinh viên cũng cần chia sẻ kiến thức của mình cho những sinh viên khác.
Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải đối
với sự học của một sinh viên.


7


lOMoARcPSD|14734974

3. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để phát
triển bản thân
Quy luật mâu thuẫn chỉ ra rằng: Trong mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa
đựng những mặt đối lấp tạo thanh mâu thuẫn. Mâu thuẫn chính là nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn
xung đột với nhau gay gắt và khi đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau.
Mâu thuẫn cũ mất đi, mẫu thuẫn mới được hình thành. Quá trình tác động,
chuyển hóa này làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển.
- Chính vì thế, đối với sịnh viên, việc giải quyết mâu thuẫn là vô cùng cần
thiết để đổi mới, phát triển bản thân.
Để giải quyết mâu thuẫn, phải phân tích mâu thuẫn, xem xét quá trình phát
sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn, xem xét vai trị, vị
trí và mối quan hệ của các mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển
hóa lẫn nhau giữa chúng.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, khơng điều hịa mâu thuẫn cũng khơng được nóng vội.
Thí dụ cho việc giải quyết mâu thuẫn để phát triển như không bảo thủ, bài
trừ những tư tưởng, tri thức đã cũ, khơng cịn phù hợp nữa và sẵn sàng tiếp
thu cái mới dẫu còn chưa quen thuộc. Hay như việc khắc phục các khó khăn

trong quá trình học online bằng cách: đọc kĩ các hướng dẫn của nhà trường về
việc học online, chuẩn bị và kiểm tra thiết bị sẵn trước giờ học,… để có thể
đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập của bản thân.
- Hơn nữa, quy luật mâu thuẫn không cho phép sinh viên nghĩ minh đã có
đầy đủ tri thức để giải quyết mọi vấn đề. Bởi mâu thuẫn thì ln luôn tồn tại,
nên chúng ta cần không ngừng học hỏi, tiếp thu thêm các tri thức mới để vận
dụng giải quyết các vấn đề mới. Quy luật đòi hỏi sinh viên không được ngủ
quên trên một vài tri thức nhất định nào đó, mà phải liên tục tìm tịi, mở rơng
thêm vốn tri thức của mình, đồng thời phải ln đởi mới. Điều đó giúp cho
sinh viên thêm phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự
nghiệp sau này.

8


lOMoARcPSD|14734974

- Quy luật mâu thuẫn cũng đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách
có hệ thống.
Bởi vì, kiến thức khơng đi riêng lẻ mà ln có sự liên hệ, tương tác lẫn
nhau, nên ta phải nhìn nhận được sự tương tác, tương hỗ giữa các kiến thức,
của các ngành nghề khác nhau để chúng bổ trợ cho sự thiếu sót của nhau,
đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.
Đối với sinh viên, cần tìm hiểu sự tương tác, liên hệ lẫn nhau giữa các môn
học, ngành học, qua đó đánh giá và chọn lọc được một chỉnh thể những mơn
học phù hợp với bản thân. Địng thời cần biết vận dụng khả năng tởng hợp,
phân tích để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức cần thiết.
 Qua đó, có thể thấy, vận dụng quan điểm DVBC về mâu thuẫn trong
học tập, nghiên cứu của sinh viên là vơ cùng cần thiết. Nó là động lực,
là nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân.


KẾT LUẬN
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng
để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi
hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn
biện chứng có tính khách quan, tính phở biến và tính đa dạng phong phú. Quy
luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn
thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật mâu
thuẫn chỉ ra rằng: Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay q trình nào đó ln
chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những
mâu thuẫn; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành động
lực của sự vận động và phát triển.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng tồn tại rất nhiều
mâu thuẫn. Sinh viên cần biết tôn trọng mâu thuẫn, đối diện và không né
tránh mâu thuẫn, phải biết vận dụng quan điểm DVBC về mâu thuẫn, đặc biệt
9

Downloaded by quang tran ()


lOMoARcPSD|14734974

là quy luật mâu thuẫn để giải quyết các mâu thuẫn, tạo động lực để thúc đẩy
sự phát triển của bản thân.

10

Downloaded by quang tran ()



lOMoARcPSD|14734974

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin. (Sử
dụng trong các trường đại học không chuyên lý luận chính trị), Hà Nội,
2019
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các mơn
khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình triết
học Mác-Lênin (Tái bản có sửa chữa), NXB CTQG, HN
3.

/>
4.

/>%8Dc

Downloaded by quang tran ()



×