Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.55 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

LƯU THÀNH TRUNG

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201


Họ và tên học viên: Lưu Thành Trung
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Phúc Hiền

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Hệ thống số liệu
minh chứng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
của luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào. Các giải pháp và kiến nghị
đều xuất phát từ tình hình thực tiễn và kiến thức của bản thân.
Tơi xin hồn toàn chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

HỌC VIÊN

LƯU THÀNH TRUNG


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy giáo, Cô giáo
– Đại học Ngoại thương đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo là TS. Nguyễn

Phúc Hiền trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
về công việc trong thời gian học tập và cung cấp số liệu thực tế hoạt động tại Ngân hàng
để em hồn thành khóa học và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên, hỗ trợ
trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Học viên

Lưu Thành Trung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................... ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................. x
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................6
1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................... 6
1.1.1. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ................................................ 9
1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................. 10
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................. 12


1.2.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng............................................................ 12
1.2.2. Phân loại Tín dụng ngân hàng............................................................. 13
1.2.3. Vai trị của Tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ....15
1.3. Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................. 16

1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng............................................................. 16
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN................ 19
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng................................ 22
1.3.4. Ý nghĩa của chất lượng tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với các
ngân hàng thương mại
25
1.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về nâng cao chất lượng tín dụng đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ................................................................................................... 26

1.4.1. Tín dụng thiết kế riêng cho từng ngành và giải pháp tài chính số cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam


(Techcombank)
26
1.4.2. Quản lý thế chấp hàng tồn kho tại ngân hàng TMCP Á Châu...........28
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi
nhánh Sở Giao Dịch
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH...................................................................... 32
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam – chi nhánh Sở giao dịch.....32


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
32
2.1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Sở Giao Dịch
32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi
nhánh Sở Giao Dịch
33
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch
34
2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.................................................... 38

2.2.1. Quy định, quy trình tín dụng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
38
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng......................................................................... 41
2.2.3. Các chỉ tiêu định tính............................................................................ 50
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.................................................... 55


2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................... 55
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại................................................................... 56
2.3.3. Phân tích nguyên nhân của các hạn chế.............................................. 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH......................................... 64
3.1. Định hướng đối với phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.................................................... 64

3.1.1. Định hướng hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam
64
3.1.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- chi nhánh Sở Giao Dịch...............................................................................65
3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch
67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.................................................... 68

3.2.1. Xây dựng, rà soát và kiểm tra tn thủ quy trình tín dụng, chính sách
tài sản bảo đảm.
68
3.2.2. Tăng cường kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.................................. 69
3.2.3. Đẩy nhanh tốc độ và chất lượng phục vụ, nâng cao mức độ hài lòng
của khách hàng
72
3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.................................. 77
3.2.5. Đẩy mạnh triển khai marketing dịch vụ ngân hàng............................77
3.2.6. Tăng trưởng quy mơ tín dụng nhóm DNVVN...................................... 78
3.2.7. Các kiến nghị cho các hạn chế cịn tồn tại từ phía khách hàng..........79
3.3. Các kiến nghị.................................................................................................................... 80

3.3.1. Kiến nghị với Cơ quan nhà nước.......................................................... 80



3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam..................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 82
KẾT LUẬN............................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 85
PHỤ LỤC............................................................................................................... 87
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG........................................ 87


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BĐS

Bất động sản

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

JICA

The Japan International Cooperation Agency (Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)


KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

L/C

Thư tín dụng

MMTB

Máy móc thiết bị

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch

SGD

Sở Giao Dịch

SME


Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp vừa
và nhỏ)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TTQT

Thanh tốn quốc tế

VCBS
Vietcombank, VCB

Cơng ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam

Vietcombank Sở Giao


Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt

Dịch

Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 2.1

Nội dung
Định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo
nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo
nghị định số 39/2018/NĐ-CP của chính phủ
Phân biệt chất lượng tín dụng DNVVN
Số liệu chi tiết Dư nợ theo phân khúc khách hàng của
Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016 -2020


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Hình 2.1


Nội dung
Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Sở Giao Dịch


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

Nội dung
Huy động vốn của Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn
2016 -2020
Dư nợ của Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 20162020

Biểu đồ 2.3

Lợi nhuận sau trích lập dự phịng của Vietcombank Sở
Giao Dịch giai đoạn 2016 – 2020

Biểu đồ 2.4

Quy mô và tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại Vietcombank Sở
Giao Dịch giai đoạn 2016 - 2020

Biểu đồ 2.5

Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo từng phân khúc khách hàng
tại Vietcombank Sở Giao Dịch trong giai đoạn 2017 - 2020

Biểu đồ 2.6


Cơ cấu dư nợ DNVVN tại Vietcombank Sở Giao Dịch giai
đoạn 2016 - 2020

Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8

Số dư bảo lãnh tại Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn
2016-2020
Số dư L/C tại Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016 –
2020

Biểu đồ 2.9

Giá trị TSBĐ và tỷ lệ TSBĐ trên dư nợ tại Vietcombank Sở
Giao Dịch giai đoạn 2016 – 2020

Biểu đồ 2.10

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Khách hàng DNVVN tại
Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016-2020

Biểu đồ 2.11

Tỷ lệ nợ xấu của phân khúc DNVVN so với các phân khúc
khách hàng khác tại Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn
2016-2020

Biểu đồ 2.12


Cơ cấu lợi nhuận của phân khúc DNVVN tại Vietcombank
Sở Giao Dịch giai đoạn 2016-2020


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài luận văn “Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch” được trình
bày theo 3 chương.
Trong chương 1, luận văn đã trình bày lý luận về chất lượng tín dụng doanh
nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trong
đó, luận văn có đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ,
và của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luận văn đã chỉ ra khái
niệm, các chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa của chất lượng tín dụng
doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng nêu
ra kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về nâng cao chất lượng tín dụng đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ để rút ra bài học cho Ngân hàng TMP Ngoại thương Việt
Nam – chi nhánh Sở giao dịch.
Trong chương 2, luận văn tập trung vào thực trạng chất lượng tín dụng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao
dịch giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể, tác giả nêu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu định lượng, định tính và các
yếu tố khác. Từ đó, luận văn rút ra đánh giá kết quả đạt được, hạn chế cịn tồn tại và
phân tích ngun nhân của các hạn chế trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch.
Trong chương 3, tác giả đưa ra giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
– chi nhánh Sở giao dịch. Cụ thể, tác giả nêu ra định hướng đối với phát triển tín dụng
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở
giao dịch, căn cứ các hạn chế còn tồn tại để đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất

lượng tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời, tác giả đưa ra một số khuyến nghị với Cơ quan
Nhà nước và với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, từ những nước công nghiệp
phát triển đến các quốc gia đang phát triển. Theo số liệu của Viện Chiến lược ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước, cả nước có hơn 500.000 DNVVN, chiếm khoảng 90% tổng số
doanh nghiệp đang hoạt động, tạo ra gần 60% việc làm, 44,8% doanh thu, 40% GDP,
33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho
ngân sách nhà nước.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của nhóm khách hàng DNVVN, các Ngân hàng
thương mại hiện nay, trong đó có Vietcombank Sở giao dịch đang thực hiện chuyển dịch
cơ cấu tín dụng từ bán buôn sang bán lẻ nhằm đa dạng hóa danh mục khách hàng đồng
thời tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng, mà theo đó, DNVVN là một trong những đối
tượng khách hàng trọng tâm.
Mặc dù đã có những thay đổi rất tích cực nhưng thực trạng tín dụng của DNVVN
tại Vietcombank Sở giao dịch vẫn còn nhiều hạn chế. Quy mơ hoạt động tín dụng hiện
chưa tương xứng với quy mô của chi nhánh, tốc độ xử lý cơng việc chưa nhanh, mức độ
hài lịng của khách hàng thấp. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng
nói chung và chất lượng tín dụng DNVVN nói riêng.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng của DNVVN, đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp hiệu quả để tăng
trưởng doanh số đồng thời cũng phải kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng nhằm mục tiêu
phát triển ổn định, bền vững từ đó cải thiện chất lượng tín dụng đối với DNVVN của

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch, góp phần củng cố
và nâng cao hơn nữa vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính. Xuất phát từ thực tế
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Trong thời gian qua, đề tài về chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại đã
được nhiều tác giả lựa chọn, nghiên cứu và bảo vệ tại các trường đại học, học viện tại
Việt Nam. Trong đó, các cơng trình nghiên cứu sau có liên quan đến đề tài luận văn của
tác giả, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả có thể hồn thành luận văn của
mình:
(1) Luận án Tiến sỹ kinh tế Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập (2012) của
tác giả Nguyễn Thị Thu Đơng, được hồn thành năm 2012 tại Đại học kinh tế quốc
dân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê và so sánh để phân tích thực
trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đề xuất
ứng dụng mơ hình trong cơng tác kiểm định tín dụng tại Ngân hàng. Từ đó, tác giả
đưa các các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt nam trong thời kỳ hội nhập.
(2) Luận văn Thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Ninh của tác giả Đỗ Xuân Thuần, được hồn thành năm 2016 tại Học
viện Tài chính. Luận văn phân tích thực trạng tình hình kinh doanh và chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN.
Tuy nhiên luận văn mới chỉ tập trung phân tích về khía cạnh quản trị rủi ro.
(3) Luận án Tiến sỹ kinh tế Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của các
ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Võ

Đức Toàn, được hoàn thành năm 2012 tại Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh. Luận án đã phân tích, đánh giá quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng
TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với DNVVN cùng địa bàn, tìm ra các
hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng TMCP đối với DNVVN trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


(4) Luận văn Thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
Vĩnh Phúc của tác giả Lê Phương Vân, được hồn thành năm 2012 tại Học viện Tài
chính. Luận văn nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển, kết quả hoạt động
kinh doanh và hoạt động tín dụng DNVVN của Ngân hàng TMCP ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc nhằm tìm ra những vấn đề liên quan đến chất
lượng tín dụng tại ngân hàng. Dựa vào cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã nêu ra được lý luận về DNVVN, về
hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng: quản lý rủi ro, quy chế đảm bảo cho
vay, sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng… Tất cả các vấn đề trên được nghiên cứu gắn với
điều kiện phảt triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động cúa ngân hàng theo từng giai
đoạn lịch sử nhất định.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó và tiếp thu những điểm mới trong lĩnh
vực ngân hàng, tác giả nhận thấy chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến đề tài
chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch trong giai đoạn 05 năm: 2016 – 2020. Vì
vậy, luận văn được thực hiện để tiến hành mở rộng nghiên cứu những lý luận về chất
lượng tín dụng của DNVVN, làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng của DNVVN tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch, từ đó tìm ra
những mặt cịn hạn chế, đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng ngày càng phát triển mạnh

mẽ, nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín của ngân hàng về chất lượng tín dụng cho
DNVVN.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Luận văn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
chi nhánh Sở Giao Dịch
Nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của DNVVN;


- Trên cơ sở lý luận đã nêu, tiến hành phân tích tình hình chất lượng tín dụng
DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch;
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch nâng cao Chất lượng tín dụng đối với
DNVVN.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN của Ngân
hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch
+ Về thời gian: Từ năm 2016 đến hết 2020
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: sử dụng số liệu từ báo cáo của Ngân hàng,
các đối tượng khác có liên quan.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, so sánh
về những thay đổi trong chính sách, quy định pháp luật và thực trạng chất lượng tín
dụng đối với DNVVN trong ngân hàng.
- Phương pháp khảo sát: Lập bảng hỏi khảo sát và thực hiện khảo sát với các

khách hàng có quan hệ tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch.
 Hình thức khảo sát: Giới thiệu về việc điều tra khảo sát cho khách hàng và
hướng dẫn cách thức trả lời rồi phát phiếu điều tra để khách hàng tự điền câu trả lời
rồi thu lại ngay.
 Đặc điểm các đối tượng khảo sát: Các cán bộ của doanh nghiệp thường
xuyên đến giao dịch với Vietcombank Sở Giao Dịch. Vì vậy, các cán bộ đó rất hiểu
về các sản phẩm tín dụng do Vietcombank cung cấp.
 Trong phiếu khảo sát, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng được đánh
giá qua các tiêu chí: Mức độ gắn bó trong quan hệ tín dụng của khách hàng
DNVVN với Vietcombank Sở Giao Dịch; Sự đa dạng về sản phẩm tín dụng đối với


DNVVN tại Vietcombank Sở Giao Dịch; Đánh giá của khách hàng DNVVN về trình độ
chun mơn và thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng Vietcombank Sở Giao Dịch; Mức độ
hài lòng của khách hàng DNVVN đối với chất lượng tín dụng của Vietcombank Sở Giao
Dịch.
7. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm 3 chương chính và các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI

1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên tiêu chuẩn định tính
Nhiều học giả cho rằng có thể xác định được DNVVN thơng qua đánh giá q
trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Stokes và Wilson cho rằng DNVVN là doanh
nghiệp có các hoạt động và cấu trúc đơn giản, mức độ phức tạp của quản lý không cao
cũng như đầu mối quản lý ít (Stokes và Wilson 2010). Loecher cho rằng DNVVN là
doanh nghiệp có phương thức hoạt động theo “nguyên tắc cá nhân” và “nguyên tắc
thông nhất giữa lãnh đạo và chủ sở hữu”, tức các DNVVN thường có chủ sở hữu và
người lãnh đạo đều là một người và người đó có vai trị chủ chốt trong việc đưa ra mọi
quyết định của doanh nghiệp (Loecher 2000).
Cũng theo quan điểm này, báo cáo của Bolton đưa ra ba đặc điểm để xác định
DNVVN là: (1) doanh nghiệp được quản lý bởi chính chủ sở hữu và theo nguyên tắc cá
nhân hóa, (2) thị phần doanh nghiệp tương đối nhỏ trên thị trường,
(3) doanh nghiệp có tính độc lập theo nghĩa nó khơng phải là cơng ty con của một
doanh nghiệp lớn nào đó và cũng khơng có sự kiểm sốt từ bên ngồi, độc lập trong
các quyết định của doanh nghiệp (Bolton 1971). Decker cũng dựa trên các khía
cạnh định tính khác như hình thức pháp lý, vai trị của chủ sở hữu, vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường để xác định các DNVVN (Decker 2006).
b. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên tiêu chuẩn định lượng
Do các quốc gia khác nhau có đặc điểm kinh tế - xã hội, trình độ phát triển khác
nhau nên khái niệm về DNVVN ở các quốc gia cũng khác nhau. Hơn thế nữa, trong
cùng một quốc gia, tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thay đổi từng
thời kỳ, từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là định nghĩa về doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở một số quốc gia trên thế giới:


Bảng 1.1: Định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới
Tiêu chí áp dụng
Quốc gia

1. Mỹ
Trong tất cả các ngành
2. Nhật bản
- Bán lẻ
- Bán buôn
- Dịch vụ
- Các ngành sản xuất
3. Các nước EU
4. Úc
- Công nghiệp và dịch vụ
- Các ngành khác
5. Canada
Ngành sản xuất và dịch vụ
6. Đài Loan
- Các ngành chế tạo, xây
dựng và khai mỏ
- Các ngành khác

Số lao động

Tổng vốn hoặc giá
trị tài sản

Không
trọng

quan

< 10 triệu Yên
< 100 triệu Yên

< 50 triệu Yên
< 300 triệu Yên
< 27 triệu EUR

Không
trọng

quan

< 500
< 300
< 500

Không
trọng
Không
trọng

Không
quan
trọng
< 20 triệu Đôla Canada

< 200

< 2,3 triệu USD

< 50

Không

trọng

< 300

< 0,6 triệu USD

- Thương mại dịch vụ
8. Malaysia
Sản xuất công nghiệp

< 50

< 0,25 triệu USD

9. Indonesia

Không
quan trọng
10 – 199

7. Hàn Quốc
- Công nghiệp xây dựng

10. Philippines
11. Thái Lan
- Sản xuất
- Bán buôn
- Bán lẻ
12. Brunei (Các ngành)


< 500 hoặc
<1000

Không
trọng

< 50
< 100
< 100
< 300
< 250

quan

Doanh thu

quan
quan

quan

< 150

< 40 triệu EUR

Không
trọng
< 2,9
USD


quan

< 1,4
USD

triệu

triệu

< 100.000 USD

<
25
triệu
Ringit
< 500.000 USD

1,5 – 60 triệu
Peso

Không
trọng

< 200 triệu Baht
< 100 triệu Baht
< 60 triệu Baht
quan
Không
trọng


quan

1 – 100
quan
Không
Đô-la
trọng
Singapore
(Nguồn: Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Khái niệm doanh nghiệp nhỏ
và vừa, tại địa chỉ: :8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-troboi-duong/item/1506-khai-ni-m-doanh-nghi-p-nh-va-v-a#ftnref1, truy cập ngày
25/02/2019)


Tại Việt Nam, do các quy định, chính sách của nhà nước về DNVVN có sự thay
đổi theo từng thời kỳ nên khái niệm về DNVVN tại Việt Nam ở các thời kỳ khác cũng
được quy định khác nhau. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của
Chính phủ, Khái niệm DNNVV được quy định theo từng loại hình kinh doanh và bắt
đầu có sự phân tách làm 03 loại hình doanh nghiệp là DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa
theo quy mơ; cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo
nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ
Doanh

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng

Số lao


Tổng

nguồn

động

nguồn vốn

Quy mô nghiệp siêu
nhỏ
Khu vực

Số lao động

Số lao động

vốn
I. Nông, lâm

10 người trở

20 tỷ đồng từ trên 10

từ trên 20 tỷ

từ trên 200

nghiệp và thủy


xuống

trở xuống

người đến

đồng đến

người đến

200 người

100 tỷ đồng

300 người

sản
II. Công nghiệp

10 người trở

20 tỷ đồng từ trên 10

từ trên 20 tỷ

từ trên 200

và xây dựng

xuống


trở xuống

người đến

đồng đến

người đến

200 người

100 tỷ đồng

300 người

III. Thương mại

10 người trở

10 tỷ đồng từ trên 10

từ trên 10 tỷ

từ trên 50

và dịch vụ

xuống

trở xuống


người đến

đồng đến 50

người đến

50 người

tỷ đồng

100 người

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/06/2009)
Gần đây nhất, theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/03/2018,
tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định như sau:


Bảng 1.3: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo
nghị định số 39/2018/NĐ-CP của chính phủ
Loại hình

Doanh nghiệp siêu

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

nhỏ
Số lao


Doanh thu

Số lao

Doanh thu

Số lao

Doanh thu

động

hoặc

động

hoặc nguồn

động

hoặc nguồn

Lĩnh vực

nguồn vốn

vốn

vốn


Nông

≤ 10

≤ 3 tỷ

≤ 100

Doanh thu

≤ 200

Doanh thu

nghiệp,

người

đồng

người

≤ 50 tỷ

người

≤ 200 tỷ

lâm


(tham gia

(tham gia

đồng hoặc

(tham gia

đồng hoặc

nghiệp,

BHXH)

BHXH)

nguồn vốn

BHXH)

nguồn vốn

thủy sản

≤ 20 tỷ

≤ 100 tỷ

và công


đồng

đồng

nghiệp
Thương

≤ 10

Doanh thu

≤ 50

Doanh thu

≤ 100

Doanh thu

mại

người

≤ 10 tỷ

người

≤ 100 tỷ


người

≤ 300 tỷ

(tham gia

đồng hoặc

(tham gia

đồng hoặc

(tham gia

đồng hoặc

BHXH)

nguồn vốn

BHXH)

nguồn vốn

BHXH)

nguồn vốn

≤ 3 tỷ


≤ 50 tỷ

≤ 100 tỷ

đồng

đồng

đồng

(Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/03/2018)
Như vậy, tùy từng thời điểm và quy định của mỗi quốc gia mà DNVVN được
định nghĩa theo các cách khác nhau. Theo quan điểm của tác giả, DNVVN có thể
định nghĩa một cách khái quát nhất như sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các tổ
chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và có quy mơ doanh nghiệp thỏa mãn
các tiêu chí phân loại của từng quốc gia theo từng giai đoạn nhất định”
1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhìn chung, các DNVVN đều có các đặc điểm cơ bản như sau:
Nguồn vốn kinh doanh nhỏ, quy mô lao động hạn chế, cơ sở vật chất và trình
độ quản lý cịn lạc hậu.


Do lĩnh vực hoạt động kinh doanh thường hướng tới phục vụ trực tiếp nhu cầu đời
sống xã hội, sản phẩm có tính thiết thực cao, tốc độ quay vịng nhanh nên DNVVN
khơng cần có nguồn vốn lớn cũng như không phải sử dụng nhiều lao động, tạo điều kiện
cho việc tối đa hóa hiệu suất sử dụng vốn. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc
DNVVN cũng khơng đủ nguồn lực kinh tế để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa các
trang thiết bị, khó thu hút được các nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc, ít cơ hội
tiếp cận với trình độ quản lý chuyên nghiệp.
Hình thức sở hữu đơn giản, thường mang tính chất gia đình, bộ máy quản lý

nhỏ gọn, có tính linh hoạt cao.
Do hoạt động với quy mơ nhỏ, không cần nguồn vốn lớn nên việc thành lập
DNVVN khá đơn giản. DNVVN tại Việt Nam thường là các doanh nghiệp tư nhân có
tính chất gia đình. Bộ máy quản lý của DNVVN được tinh giản đến mức tối đa nhằm
tiết kiệm chi phí hoạt động đồng thời giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra
được các quyết định, chính sách để đáp ứng kịp thời với các nhu cầu thị trường.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của DNVVN là thương mại và dịch vụ.
Với nguồn vốn kinh doanh nhỏ, năng lực quản lý hạn chế, DNVVN phù hợp với
các lĩnh vực không cần đầu tư lớn vào cơ sở vật chất, cơng nghệ. Vì vậy, đa số các
DNVVN lựa chọn lĩnh vực thương mại và dịch vụ làm lĩnh vực kinh doanh chính.
Khả năng huy động vốn hạn chế.
So với các Doanh nghiệp lớn thì DNVVN có uy tín khơng cao, khả năng chịu đựng
những biến động tiêu cực của thị trường còn hạn chế, vị thế đàm phán với các nhà cung
cấp cũng không cao nên khả năng huy động vốn của các DNVVN dưới các thức như tín
dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, huy động vốn từ các quỹ
đầu tư... đều tương đối hạn chế.
1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế
của các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước có trình độ phát triển cao. Vai trị của
các DNVVN được thể hiện qua những điểm sau:


Thứ nhất, DNVVN góp phần giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội.
Vai trị của các DNVVN khơng chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó cịn tạo ra công
ăn việc làm cho người lao động. Theo số liệu của Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân
hàng Nhà nước, có tới 60% việc làm mới được tạo ra từ khu vực này, góp phần xóa đói
giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng, khu vực trong cả nước.
Thứ hai, DNVVN cung cấp một khối lượng lớn về sản phẩm.
DNVVN có quy mơ nhỏ nhưng có số lượng rất lớn trong nền kinh tế, là loại hình
doanh nghiệp chiếm 90% tổng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính vì vậy, các doanh

nghiệp này có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau và hoạt động ở
nhiều khu vực địa bàn khác nhau, từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Theo số liệu của
Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, cả nước có hơn 500.000 DNVVN,
chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, 44,8% doanh thu, 40% GDP,
33% giá trị sản lượng cơng nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho
ngân sách nhà nước.
Thứ ba, DNVVN đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
địa phương, khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng.
Do quy mô vừa và nhỏ nên các DNVVN có thể đặt văn phịng, nhà xưởng, kho bãi
khắp nơi trên đất nước nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và
lao động của từng vùng nhất là các ngành nông- lâm- hải sản và ngành công nghiệp chế
biến nông, lâm, hải sản…. Chính vì thế, trong những năm qua nhà nước ta đã rất chú
trọng đến việc phát triển các DNVVN như đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại ở vùng núi phía Bắc, vùng cao nguyên Nam Trung Bộ và các làng nghề truyền
thống... nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các địa phương.
Thứ tư, DNVVN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển DNVVN sẽ góp phần tạo ra chuyển biến về cơ cấu kinh tế, từ nền
sản xuất thuần nông là chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển, làm tăng tỷ
trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông


nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Sự phát triển của các doanh nghiệp này ở các
vùng nông thôn tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển đồng thời thúc đẩy các ngành
thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển. Ngồi ra, các DNVVN thúc đẩy q trình đơ
thị hóa, thu hút và tập trung dân cư vào các vùng trọng điểm. Từ đó, thúc đẩy q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Ngồi ra DNVVN cịn có vai trị quan trọng là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy
sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. DNVVN còn là tiền đề tạo ra những doanh
nghiệp lớn, với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh nghiệp được mở

rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần trở thành những doanh nghiệp lớn.
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với
sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, điều hịa vốn tiền tệ nhàn rỗi
trong nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu,…nhằm đáp ứng được yêu cầu về vốn của
nền kinh tế.
Xét trên khía cạnh tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín
dụng ngân hàng được hiểu như sau: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất
định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung
(i) Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sử hữu sang cho người sử
dụng; (ii) sự chuyển nhượng này có thời hạn và chỉ mang tính tạm thời và (iii) sự
chuyển nhượng này có kèm theo chi phí” (Võ Đình Tồn, Giáo trình Luật Ngân
hàng Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Đại học Luật Hà Nội 2017).
Tại Việt Nam, khái niệm tín dụng ngân hàng được thể hiện trong Luật Các tổ chức
tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, theo đó, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận
để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.


×