Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.81 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-***

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á
Ngành: Tài chính ngân hàng

NGUYỄN THỊ MAI

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-***

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á

Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mai
Người hướng dẫn: PGS. TS. Mai Thu Hiền


Hà Nội - 2021


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đơng Nam Á” là cơng trình
nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong
luận văn và kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan,
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử
dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc
sĩ, học viên đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp đến từ các thầy, các cô trong Ban
Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại
học Ngoại Thương Hà Nội. Đặc biệt, cho phép học viên được bày tỏ sự trân quý và
biết ơn tới PGS. TS. Mai Thu Hiền. Học viên đã nhận được sự hướng dẫn tận tình,
tâm huyết đến từ cơ. Qua đây, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cơ trong khoa Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ học viên trong quá trình
học tập cũng như trong q trình nghiên cứu hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ.
Trong bài luận, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Học
viên mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, ban
cố vấn và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp

dụng trong thực tiễn cuộc sống.
Chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................vii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.1 Tính cấр thiết củа đề tài nghiên cứu............................................................. 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
1.5 Рhương рháр nghiên cứu............................................................................... 5
1.6 Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.................................................................................. 7
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước................................7
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi.............................................. 7
2.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước............................................ 15
2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu......................................................................... 17
2.2 Cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngồi..................................................................................................... 22
2.2.1 Tỷ giá hối đối......................................................................................... 22
2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngồi......................................................................25
2.2.3 Tác động của tỷ giá hối đối tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. .30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 36
3.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 36
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 36


3.1.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................ 39
3.1.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
3.1.4 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................... 42
3.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.............................................................. 43
3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 43
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu trong mơ hình.....................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI TỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC
NƯỚC ĐƠNG NAM Á.......................................................................................... 55
4.1 Tổng quan về diễn biến tỷ giá hối đoái tại các nước Đông Nam Á...........55
4.1.1 Tổng quan về diễn biến tỷ giá hối đối tại các nước Đơng Nam Á 55
4.1.2 Đánh giá chung về diễn biến tỷ giá hối đối tại các nước Đơng Nam Á 65
4.2 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đông Nam Á
67
4.2.1 Đầu tư trực tiếр nước ngоài vàо các nước Đông Nаm Á trước năm 1997. 73
4.2.2 Đầu tư trực tiếр nước ngоài vàо các nước Đông Nаm Á từ năm 1997 đến
năm 2007.................................................................................................. 74
4.2.3 Đầu tư trực tiếр nước ngоài vàо các nước Đông Nаm Á từ năm 2007 đến
năm 2019.................................................................................................. 76
4.2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các
nước Đơng Nam Á................................................................................... 79
4.3 Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu....................................................... 82
4.3.1 Mơ tả dữ liệu............................................................................................ 82

4.3.2 Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu................................................... 86
4.4 Đánh giá chung về tác động của tỷ giá hối đối tới thu hút FDI vào các
nước Đơng Nam Á........................................................................................ 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................... 95
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GĨP PHẦN THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á..............96


5.1 Bối cảnh và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của các nước
Đơng Nam Á........................................................................................................ 96
5.1.1 Bối cảnh................................................................................................... 96
5.1.2 Định hướng.............................................................................................. 97
5.2 Một số khuyến nghị góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
các nước Đơng Nam Á...................................................................................... 100
5.2.1 Ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô....................................... 100
5.2.2 Hоàn thiện hệ thống pháp luật và các quу định đầu tư...........................101
5.2.3Duy trì tỷ giá ổn định theo biến động cung cầu ngoại tệ trên thị trường 102
5.2.4 Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.....................................103
5.2.5 Mở cửa thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài............................................................................... 103
5.2.6 Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao năng suất lao động....105
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 108


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN

Tiếng Anh

Association

of

Tiếng Việt

Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ЕMU

European

Economic

and Liên minh kinh tế và tiền tệ

Monetary Union

châu Âu

Organization for Economic
OECD

Cooperation
Development


IPA

ESCAP

CNY

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Ngân hàng Trung ương

NHTW
WTO

and

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Asean Intellectual

Hiệp hội Sở hữu trí tuệ

Property Association

các nước ASEAN

Economic and Social

Ủy hội Kinh tế Xã hội Châu


Commission for Asia

Á Thái Bình Dương Liên

and the Pacific

Hiệp Quốc

Chinese Yuan Renminbi

Nhân dân tệ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả tình hình nghiên cứu.................................................... 18
Bảng 3.1 Mơ tả các biến trong mơ hình................................................................... 51
Bảng 4.1 Tỷ trọng рhân bổ vốn FDI rịng chо các nước Đơng Nam Á....................70
Bảng 4.2 Tор 5 khu vực thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất giаi đоạn 1990-1997......74
Bảng 4.3 Mô tả thống kê các biến trong mơ hình................................................... 83
Bảng 4.4 Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình..................................... 85
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu FEM và REM................................ 87
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan............................................................. 88
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi.......................................... 88
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu........................................................ 89
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Tỷ giá hối đối tại Thái Lan giai đoạn 1995-2019.................................... 56
Hình 4.2 Tỷ giá hối đối tại Việt Nam giai đoạn 1995-2019................................... 59
Hình 4.3 Tỷ giá hối đối tại Brunei và Singapore giai đoạn 1995-2019..................61
Hình 4.4 Tỷ giá hối đối tại Campuchia giai đoạn 1995-2019................................. 62

Hình 4.5 Tỷ giá hối đối tại Indonesia giai đoạn 1995-2019................................... 63
Hình 4.6 Tỷ giá hối đoái tại Lào giai đoạn 1995-2019............................................ 63
Hình 4.7 Tỷ giá hối đối tại Malaysia giai đoạn 1995-2019.................................... 64
Hình 4.8 Tỷ giá hối đối tại Philippines giai đoạn 1995-2019................................. 65
Hình 4.9 Đầu tư trực tiếр nước ngоài rịng vàо các nước Đơng Nam Á..................69
Hình 4.10 Đầu tư trực tiếр nước ngоài rịng vàо các nước Đơng Nam Á................77


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào các nước Đơng Nam Á” nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá tới thu hút
vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài vào các nước Đông Nam Á trên cơ sở dữ liệu của
09 quốc gia: Indоnеsiа, Mаlауsiа, Рhiliррinеs, Singароrе, Thái Lаn, Brunеi, Việt
Nаm, Làо, Cаmрuchiа trong giai đoạn 1995-2019.
Nhằm nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; phương pháp phân tích số liệu;
phương pháp định tính và phương pháp định lượng với mơ hình gồm các biến: tỷ
giá thực, FDIt-1 , độ mở thương mại, GDP thực, Tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tài
nguyên thiên nhiên, chi phí lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có tác
động ngược chiều và tương đối mạnh tới FDI từ nước ngồi đổ vào các nước Đơng
Nam Á. Bên cạnh đó, các yếu tố như: quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng, độ mở
thương mại, tài nguyên thiên nhiên có tác động tích cực tới thu hút FDI vào các
quốc gia này.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tỷ giá và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
nước Đông Nam Á và trên cơ sở kết quả mô hình nghiên cứu, luận văn đã hệ thống
được một số khuyến nghị góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các
nước Đơng Nam Á.



11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấр thiết củа đề tài nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn trong đó, cá
nhân hay công ty nước này đầu tư vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh và cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh thu hút vốn quốc tế
quan trọng với quốc gia tiếp nhận vốn mà không tạo ra áp lực trả nợ. Không chỉ vậy,
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn được các quốc gia đặc biệt chú trọng
bởi các lợi ích khác như: tiếp thu công nghệ và kỹ thuật quản lý, cơ hội tham gia
mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm và gia tăng trình độ nhân cơng, gia tăng nguồn thu ngân sách.
Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trở nên căng thẳng, từ năm
2019, dòng vốn đầu tư và cơ sở sản xuất có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc
sang các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt xu hướng ngày càng tăng mạnh khi hàng
loạt các chuỗi cung ứng của thế giới trở nên tê liệt do sự bùng nổ của đại dịch
Covid19. Trong năm 2019, con số thống kê cho thấy khoảng 50 cơng ty và tập đồn Mỹ
đã quyết định hoặc lên kế hoạch chuyển một phần hoặc toàn bộ day chuyền sản xuất
từ Trung Quốc tới các nước khác do không thể chịu nổi ảnh hưởng bởi các đợt thuế
quan của Mỹ áp vào các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, hai hãng
lớn Dell và HP cũng đã có phương án chuyển 30% sản lượng máy tính xách tay
sang thị trường Đông Nam Á, và vào tháng 9/2019, tập đồn Samsung (Hàn quốc)
cũng đã quyết định đóng cửa nhà máy sản xuất cuối cùng của mình tại Trung Quốc.
Tê liệt chuỗi cung ứng đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp toàn cầu, tuy nhiên
cũng đã giúp các doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết của đa dạng hóa trong
chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh đó, khu vực Đông Nam Á như một điểm đến tiềm năng của
dòng dịch chuyển nguồn vốn. Cụ thể, theo báo cáo đầu tư ASEAN 2019 của Ban
Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào ASEAN đã tăng năm thứ 3 liên tiếp, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm

2018, so


với mức 147 tỷ USD năm trước đó. Tỷ lệ của ASEAN trong tổng lượng FDI toàn
cầu cũng tăng từ 9,6% năm 2017 lên 11,5% năm 2019. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp
tục nhờ sự phát triển công nghiệp năng động, cũng như sự cải thiện môi trường đầu
tư và kinh doanh trong khu vực cùng với lợi thế lớn về lực lượng lao động, các ưu
đãi về thuế, các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, ký kết các hiệp
định thương mại tự do tạo thuận lợi xuất khẩu của ngành sản xuất…Khu vực không
chỉ thu hút dịng vốn của các tập đồn sản xuất phương Tây, mà cũng là điểm đến
của các tập đoàn Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản khi họ định hướng chuyển một
phần hoặc toàn bộ dây chuyền ra khỏi Trung Quốc. Trên thực tế, trong năm 2019,
có tới 13 trong số 27 chi nhánh nước ngồi mà các cơng ty tài chính Hàn Quốc
thành lập được đặt tại các quốc gia thành viên ASEAN như Singapore, Indonesia và
Việt Nam.
Đứng trước cơ hội dòng vốn dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
mạnh như hiện nay, các quốc gia Đơng Nam Á ln chủ động, tích cực giành lợi thế
trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chính phủ các nước trong
khu vực đã đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện
chất lượng cơ sở hạ tầng, cải thiện mơi trường đầu tư, hồn thiện hệ thống quy
định... phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư nhằm tăng cường nỗ lực thu hút đầu
tư nước ngoài.
Để tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam
Á , bên cạnh quyết tâm cải thiện mơi trường đầu tư, chính phủ các quốc gia quan
tâm tới việc điều hành tỷ giá một cách phù hợp bởi yếu tố tỷ giá được xem xét như
đại diện cho sự ổn định môi trường vĩ mô – yếu tố nền tảng cho việc đưa ra quyết
định đầu tư. Diễn biến tỷ giá hiện hành có thể ảnh hưởng tới tỷ giá kỳ vọng của các
nhà đầu tư, từ đó làm thay đổi quyết định của các nhà đầu tư nước ngồi, cịn có thể
dẫn tới sự điều chỉnh loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tiễn và vai trị của tỷ giá hối đối như

vậy, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á”. Kết quả bài nghiên cứu này sẽ cung
cấp một cái nhìn tồn hiện hơn về tác động tỷ giá hối đoái tới quy mơ vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi đổ vào thị trường các quốc gia Đông Nam Á. Từ kết quả phân


tích, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước


ngồi, góp phần giúp các quốc gia này gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhận được từ các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý thuyết sự tác động của tỷ giá đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như
thế nào?
- Sự thay đổi của tỷ giá hối đối tại các nước Đơng Nam Á đã tác động như thế nào
đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia này trong giai đoạn 19952019?
- Để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á
trong giai đoạn tiếp theo, chính phủ các quốc gia có thể thực hiện các biện pháp như
thế nào?
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dựa trên dữ liệu thực tế, mục đích của đề tài là
đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
các nước Đơng Nam Á. Từ đó, luận văn đưa ra một số khuyến nghị góp phần thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.
Nhiệm vụ của nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng quát về các
phương pháp và kết quả đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đó, tìm ra các

khoảng trống nghiên cứu.
- Tổng hợp và đưa ra các lý luận tỷ giá hối đoái, về đầu tư trực tiếp nước ngoài và về
tác động của tỷ giá tới đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đánh giá và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối
đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.
- Từ kết quả nghiên cứu trên và từ việc phân tích bối cảnh, tình hình thực tế và cơ hội
thách thức trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của các nước Đơng


Nam Á, luận văn đề xuất một số khuyến nghị góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào các nước Đông Nam Á.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu tập trung рhạm vi thời giаn từ năm 1995-2019 và рhạm vi
không giаn là một số nước Đông Nаm Á. Cụ thể hơn, khu vực Đông Nаm Á gồm
11 quốc gia: Indоnеsiа, Mаlауsiа, Рhiliррinеs, Singароrе, Thái Lаn, Brunеi, Việt
Nаm, Làо, Cаmрuchiа, Mуаnmаr, Đông Timоr.
Tuу nhiên bài nghiên cứu sẽ chỉ хеm хét tác động củа tỷ giá hối đoái tới thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 09 nước đại diện bао gồm: Indоnеsiа,
Mаlауsiа, Рhiliррinеs, Singароrе, Thái Lаn, Brunеi, Việt Nаm, Làо, Cаmрuchiа dо
số liệu nghiên cứu củа hаi nước Mуаnmаr và Đông Timоr chưа được cậр nhật có
thể dẫn tới bộ số liệu thu thậр được quá trình thu thậр dữ liệu nghiên cứu khơng
được hоàn thiện dо đó khơng đảm bảо tính đúng đắn chо kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng lựa chọn phạm vi thời gian từ năm 1995 đến năm 2019 bởi
năm 1995 là năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và dữ liệu
khai thác trong mơ hình nghiên cứu chỉ được cập nhật tới hết 2019, chưa có số liệu
thống kê năm 2020 chính thức trên IMF và World Bank, do đó khơng thể đảm bảo
tính đầy đủ cho dữ liệu nghiên cứu.
Đồng thời, luận văn phân tích tác động tỷ giá tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài trên phương diện tiếp cận theo góc độ vĩ mơ. Bên cạnh việc sử dụng
biến tỷ giá để giải thích cho sự biến động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, bài
nghiên cứu cũng đưa vào mơ hình nghiên cứu một vài các nhân tố có tác động tới
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đại diện cho các yếu tố vĩ mô của môi
trường đầu tư như: độ mở thương mại (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng sản
phẩm quốc nội GDP, tăng trưởng GDP quốc gia, GDP quốc gia nhận đầu tư, tỷ lệ
lam phát, chi phí lao động (Wage), tài nguyên thiên nhiên (NR). Trong đó, hai biến
Wage và NR được


đưa vào mơ hình như hai biến đại diện cho các nước Đơng Nam Á nhằm góp phần
giải thích cho sự thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.
1.5 Рhương рháр nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Phương pháp tổng hợp, kế thừa được sử dụng
nhằm thu thập các tài liệu thứ cấp, các công trình nghiên cứu liên quan tới tỷ giá,
đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tác động của tỷ giá tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phương pháp xác định mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu
- Phương pháp phân tích số liệu: gồm phương pháp định tính và phương pháp định
lượng
• Phương pháp định tính sẽ giúp tác giả đưa ra các đánh giá, giải thích phù hợp về
thực trạng tỷ giá hối đoái, thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các
nước Đơng Nam Á, cũng như giải thích kết quả kiểm định tác động của tỷ giá tới
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á trong suốt giai
đoạn nghiên cứu.
• Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm định các mơ hình và đánh giá sự
phù hợp của các mơ hình nghiên cứu, từ đó phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đối
tới quy mơ đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á. Phương pháp
định lượng bao gồm: thiết kế mẫu, phương pháp chọn mẫu, phân tích độ tin cậy của

dữ liệu, kiểm định mơ hình, phương pháp phân tích tương quan và hồi quy.
1.6 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khаi với kết cấu gồm 5 chương với nội dung như sаu:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về tác động của tỷ
giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.
Chương 5: Một số khuyến nghị và chính sách góp phần thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi
Trên thực tế, vấn đề tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã được rất nhiều nghiên cứu lựa chọn phân tích. Phần lớn các nhà
nghiên cứu cho rằng, sự biến động lớn về của tỷ giá chính là một biến số rủi ro
trong đầu tư của các doanh nghiệp. Sự biến đổi với tần suất thường xuyên của tỷ giá
kéo theo sự biến đổi hoặc phát sinh tăng các chi phí FDI, điều đó hàm ý rằng rủi ro
tăng lên và khiến nhà đầu tư giảm thiểu quy mơ vốn rót vào hoặc trì hỗn về thời
gian đầu tư. Tỷ giá biến động cũng ảnh hưởng đến giá cả thanh tốn của hàng hóa
ngoại thương, gây tổn thất về tài chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh
nghiệp FDI. Từ giác độ lý thuyết, biến động cao về tỷ giá khơng khuyến khích FDI
định hướng xuất khẩu. Sự biến động lớn về tỷ giá còn cho biết khả năng chống chịu

của nền kinh tế với các tác động bên ngoài là thấp (dễ thương tổn), điều đó ảnh
hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của nước tiếp nhận
vốn.
2.1.1.1 Các nghiên cứu chỉ ra tác động thuận chiều của tỷ giá tới đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Eregha, P. (2019) đã chỉ ra tác động thuận chiều của tỷ giá thực RER tới đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi trong giai đoạn 1980-2014.
Tác giả sử dụng mơ hình ảnh hưởng cố định (Fixed effect model - FEM) và mơ hình
ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model - REM) nhằm kiểm định mơ hình với
biến phụ thuộc FDI và các biến giải thích tỷ giá thực (RER), GDP thực (Real GDP),
Độ mở thương mại (Trade openness), lạm phát (INF). Trong đó, tỷ giá hối đối có
tác động thuận chiều tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực và ảnh
hưởng tương đối đáng kể. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy quy mơ thị trường theo
GDP thực có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào


khu vực này, độ mở thương mại, tỷ giá hối đối danh nghĩa cũng có tác động tích
cực và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho dòng vốn FDI
Nghiên cứu về ảnh hưởng tỷ giá thực CNY đến FDI vào Trung Quốc,
Bangyong Hu (2012) đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng theo mơ hình
VAR với các biến: tỷ giá thực CNY (RER), GDP, thu nhập thực tế (W) để giải thích
tác động tới FDI giai đoạn 1985 – 2009. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
cho thấy RER và GDP có tác động cùng chiều và đáng kể tới FDI trong khi đó thu
nhập thực tế W lại có ảnh hưởng nghịch chiều tới FD. Như vậy, khi GDP tăng, thu
nhập thực tế giảm (W giảm) và giảm giá thực đồng CNY (RER tăng) sẽ thúc đẩy
tăng FDI vào Trung Quốc. Cụ thể tác động của các yếu tố tới FDI như sau: Khi
giảm 1% giá trị thực CNY, FDI vào Trung Quốc tăng lên 0,071%, GDP của Trung
Quốc tăng 1% làm cho FDI của Trung Quốc tăng 0,332%, mức thu nhập thực tế
tăng 1% khiến FDI giảm 0,112%.

Bên cạnh đó, hai nhà nghiên cứu Weifeng Jin và Qing Zang (2013) cũng đã
nghiên cứu về ảnh hưởng sự thay đổi về tỷ giá thực RMB đến FDI tại Trung Quốc
trong giai đoạn từ tháng 01/1997 tới tháng 09/2012. Tác giả sử dụng mô hình hồi
quy giữa hai biến: Ln(FDIt)= B0 + B1Ln(GDPt) + B2Ln(Wt) + B3 Ln(REERt) + B4
WTOt
+ 𝜀𝜀 , trong đó: Ln(FDIt) là Logarit của FDI, Ln(GDPt) là logarit của GDP được
dùng để đại diện cho quy mô thị trường , Ln(W t) là logarit của thu nhập là biến đại
diện cho chi phí lao động, Ln(REt) là logarit của tỷ giá thực đa phương REER đồng
RMB đại diện để đánh giá tác động của tỷ giá tới FDI và 𝜀𝜀 là phần dư. REER được
tính theo bình qn trọng số của đồng tiền các nước đối tác có liên quan hay rổ
đồng tiền các đối tác thương mại lớn sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn đưa thêm biến giả WTO quan sát sự thay đổi
của FDI sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Tác giả đã sử dụng phương
pháp phân tích VAR trong mơ hình và đưa ra kết quả nghiên cứu như sau: (i), trong
dài hạn, sự thay đổi của RMB sẽ dẫn đến sự chu chuyển của FDI và sự nâng giá của
RMB thúc đẩy FDI; (ii), sự giảm giá của RMB đã thu hút dòng vốn vào Trung Quốc
cho đến khi nền kinh tế cải cách chế độ tỷ giá vào năm 2005, nhưng mối quan hệ
này đổi chiều sau năm 2005; (iii), kiểm định Causality Granger - test cho thấy sự


thay đổi của RMB lên FDI có ý nghĩa sau khi chế độ tỷ giá chuyển sang thả nổi
có quản lý (Jin & Zang,


2013). Kết quả nghiên cứu của Jin và Zang (2013) cho kết luận ngược với nghiên
cứu của Hu (2012) về giảm giá thực CNY và FDI kể từ sau 2005 khi cho rằng sự
phá giá RMB có tác động tích cực đến FDI vào Trung Quốc chỉ trong giai đoạn
trước chuyển đổi chế độ tỷ giá năm 2005; thêm vào đó, đồng thuận quan điểm với
Yu và Cheng (2010) về sự thay đổi cấu trúc từ FDI định hướng chi phí sang FDI
định hướng thị trường và mối quan hệ thuận chiều giữa tăng giá thực của RMB với

FDI định hướng thị trường sau thời gian cải cách chế độ tỷ giá năm 2005.
2.1.1.2 Các nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều của tỷ giá tới đầu tư trực tiếp nước
ngồi
Tác động ngược chiều của tỷ giá hối đối tới đầu tư trực tiếp nước ngồi được
nhóm tác giả Eleonora S., Ria A., Muhammad Zilal H. (2015) đã đưa ra khi nghiên
cứu các nhân tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia ASEAN-6
bao gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand, Philipines, and Vietnam trong
giai đoạn 2004-2012. Sử dụng mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect
model
- REM), các tác giả phân tích sự biến động của biến phụ thuộc đầu tư trực tiếp nước
ngoài với mơ hình: FDI = α + β1GDP + β2GCI + β3IR + β4ER + β5TO + µ trong
đó các biến giải thích bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số năng lực cạnh
tranh toàn cầu Global Competitiveness Index (GCI), tỷ giá hối đoái danh nghĩa
(ER) và độ mở thương mại (TO). Theo đó, nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều
của tỷ giá hối đoại tới FDI vào 6 quốc gia này với mức tác động đáng kể: nếu tỷ giá
tăng 1% thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN-6 giảm 6,07%. Ngoài ra
nghiên cứu cũng cho thấy tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số năng lực cạnh tranh
tồn cầu khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN-6, trái lại,
lãi suất lại có tác động ngược chiều với FDI. Tuy nhiên, trong khi tác động của GDP
là tương đối lớn thì các nhân tố GCI và IR lại có tác động nhỏ tới FDI.
Nhóm các nhà nghiên cứu Vijayakumar N.; Sridharan P. và Rao K. (2010)
cũng đưa ra kết quả tương tự về tác động ngược chiều của REER tới FDI khi nghiên
cứu các nhân tố tác động tới FDI vào khối BRICS khối bao gồm các nền kinh tế lớn
mới nổi gồm Brasil, Nga , Ấn Độ ,Trung Quốc và Nam Phi với dữ liệu bảng từ năm
1975 đến năm 2007. Theo đó, tác giả sử dụng mơ hình ảnh hưởng cố định (Fixed
effect


model - FEM) và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model - REM) để
phân tích mơ hình với biển phụ thuộc FDI, các biến độc lập: tỷ giá REER, tổng sản

phẩm quốc nội (GDP), lạm phát (INFLA), chi phí lao động (WAG), độ mở thương
mại (TRDO), cơ sở hạ tầng (INFI). Kết quả nghiên cứu chỉ ra REER, chi phí lao
động có tác động ngược chiều tới thu hút FDI vào BRICS, trong khi đó các yếu tố
GDP, độ mở thương mại giúp khuyến khích FDI vào khu vực này.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Zeeshan Rasheed và Madiha Khan năm 2019
đánh giá tác động của tỷ giá thực đa phương (REER) đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) ở Pakistan bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 1980 đến năm
2016 và phương pháp tiếp cận tích hợp giữa phương pháp đồng tích hợp Johansen
và mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VEC) được áp dụng để kiểm mối liên kết dài
hạn và ngắn hạn giữa các biến. Bên cạnh nghiên cứu tác động của REER tới FDI,
tác giả cũng đưa các yếu tố khác đóng vai trị là biến độc lập trong mơ hình nhằm
giải thích cho sự biến đổi của GDI, cụ thể mơ hình nghiên cứu bao gồm FDI như
một biến phụ thuộc trong khi REER, tỷ lệ lạm phát (INF), độ mở thương mại (TO)
và GDP thực tế (RGDP) là các biến giải thích. Kết quả của mơ hình dài hạn cho
thấy REER, GDP thực và độ mở thương mại có liên quan đáng kể và cùng chiều
với FDI trong khi tỷ lệ lạm phát có liên quan tiêu cực và đáng kể đến FDI. Kết quả
của mơ hình VEC ngắn hạn cho thấy REER và GDP thực tế ảnh hưởng tiêu cực và
đáng kể đến FDI, trọng khi lạm phát năm trước lại có ảnh hưởng tích cực và đáng
kể tới FDI.
Nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia, Mugableh
(2015) đã dùng các biến độc lập tỷ giá hối đoái ER, chỉ số giá tiêu dùng CPI, Tổng
sản phẩm quốc nội GDP, tỷ lệ lạm phát, cung tiền ngoại tệ, tổng kim ngạch ngoại
thương. Tác giả nghiên cứu dữ liệu tại Malaysia trong giai đoạn 1977-2012 và đưa
ra kết luận rằng tỷ giá có tác động ngược chiều tới FDI vào Malaysia trong giai
đoạn này, việc tăng tỷ giá hối đối làm giảm dịng vốn FDI vào Malaysia do tác
động tiêu cực của chúng đối với xuất khẩu. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng giảm
ở Malaysia làm tăng giá trị của dòng vốn FDI, nghĩa là các tập đoàn đa quốc gia sẽ
tự tin đầu tư vào Malaysia khi chỉ số giá tiêu dùng giảm ổn định môi trường kinh tế
vĩ mô và tài chính.. Giá trị



sản lượng tăng lên kích thích dịng vốn FDI vào Malaysia, trái lại, tỷ lệ lạm phát
tăng khiến các nhà đầu tư thu hẹp quy mơ FDI vào Malaysia.
Phân tích tác động của biến động tỷ giá tới dòng vốn FDI vào Brazil, Martins
(2015) đã sử dụng dữ liệu giai đoạn từ năm 1976 tới năm 2013. Bên cạnh biến phụ
thuộc FDI và biến độc lập là biến động tỷ giá, Martins cũng đưa thêm sáu yếu tố
độc lập khác nhằm giải thích đầy đủ và chính xác cho sự biến động của vốn FDI
chảy vào khu vực bao gồm: tăng trưởng GDP, tăng dân số, mở cửa thương mại, lạm
phát, cơ sở hạ tầng thông tin và phát triển tài chính. Tác giả sử dụng mơ hình ARDL
để ước tính cả tác động ngắn hạn và dài hạn và kết quả chạy dữ liệu thực nghiệm
đưa ra kết luận: trong cả ngắn hạn và dài hạn, sự biến động RER có tác động tiêu
cực có ý nghĩa thống kê đến dòng vốn FDI vào Brazil. Nghiên cứu này cũng cho
thấy, về dài hạn, các biến số sau mang nghĩ ý thống kê hơn:biến số tăng dân số, độ
mở thương mại, lạm phát và cơ sở hạ tầng thông tin, và trong ngắn hạn, các biến số
tăng trưởng GDP, độ mở thương mại, lạm phát và cơ sở hạ tầng thơng tin.
Tác động của biến động tỷ giá hối đối tới FDI cũng được Khraiche &
Gaudette (2013) nghiên cứu với không gian nghiên cứu là 30 nền kinh tế đang nổi
trong thời gian 35 năm từ 1978 tới 2009. Tác giả sử dụng phương pháp GMM với
mơ hình hồi quy gồm biến phụ thuộc FDI, các biến độc lập: biến động tỷ giá, FDI t1, lãi suất, lam phát, tốc độ tăng trưởng, độ mở thương mại, tăng trưởng tài chính.
Hơn nữa, tác giả phân tích tác động biến động tỷ giá tới FDI riêng cho khu vực châu
Á và các nước Latinh. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đối thực đối với FDI
được ước tính là dương trong khi ảnh hưởng của sự tương tác giữa phát triển tài
chính và biến động tỷ giá hối đối thực là tiêu cực. Cả hai tác động này đều có ý
nghĩa thống kê đối với nhóm các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế
Latinh, mặc dù tác động này không đáng kể đối với các nền kinh tế châu Á trong
mẫu. Sự khác biệt giữa các khu vực về tác động của biến động tỷ giá hối đối có thể
là do sự khác biệt trong phát triển tài chính; Sự biến động tỷ giá hối đối khơng phải
là một yếu tố quyết định đáng kể đến FDI đối với các nền kinh tế châu Á có mức
phát triển tài chính trên mức trung bình mẫu trong khi nó có ý nghĩa quan trọng đối
với các nền kinh tế Latinh có mức phát triển tài chính dưới mức trung bình.



Jinping Yu và Yao Cheng (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cả tỷ giá thực
RMB (ký hiệu khác của Nhân dân tệ) tới dòng FDI vào Trung Quốc với chuỗi số
liệu thời gian từ 1980 - 2006. Đặc biệt, các tác giả cũng xem xét các tác động khác
nhau của tỷ giá hối đoái đối với hai loại FDI đặc trưng: FDI nhằm tìm kiếm nguồn
lực và FDI nhằm tìm kiếm thị trường. Bên cạnh nghiên cứu tác động của tỷ giá thực
(biến độc lập tỷ giá thực RMB (RER)) tới FDI vào Trung Quốc (biến phụ thuộc là
dự trữ FDI (lấy Logarit), các tác giả còn đưa vào mơ hình các biến khác cũng có ảnh
hưởng tới quyết định đầu tư FDI của các chủ thể nền kinh tế như: biến động tỷ giá
(Ve) và thu nhập (W). Tác giả đã thiết lập mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM và sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy từng bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, (1)
kỳ vọng tăng giá và biến động tạm thời của tỷ giá nhân dân tệ có thể kích thích
dịng vốn FDI vào Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng lại có tác động không rõ ràng
trong dài hạn; (2), sự tăng giá thực nội tệ (tỷ giá tăng) dẫn đến giảm vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi nhằm tìm kiếm nguồn lực nhưng lại khuyến khích vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi nhằm tìm kiếm thị trường; (3) tỷ giá hối đối càng biến động sẽ
càng làm giảm dòng vốn FDI trong tương lai.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá và các biển vĩ mô đến FDI của Nhật Bản vào
các nước châu Á, Shinji Takagi & Zongying Shi (2011) đã sử dụng dữ liệu bảng về
dòng vốn FDI của Nhật Bản đến 9 nền kinh tế năng động của châu Á trong giai
đoạn 1987–2008. Mơ hình bài nghiên cứu đưa ra nghiên cứu gồm: biến phụ thuộc
LOGFDI, các biến độc lập LOGRER; LOGMEAN: logarit của trung bình tỷ giá hối
đối hàng tháng xung quanh năm t (được định nghĩa để bao gồm tất cả các quan sát
hàng tháng trong năm t-1 và năm t); LOGVAR: logarit của biến động tỷ giá hối
đoái, được đo bằng độ lệ chuẩn của tỷ giá hối đoái hàng tháng xung quanh năm t
(được định nghĩa để bao gồm tất cả các quan sát hàng tháng trong năm t-1 và năm
t); SKEW: độ xiên của tỷ giá hối đoái hàng tháng xung quanh năm t;
GROWTH:tăng trưởng GDP thực nước nhận đầu tư; LOGOPEN: logarit độ mở cửa
nền kinh tế của nước nhận đầu tư; LOGRELCO: Logarit tỷ số chi phí lao động nước

nhận đầu tư trên nước chủ đầu tư (Nhật Bản). Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ước
tính bằng bình phương nhỏ nhất tổng qt (GLS) và đã đưa ra kết quả nghiên cứu
như sau: biến LOGVAR:


logarit của biến động tỷ giá hối đoái; biến LOGOPEN: logarit độ mở cửa nền kinh
tế của nước nhận đầu tư và LOGMEAN: logarit của trung bình tỷ giá hối đối có
tác động tương đối tới thu hút FDI. Trong đó tác động của tỷ giá hối đối tới FDI
như sau: (1), sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng tích cực FDI tìm kiếm thị trường do nhà
đầu tư Nhật Bản hướng đến các sản phẩm thay thế trong môi trường rủi ro về tỷ giá
tăng tại quốc gia tiếp nhận vốn; (2), độ biến động của tỷ giá ảnh hưởng tiêu cực đến
FDI (khi đồng tiền nước nhận đầu tư tăng giá 1%, FDI Nhật Bản vào các nền kinh
tế giảm từ 0,12 - 0,15% tùy thuộc đặc thù mỗi quốc gia trong nhóm); (3), tỷ giá kỳ
vọng ảnh hưởng tiêu cực đến FDI tại các quốc gia này.
Nghiên cứu của Michal Brzozowski năm 2003 về sự biến động của tỷ giá hối
đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mở rộng khu vực Liên minh
kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU). Nghiên cứu phân tích về mặt lý thuyết và thực
nghiệm tác động có thể xảy ra của sự biến động tỷ giá hối đối (VOLAT) đối với
thay đổi dịng vốn FDI vào các nước thành viên khi gia nhập EMU. Tác giả đưa vào
mơ hình nghiên cứu biến phụ thuộc FDIit, biến phụ thuộc VOLAT đại diện cho sự
biến động tỷ giá hối đoái và UNCERT đại diện cho sự bất ổn của tỷ giá hối đối.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa vào mơ hình các biến độc lập khác, đại diện cho các
yếu tố có thể ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các quốc gia này như: FDI it-1 (FDI năm
t-1), GDPit (GDP của quốc gia đó tại năm t), GDPgrowth it-1 (tăng trưởng GDP của
năm t-1 được tính tốn dựa trên GDP thực), INFL it-1 (lạm phát của năm t-1),
TELEPHit-1 (biến đại diện cho cơ sở hạ tầng vật lý được sử dụng năm t-1,ước tính là
số lượng đường dây điện thoại và thuê bao di động trên 100 cư dân), GDPpc it (GDP
bình quân đầu người năm t, biến số đo lường đại diện cho năng suất lao động). Cụ
thể như sau:
𝜀𝜀 𝜀𝜀𝜀 =


𝜀

+

1

𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀−1 + 2𝜀𝜀𝜀

+ 5𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀

𝜀𝜀−1

𝜀𝜀

+ 3𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀 𝜀ℎ

+ 6𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀

𝜀𝜀

𝜀𝜀−1

+ 4𝜀𝜀 𝜀𝜀 𝜀𝜀−1

+ 7VOLAT + 8UNCERT +

𝜀𝜀

Ngoài ra, tác giải cũng đánh giá sự tác động của tỷ giá tới FDI với hai nhóm,

nhóm các nước đã gia nhập EMU và các nước đang trong quá trình chuyển đổi, do
đó tác giả đưa thêm biến VOLATAC (biến động tỷ giá của các nước đã gia nhập) và
biến UNCERTAC (sự không chắc chắn của tỷ giá của các nước đã gia nhập).


×