Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNG
……….o0o……….

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI
(OUTSOURCING) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CNTT Ở VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TEK-EXPERTS
Ngành: Quản trị Kinh doanh

NGUYỄN VIẾT KIÊN

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI
(OUTSOURCING) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CNTT Ở VIỆT NAM-NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TEK-EXPERTS

Ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8340101


Họ và tên học viên: Nguyễn Viết Kiên
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh

Hà Nội - 2021


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong
nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam
- Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts” là đề tài nghiên cứu độc lập của
riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu của
các doanh nghiệp đã công bố.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn; các số liệu thống kê phục vụ mục đích
nghiên cứu của cơng trình này là trung thực, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Viết Kiên


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài:
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
Thương cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tơi xin trân trọng cảm ơn

PGS.TS Nguyễn Hồng Ánh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Viết Kiên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... v
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH............................................................................ vii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA OUTSOURCING TRONG NGÀNH CNTT........7
1.1. Tổng quan về outsoucing.............................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về outsoucing........................................................................ 7
1.1.2. Các loại hình outsourcing...................................................................... 8
1.1.3. Lợi ích của outsourcing.......................................................................... 8
1.1.4. Những mặt hạn chế của việc outsourcing............................................. 9
1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...............................10
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).....................10
1.2.2. Các mô hình CSR................................................................................. 10
1.2.3. Tác dụng của trách nhiệm xã hội......................................................... 14

1.3. Sự cần thiết của CSR trong outsourcing ngành CNTT............................ 17
1.4. Tình hình outsourcing ngành CNTT trên thế giới...................................17
1.5. Tình hình thực hiện CSR trong các doanh nghiệp outsourcing ngành
CNTT trên thế giới..................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI NGÀNH CNTT Ở VIỆT NAM............22
2.1. Tình hình outsourcing ngành CNTT ở VN............................................... 22
2.1.1. Khái quát về outsourcing ngành CNTT ở Việt Nam............................ 22
2.2. Tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing ngành
CNTT ở Việt Nam....................................................................................... 28
2.2.1. Công ty FPT.......................................................................................... 31
2.2.2. Công ty Intel Việt Nam......................................................................... 35
2.2.3. Công ty Nash Tech Việt Nam................................................................ 42


2.3. Tình hình thực hiện CSR trong outsourcing của cơng ty Tek-experts tại
Việt Nam...................................................................................................... 44
2.3.1. Giới thiệu về công ty............................................................................. 44
2.3.2. Tình hình outsourcing của cơng ty trong lĩnh vực CNTT...................45
2.3.3. Tình hình thực hiện CSR của cơng ty Tek-experts..............................47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG THUÊ NGOÀI CNTT CỦA VIỆT NAM.............................52
3.1. Đánh giá việc thực hiện CSR trong thuê ngoài của ngành CNTT Việt Nam 52
3.1.1. Thành tựu............................................................................................. 52
3.1.2. Hạn chế trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp outsourcing
ngành CNTT tại Việt Nam.
53
3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp
outsourcing ngành CNTT trên thế giới............................................................ 55
3.2.1. Bài học từ Microsoft............................................................................. 55

3.2.2. Bài học từ Google................................................................................. 59
3.2.2. Bài học từ WIPRO................................................................................ 64
3.2.4 Công ty Accenture.................................................................................. 68
3.3. Giải pháp để nâng cao trách nhiệm CSR của doanh nghiệp trong hoạt động
outsourcing ngành CNTT của Việt Nam.......................................................... 77
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước............................................. 77
3.3.2 Giải pháp với các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT.................80
KẾT LUẬN............................................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

CNTT

Tiếng việt
Công nghệ thông tin

CIO

Chief information officer

CSR

Corporate social responsibility

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


WB

World bank

Ngân hàng thế giới

General Data Protection

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu

GDPR

Regulation
EU
BEUC

European Union

Liên minh Châu Âu

The European Consumer

Tổ chức người tiêu dùng châu Âu

Organisation
FSC

Forest stewardship council


Bảo vệ rừng bền vững

ISO

International Organization for

Hệ thống quản lý môi trường trong

Standardization

doanh nghiệp

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -

Cooperation Apec

Thái Bình Dương

lesbian, gay, bisexual, and

Cộng đồng người có giới tính thứ 3

APEC
LGBTQ

transgender
TEALS
AI

PUE

Technology Education and

Giáo dục Cơng nghệ và xóa mù chữ

Literacy in Schools

trong trường học

Artificial intelligence

Trí tuệ nhân tạo

Power Usage Effectiveness

Tính hiệu quả của việc sử dụng điện
năng

WIPRO

Western India Vegetable
Products Limited

ECC
UNGC

Employee Care Centre

Trung tâm hỗ trợ người lao động


United nations global compact

Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp
Quốc


AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ERP

Enterprise resource planning


Giải pháp phần mềm quản lý đa chức
năng

BPO

Business Process Outsourcing

Th ngồi quy trình kinh doanh

IoT

Internet of things

Kết nối vạn vật

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

VCCI

Viet Nam Chamber of

Phịng thương mại và cơng nghiệp

Commerce and Industry

Việt Nam


FPT

Financing
and Promoting Technology

FYT

FPT Center for Young Talents

Trung tâm Bồi dưỡng Tài năng trẻ
FPT

WCS

Wildlife Conservation Society

Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã

WWF

World Wildlife Fund For Nature

Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

IVP

INTEL PRODUCTS VIETNAM

Intel Việt Nam


RBA

Responsible Business Alliance

Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Liên Minh
Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm

GRI

Global Reporting Initiative

Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng
Bảng 1.1 Các loại hình outsourcing...........................................................................8
Bảng 3.1 Các giải thưởng và ghi nhận đóng gói về việc thực hiện CSR của
Accenture................................................................................................................73
Hình
Hình 1.1 Mơ hình CSR kim tự tháp của Carroll......................................................11
Hình 1.2 Mơ hình CSR của Wayne Visser (2008) ở các nước đang phát triển.........13
Hình 1.3 Giá trị hợp đồng của thị trường ITO trên toàn thế giới 2000-2019...........18
Hình 1.4 Top các cơng ty tích cực tham gia các hoạt động CSR nhất thế giới
(2016)......................................................................................................................20
Hình 2.1 Top 10+ cơng ty Outsourcing tại Việt Nam...............................................26
Hình 2.2 Việt nam nằm trong TOP 5 về xuất khẩu dịch vụ CNTT năm 2019..........27
Hình 2.3 Các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT tiêu biểu..............................28
Hình 3.1 CSR của Microsoft trên tồn thế giới.......................................................56

Hình 3.2 Microsoft hỗ trợ Châu Phi thơng qua các hoạt động CSR........................58
Hình 3.3 Dữ liệu PUE cho tất cả các trung tâm dữ liệu lớn của google...................63
Hình 3.4 Báo cáo về chỉ số bình đẳng giới..............................................................71
Hình 3.5 Báo cáo kết quả về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.........................72


10
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR),
với quá trình hơn 60 năm hình thành và phát triển, đã và đang trở thành mối quan
tâm toàn cầu. Từ mục đích được các doanh nghiệp áp dụng nhằm giải quyết các vấn
đề môi trường, xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất, hiện nay,
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm rất rộng, bao gồm
nhiều khía cạnh và đóng vai trị quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của
doanh nghiệp. Cùng với xu hướng tồn cầu hóa và nhiều vấn đề tồn cầu về mơi
trường phát sinh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành
một yêu cầu tất yếu nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, quốc
gia và thế giới.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một chủ đề rất được quan tâm tại các
quốc gia phát triển. Đặc biệt trong kỷ nguyên số với nền tảng công nghệ thông tin
(CNTT) đang bùng nổ và phát triển như hiện nay, CSR là một phần hoạt động tất
yêu của các doanh nghiệp lớn nói chung, doanh nghiệp ngành cơng nghệ thơng tin
nói riêng. Các doanh nghiệp cơng nghệ thơng tin lớn trên thế giới đang rất tích cực
tham gia và ln là các doanh nghiệp dẫn đầu trong việc thực hiện triển khai CSR
trên toàn cầu. Cùng với sự ảnh hưởng của ngành công nghệ thông tin, các doanh
nghiệp lớn đang đóng vai trị dẫn dắt trong việc thực hiện CSR. Từ đó, sẽ xây dựng
ra các tiêu chuẩn cho các đối tác của mình.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay, những năm gần đây, Việt

Nam cũng đã tận dụng lợi thế của mình để trở thành một trong những quốc gia gia
công phần mềm lớn trên thế giới cũng như trong khu vực, đã có rất nhiều doanh
nghiệp CNTT lớn trên thế giới tìm đến Việt nam để hợp tác phát triển. Trong quá
trình phát triển, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề về lao động, môi trường, xã hội cũng
như gia tăng sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về CSR, các
hoạt động về CSR của các doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở từ thiện hoặc nhân đạo,


hoặc lúng túng trong khâu triển khai áp dụng CSR vào thực tiễn do thiếu kinh
nghiệm, có nhiều hạn chế về nhận thức và nguồn lực.
Do vây, Việc nghiên cứ thực tiễn triển khai CSR trong nghiệp vụ thuê ngoài
(outsourcing) của các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam sẽ giúp chúng ta có thêm
hiểu về về tình hình thực hiện CSR từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm, giải pháp giúp
các doanh nghiệp khác có thể áp dụng, cải thiện tình hình thực hiện CSR một cách
hợp lý và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt nam, đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về đề tài CSR nói chung cho nhiều ngành nghề khác nhau, có thể liệt kê các
cơng trình dưới đây:
Một số cơng trình nghiên cứu trên thế giới: Trên thế giới hiện nay có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về CSR và chia theo từng giai đoạn phát triển của CSR. Một
số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Social Responsibilities of the
Businessman” (Trách nhiệm xã hội của doanh nhân) của Bowen (1953) đóng vai trị
khởi đầu cho khái niệm CSR; “The Social Responsibility of Business Is to Increase
Its Profit”(Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận) của Friedman
(1970) đưa ra quan điểm thực hiện CSR là việc kinh doanh mang lại lợi nhuận trong
khuôn khổ pháp luật; “The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the
Moral Management of Organizational Stakeholders” (Mơ hình kim tự tháp về Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Hướng tới việc quản lý đạo đức của các bên liên

quan) của Carrol (1991) đóng vai trị bổ sung và đóng góp mơ hình kim tự tháp
CSR nổi tiếng với bốn khía cạnh của CSR (khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ
thiện), đại diện cho quan điểm CSR của các doanh nghiệp tại các nước phát triển.
Các khía cạnh này cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về trách nhiệm
xã hội; “CSR in Developing Contries” (Trách nhiệm xã hội tại các nước đang phát
triển) của Wayne Visser (2008) đề cập đến các khía cạnh của CSR thơng qua mơ
hình kim tự tháp CSR cho các nước đang phát triển. Mơ hình này cho thấy doanh
nghiệp tại các nước đang phát triển thường ưu tiên hai khía cạnh kinh tế và từ thiện
và coi đây là hai khía cạnh nền tảng trước pháp luật và đạo đức, nghiên cứu cũng


cho thấy đây là điểm khác biệt mấu chốt về quan điểm CSR của các doanh nghiệp
tại các nước phát triển và doanh nghiệp tại các nước đang phát triển.
Một số cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam: Các cơng trình nghiên cứu về CSR
tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng trong các năm
qua.
Có thể chia các nghiên cứu này thành hai nhóm chính: nhóm nghiên cứu lý
luận và nhóm nghiên cứu thực nghiệm. Một số các nghiên cứu lý luận như: Giáo
trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của TS. Nguyễn Mạnh Quân
(2004) trong đó nêu ra vai trị của đạo đức kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp
góp phần quan trọng quyết định sự thành cơng của mỗi doanh nghiệp; “Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp – CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong
quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Cung – Lưu
Minh Đức (2009) đã đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực trạng hoạt động CSR ở
Việt Nam cũng như đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước trong
việc thực hiện CSR; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn cấp bách” của PGS. TS. Phạm Văn Đức (2011) phân tích vai
trị trong việc triển khai CSR và đánh giá khái quát việc triển khai CSR của các
doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị cho các
doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp” của Nguyễn Đình Tài (2014) phân tích cơ
sở lý luận và vai trò của CSR đối với sự phát triển bền vững cũng như đưa ra các
biện pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Một số các nghiên cứu thực nghiệm như: “Nghiên cứu vấn đề thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại cơng ty cổ phần sữa Việt Nam” của Đỗ Đình
Nam (2012) chỉ ra rằng việc thực hiện CSR về cơ bản đều mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp và xã hội và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các
hoạt động CSR cho doanh nghiệp; “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
ngành dệt may Việt Nam: Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu” của Nguyễn
Phương Mai (2013) đã chỉ ra một số khía cạnh về CSR còn chưa được thực hiện
đầy đủ tại doanh nghiệp như các vấn đề liên quan đến người lao động và môi trường


cũng như đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục các vấn đề nêu trên;
“Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, Lợi ích kinh doanh và hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp Khu vực thành phố Cần Thơ” của Châu Thị Lệ Duyên
(2014) đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tại Cần Thơ có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và về dài
hạn, việc thực hiện CSR sẽ gia tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tóm lại,
các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu là các nghiên cứu tình huống một công ty,
thường là các công ty trong lĩnh vực sản xuất thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
Như vậy, có thể thấy hướng nghiên cứu về CSR tại Việt Nam đang rất được quan
tâm. Các nghiên cứu tập trung vào phân tích vai trị của CSR đối với doanh nghiệp
và thực trạng triển khai CSR của một số doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên đề tài
nghiên cứu về nghiệp vụ thuê ngồi ngành CNTT ở Việt cịn rất it. Do vậy, để giúp
các doanh nghiệp hoạt động trong nghiệp vụ thuê ngoài ngành CNTT ở Việt nam sẽ
giúp các doanh nghiệp này có thêm cái nhìn phong phú, nhận thức thêm về CSR,
luận văn lựa chọn tìm hiểu thực tiễn triển khải CSR trong nghiệp vụ thuê ngoài
ngành CNTT ở Việt Nam từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, cũng như gợi ý, đề
xuất các ý kiến hỗ trợ đối với việc triển khai CSR tại Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu.
Mục đích: Dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn triển khai CSR của một số
doanh nghiệp thuê ngoài trong ngành CNTT, luận văn rút ra bài học đối với việc
thực hiện triển khai CSR tại các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện CSR cho doanh
nghiệp thuê ngoài ngành CNTT tại Việt Nam.
Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu, giảiquyết các
nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp một số vấn đề lý luận về CSR của doanh nghiệp.
- Phân tích cách thực hiện, kết quả trong việc thực hiện CSR của doanh nghiệp ngành
CNTT tại Việt Nam.


- Đưa ra các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp
trên và đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả thực hiện CSR
tại Việt Nam.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Việc triển khai CSR của các doanh nghiệp thuê ngoài
ngành CNTT.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu cách thức, phương thức,
tình hình thực hiện CSR của bốn doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam (một doanh
nghiệp lớn có vốn trong nước và ba doanh nghiệp nhỏ - lớn có vốn đầu tư nước
ngồi). Doanh nghiệp lớn trong nước là doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường thuê
ngoài ngành CNTT ở Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á có quy mơ lớn, có nhiều
đối tác là các doanh nghiệp thị trường nước ngoài nên có nhận thức sâu sắc về CSR,
quy trình triển khai tương đối chuyên nghiệp. Một doanh nghiệp công nghệ lớn
nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đã rất phát triển
và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện triển khai CSR trên
thế giới, hai doanh nghiệp cịn lại tuy có quy mô nhỏ nhưng lại được thành lập ở các
nước phát triển nên việc nhận thức về CSR khá tốt. Chính vì vậy, tác giả tin rằng

việc nghiên cứu hoạt động triển khai của các doanh nghiệp trên sẽ là cơ sở để đưa ra
các bài học so sánh, đề xuất trong việc thực hiện CSR tại Việt nam; các bài học kinh
nghiệm và đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả thực hiện CSR tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, dựa trên việc chọn lọc, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp để làm rõ kết
quả thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuê ngồi ngành CNTT.
Các nguồn dữ liệu chính gồm có các báo cáo về CSR, báo cáo phát triển bền vững
của các công ty, các sách, nghiên cứu, báo cáo chuyên ngành liên quan đến CSR;
các nguồn dữ liệu khác bao gồm các bài báo khoa học, tạp chí và thơng tin trên các
website.
5. Kết cấu của luận văn.


Luận văn ngồi lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, được trình bày
thành ba phần:
- Chương I: Vai trị của outsourcing trong ngành CNTT.
- Chương II: Tình hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nghiệp vụ thuê
ngoài ngành CNTT ở Việt Nam
- Chương III: Giải pháp nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong thuê ngoài
CNTT của Việt Nam.


CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA OUTSOURCING TRONG NGÀNH CNTT.
1.1. Tổng quan về outsoucing.
1.1.1. Khái niệm về outsoucing.
Stephanie Overby, một tác giả có rất nhiều bài viết và nghiên cứu về th
ngồi trên tạp chí CIO - tạp chí cơng nghệ có thơng tin hàng đầu của Mỹ, đã định
nghĩa như sau: “Có rất nhiều định nghĩa về th ngồi theo từng cách tiếp cận vấn
đề. Nhưng xét về căn bản, thuê ngoài đơn giản là chuyển các dịch vụ sang cho một
nhà cung cấp bên ngoài doanh nghiệp”.

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, thuê ngoài là sự chuyển giao việc quản lý
và tiến hành một bộ phận hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh cho một nhà cung cấp
bên ngoài doanh nghiệp.
Qua định nghĩa trên có thể rút ra outsourcing là một q trình trong đó một
cơng ty uỷ thác một số hoạt động hay quy trình nội bộ cho một cơng ty khác bên
ngồi nhằm thu được những lợi ích khác nhau, chủ yếu là để có được dịch vụ tốt
hơn, chi phí thấp và đẩy nhanh tốc độc cơng việc. Vì thế outsourcing có bản chất là
một giao dịch. Thông qua giao dịch này, công ty giao một số hoạt động hay quy
trình nội bộ của mình cho một công ty khác làm trong khi vẫn giữ nguyên quyền sở
hữu và chịu trách nhiệm cơ bản đối với những hoạt động đó. Cơng ty khách hàng
thơng báo cho nhà cung cấp dịch vụ biết họ muốn gì và cách thức tiến hành công
việc như thế nào. Trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể tuỳ ý thiết kế các bước
tiến hành nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp hơn và hiệu quả
cao hơn so với khi công ty khách hàng khơng th ngồi. Nhà cung cấp dịch vụ có
thể th thuộc nước sở tại (làm thuê bên ngoài nội địa – inshore outsourcing) hoặc ở
nước ngoài (làm thuê bên ngoài ngoại biên – offshore outsourcing).


1.1.2. Các loại hình outsourcing
Tùy theo tiêu chí có thể phân loại outsourcing thành các loại hình khác nhau
như dưới bảng sau:
Bảng 1.1 Các loại hình outsourcing
Theo ranh giới địa lý

Inshore outsourcing (Thuê ngoài nội địa)
Offshore outsourcing (Thuê ngoài ngoại biên

Theo nội dung outsourcing

BPO - Business Proccess Outsourcing (Thuê ngoài hoạt

động sản xuất kinh doanh)
KPO -Knowlegde Proccess Outsourcing (Thuê ngoài
hoạtđộng nghiên cứu thiết kế)
ITO - Information Technology Outsourcing (Thuê ngoài
dịchvụ công nghệ thông tin)
Application Development and Maintenance (Phát triển
ứngdụng và bảo trì)
Call centers– Customer Service (Dịch vụ tổng đài và chăm
sóc khách hàng)
Disaster Recovery (Khơi phục dữ liệu sau sự cố)
HR - Human Resources (Quản trị nguồn nhân lực)
Finance and Accounting (Tài chính và kế tốn)
QA - Quality Assurance and Testing (Bảo hành và kiểm tra)
R&D (Research and Development)
Supply Chain and Logistics (Chuỗi cung cấp và kho vận)
Telecom and VoIP (Dịch vụ viễn thơng)

Theo hình thức hợp tác

Transactional outsourcing (Th ngoài giao dịch)
Co-outsoucing alliances (Đồng thuê ngoài)
Strategic partnership (Hợp tác chiến lược)

1.1.3. Lợi ích của outsourcing
Đối với bên outsourcing: chủ yếu là các nước đang phát triển và nước có nền
kinh tế chuyển đổi, gia công phần mềm giúp các nước này có thể tiếp cận với cơng


nghệ mới, làm quen dần với thị trường quốc tế. Ngồi ra, họ khơng phải lo đầu ra
cho sản phẩm, lo thiết kế, tạo lập ý tưởng về sản phẩm, và không yêu cầu vốn lớn.

Điều này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi thường có vốn ít,
nhân lực mỏng, và thiếu kiến thức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Đối với bên đặt outsoucing:
- Dịch vụ nhanh hơn: Outsourcing giúp doanh nghiệp chuyển đổi ý tưởng thành
sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn. Giúp cắt giảm thời gian lãng phí trong việc giới
thiệu nhân viên mới.
- Tiếp cận các nguồn lực có kỹ năng: Bằng cách thuê một bên outsourcing, doanh
nghiệp có cơ hội tiếp cận các nguồn lực có kỹ năng cao. Nhờ đó, doanh nghiệp
khơng cần phải đầu tư vào khâu tuyển dụng và đào tạo các nguồn lực tốn kém cho
doanh nghiệp của mình.
- Tiết kiệm chi phú về cơ sở hạ tầng và công nghệ: Outsourcing các dự án giúp
doanh nghiệp loại bỏ đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì đối tác outsourcing sẽ chịu trách
nhiệm về các quy trình kinh doanh.
- Tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi: Khi outsourcing, doanh nghiệp có thể tập trung
vào việc xây dựng thương hiệu, đầu tư vào các lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả: Rất nhiều cơng ty outsourcing có chun mơn nhiều năm. Do đó,
họ thực hiện công việc tốt hơn với các điểm mạnh của họ.
1.1.4. Những mặt hạn chế của việc outsourcing.
Mặc dù có vai trị quan trọng với cả bên đặt và nhận outsourcing, nhưng
outsoucing phần mềm hiện nay vẫn còn nhiều điểm hạn chế, mà chủ yếu là bất lợi
cho bên nhận outsourcing. Có thể kể đến một số những nhược điểm như:
- Tổng lợi nhuận mà việc bán sản phẩm phần mềm cuối cùng mang lại có thể là rất

lớn nhưng mức phí outsoucing mà cơng ty nhận outsourcing thu được rất nhỏ bé.
- Ngoài ra, việc nhận outsourcing đồng nghĩa với với việc gần như họ không được thị

trường biết đến, họ khơng có quyền sở hữu bản quyền với sản phẩm. Điều này gây
bất lợi với công ty về lâu dài, vì khơng xây dựng được thương hiệu, tên tuổi doanh
nghiệp.



- Cũng xuất phát từ việc chỉ việc nhận yêu cầu của bên đặt outsourcing, nên công ty

nhận outsoucing sẽ bị thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, không chủ động
trong việc tiếp cận thị trường, giảm năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, xét trong ngắn
hạn, khi cơng ty cịn hoạt động với quy mơ nhỏ thì đây lại là một lợi thế, bởi có thể
học hỏi được công nghệ mới, tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có của đối tác.
1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Nguồn gốc và khái niệm: Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR
đi từ đơn giản đến phức tạp phụ thuộc vào quan điểm, quy mô của mỗi doanh
nghiệp và quốc gia. Gần đây chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái
niệm được đánh giá là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu: “CSR là sự cam kết của
doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt
động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ; cho
cộng đồng và tồn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát
triển chung của xã hội”.
Việt Nam ứng dụng phổ biến theo khái niệm mà WB đưa ra gần đây. Thực tế,
đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực
hiện CSR chủ yếu là các hành động về từ thiện, nhân đạo. Tuy nhiên, nhân đạo, từ
thiện chỉ là trách nhiệm tùy tâm trong rất nhiều nội dung của thực hiện CSR.
1.2.2. Các mơ hình CSR
Trong chương này, sẽ đưa ra một số mơ hình CSR: mơ hình kim tự tháp CSR
của Archie Carrol; Mơ hình CSR 2.0 của Wayne Visser; và mơ hình CSR hướng tới
người tiêu dùng.
1.2.2.1. Mơ hình CSR kim tự tháp của Carroll
Được đề xuất vào năm 1991, Mơ hình CSR kim tự tháp của Carroll nhằm làm
sáng tỏ tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng đầy đủ tất cả các
khía cạnh của xã hội như về mặt kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện.



Hình 1.1 Mơ hình CSR kim tự tháp của Carroll
(Nguồn: Janse. B, 2020)
Theo mơ hình của Carroll, CSR cần thực hiện và được mơ tả bằng mơ hình
kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm: trách nhiệm kinh tế,
trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Mơ hình kim tự
tháp CSR của Carroll được mơ tả như hình trên.
Trách nhiệm kinh tế: là trách nhiệm nền tảng và cơ bản nhất của một doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Một doanh nghiệp kinh doanh khơng đạt lợi nhuận chính là gây ra lãng phí trong
việc sử dụng các nguồn lực và do vậy đã không thể đạt được CSR ngay ở bước đầu
tiên. Nhìn chung, đảm bảo lợi nhuận hay đảm bảo trách nhiệm kinh tế cũng là con
đường tồn tại của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiếp tục đóng
góp cho xã hội trong dài hạn.
Trách nhiệm pháp lý: là trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật của
doanh nghiệp. Pháp luật nói cách khác là văn bản chuẩn mực hóa lại các quy tắc
ứng xử, đạo đức trong xã hội do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoạt động
trong khn khổ cho phép của pháp luật. Cùng với trách nhiệm kinh tế, đây chính là
2 trách nhiệm đóng vai trị cơ bản nhất để giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được
những mục tiêu khác của CSR.
Trách nhiệm đạo đức: Sau khi doanh nghiệp đạt được hai yêu cầu trách
nhiệm cơ bản ban đầu, trách nhiệm đạo đức là yếu tố doanh nghiệp cần hướng tới.


Trách nhiệm đạo đức là trách nhiệm doanh nghiệp theo đuổi do chủ sở hữu doanh
nghiệp nhận thấy cần phải làm đúng thay vì họ bị bắt buộc phải làm như vậy. Trách
nhiệm đạo đức có thể bao gồm việc cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường,
trả lương công bằng cho người lao động, tuân thủ luật kinh doanh. Do vậy có thể
thấy trách nhiệm đạo đức vượt lên trên khuôn khổ trách nhiệm pháp luật và thể hiện
sự mong đợi doanh nghiệp thực hiện từ phía chính phủ và cộng đồng.

Trách nhiệm Từ thiện: là trách nhiệm xếp cao nhất trong mơ hình kim tự
tháp CSR. Trách nhiệm Từ thiện thể hiện nỗ lực muốn đóng góp cho xã hội của
doanh nghiệp như đóng góp các nguồn lực về tài chính, về con người cho xã hội, cải
thiện chất lượng cuộc sống, tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện. Việc đóng
góp cho xã hội, phát triển cộng đồng cũng tạo tiền đề tiếp theo cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp.
Mơ hình của Caroll được đánh giá là một mơ hình phù hợp cho các nước phát
triển do ở các quốc gia này, CSR rất được các công ty coi trọng và xem là một yếu
tố quyết định cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, tất cả các chiến
lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đều lấy CSR làm trọng tâm và đều
nhằm mục tiêu đáp ứng các khía cạnh của CSR như khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo
đức và từ thiện. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đạo đức hay hệ thống pháp luật hoàn
thiện của các nước phát triển cũng đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn các
hoạt động kinh doanh không lành mạnh, góp phần nâng cao yêu cầu trong việc thực
hiện CSR của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Mơ hình CSR 2.0 của Wayne Viser
Waynne Visser là giáo sư, tiến sĩ, một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực quản lý và điều hành các doanh nghiệp lớn về CSR, ông đã đưa ra nghiên cứu
về mơ hình CSR của mình vào năm 2008
Việc thực hiện CSR ở các nước đang phát triển lại có phần khác biệt với các
nước phát triển do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, độc quyền, tham nhũng và
lợi ích nhóm. Theo tiến sĩ Wayne Visser (2008), doanh nghiệp thuộc các nước đang
phát triển tập trung nhiều nhất vào hai khía cạnh của CSR là kinh tế và từ thiện, sau
đó mới là luật pháp và đạo đức doanh nghiệp. Ơng cũng đưa ra mơ hình kim tự tháp


CSR cho các nước đang phát triển tương tự mô hình kim tự tháp CSR của Caroll
như sau:

Hình 1.2 Mơ hình CSR của Wayne Visser (2008) ở các nước đang phát triển.

Trong mơ hình này, khía cạnh kinh tế vẫn là nền tảng và quan trọng nhất do sự
thiếu hụt đầu tư nước ngoài cũng như tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao dẫn tới việc
ưu tiên thực hiện CSR trên khía cạnh kinh tế (hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận,
thu hút đầu tư, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và con người). Theo sau là khía cạnh từ
thiện do đa phần các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển vẫn chủ yếu tập
trung thực hiện CSR trên khía cạnh từ thiện, đóng góp cho cộng đồng, xã hội thơng
qua các hoạt động qun góp, từ thiện. Lý do khiến các doanh nghiệp tập trung thực
hiện khía cạnh từ thiện một phần do nhận thức của các doanh nghiệp còn chưa cao,
nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng chỉ cần thực hiện quyên góp cho cộng đồng, làm
từ thiện đã là thực hiện CSR. Do vậy, dễ dàng thấy phong trào từ thiện phát triển rất
mạnh hiện nay trong cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam. Một lý do khác
cũng ảnh hưởng đến CSR của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đó là
truyền thống văn hóa, tơn giáo. Có thể thấy hầu hết các tôn giáo như Phật giáo, Hồi
giáo và Kito giáo đều thúc đẩy khuyến khích nhân đạo và từ thiện. Xếp sau hai yếu
tố đó là yếu tố về pháp luật và đạo đức doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến việc hai


yếu tố này được xếp sau hai yếu tố kinh tế và từ thiện một phần là do hệ thống pháp
luật tại các nước đang phát triển đa phần chưa hoàn thiện, dẫn đến các lỗ hổng
khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng né tránh và lách luật điển hình như các hoạt
động trốn thuế, vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam là
một nước đang phát triển, do vậy CSR tại Việt Nam cũng mang một số điểm giống
các nước đang phát triển khác.
1.2.3. Tác dụng của trách nhiệm xã hội
1.2.3.1. Tác động đối với doanh nghiệp
Tác động của CSR lên thương hiệu công ty: Vassileva (2009) cho rằng tác
động của CSR lên thương hiệu là không rõ ràng, đặc biệt là các công ty nhỏ, trong
khi các nghiên cứu khác khẳng định CSR tác động trực tiếp thuận chiều lên thương
hiệu nói chung hay sự ưu thích thương hiệu nói riêng như Rustet al. (2000),
Bhattacharya và Sen (2004), He và Li (2011), Torreset al. (2012), Blombäck và

Scandelius (2013), Huret al (2014), Martínezet al. (2014). Các nghiên cứu này tăng
dần cấp độ tác động lên thương hiệu, cho nên có thế nói rằng mức độ khăng khít
giữa CSR và thương hiệu ngày càng chặt chẽ. Quan trọng hơn, Holtet et al. (2004)
cho rằng trách nhiệm xã hội là căn cứ quan trọng trong đánh giá thương hiệu quốc
tế, việc này đem đến sự đáng tin từ các chính sách cơng ty thực thi. Nghiên cứu của
He và Li (2011) bổ sung biến trung gian để đánh giá các tác động của CSR liên
quan đến thực trạng thương hiệu trong lãnh vực dịch vụ. Thêm vào đó, Malik
(2015) cũng khẳng định các chương trình CSR chất lượng sẽ giúp xây dựng thương
hiệu và cải thiện danh tiếng công ty. Nhận xét trên cũng phù hợp với kết quả của
Karaosmanogluet et al. (2016) cho rằng các hoạt động CSR là công cụ định vị
thương hiệu cho công ty ở các thị trường mới nổi.
Hai nghiên cứu của Blombäck và Scandelius (2013), Scharf và Fernandes
(2013) đều nghiên cứu về truyền thông CSR ảnh hưởng đến thương hiệu và đưa ra
kết luận về mối quan hệ thuận chiều của hai chỉ tiêu này. Tiếp theo các nghiên cứu
theo chủ đề trách nhiệm xã hội và thương hiệu công bố năm 2014 rất đa dạng. Đầu
tiên là nghiên cứu của Khojastehpour và Johns (2014), đây là một trong những bài
đầu tiên nhấn mạnh tác động của CSR môi trường lên danh tiếng thương hiệu và lợi


nhuận. Martínez et al. (2014) nghiên cứu chủ đề này trong lãnh vực khách sạn ở
Tây Ban Nha; Huret et al. (2014) tìm hiểu khách hàng ở Hàn Quốc; Enock và
Basavaraj (2014) nghiên cứu hai công ty tư nhân ở Ấn Độ; Tingchi Liu et al. (2014)
nghiên cứu tình huống ở Trung Quốc. Mặc dù địa bàn nghiên cứu có khác nhau
nhưng các nghiên cứu trên đều đưa đến kết luận về mối liên hệ thuận chiều giữa
CSR và thương hiệu với mức độ chặt chẽ khác nhau.
Khi doanh nghiệp tích cực thực hiện CSR, doanh nghiệp có thể xây dựng sự
tin tưởng cho sản phẩm của mình. Nó giúp phân biệt với đối thủ cạnh tranh, nhấn
mạnh vào thương hiệu của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận.
1.2.3.2. Tác động đối với xã hội.
- Doanh nghiệp phát triển, tạo ra công ăn việc làm ổn định cho nhân viên, đóng góp


vào sự phát triển của thị trường, điều này chính là đóng góp lớn cho xã hội giúp ổn
định và phát triển xã hội.
- Thơng qua việc đóng thuế của doanh nghiệp, điều này cũng giúp xây dựng xã hội.
- Hoạt động CSR mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn phần nào cho những người khó

khăn tại nơi CSR diễn ra. Hơn nữa, các doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích của cộng
đồng cũng giúp giảm đáng kể các tệ nạn xã hội. Các hoạt động từ thiện của cơng ty
mang lại lợi ích cho những người kém may mắn, giúp đỡ những người nghèo khó
và gia tăng lịng tin đối với doanh nghiệp.
1.2.3.3. Tác động đối với khách hàng.
- Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, CSR giúp cải thiện hành vi mua, thu được

nhiều lợi ích từ khách hàng hơn trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứu tác
động của CSR lên khách hàng thông qua biến trung gian giúp gia tăng lòng trung
thành của khách hàng, tăng doanh số bán. Hơn nữa, các cuộc điều tra nghiên cứu về
khách hàng, cho thấy 70% khách hàng quan tâm đến danh tiếng về đạo đức của
công ty khi mua sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, một số nghiên cứu cho kết quả khơng
có mối liên hệ giữa hoạt động CSR và hành vi khách hàng. Mặc dù có nhiều ý kiến
tranh luận nhưng đa số các kết quả nghiên cứu khẳng định khách hàng là mối quan
tâm hàng đầu của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, nên các hoạt động CSR phải xây


dựng trên quan điểm cảm nhận khách hàng, vì nó dẫn tới hành vi sử dụng sản phẩm
dịch vụ của công ty.
1.2.3.4. Tác động của CSR lên đối tượng nhân viên.
- Đa số các nghiên cứu về CSR nhấn mạnh vào khía cạnh khách hàng, tuy nhiên khía

cạnh nhân viên cũng ảnh hưởng rất lớn (Lee et al., 2013). Nhận thức của nhân viên
về CSR sẽ ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp và năng lực của cơng ty, do đó khía

cạnh nhân viên là rất quan trọng. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu chỉ ra rằng có hay
khơng tác động của CSR lên nhân viên (Bauman và Skitka, 2012). Bởi vì các nhân
viên là bên liên quan chính trong chuỗi giá trị của bất kỳ tổ chức nào đóng góp trực
tiếp vào thành cơng của tổ chức. Do đó, hiểu được mối quan hệ giữa nhân viên và
CSR sẽ giúp tổ chức đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối
tượng này. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng các hoạt động liên quan đến trách
nhiệm xã hội sẽ cải thiện tinh thần của nhân viên (Solomon và Hanson, 1985), nâng
cao chất lượng cũng như kết quả của mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp
(Lee et al., 2012). Khía cạnh mối quan hệ với nhân viên được đo lường dựa vào
mức độ cơng ty đảm bảo sức khỏe và an tồn cho nhân viên, các lợi ích liên quan
đến bảo hiểm xã hội và các khoản trích từ lương khác, các tổ chức, hiệp hội liên
quan đến người lao động. Thêm vào đó là sự thõa mãn trong cơng việc (Banker và
Mashruwala, 2007). Mối quan hệ giữa CSR và nhu cầu của nhân viên theo thang
thứ bậc nhu cầu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như thu hút nhân tài
(Bauman và Skitka, 2012). Các chương trình trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực
lên nhân viên ở các mức độ khác nhau (Lee et al., 2012). Đến năm 2013, nhóm
nghiên cứu này tiếp tục kết luận rằng nhận thức của nhân viên về các chương trình
CSR tác động tích cực lên hiệu quả công ty trong bối cảnh Hàn Quốc (Lee et al.,
2013). Nhìn chung, nhân viên và các hoạt động CSR do công ty thực thi liên hệ chặt
chẽ với nhau.
- Thu hút và giữ chân nhân tài: Nắm lấy CSR có thể định vị doanh nghiệp là một

“nhà tuyển dụng được yêu thích”. Mọi người sẽ muốn làm việc cho doanh nghiệp
và khi tham gia, họ sẽ cảm thấy tự hào, có mục đích và muốn ở lại. Họ sẽ có thể tận
hưởng những cơ hội thú vị vượt ra ngồi vai trị chính thức của mình và nói chuyện


×