SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÙNG U MINH THƯỢNG
GIÁO TRÌNH
SẢN XUẤT GIỐNG CƠ BẢN TÔM
NƯỚC MẶN, NƯỚC LỢ
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC
MẶN, NƯỚC LỢ
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCNVUMT ngày tháng
năm của Trường Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng)
Tháng 2 năm 2017
2
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
3
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh nghề nuôi tôm ở nước ta gặp nhiều khó khăn do vấn đề phát
sinh mầm bệnh mới trên tôm, gây sụt giảm năng suất nuôi đáng kể, ảnh hưởng đến
đến đời sống kinh tế của người nuôi và chất lượng tôm xuất khẩu chưa đạt yêu cầu
của thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mơi trường
ơ nhiễm và quy trình ni, quy trình sản xuất giống chưa được người nuôi tôm và sản
xuất tôm giống tuân thủ triệt để, vận dụng có hiệu quả. Nghề sản xuất tơm giống
trong những năm gần đây đã đáp ứng đủ nhu cầu cho nghề nuôi tôm thương phẩm về
mặt số lượng nhưng chưa thật sự đảm bảo về yếu tố chất lượng. Vấn đề cần thiết và
cấp bách hiện tại là nâng cao chất lượng đàn tơm giống, điều đó địi hỏi người sản
xuất giống tơm cần có những hiểu biết và tn thủ đúng qui trình sản xuất giống tơm.
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Sản xuất giống cơ bản
tơm nước mặn,nước lợ” trình độ trung cấp nghề được giáo viên thuộc khoa Nuôi
trồng thủy sản , thú y của Trường Trung Cấp Nghề Vùng U Minh Thượng thực hiện.
Giáo trình dạy nghề “Sản xuất giống cơ bản tơm nước mặn,nước lợ” trình độ trung
cấp nghề là tài liệu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, thuộc nghề “Nuôi
trồng thủy sản nước mặn, nước lợ”.
Giáo trình dạy nghề “Sản xuất giống tơm biển” trình độ trung cấp nghề được
biên soạn theo quy trình quy định tại thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày
22/10/2013 của Bộ Trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội quy định về xây
dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao
đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu chuyên ngành, đi tìm
hiểu thực tế tại các trại sản xuất tơm giống tại các huyện U Minh Thượng, An Minh,
An Biên, Vĩnh Thuận trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các trại sản xuất giống ở các
tỉnh: Cà Mau , Cần Thơ và Bạc Liêu. Đặc biệt nhận được sự góp ý của các chun
gia, đồng nghiệp trong và ngồi trường
Giáo trình “Sản xuất giống cơ bản tôm nước mặn,nước lợ” được biên soạn
theo chương trình mơ đun “Sản xuất giống tơm biển” của nghề “Nuôi trồng thủy sản
nước mặn, nước lợ”. Giáo trình cung cấp cho học viên các kiến thức lý thuyết cơ bản
và thực hành các bước công việc trong quy trình sản xuất tơm giống từ khâu ni vỗ
thành thục tôm bố mẹ đến các khâu ương ấu trùng và hậu ấu trùng đạt kích cỡ PL45.
Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 120 giờ, gồm 4 bài:
Bài mở đầu:
Thời gian 1 giờ
Bài 1: Nuôi tôm biển thành thục.
Thời gian 30 giờ
4
4
Bài 2: Ương nuôi ấu trùng tôm biển.
Thời gian 26 giờ
Bài 3: Ương từ giai đoạn PL15 – PL 45.
Thời gian 63 giờ
Tác giả biên soạn giáo trình “Sản xuất giống tôm biển” gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Giám Hiệu Trường Trung cấp Nghề Vùng U Minh Thượng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành giáo trình đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra.
Trân trọng cảm ơn các chuyên gia, đồng nghiệp và các cá nhân, cơ sở sản xuất giống
tôm biển trong và ngồi tỉnh đã có những góp ý chân thành về nội dung kiến thức, kỹ
năng sản xuất giúp tác giả kịp thời bổ sung và hồn thiện giáo trình. Tuy nhiên giáo
trình cũng khơng tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của
chuyên gia, đồng nghiệp, các cơ sở sản xuất và bạn đọc để giáo trình ngày càng hồn
thiện hơn.
U Minh Thượng, ngày
tháng
năm
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Lê Huỳnh Minh Tuấn
5
5
MƠ ĐUN SẢN XUẤT GIỐNG TƠM BIỂN
Mã số mơ đun: MĐTS08
Thời gian mô đun: 90 giờ;
(Lý thuyết 30 giờ; Thực hành 56 giờ, kiểm tra 4
giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
- Vị trí:
+ Mơ đun sản xuất giống nhân tạo tôm biển là mô đun chuyên môn nghề được dạy
sau các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở nghề.
- Tính chất:
+ Là mơ đun chun mơn nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và ương nuôi ấu
trùng tơm biển.
II. MỤC TIÊU MƠ ĐUN
- Giải quyết những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi tôm thành
thục, ương nuôi ấu trùng đến Post larvae15 và từ Post larvae 15 đến giai đoạn Post
larvae 45.
- Thực hiện nuôi tôm thành thục, ương nuôi ấu trùng đến Post larvae 15 và từ Post
larvae 15 đến giai đoạn Post larvae 45 đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp
từng giai đoạn.
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong quy trình ni tơm thành thục và ương ni tơm
giống, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Số
TT
1
2
3
4
Tên các bài trong mô đun
Bài mở đầu
Nuôi tôm biển thành thục
Ương nuôi ấu trùng tôm biển
Ương từ giai đoạn PL15 – PL45
Cộng
Tổng
số
1
30
26
33
90
Thời gian
Lý
Thực
thuyết
1
9
10
10
30
Kiểm
hành
tra
20
15
21
56
2
2
4
BÀI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của mô đun
6
Thời gian: 1 giờ
6
Mô đun “Sản xuất giống tôm biển” là một trong những mô đun chuyên
môn nghề trong nghề đào tạo “Ni trồng thủy sản nước mặn, nước lợ” có tính
chun môn cao. Trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng trong tồn bộ
quy trình sản xuất giống tôm biển, từ khâu nuôi vỗ tôm bố mẹ, ương nuôi ấu
trùng và hậu ấu trùng tôm.
Nghề sản xuất giống thủy sản nói chung và sản xuất giống tơm biển nói
riêng rất được quan tâm vì chất lượng con giống ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi
tôm hiện nay. Tôm giống không mang mầm bệnh, khỏe là yêu cầu bức thiết của
người nuôi tôm khi chọn lựa con giống thả nuôi, để sản xuất được tôm giống
đảm bảo chất lượng thì người sản xuất phải nắm vững và thực hiện đúng quy
xuấtkiến
giống tơm sú
trình kỹ thuật trong hoạt động ương nuôi. Trên cơ sở học viên nắm Sản
vững
thức và kỹ năng trong sản xuất giống tôm biển, vận dụng trong q trình sản (MĐ13)
xuất
sẽ góp phần nâng cao chất lượng tôm giống đưa nghề sản xuất giống và nuôi tôm
hiện nay phát triển theo hướng bền vững.
2. Nội dung chương trình mơ đun
Chương trình mơ đun “Sản xuất giống cơ bản tôm nước mặn,nước lợ” bao Nuôi tôm
sú thương
phẩm
gồm 4 bài.
Bài mở đầu:
Thời gian 01 giờ
Bài 1: Nuôi tôm biển thành thục.
Thời gian 30 giờ
Bài 2: Ương nuôi ấu trùng tôm biển.
Thời gian 26
giờ
Bài 3: Ương từ giai đoạn PL15 – PL 45.
Thời gian 63 giờ
3. Mối quan hệ với mô đun/môn học khác
Mô đun “Sản xuất giống tôm biển” vận dụng các kiến thức, kỹ năng tổng
hợp từ các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở như: Quản lý chất lượng nước trong
nuôi thủy sản (MHTS 04), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản (MHTS
05), An tồn lao động trong ni trồng thủy sản (MHTS 07), Bệnh động vật thủy
sản (MHTS 06)..v..v. Có tác động bổ trợ kiến thức và kỹ năng đối với các môn
học, mơ đun khác trong chương trình của nghề “Ni trồng thủy sản nước mặn,
nước lợ”.
4. Những yêu cầu chính với người học
- Vận dụng hiệu quả những kỹ năng đã được học ở các môn kỹ thuật cơ sở nghề.
(MĐ17)
7
7
BÀI 1: NUÔI TÔM BIỂN THÀNH THỤC
Thời gian: 30 giờ
Giới thiệu:
Khi tơm chuyển từ tình trạng bình thường sang tình trạng sinh sản thì có sự
thay đổi cơ bản về tương quan giữa hormon kích thích sinh sản và hormon ức chế các
q trình này. Trong đó hormon ức chế sự sinh sản được sản xuất tích tụ và phóng
thích từ cuống mắt của tôm. Như vậy cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra
tín hiệu hố học ngăn cản sự sinh sản. Khi cắt cuống mắt tôm cũng giống như tháo gỡ
cái máy phát ra tín hiệu này. Nhờ thế mà sự phát triển của buồng trứng và đẻ trứng
được giải tỏa. Buồng trứng phát triển liên tục và tôm đẻ.
Mục tiêu của bài:
- Giải quyết những kiến thức cơ bản về nuôi tôm thành thục.
- Thực hiện nuôi tôm thành thục đúng kỹ thuật.
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong quy trình ni tơm thành thục.
Nội dung chính:
1. Chuẩn bị bể
Mục tiêu:
- Vệ sinh bể nuôi vỗ đạt yêu cầu.
- Cấp nước và kiểm tra môi trường bể nuôi trước khi đưa tôm vào nuôi vỗ.
1.1. Vệ sinh bể nuôi tôm thành thục
Dụng cụ:
+ Bàn chải:
Dùng để chà rửa bùn đất bám vào thành, đáy bể.
Bàn chải có phần mũi thon, nhọn để dễ đưa vào các góc bể.
+ Cước:
Dùng cọ rửa mảng bám vào thành bể mà bàn chải không thể chà rửa sạch.
8
8
Hình 1.1.1. Bàn chải, cước.
+ Bình phun:
Dùng để phun formol, sát trùng thành, đáy bể.
Bình phun bằng nhựa, thể tích 1-2 lít.
+ Dây sục khí:
Dùng để sục khí, luân chuyển khối nước trong bể, giúp chlorine phân tán đều
khắp bể.
Dây sục khí gồm dây dẫn khí bằng nhựa trong, đường kính 4-5mm và đá bọt.
Hình 1.1.2. Bình phun nhựa, dây sục khí và đá bọt
Hóa chất:
+ Chlorine:
Chlorine (cịn gọi là bột tẩy) – hypoclorit canxi là chất bột màu trắng, mùi
hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh.
Chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy hoạt tính, dễ hút ẩm, vón cục làm
suy giảm chất lượng.
Khi sử dụng hịa tan Chlorine trong nước ngọt (không sử dụng trực tiếp, không
đổ mạnh nước vào Chlorine) để hiệu quả sát trùng cao.
Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, khơng tiếp xúc trực tiếp khi làm
việc có sử dụng chlorine.
9
9
Chlorine có thể làm mục quần áo, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở
vị trí cơ thể tiếp xúc với Chlorine.
+ Formol:
Formol (dung dịch formaldehyde 37%) là chất lỏng khơng màu, mùi cay xốc,
khó ngửi, tan nhiều trong nước, có tính sát trùng mạnh, nhất là với vi nấm.
Formol gây cay mắt, đau họng, bỏng da khi tiếp xúc trực tiếp.
Hình 1.1.3. Chlorine
Hình 1.1.4. Formol
+ Xà phịng: dạng bột, dùng làm sạch bùn đất, vệ sinh phần thô của bể.
Thực hiện vệ sinh bể:
+ Bước 1: Làm sạch bể
Làm sạch bùn đất bám vào bể bằng bàn chải, cước và xà phịng, nhất là ở các
góc cạnh. Làm sạch cả bề mặt thành bể.
Làm sạch xà phòng trong bể bằng nước sạch.
Lưu ý:
Khơng trộn chung xà phịng và chlorine để vệ sinh và sát trùng bể vì xà phòng
và chlorine sẽ làm hạn chế tác dụng của nhau.
+ Bước 2: Xử lý sát trùng bể bằng formol hoặc chlorine.
Có 2 cách thực hiện
Cách 1. Xử lý bằng formol
Phun formol cho ướt đều thành bể bằng bình phun nhựa.
10
10
Đậy kín bể bằng bạt dày trong 48 giờ.
Rửa hết formoltrong bể bằng nước sạch (khơng cịn mùi formol trong bể).
Cách 2. Xử lý bằng chlorine
Bơm nước ngọt vào đầy bể.
Tính và cân lượng chlorine cần dùng để hịa tan vào nước trong bể với nồng độ
100-200ppm.
Cho từ từ lượng chlorine cần dùng vào thau, xô chứa nước ngọt, khuấy bằng
que gỗ hoặc nhựa để chlorine tan hết trong nước.
Tạt đều chlorine vào nước trong bể.
Sục khí cho bể khoảng 30 phút bằng 1-2 dây sục khí để chlorine phân tán đều
khắp bể.
Đậy kín bể bằng bạt dày trong 48 giờ.
Mở bạt, xả bỏ nước trong bể.
Rửa bể bằng nước sạch (khơng cịn mùi chlorine trong bể).
+ Bước 3. Phơi khơ bể
Phơi khơ bể, đậy bạt kín khi chưa sử dụng.
Việc để khô bể khoảng 10-15 ngày rồi sử dụng cho đợt nuôi mới sẽ giúp cách
ly, làm chậm sự xâm nhập của mầm bệnh vào bể, giúp quá trình nuôi vỗ thành thục
đạt hiệu quả hơn.
Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki-lôgam
(kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với
1kg = 1.000g
1g = 1.000mg
Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3), lít (l), mi-li-lít (ml)
1m3 = 1.000l
1l = 1.000ml
Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu
(ppm, g/m3, ml/m3, mg/l).
Cách tính lượng chlorine
Lượng chlorine cần dùng = Nồng độ chlorine x Thể tích nước
Ví dụ: Tính lượng chlorine cần dùng để hòa tan vào bể chứa 6m3 nước để đạt
11
11
nồng độ 100ppm.
Giải:
Nồng độ chlorine là 100ppm
Thể tích nước là 6m3
Đổi 100ppm = 100g/m3 nghĩa là mỗi m3 nước cần hòa tan với 100g chlorine
Lượng chlorine cần dùng = 100g/m3 x 6m3 = 600g = 0,6kg chlorine
Vậy: 6m3 nước cần 0,6kg chlorine để đạt nồng độ 100ppm
1.2. Cấp nước vào bể nuôi
Trước khi cấp nước vào bể nuôi phải bố trí hệ thống sục khí (1 dây/m 2) và che
bạt đen.
Nguồn nước dùng để nuôi thành thục và ương giống tôm sú phải được xử lý
thật kỹ, đảm bảo sạch mầm bệnh và trong.
Quy trình xử lý nước:
- Xử lý nguồn nước cấp vào trại giống để nhằm mục đích:
+ Tiêu diệt mầm bệnh.
+ Lắng tụ vật chất lơ lửng.
+ Khử các kim loại nặng hòa tan trong nước như Fe, Al, Hg, Pb, Cd...
- Các phương pháp phổ biến là dùng hóa chất sát khuẩn như Chlorine, Formol, chất
oxy hóa như thuốc tím, khí ơ-zơn, đèn phát tia cực tím, dung dịch anolyte, lọc sinh
học...
12
12
Bể chứa
Bơm nước vào bể lắng
1
2
3
Xử lý thuốc tím
Lọc cơ học
Lọc cơ học
Bơm nước
vào bể chứa khác
Xử lý Chlorine
Xử lý anolyte
Khử Clo dư
Xử lýsát trùng bằng
đèn phát tia cực tím.
Lọc cơ học
Xử lý thuốc tím
Xử lý EDTA
Bơm nước
vào bể ương, ni
Các bước xử lý nước
• Bước 1: Xử lý bằng thuốc tím (KMnO4)
Oxy hóa sắt (Fe và các kim loại nặng) hòa tan trong nước thành dạng kết tủa ở
đáy bể. Lắng tụ các chất lơ lửng xuống đáy bể.
Tùy thuộc vào độ trong của nước. Nước trong, nồng độ sử dụng là 0,5ppm.
Nước đục, sử dụng nồng độ cao hơn.
13
13
Tùy thuộc vào hàm lượng Fe hòa tan trong nước. Tỷ lệ: 1g thuốc tím kết tủa
được 1g Fe.
Hàm lượng Fe hòa tan trong nước của khu vực được xác định khi khảo sát
nguồn nước để chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống.
- Tính lượng thuốc tím cần dùng:
Lượng thuốc tím cần dùng = Nồng độ thuốc tím xử lý x Thể tích nước cần xử
lý
Ví dụ 1: Lượng nước cần xử lý là 40m3. Nồng độ thuốc tím dự kiến xử lý là
5ppm. Lượng thuốc tím cần dùng được tính như sau:
Chuyển đổi 5ppm = 5g/m3, nghĩa là 1m3 nước cần xử lý 5g thuốc tím.
Lượng nước cần xử lý là 40m3.
Vậy lượng thuốc tím cần dùng là: 5g/m3 x 40m3 = 200g.
Ví dụ 2: Lượng nước cần xử lý là 40m 3. Nồng độ Fe hòa tan trong nước là
2mg/l. Lượng thuốc tím cần dùng được tính như sau:
Chuyển đổi 2mg/l = 2g/m3, nghĩa là 1m3 nước chứa 2g Fe.
Lượng nước cần xử lý là 40m3.
Lượng Fe hòa tan trong nước là 2g/m3 x 40m3 = 80g.
Với tỷ lệ 1g thuốc tím kết tủa được 1g Fe, lượng thuốc tím cần dùng là 80g.
Thực tế, lượng thuốc tím này khơng làm kết tủa hết lượng Fe hịa tan do phải
tiêu tốn cho oxy hóa các vật chất khác trong nước (chất lơ lửng, H2S…).
- Thực hiện:
+ Cân lượng thuốc tím cần dùng bằng cân có độ chính xác 1g.
+ Pha lượng thuốc tím cần dùng bằng 1-2 lít nước ngọt. Khuấy để thuốc tím hịa tan
hồn tồn.
+ Tạt thuốc tím vào bể lúc đang bơm nước hoặc sau khi bơm nước. Nước trong bể
chuyển màu tím.
+ Đặt 2-3 dây sục khí vào bể và sục khí 15-30 phút nếu tạt thuốc tím sau khi bơm
nước để phân tán thuốc tím đều khắp bể.
+ Tắt sục khí và để lắng 24 giờ.
+ Nếu lượng thuốc tím vừa đủ, đến 24 giờ, nước trắng trở lại và trong.
+ Nếu chưa đủ lượng, chưa đến 24 giờ, nước trong bể chuyển trắng lại nhưng còn
đục.
14
14
+ Nếu thừa thuốc tím, sau 24 giờ, nước vẫn cịn màu tím và trong. Cần chờ thêm một
thời gian để nước trắng lại.
•
Bước 2: Bơm nước sang bể khác
Bơm nước từ bể đã xử lý thuốc tím sang bể khác để xử lý bước tiếp theo, bơm
phần nước trong phía trên, chừa lớp cặn đã lắng ở đáy bể.
•
Bước 3: Xử lý bằng Chlorine
Xử lý nước bằng Chlorine nhằm sát trùng, diệt mầm bệnh trong nước
Nồng độ Chlorine cần dùng là 25-30ppm. Có thể sử dụng nồng độ cao hơn khi:
+ Môi trường: Khu vực đang phát sinh bệnh, nguồn nước bị ơ nhiễm.
+ Thời tiết: Trời nắng nóng, nhiệt độ cao.
+ Tình trạng bể xử lý: Bể đặt bên ngồi, khơng có mái che.
Cách tính lượng chlorine tương tự như vệ sinh bể.
- Thực hiện:
+ Cân lượng Chlorine cần dùng.
+ Hòa tan Chlorine trong nước ngọt.
+ Tạt đều dung dịch Chlorine khắp bể.
+ Mở 2-3 dây sục khí khoảng 15-30 phút để phân tán Chlorine đều khắp bể.
+ Tắt sục khí, để yên 24 giờ.
+ Sục khí mạnh để lượng clo dư mau phân hủy và thoát ra khỏi bể.
- Lưu ý:
+ Hiệu quả sát trùng của Chlorine giảm ở môi trường kiềm (pH > 7). Chlorine tác
dụng với các chất hữu cơ tạo thành các phức chất cloramine khó phân hủy và gây hại
cho tơm giống. Do đó, nên xử lý thuốc tím để lắng tụ chất hữu cơ lơ lửng, làm trong
nước trước khi xử lý nước bằng Chlorine.
+ Chỉ nên sử dụng nước xử lý Chlorine sau khi đã khử dư lượng clo.
+ Không sử dụng Chlorine trong bể đang ni tơm.
+ Hịa tan Chlorine trong xô nước (không sử dụng trực tiếp) rồi tạt đều khắp bể.
+ Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc
với Chlorine.
•
Bước 4: Khử clo dư
Các thành phần HOCl, OCl-, Cl- tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước.
Tuy nhiên, sau quá trình xử lý, lượng dư của chúng tồn lưu trong nước gọi là dư
lượng clo sẽ gây hại cho ấu trùng tôm khi đưa nước vào bể ương.
15
15
Thơng thường sau khi xử lý bằng Chlorine thì tiến hành sục khí mạnh, dưới tác
dụng của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ sẽ làm mất tác dụng và phân hủy clo, tuy
nhiên quá trình này cần thời gian và điều kiện thời tiết thuận lợi (trời nắng). Khi
không có điều kiện thực hiện cho clo tự phân hủy thì có thể trung hịa clo bằng
Thiosulfat Natri
Hình 1.1.5. Thiosulfat Natri
Cách 1. Khử Clo dư theo lượng Chlorine xử lý
Tỷ lệ: 1g Na2S2O3.5H2O khử 1g Chlorine xử lý ban đầu.
Lượng Thiosulfat Natri cần = Lượng Chlorine xử lý ban đầu
Ví dụ: Lượng Chlorine dùng xử lý ban đầu là 600g.
Vậy lượng Thiosulfat Natri dùng để khử Clo dư là 600g.
Cách này tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lưu huỳnh (S) trong Thiosulfat
Natri dư có thể là mơi trường dinh dưỡng cho nhóm vi khuẩn Vibrio trong nước phát
triển. Do đó, khả năng phát bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm dễ xảy ra khi cấp nước đã
khử Clo dư theo cách này vào bể ương.
Cách 2. Khử dư lượng Clo theo lượng Clo dư
16
16
Tỷ lệ: 7mg Na2S2O3.5H2O khử 1mg Clo dư
- Xác định nồng độ clo dư trong nước bằng test Clo
+ Lấy mẫu thử không: Cho nước mẫu vào ống nhựa 1 đến mức 5ml để làm ống mẫu
trắng (1a).
+ Đặt ống mẫu trắng vào lỗ tròn bên trái ở mặt trên của hộp so màu (1b).
+ Lấy mẫu thử thật (1c).
→ Cho nước mẫu vào ống nhựa 2 đến mức 5ml.
→ Cho tồn bộ lượng bột trong 1 gói thuốc thử vào ống mẫu 2.
→ Xoay ống mẫu 2 khoảng 1 phút để trộn đều thuốc thử.
+ Đặt ống mẫu thứ 2 vào lỗ tròn bên phải ở mặt trên của hộp so màu (1d).
+ Đặt mặt lưng
màu đến trước nguồn sáng
(1a) (mặt khơng có cửa sổ đọc số) của hộp so(1b)
tự nhiên hay đèn (1e). Nhìn vào 2 cửa sổ so màu mẫu nước.
+ Đọc kết quả.
→ Xoay đĩa màu cho đến khi màu của 2 mẫu nước ở 2 cửa sổ so màu trùng nhau.
→ Đọc số chỉ nồng độ Clo dư (mg/l) ở cửa sổ đọc số của hộp so màu.
(1d)
(1e)
(1c)
17
17
Hình 1.1.6. Test dư lượng clo
→ Xác định lượng Clo dư trong nước
Lượng Clo dư = Nồng độ Clo dư x Thể tích nước chứa Clo dư
Giả sử, nồng độ Clo dư trong nước là 0,6mg/l nghĩa là 1l nước trong bể có
0,6mg Clo dư hay 1m3nước trong bể có 0,6g Clo dư (0,6g/m3).
Bể chứa 40m3nước, lượng Clo dư trong bể là: 0,6g/m3 x 40m3 = 24g
Tính lượng Thiosulfat Natri vừa đủ để khử hết lượng Clo dư trong bể
Lượng Thiosulfat Natri = Lượng Clo dư x 7
Theo tỷ lệ: 7g Na2S2O3.5H2O khử 1g Clo dư, với lượng Clo dư trong bể là 24g,
lượng Thiosulfat Natri vừa đủ để khử hết lượng Clo dư là
24g x 7 = 168g
- Cân lượng Thiosulfat Natri cần dùng.
- Hòa tan Thiosulfat Natri vào 1-2 lít nước ngọt, khuấy cho tan đều.
- Tạt dung dịch Thiosulfat Natrivào bể chứa nước để khử dư lượng Clo.
- Mở sục khí 15-30 phút để Thiosulfat Natri phân tán đều khắp bể.
- Bơm nước sang bể lọc sau vài giờ.
•
Bước 5: Lọc cơ học
Lọc nước bằng bể lọc xuôi hay lọc ngược nhằm giữ lại các vật chất lơ lửng
trong nước.
•
Bước 6: Xử lý EDTA
Xử lý EDTA nhằm để kết tủa các kim loại nặng hòa tan trong nước, giúp tôm
giống và tôm bố mẹ chịu đựng tốt hơn với môi trường nước trong bể.
18
18
Nồng độ xử lý là 5-10ppm tùy theo
chất lượng nguồn nước cấp. Nếu vào thời
điểm lấy nước, nguồn nước bên ngồi bị ơ
nhiễm do tiếp nhận nước thải cơng nghiệp
hoặc nước nhiễm phèn thì sử dụng EDTA
với nồng độ cao.
Cách tính lượng EDTA tương tự
như cách tính thuốc tím, Chlorine. - Cách
đưa EDTA vào bể tương tự như với
Thiosulfat Natri.
Có thể xử lý EDTA ở trong từng bể
ương, nuôi với nồng độ như trên.
Hình 1.1.7. EDTA
Lưu ý:
Nước khi cấp vào bể phải đảm bảo xử lý kỹ, đúng quy trình kỹ thuật,
lượng nước cấp vào khoảng 0,6 – 0,8m.
1.3. Kiểm tra môi trường nuôi
Nước sau khi được xử lý, sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu lý, hóa để kiểm tra
các thông số nước đã đạt yêu cầu cho việc ương nuôi chưa. Nếu xử lý nước trong thời
gian dài mà không sử dụng, khi sử dụng phải kiểm tra lại (không đạt yêu cầu phải xử
lý tiếp). Các thơng số mơi trường thích hợp cho việc ương ni giống tôm biển như
bảng dưới đây:
Bảng 1: Chỉ tiêu môi trường nước
Thông số
Độ mặn
Độ kiềm
pH
Nhiệt độ
Kim loại nặng
NH3
NO2
Yêu cầu
28 – 320/00
80 – 120mgCaCO3/l
7,5 – 8,5
28 – 320C
< 0,01mg/l
< 0,1mg/l
< 1mg/l
2. Chọn tơm đưa vào ni thành thục
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật chọn tôm bố mẹ đưa vào nuôi thành thục
19
19
- Chọn được tơm bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh
- Kiểm tra được trọng lượng, sức khỏe và mức độ thành thục của tôm bố mẹ.
2.1. Kiểm tra nguồn gốc tôm bố mẹ
Tôm sú:
Trong quá trình sản xuất tơm sú giống, nguồn tơm bố mẹ chủ yếu là tơm đánh
bắt tự nhiên. Ngồi ra cịn có nguồn tơm bố mẹ trong đầm ni quảng canh, tuy nhiên
nguồn tơm bố mẹ này có sức sinh sản khơng cao, tốn nhiều chi phí trong q trình sản
xuất và chất lượng con giống không đảm bảo chất lượng. Hiện nay tơm sú đang được
gia hóa để cung cấp nguồn tơm bố mẹ trong q trình sản xuất giống, thay thế nguồn
tôm bố mẹ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Khi chọn tôm bố mẹ nuôi vỗ nên chọn tôm đánh bắt từ tự nhiên, những cơ sở
cung cấp có uy tín để đảm bảo sức sinh sản và chất lượng con giống sản xuất.
Tôm thẻ:
Sử dụng tôm sạch bệnh SFP (Specific Pathogen Free), chọn tơm bố mẹ ni vỗ
có thể chọn tôm đánh bắt từ tự nhiên hoặc nguồn từ những cơng ty, cơ sở cung cấp có
uy tín để đảm bảo sức sinh sản và chất lượng con giống sản xuất. Chủ yếu nhập từ
Hawai.
2.2. Kiểm tra trọng lượng tôm bố mẹ
Chuẩn bị dụng cụ:
- Vợt vớt tôm bố mẹ
Hình 1.2.1. Vợt
+ Vợt hình trịn, đường kính 30-40cm hoặc vợt
hình vng, cạnh 30 - 40cm. Làm bằng lưới
sợi mềm không gút, mắt lưới 2a=2-3mm.
+ Vợt được vệ sinh, sát trùng bằng cách ngâm
trong dung dịch Formol 500 ppm trong 24-30
giờ. Rửa sạch phơi nắng thật khô.
- Cân đồng hồ: Cân được tối đa 2000g, độ chính xác 10g.
- Thau nhựa đường kính 40-60cm hoặc xơ nhựa 15-20lít. Vệ sinh sát trùng cùng với
vợt.
20
Hình 1.2.2. Cân
20
Hình 1.2.3. Thau
Cân tơm:
- Dùng vợt vớt tơm bố mẹ ra khỏi vật chứa.
- Đặt tôm nhẹ nhàng trên đĩa cân để xác định khối lượng. Cần thực hiện nhanh, thời
gian không quá 1 phút.
- Thả tôm bố mẹ có khối lượng đạt u cầu:
+ Tơm sú: cái không nhỏ hơn 150g/con, tôm đực không nhỏ hơn 120g/con) vào thau
chứa nước sạch, có độ mặn như ở vật chứa để kiểm tra các tiêu chuẩn khác.
+ Tôm thẻ: Trọng lượng tôm đực từ 40 gam đến 60 gam, tơm cái trọng lượng từ 50
gam đến 80 gam. Kích thước đồng đều.
Ghi nhớ:
Tôm sú: Khối lượng tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn là tôm cái không nhỏ hơn
150g/con, tôm đực không nhỏ hơn 120g/con.
Tôm thẻ: Trọng lượng tôm đực từ 40 gam đến 60 gam, tôm cái trọng lượng từ
50 gam đến 80 gam
2.3. Kiểm tra cơ quan sinh dục
21
21
Tơm sú cái:
• Cơ quan sinh sản của tơm cái gồm:
- Túi chứa tinh: (thelycum) nằm ở mặt dưới
của phần đầu, giữa các đơi chân ngực (chân
bị) 4 và 5.
Túi chứa tinh là bộ phận chứa tinh
nang từ tôm đực đưa sang tơm cái khi giao
vĩ.
Hình 1.2.4. Túi chứa tinh
- Buồng trứng: nằm phía trong vỏ, kéo dài
từ phần đầu đến gần cuối thân ở mặt lưng.
Hình 1.2.5. Buồng trứng
•
Kiểm tra cơ quan sinh sản của tôm cái như sau:
- Kiểm tra túi chứa tinh:
Lật ngửa nhẹ nhàng tôm cái trong
thau, quan sát túi chứa tinh bằng mắt
thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên:
mức độ phồng, màu trắng sữa của túi chứa
tinh, đánh giá mức độ nhiều hay ít tinh
trong túi chứa tinh.
Hình 1.2.6. Túi chứa tinh tốt
Tơm tốt có túi chứa tinh cịn ngun
vẹn, khơng có vết đen ở mặt ngồi, hơi
phồng, màu trắng sữa. Có thể thấy các
tinh nang tập trung thành hai hình hạt gạo
màu trắng bên trong túi chứa tinh.
Tơm cái có túi chứa tinh chưa phồng, khơng có tinh nang bên trong vẫn có thể
chọn để nuôi vỗ thành thục.
- Kiểm tra buồng trứng:
Quan sát buồng trứng từng tôm cái ở trong thau bằng mắt thường trong điều
kiện ánh sáng tự nhiên.
Phân biệt các giai đoạn chín sinh dục của buồng trứng như sau:
Giai đoạn I: Buồng trứng chưa nhìn thấy được bằng mắt thường
22
22
Giai đoạn II: Buồng trứng có màu xanh nhạt, là một dải mảnh, phát triển từ
giữa phần đầu ngực tới đi.
Giai đoạn III: Buồng trứng có màu xanh, là một dải lớn và dài bắt đầu lan ra
hai bên của phần đầu.
Giai đoạn IV: Buồng trứng có màu xanh đậm hoặc vàng nâu, nâu đậm khi nhìn
bằng mắt thường qua lớp vỏ từ phía lưng.
Khi soi ánh sáng đèn pin ngược từ phía bụng và nhìn bằng mắt thường qua lớp
vỏ từ phía lưng có màu đen, buồng trứng phát triển lan rộng ra hai bên về phía mang
tới hai hốc mắt, phủ kín phần giáp đầu ngực và kéo dài dọc lưng tới đuôi. Ở đốt bụng
1, buồng trứng phình rộng và phân thùy rõ rệt.
Giai đoạn V: Tơm đã đẻ trứng, buồng trứng mềm nhão, nhăn nheo, không căng
như ở giai đoạn I.
Hình 1.2.7. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tơm sú
Tơm đực:
• Cơ quan sinh sản bên ngồi của tơm đực:
- Petasma: là đơi nhánh trong của chân bụng (chân bơi) 1 kết hợp lại nhờ các móc
nhỏ. Trong q trình giao vĩ, petasma tạo thành hai vách bên bảo vệ cho tinh nang
không bị rớt ra ngồi khi tơm đực chuyển tinh nang vào túi chứa tinh của tôm cái.
23
23
- Tinh nang: lộ ra ngồi qua lỗ thốt tinh nằm ở gốc đơi chân ngực (chân bị) 5.
Hình 1.2.9. Tinh nang và lỗ thoát tinh
Kiểm tra cơ quan sinh sản của tơm
đực như sau:
•
- Kiểm tra petasma:
Lật ngửa nhẹ nhàng tôm đực trong
thau, quan sát petasma bằng mắt thường
trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để chọn
tơm đực có petasma ngun vẹn, khơng bị
xây xát, dập nát.
Petasma
-Hình
Kiểm1.2.8.
tra tinh
nang: của tơm sú đực
Tinh nang dễ thành thục trong q trình nuôi vỗ nên không cần kiểm tra khi
chọn tôm đực đưa vào nuôi vỗ.
Tôm bố mẹ không được mang mầm bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng
(YHV), còi (MBV), teo gan tụy (HPV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu
(IHHNV) hoặc bệnh phát sáng, đen mang do vi khuẩn.
Việc kiểm tra bệnh tôm được thực hiện bởi các cơ sở kiểm dịch thủy sản.
Việc thu mẫu tôm bố mẹ và chuyển đi xét nghiệm cần theo hướng dẫn của cơ
sở kiểm dịch.
Tôm sú bố mẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa vào bể để nuôi vỗ thành thục.
Ghi nhớ: Tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn khi tôm đực có petasma ngun vẹn,
tơm cái có thelycum ngun vẹn, khơng có vết đen, buồng trứng ở giai đoạn II,
III.
* Tôm thẻ đực: Cơ quan sinh dục đực bên trong của tơm thẻ gồm một đơi tinh
hồn và đơi ống dẫn tinh. Đơi tinh hồn trong suốt khơng sắc tố, nằm ngồi mặt lưng
từvùng tim đến gan tụy. Đơi túi tinh đổ ra hai lỗ sinh dục ở gốc đôi chân bị 5. Túi
tinh có chứa tinh trùng sẽ có màu xám nhạt hoặc màu trắng sữa. Khi tôm đực thành
thục, ta có thể thấy rõ đơi túi tinh trắng đục ở gốc đơi chân bị 5. Đây là căn cứ để
tuyển chọn tôm đực khi nuôi tôm bố mẹ. Cơ quan sinh dục đực bên ngoài bao gồm
Petasma và đôi phụ bộ đực. Petasma do 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến
thành, đôi phụ bộ đực do 2 nhánh trong của đơi chân bị 2 biến thành.
* Tôm thẻ cái: Cơ quan sinh dục cái bên trong bao gồm một đôi buồng trứng
và ống dẫntrứng, đôi ống dẫn trứng đỗ vào 2 lỗ đẻ ở đốt ngoài đôi chân ngực 3. Cơ
24
24
quan sinh dục cái bên ngồi là Thelycum, có nhiệm vụ nhận và giữ túi tinh từ tôm đực
chuyển sang. Thelycum nằm giữa đôi chân ngực 4 và 5.
Sự phát triển buồng trứng ở tôm thẻ được chia làm 5 giai đoạn. Các đặc điểm
chính của từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1 (chưa phát triển): buồng trứng mềm, nhỏ, trong, khơng nhìn thấy
qua vỏ kitin, giai đoạn này chỉ có ở tơm con.
+ Giai đoạn 2 (phát triển): buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng
đục, hơi vàng, rải rác có các tế bào sắc tố đen (tế bào melamin) khắp bề mặt.
+ Giai đoạn 3 (gần chín): kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng xanh
đến xanh nhạt, có thể nhìn thấy rõ qua vỏ kitin.
+ Giai đoạn 4 (chín): kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, sắc nét. Ở
đốt bụng thứ 1, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ sang hai bên tạo thành cánh tam
giác.
+ Giai đoạn 5 (đã đẻ): kích thước buồng trứng vẫn lớn nhưng buồng trứng mềm
và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn 4, buồng trứng có màu xám nhạt.
Trong buồng trứng vẫn cịn trứng khơng đẻ.
Tóm lại, để chọn tơm bố mẹ sản xuất đạt chất lượng thì cơ quan sinh dục đảm
bảo cịn nguyên vẹn. Con đực có túi chứa tinh phồng, màu trắng sữa. Con cái có trứng
từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3.
2.4. Kiểm tra sức khỏe
Quan sát ngoại hình của tôm sú bố mẹ
- Quan sát tôm trong thau bằng mắt thường, Hình
1.2.10.
trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.
Tơm có
+ Cơ thể: cân đối.
ngoại
+ Vỏ: cứng, nhẵn (có thể nhận biết khi cầmhình tốt
tơm trong tay để đặt lên cân), khơng có vật
bám, khơng bị thơ ráp hoặc nứt.
+ Các phần phụ: chân, đuôi, chủy nguyên vẹn, không bị tổn thương.
+ Râu A2: khơng bị mịn, khơng ngắn hơn chiều dài toàn thân (ước lượng bằng mắt
thường, để so sánh râu A2 và chiều dài tồn thân tính từ mũi chủy đến mút đốt đuôi).
+ Màu sắc: Tự nhiên, tươi sáng, bóng mượt, khơng đen mang, đỏ thân.
Quan sát trạng thái hoạt động của tôm sú bố mẹ
25
25
Tơm khỏe khơng có dấu hiệu nhiễm bệnh, bơi nhanh nhẹn, khi bơi cơ thể
thẳng, đi xịe, phản xạ nhanh với tiếng động, ánh sáng, nếu khuấy động nước
chúng bật lùi nhanh, liên tục...
3. Thả tơm
Mục tiêu:
- Trình bày được mật độ thả nuôi và tỉ lệ tôm bố mẹ thả nuôi.
- Thả tôm bố mẹ vào nuôi thành thục
3.1. Xác định mật độ tôm nuôi
- Mật độ nuôi thường từ 2-4 con/m2 hay 400-500g/m2.
Ví dụ: Tơm có trọng lượng 150g/con, khơng ni q 3 con/m2.
Tơm có trọng lượng 200g/con, không nuôi quá 2 con/m2.
3.2. Xác định tỷ lệ đực cái
- Tỷ lệ đực/cái là 1/1.
Một số trại giống không ni vỗ tơm đực. Khi có tơm cái sắp lột xác, tôm đực
thành thục mới được mua, đưa vào bể để chuẩn bị cấy tinh nếu tôm không giao vĩ tự
nhiên được. Cách ni này làm giảm chi phí sản xuất nhưng không chủ động được
tôm đực.
3.3. Kỹ thuật thả tôm
Thả tôm vào bể nuôi vỗ thành thục sau khi được sát trùng và ni cách ly 2-3
ngày, khơng có dấu hiệu bệnh (hoạt động kém, bỏ ăn, thân chuyển màu đỏ, vỏ
mềm…).
Thực hiện thả tôm vào bể như sau:
- Kiểm tra sự tương đồng của nước trong bể nuôi cách ly và bể nuôi vỗ thành thục:
+ Nhiệt độ chênh lệch ít hơn 10C
+ pH chênh lệch khơng q 0,5
+ Độ mặn chênh lệch không quá 2‰
- Dùng vợt vớt tôm trong bể nuôi cách ly vào thau, xô chứa sẵn nước.
- Chuyển thau, xô chứa tôm sang bể nuôi vỗ thành thục.
- Vớt tôm từ thau, xô bằng vợt và thả vào bể nuôi vỗ thành thục