Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bé sưng tuyến vú - mẹ đừng lo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.11 KB, 4 trang )

Bé sưng tuyến vú - mẹ đừng lo
Dưới đây là 10 biểu hiện không đáng lo ở các bé sơ sinh, các bậc cha mẹ nên biết.
1. Thóp bé nổi các mạch máu
Những gì bạn thấy chỉ là hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn ở bé, do đó, bạn
đừng cuống lên và lo lắng. Sở dĩ thóp bé nổi các mạch máu là do vùng da thóp bảo
vệ sọ chưa hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, khiến ta cảm thấy như nhìn rõ tĩnh
mạch và động mạch vậy.

Bạn đừng quá lo nếu thấy phần thóp của bé nổi những mạch máu. (Ảnh minh họa).
2. Ra mồ hôi chân, tay
Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của bé. Ngay khi
mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá
trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.
Khi nhiệt độ môi trường cao, bé sơ sinh sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ
hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn
định.
3. Chảy máu âm đạo ở bé gái
Trong suốt thời kỳ thai nghén, nồng độ estrogen của mẹ tăng cao, có thể gây kích
thích tử cung bé gái. Bởi thế, chẳng có gì phải quýnh lên lo lắng nếu trong vài tuần
đầu sau sinh, tử cung bé gái tiết ra một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng.
Lưu ý: Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh
nhiễm trùng.
4. Một vết lõm nhỏ trên ngực của bé
Hãy thả lỏng và thư giãn nếu bạn thấy ngực bé có vết lõm nhỏ, vì đó không phải là
dấu hiệu bé bị tim mạch. Theo các chuyên gia, xương ngực được cấu tạo bởi 3
phần. Vết lõm mà bạn nhìn thấy có thể là do phần xương cuối bị lệch ra. Khi bé
lớn hơn, ngực và cơ bụng sẽ đưa phần xương lệch đó về đúng vị trí.
Thường thì vết lõm này ở bé gầy gò sẽ dễ nhìn hơn ở những bé 'có da có thịt'.

Nếu bé có vết lõm ở ngực thì đấy không phải là dấu hiệu tim bé có vấn đề. (Ảnh
minh họa).


5. Bé 'xì xoẹt' ngay sau mỗi lần ăn
Bé bú mẹ có thể bị 'tướt' sau mỗi lần bú, bởi vì, sữa mẹ giúp hệ tiêu hóa của bé
hoạt động 'suôn sẻ' và nhanh hơn. Bé bú sữa công thức, số lần đi vệ sinh chắc chắn
sẽ ít hơn vì bé mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn.
6. Liên tục nấc cụt
Kể cả chuyên gia giàu kinh nghiệm về nhi khoa cũng khó lòng lý giải nguyên do
tại sao bé liên tục nấc cụt. Một số lập luận rằng, nấc cụt là do sự hiểu lầm giữa não
và cơ hoành, cơ bụng kiểm soát hơi thở.
Dù bất kể nguyên nhân nào thì hiện tượng nấc cụt cũng là vô hại với bé.
7. Khóc
Hệ thần kinh của bé chưa ổn định nên bé rất dễ giật mình, hoảng sợ và khóc là
cách duy nhất để bé 'báo động' cho bố mẹ biết sự lo sợ, bất an của mình. Trong
trường hợp này, chỉ cần nhẹ nhàng vỗ về, ru bé vào giấc ngủ trở lại là mọi lo lắng
của bạn sẽ tan biến.
8. Mặt bé lấm tấm nốt đỏ
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị mụn trứng cá (mụn kê). Nhưng những nốt mụn trên mặt
bé hoàn toàn vô hại. Hiện tượng mụn kê thường xảy ra với bé 2 tuần - 2 tháng tuổi.
Với những trường hợp này, đơn giản, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch.
Lưu ý: Không nên bôi cho bé bất kỳ loại thuốc trị mụn nào, vì dễ làm tổn thương
làn da mỏng manh của bé.
9. Sưng tuyến vú
Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3 - 5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt
đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội
tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2 - 3 tuần.
Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của
trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến
vú của trẻ trong tương lai.
10. Thở không đều khi ngủ
Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn.
Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40 - 50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh

của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là
trong khi ngủ.

×