ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu!
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà.
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ cơi!
Mai sau dù có già rồi,
Con vẫn cần mẹ như thời trẻ thơ!
( Trích “Vẫn cần có mẹ”, Nguyễn Văn Thu)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà.
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Con về gần, mẹ đã xa,
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ côi!
Câu 4. Thông điệp mà anh( chị) tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thơng điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của lịng hiếu thảo trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.Trẻ em đi hái
bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết thì
gặt hái vừa xong, khơng kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới.
Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con
bướm sặc sỡ. (…) Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có
tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của
người đang thổi.
"Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta khơng có con trai con gái
Ta đi tìm người u".
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xn đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy
tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn
nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy
nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi
bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc
lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 6,7)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bức tranh thiên thiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật Mị ở đoạn trích
trên. Từ đó, nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tơ Hồi.
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Cuộc sống này vốn khơng chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dịng sơng, nó cịn
có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh
1
những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xơ
tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
(…) Làm cách nào để có thể đứng vững giữa mn vàn cạm bẫy, khó khăn, thử thách? Làm cách nào
để có thể ln hiên ngang vững vàng trên đơi chân của mình và mở rộng vịng tay chào đón những điều mà
cuộc đời mang đến? Điều gì giúp chúng ta vượt qua khó khăn trở ngại? Điều gì dẫn đường chỉ lối cho ta đi
xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được điều mong muốn?
Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc ln
cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng
điểm tựa thì khơng, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường
được gọi là “trọng tâm cuộc đời”. Đó là thứ bạn cần có và nên phải có dù cho bạn đang ở lứa tuổi thiếu
niên, thanh niên hay đã trưởng thành. Luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về nó,
có vậy bạn sẽ khơng lạc lối và thất vọng.
(Trích sách Sống như ngày mai sẽ chết - Phi Tuyết - Nxb Thế Giới, 2017)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, điều gì giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn?
Câu 2. Nêu tác dụng câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Anh/ chị hiểu “trọng tâm cuộc đời”là gì?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm Ln xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều
hướng về nó, có vậy bạn sẽ khơng lạc lối và thất vọng hay khơng? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ ý nghĩa việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy
nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo
gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn
chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình
giữa nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm
nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng
trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.
Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A
Sử với Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn
lửng lơ bay ngồi đường.
Anh ném pao, em khơng bắt
Em khơng u,quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự tinh tế khi diễn tả sự
hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tơ Hồi.
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Tốc độ chết người” là khái niệm đã rất quen với mọi người. Đua xe tốc độ đang là nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến tử vong ở Kuwait. Nếu mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút, ta đã có thể khơng
chỉ cứu sống nhiều mạng người mà cịn đem đến sự cứu rỗi cho chính tâm hồn mỗi người.
Khi mọi thứ quanh ta đang cùng trên đà tăng tốc, ta có thể cảm thấy bị thơi thúc phải lao vào cuộc
đua ấy. Tất cả mọi thứ đều được hối thúc nhanh, nhanh hơn nữa để được xem là hiệu quả hơn. Các dịch vụ
trực tuyến, giao hàng tận nơi, xe hơi, máy bay, Internet và nhiều thứ khác đều được thay đổi nhanh như bão
lốc. Tuy nhiên, mắt bão lại là nơi n bình và lặng gió. Ta cần học để có thể bình thản bước vào tâm bão, để
tránh bị ảnh hưởng từ những cơn lốc bên ngồi và có khả năng cư trú trong bình an.
Hãy thử kiểm tra đã bao nhiêu lần trong ngày bạn nói với mình:“cố lên”,“nhanh lên”,“lẹ lên”, và sau
đó bạn lại tự hỏi “vội vàng làm gì?”. Làm xong việc này rồi đến việc khác và cịn gì nữa? Xong rồi thì sao?
2
Cho đến khi nào mình mới hết việc?... Bạn có thấy được mình sẽ đi đâu và về đâu khơng? Bạn hãy tự kiểm
nghiệm để thấy rằng “muốn nhanh thì phải từ từ”.
( />Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút sẽ đem lại điều gì?.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Ta cần học để có thể bình thản bước vào
tâm bão, để tránh bị ảnh hưởng từ những cơn lốc bên ngoài và có khả năng cư trú trong bình an."
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Khi mọi thứ quanh ta đang cùng trên đà tăng tốc, ta có thể
cảm thấy bị thôi thúc phải lao vào cuộc đua ấy.
Câu 4. Anh chị có đồng tình hay khơng quan niệm“muốn nhanh thì phải từ từ”.Nêu rõ lí do.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống chậm cho tâm hồn của tuổi trẻ hơm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn
nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em
yêu người nào, em bắt pao nào!" Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau khơng cựa được. Mị khơng nghe
tiếng sáo nữa. Chỉ cịn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng n, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn
thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người u dỡ
vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng
nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mỵ lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang
tảng rồi khơng biết sáng từ bao giờ.
Mỵ bàng hồng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Khơng nghe
tiếng lửa réo trong lị nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ
chú của A Sử có cịn ở nhà, khơng biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi
hay cũng đang phải trói như Mị. Mị khơng thể biết.Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một
đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước,
ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ
quá, Mị cựa quậy, xem mình cịn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh
thịt.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 8,9)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn về người nơng
dân của nhà văn Tơ Hồi.
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Văn hóa có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt, nhưng theo tôi( Giản Tư Trung), hiểu một cách đơn
giản nhất, con người văn hóa là con người “tam tính”: nhân tính, quốc tính và cá tính. Đây chính là đặc
tính của con người tự do và cũng là đích đến của giáo dục khai phóng. Nhân tính là thứ để phân biệt giống
người với những giống loài khác, để phân biệt con người với muông thú cỏ cây và máy móc. Quốc tính là
thứ để phân biệt đồng bào với đồng loại của mình. Nếu như quốc tính cần được sàng lọc bởi nhân tính thì
cá tính sẽ được hình thành nên nền tảng của nhân tính và được vun bồi bởi quốc tính. Con người “tam tính”
sẽ là con người rất nhân loại, rất dân tộc, nhưng cũng rất là chính mình.
Ngồi ra, tơi cũng có một khái niệm khác về con người văn hóa, đó là con người “ba bề”: bề trong
(lương tri của mình), bề trên (đức tin của mình), bề ngồi (tính cách của mình).
Chính “tam tính” và “ba bề” (văn hóa) đó mới giúp ta minh định được đúng - sai, phải - trái, chân giả, thiện - ác, chính - tà; giúp ta hình thành được “chân thắng” và “chân ga” bên trong con người mình.
“Chân thắng” là để ngăn ta làm điều sai, điều ác (trái với “tam tính”); cịn “chân ga” sẽ thôi thúc ta làm
điều đúng, điều đẹp (hợp với “tam tính”).
(Hiểu biết về văn hóa có vấn đề, Giản Tư Trung)
( />Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
3
Câu 1. Theo tác giả, con người văn hoá được hiểu theo những cách nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ (về từ) trong câu:" Chính “tam tính” và “ba bề” (văn
hóa) đó mới giúp ta minh định được đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; giúp ta hình
thành được “chân thắng” và “chân ga” bên trong con người mình.."
Câu 3. Việc tác giả đưa ra nhận định:“Con người “tam tính” sẽ là con người rất nhân loại, rất dân
tộc, nhưng cũng rất là chính mình." có tác dụng gì?
Câu 4. Thơng điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thơng điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ giải pháp ngăn chặn hiện tượng loạn chuẩn trong giới trẻ thiếu văn hoá hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu khơng có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết
héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt
đầu ra dóm lị bung ngơ, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm,
nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang,
thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi
lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ cịn ở
với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp.Nhưng đêm
sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt
trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen
lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế
kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng
người ta đến chết,nó bắt mình chết cũng thơi,nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà
này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia
việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 13)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn
Tơ Hồi đối với nhân dân Tây Bắc.
4