Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của Quan điểm : Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản Lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.48 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 2
1.Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................2
2.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................3
3.Kết cấu tiểu luận.........................................................................................................3
NỘI DUNG..................................................................................................................... 4
Chương 1 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
hiện nay........................................................................................................................... 4
1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về về cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam hiện nay..........................................................................................................4
1.2.Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
hiện nay........................................................................................................................... 6
1.3.Đánh giá ý nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.....10
Chương 2 : Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của Quan điểm : Cách mạng giải
phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản Lãnh đạo......................11
2.1.Giá trị lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hiện nay..................11
2.2.Giá trị thực tiễn về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hiện nay..............13
2.3.Phương hướng thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh................................................14
2.4.Thành tựu vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.....................................15

1


KẾT LUẬN................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17

2


MỞ ĐẦU.
1.Tính cấp thiết của đề tài.


Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng phong phú, sơi động
của Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta nhiều “Di sản” quý báu, trong đó, những sáng
tạo lý luận của Người về cách mạng giải phóng dân tộc là một dấu ấn nổi bật, góp phần
tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời có giá trị thời đại sâu
sắc. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc phản
ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và cơng bằng, bình đẳng của khơng chỉ
dân tộc Việt Nam mà cịn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên
thế giới, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Có thể
nói, giải phóng dân tộc là nguyện vọng cháy bỏng hơn bất cứ yêu cầu nào khác. Nó là
điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân chủ của con người.
Chính vì vậy, em xin chọn và phân tích đề tài : Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc, giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của Quan điểm : Cách
mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản Lãnh đạo
2.Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp riêng (ngành): là các phương pháp chỉ sử dụng trong các ngành
riêng biệt. Mỗi khoa học đều có các phương pháp đặc thù, chỉ sử dụng riêng trong
ngành mình, khơng thể sử dụng cho ngành khác; ví dụ: ẩn dụ, thậm xưng, … trong văn
học; log, tích phân, … trong tốn học.
Phương pháp chung: là các phương pháp có thể được áp dụng trong nhiều ngành
khác nhau; ví dụ: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, xác suất
thống kê, …
3


Phương pháp chung nhất: là các phương pháp có thể sử dụng cho tất cả các ngành
khoa học, đó là phương pháp của triết học.
3.Kết cấu tiểu luận.

Bài tiểu luận của em gồm các vấn đề sau :
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hiện nay.
 Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của Quan điểm : Cách mạng giải phóng
dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản Lãnh đạo
Do kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, lại bị hạn chế về thời gian nên bài
làm không tránh khái những khiếm khuyết. Với tinh thần thực sự muốn hiểu biết thêm
về vấn đề này, muốn có nhiều kiến thức thực tế, em rất mong nhận được sự quan tâm,
trao đổi và góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn để hoàn hiện hơn nữa bài làm cũng
như kiến thức của mình.

4


NỘI DUNG
Chương 1 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
hiện nay.
1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về về cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam hiện nay.
Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngồi tìm đường cứu nước khi các cuộc
khởi nghĩa, phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều bị thất bại và
dìm trong biển máu. Nguyên nhân làm cho các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước
thất bại chủ yếu do khơng có đường lối đúng đắn. Tình hình cách mạng Việt Nam trước
khi có Ðảng đen tối như khơng có đường ra.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau hơn 10 năm hoạt
động trong phong trào các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân trên khắp các châu
lục, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Ði theo Lê-nin, nghiên cứu kinh nghiệm các
cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Chỉ có Cách mạng Tháng
Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì sau khi cách mạng thắng lợi, quyền lực chính
trị, quyền lợi thuộc về quần chúng cơng nơng. Tiếp thu chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định,

muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác, con đường cách
mạng vơ sản. Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Bác Hồ ủng hộ Quốc
tế Cộng sản do Lê-nin sáng lập, tham gia Ðại hội Tua, trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên và là một trong những người sáng lập Ðảng Cộng sản Pháp.
Như vậy, ngay từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta vào quỹ đạo của
cuộc cách mạng vô sản. Nghĩa là sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta gắn liền
với sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, những người lao động và các dân tộc bị áp
5


bức trên thế giới. Người cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa là một
bộ phận khơng thể tách rời mà gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân, những người lao động khắp các châu lục. Ðiểm đặc sắc, nổi bật trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là, ngay lúc đầu khi tiếp thu lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã thấy được vai trị to lớn của cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng giải
phóng dân tộc với cách mạng vơ sản ở chính quốc như "hai cánh của một con chim".
Rằng, cách mạng ở các nước thuộc địa có thể và phải chủ động tiến lên giành thắng lợi,
không thụ động chờ thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc mà bằng cuộc đấu tranh
của nhân dân do Ðảng lãnh đạo, cách mạng thuộc địa thắng lợi có thể góp phần hỗ trợ
tích cực cách mạng vơ sản ở chính quốc. Từ nhận thức ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã
ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng các tầng lớp
thanh niên, cơng nhân, nơng dân, trí thức... Nguyễn Ái Quốc thành lập các tổ chức yêu
nước và cách mạng, tập hợp lực lượng, bồi dưỡng, đào tạo cốt cán, tiến tới thành lập
Ðảng Cộng sản Việt Nam để trong nước thì tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng,
bên ngồi thì liên hệ với giai cấp vơ sản khắp các nơi.
Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong
kiến, lực lượng giải phóng dân tộc là lực lượng tồn dân, trong đó liên minh cơng nơng
làm nịng cốt. Do đó, Ðảng phải giáo dục và tổ chức toàn dân đứng lên làm cách mạng.

Bác Hồ đề ra chiến lược đại đoàn kết tồn dân dưới ngọn cờ cứu nước, giải phóng dân
tộc để tập hợp tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước, "đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đồn kết tồn dân tộc là sức mạnh vô địch.
Ở giai đoạn đầu của cách mạng, Ðảng phải tập trung lãnh đạo toàn dân làm cách mạng
giành độc lập dân tộc. Ðầu năm 1941, sau 30 năm bơn ba ở nước ngồi, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc về nước chủ trì Hội nghị T.Ư 8, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và
thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân, phát động nhân
dân vùng dậy đấu tranh giành chính quyền. Người chỉ rõ: Giải phóng dân tộc là nhiệm
vụ, mục tiêu hàng đầu của cách mạng. Bởi vì, "nếu khơng giải quyết được vấn đề dân
6


tộc, khơng địi được độc lập tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể dân tộc
cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi giai cấp đến vạn năm sau cũng khơng địi lại
được (Văn kiện Ðảng, Tồn tập, t3, tr.48). Bác Hồ nói, dù có phải đốt cháy dãy Trường
Sơn cũng phải giành cho được độc lập.
1.2.Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
hiện nay.
Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản
Yêu nước và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập
là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phát huy truyền thống đánh giặc giữ
nước của dân tộc, tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm
than, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường
cứu nước mới cho dân tộc. Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều
năm bơn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra
con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo
con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây

giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng cách mạng vơ sản, là cuộc cách mạng tồn diện, sâu sắc và triệt để. Cuộc
cách mạng đó khơng chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội.
Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng
sản lãnh đạo
Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững
7


cách mệnh mới thành cơng...”. Đảng đó phải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu
mới của V.I.Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhiệm vụ lãnh đạo của
Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng
giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách
mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng
sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành
độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên
được thơng qua tại Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng
định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng, Đảng khơng chỉ là của riêng giai cấp cơng nhân, mà của tồn dân tộc.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), Hồ Chí Minh phân tích: “Trong giai
đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là
một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, cho nên phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Năm 1961, khi nhân dân miền
Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định:
“Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”.
Đó là một Đảng đạo đức và văn minh, được võ trang bằng lý luận Mác - Lênin;
có bản lĩnh chính trị vững vàng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trong

sáng, năng lực trí tuệ dồi dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ thực tiễn Việt Nam
và theo kịp bước tiến của thời đại. Đảng đó phải xây dựng được một Mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu dài, chân thành, đồn kết; trong đó, lực lượng của
Đảng là cả dân tộc, mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng. Đảng đó cịn biết tập
hợp các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới đấu tranh chống kẻ thù chung là
chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ là: hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân
trên cơ sở liên minh công nông

8


Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn
kết tồn dân, trên cơ sở liên minh cơng nơng làm nịng cốt”... Trong đó, “thực hiện cho
được liên minh cơng nơng vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất những thắng lợi của cách
mạng”
Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nơng dân, Hồ Chí Minh cho
rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ ln có
ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc
phải có sự tham gia của giai cấp nơng dân và là sự nghiệp của tồn dân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: Nơng dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh
rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn
độc lập, thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nơng dân
sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lịng nồng nàn u nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu
tranh và hy sinh. Do vậy, vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam, thực chất là vấn đề
nông dân. Nông dân vừa là động lực, vừa là lực lượng đơng đảo, nịng cốt, và cũng là
đối tượng vận động của cách mạng.
Đánh giá cao vai trị, sứ mệnh của giai cấp nơng dân, nhưng Hồ Chí Minh ln
khẳng định, giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng phải lãnh đạo

xây dựng khối liên minh cơng - nơng làm nịng cốt cho Mặt trận Dân tộc thống nhất. Hồ
Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam,
những người dân mất nước, đang phải chịu thân phận nô lệ, tham gia vào Mặt trận Dân
tộc thống nhất, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc
lập, tự do. Đây là luận điểm rất mới, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách
mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc. Đó là sự bổ sung kịp thời vào
kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, đối với cách mạng Việt Nam,
luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở
liên minh công - nông đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình
tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.

9


Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường
cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ
trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi
hoàn toàn
Vượt lên tư tưởng của các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh xác
định phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải được tiến hành bằng
con đường cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh
vũ trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn
toàn.
Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh
đã nhận thức sâu sắc bản chất của chế độ thực dân: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã
là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”,“lũ giặc cướp nước, chết thì
chết, nết khơng chừa. Càng gần thất bại thì chúng càng hung ác”. Người khẳng định:
“Độc lập tự do khơng thể cầu xin mà có được”. Vì vậy, để thực hiện cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc, cũng như cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ, tất yếu
phải “Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính

quyền và bảo vệ chính quyền”.
Quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh khơng hề đối lập với tinh thần
u chuộng hịa bình và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc Việt Nam mà là sự tiếp nối
truyền thống nhân nghĩa của cha ông ta. Đối với Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh
chính nghĩa để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, việc sử dụng bạo lực cũng nhằm
mục đích hịa bình: “Dụng việc binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu dân, cứu nước”.
Theo Người, hịa bình phải là nền hịa bình thật sự, gắn liền với độc lập, chủ quyền của
Tổ quốc và tự do, dân chủ của nhân dân. Nếu mục tiêu đó không được đáp ứng, phương
thức tiến hành chiến tranh tất yếu là bạo lực cách mạng. Đó chính là nghệ thuật khéo léo
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của Người.

10


1.3.Đánh giá ý nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tuy đề cao vai trị của bạo lực cách mạng nhưng Hồ Chí Minh khơng tuyệt đối
hóa vai trị của bạo lực, của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh cách mạng. Với Người,
đấu tranh vũ trang chỉ là một trong những phương pháp để thực hiện mục tiêu chính trị
của cách mạng. Với tinh thần ấy, sau khi về nước chuẩn bị giành chính quyền, tháng 121944, trên cơ sở nghiên cứu kỹ tình hình cách mạng trong nước và trên thế giới, Hồ Chí
Minh ra Chỉ thị thành lập đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng qn”. Người căn dặn:
“Chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng
sau”. Chỉ thị nêu rõ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, phương châm
xây dựng ba thứ quân, phương thức hoạt động là kết hợp quân sự với chính trị.
Trong q trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh và Đảng đã
chỉ đạo tích cực xây dựng và phát triển lực lượng, để khi có thời cơ sẽ phát động khởi
nghĩa vũ trang. Trước hết là xây dựng các căn cứ địa, đồng thời mở các lớp đào tạo,
huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của quần chúng... Với sự chủ động,
tích cực chuẩn bị đón chờ thời cơ khởi nghĩa, tháng Tám năm 1945, khi thời cơ đến,
lệnh “Tổng khởi nghĩa” được ban ra, chỉ trong chưa đầy nửa tháng, cả nước đã đứng lên
giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, kế thừa
và phát huy nghệ thuật lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đã tập trung lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, với ba thứ quân và khơng ngừng nâng cao trình
độ kỹ thuật, chiến thuật của quân đội để đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù;
đồng thời, kết hợp với xây dựng lực lượng chính trị mạnh mẽ của quần chúng để khi
thời cơ đến tiến hành tổng tiến công, giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc.

11


Chương 2 : Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của Quan điểm : Cách mạng
giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản Lãnh đạo.
2.1.Giá trị lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hiện nay.
Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc phản
ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và cơng bằng, bình đẳng của khơng chỉ
dân tộc Việt Nam mà cịn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên
thế giới, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(16). Có
thể nói, giải phóng dân tộc là nguyện vọng cháy bỏng hơn bất cứ yêu cầu nào khác. Nó
là điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân chủ của con người.
Điều đặc biệt cần lưu ý, sáng tạo của Hồ Chí Minh khơng chỉ là người xây dựng
cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam mà còn là
người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Trong q trình tổ
chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu. Người tổ chức vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc với tinh thần “các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”. Kháng chiến đi đôi với kiến quốc, đấu tranh đi đôi với xây dựng, cùng
một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là nét độc đáo của cách mạng Việt Nam

mang dấu ấn Hồ Chí Minh. Người xác định, kháng chiến trường kỳ gian khổ, phức tạp,
khó khăn, nhưng nhất định thắng lợi. Lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc vốn đã sáng tạo nhưng lại ngày càng sáng tạo hơn vì đã đi vào thực tiễn,
được làm phong phú bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân
dân Việt Nam.
Thực tiễn lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống
chiến tranh xâm lược đã làm phong phú thêm lý luận của Người về cách mạng và chiến
tranh giải phóng. Từ đó, có thể khẳng định, những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh
12


về cách mạng giải phóng dân tộc, cả thực tiễn và lý luận đã bổ sung cho kho tàng lý
luận cách mạng thế giới, kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như truyền thống
dựng nước và giữ nước đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.
Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang
tính thời đại thể hiện đậm nét ở chỗ, nó đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới. Nếu như thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thức
tỉnh các dân tộc trên thế giới về quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, thì thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên
Phủ đã làm “chấn động địa cầu”, thức tỉnh các dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh vùng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc.
2.2.Giá trị thực tiễn về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kiên định con đường cách mạng
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
kiên trì mục tiêu: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Hiện nay, tư tưởng của Người vẫn soi
sáng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vấn đề quan trọng
nhất được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
Để đạt được điều đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải nắm chắc hạt nhân tư

tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, nắm vững phương
thức giải quyết mối quan hệ dân tộc - con người trên cơ sở nhận thức chính xác đặc
điểm của dân tộc và sự vận động, phát triển của thời đại. Chỉ có như vậy, chúng ta mới
thành công trong nhiệm vụ đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống để giải quyết
những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đó cũng là một trong những điều kiện quan trọng nhất
bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Có thể nói, mục đích cao nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo
13


lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, quan điểm nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Chúng
ta thấy, trong tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của
Bác bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng
bào, đồng chí và nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Bác là tấm gương tiêu biểu
về lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người nghèo
khổ, bị áp bức, bất công. Nhớ lại, ngay sau ngày Tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu
tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáu vấn đề cấp bách mà tất cả đều vì con
người, cho con người: Ðó là cứu đói, bảo đảm quyền được ăn để sống cho dân; chống
nạn mù chữ; xây dựng Hiến pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ; giáo dục tinh thần
cần kiệm, liêm, chính; chống lối bóc lột vơ nhân đạo, cấm hút thuốc phiện; tín ngưỡng
tự do, lương giáo đồn kết.
Vấn đề lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người là quan điểm
"trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân", khơng có sức mạnh nào bằng sức mạnh
đồn kết của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định rằng, nhân dân lao
động, trước hết là cơng nhân, nơng dân, trí thức, bộ đội là những lực lượng cơ bản của
cách mạng, là người chủ và làm chủ xã hội mới. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng vẻ vang
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người đều do con người sáng
tạo, làm nên. Dời non lấp biển, xây dựng xã hội mới, phấn đấu cho thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đều do con người, vì con người. Người nhiều lần nhấn

mạnh rằng, thanh niên là đội quân chủ lực xây dựng thắng lợi xã hội mới, xã hội chủ
nghĩa. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng
xây dựng những tập thể anh hùng, tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, đồng thời rất quan
tâm con người cụ thể, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thiết thực của các
tầng lớp cơng nhân, nơng dân, bộ đội, phụ nữ, thanh niên, người già, trẻ em. Bác Hồ đặc
biệt quan tâm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Người nói: Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Bác chú trọng biểu
dương, khen ngợi, động viên mọi người phát huy dân chủ và tinh thần tập thể, chủ nghĩa

14


anh hùng cách mạng, khơi dậy phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đồng thời phê phán thói hư,
tật xấu, chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người, nhất là cán bộ, đảng viên.
2.3.Phương hướng thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh
Ở nước ta khơng có đất cho chủ nghĩa tư bản thống trị như một chế độ xã hội,
khơng có đất cho một chủ thuyết chính trị nào khác khả dĩ được nhân dân chấp nhận,
ngoài độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với
ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một chủ thuyết chính trị khác,
chẳng hạn chủ nghĩa xã hội dân chủ ai đó đang mơ tưởng, đối lập với độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, dù có tơ vẽ ngụy trang thế nào đi nữa thì rốt cuộc thực chất khơng thể
gì khác là một đường lối đưa dân tộc trở lại số phận nô lệ hay phụ thuộc vào các thế lực
đế quốc thực dân bên ngoài.
Tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt từng được thử thách của đội tiên phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất
định thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng vĩ đại đã được lịch sử dân tộc lựa chọn.
Cách mạng là sáng tạo, là sự thống nhất biện chứng giữa những quy luật phổ biến với
tính đặc thù của từng dân tộc. Khơng có mơ hình duy nhất trong thực tiễn cho các quốc
gia. Chủ nghĩa giáo điều, dù cũ hay mới, cũng như chủ nghĩa xét lại đều trái với con

đường cách mạng và phát triển Việt Nam.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kết hợp
nhuần nhuyễn, khơn khéo và thơng minh tính kiên định về nguyên tắc và mục tiêu
không thay đổi với đầu óc uyển chuyển, tinh thần và khả năng thường xuyên đổi mới,
sáng tạo phù hợp, đáp ứng tình hình quốc tế và đất nước giai đoạn đầy biến động nhanh
và khơn lường hiện nay - đó là bí quyết thành công trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của Đảng ta và dân tộc ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng
định: “ Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển
của lịch sử.”[
15


2.4.Thành tựu vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người là sự nghiệp cách
mạng của đoàn kết dân tộc do Ðảng lãnh đạo. Ðảng vững mạnh cách mạng mới thành
công. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng của Ðảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Ðảng phải có
đường lối chính trị đúng đắn, gắn bó mật thiết với nhân dân. Ðảng phải làm trịn nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc tự do, đồng bào được ấm no, hạnh phúc.
Giải phóng dân tộc là tiền đề cho giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ðộc
lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, do đó, giải phóng dân tộc rồi thì thực hiện q độ
lên chủ nghĩa xã hội, bằng bước đi, biện pháp phù hợp thực tiễn đất nước, làm cho dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người,
phải phát huy cao độ nội lực, đem sức ta mà giải phóng cho ta, đồng thời kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế trong sáng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và nói riêng về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, dẫn dắt Ðảng
và nhân dân ta tiến hành tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc;

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi, thu non sông về
một mối, Tổ quốc thống nhất, cả nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực
hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước.

16


KẾT LUẬN.
Mục tiêu hàng đầu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chính là
việc tập hợp được tất cả các lực lượng quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân và
nông dân để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đi theo con đường
cách mạng vô sản.
Với việc tiếp thu những tư tưởng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Nguyễn Ái Quốc đã có những bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của mình.
Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác
ngộ giai cấp và từ một người con yêu nước thành một người cộng sản.
Người đã vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc
để đưa ra những đường lối đúng đắn đối với cách mạng nước ta. Đồng thời, Hồ Chí
Minh cũng nhấn mạnh vai trị của việc đồn kết với phong trào cách mạng quốc tế,
không để chủ nghĩa tư bản có điều kiện cơ lập phong trào giành độc lập và các cuộc
cách mạng tư ở từng quốc gia, từng thuộc địa.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
(1) Chín nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha,
Hà Lan) với số dân 320.657.000 người, với diện tích 11.407.606 cây số vng thống trị
và bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng chục dân tộc với số dân 560.193.000 người trên
diện tích 55.637.000 cây số vng (Xem, Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc

gia, H. 2000, t.1, tr.277).
(2) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, t.2, tr.59.
(3) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.6, tr.171.
(4) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.128.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, H. 2001, tr.83.
(6) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.11, tr.674.
(7) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.127.
(8) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.3, tr.1.
(9) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.3, tr.1.
(10) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.108.
(11) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.512.

18


19



×