Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Khóa luận Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre – Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 129 trang )

1


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
........................................................................................

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành:
Kinh tế đối ngoại
Đề tài:

Giải pháp phát triển xuất khẩu
tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ
phần Thực phẩm CJ Cầu Tre –
Thành phố Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S. CHU BẢO HIỆP
Sinh viên:
DƯƠNG NGỌC ÁNH
MSSV: 64011400845


ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..


…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
….......... ngày…….. tháng…….. năm……..
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và đóng dấu)

i


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..
….......... ngày…….. tháng…….. năm……..
Hội đồng phản biện
(Ký tên và đóng dấu)

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gịn em đã
ln nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, các anh chị để em có
thể được học hỏi, trau dồi các kiến thức chuyên mơn lẫn thực tiễn để hồn thành tốt bài khóa
luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn trực tiếp của em – thầy Chu Bảo Hiệp,
người đã luôn theo sát từng bước, luôn tận tâm chỉ dẫn, nhắc nhở và cung cấp những kiến thức
cũng như kinh nghiệm chuyên môn, thực tế của thầy trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội – chính
trị. Thầy đã hướng dẫn em tiếp cận với thực tế doanh nghiệp, cách xử lý dữ liệu, trình bày
thơng tin giúp cho em hồn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn các thầy cô, các giảng viên của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU)
đã chỉ dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Những hoạt động học tập, vui chơi, tổ chức
sự kiện, tham gia các sự kiện,... trong suốt khoảng thời gian được làm sinh viên của trường sẽ
là những trải nghiệm, những kinh nghiệm và hồi ức quý báu cho em sau khi ra trường.

Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài luận văn này dù đã cố gắng nhưng em
biết rằng mình vẫn cịn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tế. Vì những điều em cịn thiếu sót, em hy vọng rằng sẽ nhận được sự chỉ bảo, nhận xét
và góp ý của thầy và hội đồng phản biện.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một
chương trình cấp bằng đại học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào tạo cấp bằng nào
khác.
Tơi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực của cá nhân tơi. Các kết
quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm
việc của cá nhân tơi.
Cùng với đó, tơi xin cam kết rằng tồn bộ nội dung của bản Luận văn này là do cá nhân
tơi làm, khơng có sự can thiệp hay giúp đỡ từ bất kì ai (ngoại trừ giáo viên hướng dẫn trực tiếp
và công ty cung cấp thông tin, số liệu).
Cuối cùng, tơi xin cam kết sẽ chịu hồn tồn trách nhiệm nếu bản Luận văn này quy
phạm quy định đã nêu trong Khóa luận văn tốt nghiệp của nhà trường.
….......... ngày…….. tháng…….. năm……..
Người cam kết
(Ký tên và đóng dấu)

iv


MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................... i
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN .........................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... iii
LỜI CAM KẾT ....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC................................................................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................................... viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ ............................................. xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4

1.4

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4

1.5

Phương pháp luận nghiên cứu ..................................................................................... 4

1.6

Kết cấu đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 6

2.1 Tổng quan về xuất nhập khẩu .......................................................................................... 6
2.1.1.

Khái niệm và lý thuyết về xuất nhập khẩu........................................................... 6

2.1.2.

Các điều kiện thương mại áp dụng cho vận tải biển ............................................ 6

2.1.3.

Vai trò và nhiệm vụ.............................................................................................. 7

2.1.4.

Quy trình và thủ tục xuất nhập khẩu .................................................................... 9

2.2. Các phương thức thanh toán.......................................................................................... 11
2.2.1.

Khái niệm về các phương thức thanh toán quốc tế ............................................ 11

2.2.2.

Các văn bản quy định được áp dụng trong thanh toán quốc tế .......................... 11

2.3.

Các phương thức xuất khẩu ....................................................................................... 12


2.4.

Các chứng từ chủ yếu trong xuất nhập khẩu ............................................................. 14

v


2.4.1.

Khái niệm về các loại chứng từ trong xuất nhập khẩu....................................... 14

2.4.2.

Những quy định cần lưu ý của các loại chứng từ .............................................. 20

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp .............................. 20
2.6 Khung lý thuyết .............................................................................................................. 21
2.7 Khung khái niệm ............................................................................................................ 22
2.8 Khung phân tích ............................................................................................................. 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
3.1 Phương pháp thống kê .................................................................................................... 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................................... 24
3.3 Phương pháp so sánh ...................................................................................................... 25
3.4 Phương pháp phân tích và tổng kết ................................................................................ 25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CJ CẦU TRE ...................................................................... 28
4.1 Tổng quan về doanh nghiệp ........................................................................................... 28
4.1.1 Tổng quan ................................................................................................................ 28
4.1.1.1 Lĩnh vực kinh doanh .......................................................................................... 29
4.1.1.2 Các sản phẩm của cơng ty .................................................................................. 30

4.1.2

Q trình hình thành và phát triển doanh nghiệp ............................................... 36

4.1.2.1 Sơ lược về công ty Direximco, tiền thân của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ
Cầu Tre ............................................................................................................................. 36
4.1.2.2 Chuyển thể từ Direximco sang Xí nghiệp Cầu Tre ........................................... 37
4.1.3

Các giai đoạn phát triển của công ty .................................................................. 39

4.1.5 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp ....................................... 44
4.1.6 Cơ sở vật chất, kĩ thuật ............................................................................................ 55
4.1.7 Định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 ............................................... 55
4.2

Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre .... 57

4.2.1 Phân tích thực trạng kinh doanh của Cơng ty CJ Cầu Tre ...................................... 57
4.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu sang thị trường Mỹ ................................................ 65
4.2.2.1 Sơ lược về tình hình xuất khẩu các sản phẩm của Công ty vào thị trường Mỹ . 65
4.2.2.2 Phương thức thanh toán ..................................................................................... 67
4.2.2.3 Phương thức xuất khẩu ...................................................................................... 70
4.2.2.4 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu của Bộ phận Kinh doanh quốc tế ..... 72
4.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ...................... 75

4.3.1 Môi trường kinh doanh ở Mỹ .................................................................................. 75


vi


4.3.1.1 Tình hình kinh tế - chính trị ............................................................................... 75
4.3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng ................................. 76
4.3.1.3 Truyền thông, công nghệ ................................................................................... 86
4.3.2

Các đối thủ cạnh tranh ....................................................................................... 86

4.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh đến từ Việt Nam ........................................................... 87
4.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài ............................................................... 89
4.3.3

Các rào cản ......................................................................................................... 90

4.3.3.1 Rào cản thuế quan .............................................................................................. 90
4.3.3.2 Hàng rào kĩ thuật ............................................................................................... 91
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ........................................................................ 95
5.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của CJ Cầu Tre ................................................ 95
5.2 Xác lập ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu ........................... 98
5.3 Giải pháp ...................................................................................................................... 101
5.3.1 Đối với Nhà nước .................................................................................................. 101
5.3.2 Đối với doanh nghiệp ............................................................................................ 102
5.4 Kết luận ........................................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................108
PHỤ LỤC..............................................................................................................................110

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thị phần doanh thu xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thực
phẩm CJ Cầu Tre tại các thị trường (2017)
Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng tài sản Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre từ năm
2015 - 2017
Biểu đồ 4.3 Doanh thu và lợi nhuận của CJ CTE JSCO giai đoạn 2015 – 2017
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ (2017)
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu các dân tộc tại Mỹ (2018)
Biểu đồ 4.6 Các yếu tố ảnh hưởng sự lựa chọn thực phẩm của người Mỹ (2017)
Biểu đồ 4.7 Các lý do sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói (2017)

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Khung khái niệm
Sơ đồ 2.2. Khung phân tích
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty CJ Cầu Tre (2017)
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình thanh tốn TT
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ quy trình thanh tốn L/C

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Khung lý thuyết

Bảng 3.1: Ma trận SWOT
Bảng 4.1 Hội đồng quản trị công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre
Bảng 4.2 Ban Giám đốc công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre
Bảng 4.3 Ban Kiểm soát công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre
Bảng 4.4 Các loại tài sản trong tổng tài sản của công ty CJ Cầu Tre giai đoạn 2015 – 2017
Bảng 4.5 Phân tích doanh thu cơng ty CJ Cầu Tre giai đoạn 2015 – 2017
Bảng 4.6 Thống kê tình hình xuất nhập khẩu thực phẩm chế biến đông lạnh giữa Mỹ và Việt
Nam giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 4.7 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty CJ Cầu Tre tại thị trường Mỹ
Bảng 5.1 Ma trận SWOT của CJ CTE JSCO

x


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1 Tồn cảnh Cơng ty CJ CTE JSCO
Hình 4.2 Bánh Mandu Hàn Quốc
Hình 4.3. Dim sum
Hình 4.4. Thực phẩm Real
Hình 4.5. Chạo viên
Hình 4.6. Chả giị
Hình 4.7. Thực phẩm chay
Hình 4.8. Giị chả
Hình 4.9. Nem nướng
Hình 4.10. Dimsum Hải sản
Hình 4.12. Xúc xích Tupy
Hình 4.11. Xúc xích phơ mai CheeseBON
Hình 4.13. Xúc xích Tupy
Hình 4.14. Trà ôlong

Hình 4.15. Trà túi lọc
Hình 4.16. Trà khổ qua
Hình 4.17. Trà lài
Hình 4.18. Bún nấu chín
Hình 4.19. Súp nấu chín sẵn
Hình 4.20 Món xào chín sẵn
Hình 4.21 Xơi nấu chín sẵn
Hình 4.22 Món Á- Âu nấu chín sẵn
Hình 4.23 Cháo nấu chín sẵn

xi


Hình 4.24. Bánh nón khoai tây
Hình 4.25. Bánh nón trái cây
Hình 4.26. Há cảo 4 mùa
Hình 4.27. Chả giị 4 mùa
Hình 4.28. Chả giị bí đỏ
Hình 4.29. Xơi lá sen
Hình 4.30. Há cảo cá vàng
Hình 4.31. Xíu mại 4 mùa
Hình 4.32. Há cảo cá
Hình 4.32. Há cảo hoa
Hình 4.33. Bánh cuộn khoai tây
Hình 4.34. Mẫu nhãn dinh dưỡng theo quy định của của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (2016)

xii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ

CJ CTE JSCO (CJ Cau Tre Foods Joint Stock Company): Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ
Cầu Tre
CJ: Cheiljedang Corporation
BTGĐ: Ban Tổng Giám đốc
ĐBCL: Đảm bảo chất lượng
XNK: Xuất nhập khẩu
ATTP: An tồn thực phẩm
R&D (Research and Development): Phịng Nghiên cứu và phát triển
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
UK (United Kingdom): Vương quốc Anh
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
ODA (Official Development Assistance): Vốn viện trợ khơng hồn lại (là một hình thức đầu
tư nước ngoài)
ERP (Enterprise resource planning): Hệ thống quản lý tài nguyên của công ty
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Hệ thống quản lý chất lượng an toàn
thực phẩm phát hiện các mối nguy và kiểm soát chúng.
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
LOT (Lot Numbers): Số lô sản xuất
TUV (TUV Rheinland): Tổ chức chứng nhận chuyên về đánh giá chất lượng, kiểm định sản
phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế
OEM (Original Equipment Manufacturer): Nhà sản xuất thiết bị, phụ tùng, sản phẩm gốc

xiii


VNACC/VCIS (Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System): Hệ thống thơng
quan hàng hóa tự động

TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement): Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương
CPTTP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership): Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương
L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng
TT (Telegraphic Transfer): Chuyển tiền bằng điện
FOB (Free On Board): Điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi
CIF (Cost, Insurance and Freight): Điều kiện giao hàng tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
C/O (Certificate of original): Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa
C/I (Comercial Invoice): Hợp đồng thương mại
B/L (Bill of lading): Vận đơn
P/L (Packing List): Phiếu đóng gói hàng hóa
P/O (Purchase Order): Đơn đặt hàng
C/C (Catch Certificate): Giấy chứng nhận đánh bắt thủy sản
BRC ( British Retailer Consortium ): Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội
bán lẻ Anh thiết lập vào năm 1998 nhằm kiểm sốt chất lượng và an tồn thực phẩm.
Chứng chỉ Halah: Giấy chứng nhận sản phẩm khơng có chất cấm và đáp ứng các yêu cầu vệ
sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất theo Luật Hồi giáo
BTA (Bilateral Trade Agreement): Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ
MFN (Most Favoured Nation): Đãi ngộ Tối huệ quốc

xiv


NPPO (National Plant Protection Organization): Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia
FDA (Food and Drug Administration ): Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
NOAAA (National Oceanic and Atmospheric Administration): Cục Quản lý Đại dương và

Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ
SIMP (Seafood Import Monitoring Program): Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu Hoa
Kỳ
IUU (illegal, unreported and unregulated fishing): Các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp,
khơng có báo cáo và khơng được quản lý

xv


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Thực phẩm là nguồn sống của con người. Trong xã hội hiện đại nhu cầu vật chất, hưởng
thụ ngày càng được xã hội quan tâm, người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến sự đa dạng hóa
các loại thực phẩm, giá cả, chất lượng cũng như an toàn thực phẩm là một mối quan tâm hàng
đầu. Cùng với sự phát triển của xã hội thì quỹ thời gian sẽ ngày càng hạn chế, thực phẩm chế
biến sẵn là một ưu tiên hàng đầu để giải quyết các vấn đề trên. Do đó, ngành Cơng nghiệp thực
phẩm hiện nay đang có xu hướng gia tăng một cách mạnh mẽ, nhất là về mặt hàng các sản
phẩm chế biến sẵn, nắm giữ vai trò quan trọng và trở thành điều kiện tiền đề cho sự phát triển
của một quốc gia. Nhiều yếu tố tác động như thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số quốc gia cũng sẽ làm giảm bớt sản lượng lương thực
thực phẩm, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp hơn sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất lương thực ở nhiều quốc gia. Những yếu tố trên sẽ là một thách
thức lớn đối với nguồn cung thực phẩm trong tương lai gần. Vì vậy nắm bắt được xu hướng
này, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua sự phát triển
mạnh mẽ của nền Công nghiệp thực phẩm và đang từng bước khẳng định vị thế của mình ở
Đơng Nam Á nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Mà Mỹ là một thị trường tiềm năng
và cũng là một đối tác chiến lược của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các
hoạt động xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Mỹ.
Một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến xa hơn trong ngành
là sự gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết vào sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam, Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) được ký kết với nhiều nước, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),… mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm sang các quốc gia Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... mà cụ

1


thể hơn là mở rộng mạng lưới tiêu thụ sang thị trường Mỹ như những gì mà Cơng ty Cổ phần
thực phẩm CJ Cầu Tre đang hướng đến và sản xuất thực phẩm theo một hệ thống khép kín, đáp
ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu.
Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang là miếng bánh lớn, ngồi doanh nghiệp
trong nước thì các cơng ty nước ngoài cũng đang ồ ạt lấn sân sang thị trường Việt Nam. Sức
hút lớn từ mảnh đất thị trường màu mỡ này đến từ lượng tiêu thụ thực phẩm chiếm 15% GDP
cả nước và trong 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng hơn 11,6% so với cùng kì năm 2016. Có thể
kể đến các doanh nghiệp Hàn Quốc như CJ, F&N, Daesang Corp,… Các sản phẩm của ngành
thực phẩm Việt Nam vô cùng đa dạng từ nông sản thô, thủy sản đã qua chế biến đến những
thực phẩm chế biến sẵn,… Tuy nhiên, chúng ta cần liên kết thành một chuỗi các hoạt động
trong quá trình sản xuất, liên kết chặt chẽ bắt đầu từ khâu nguyên liệu, đầu tư sản xuất, công
nghệ, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, đưa sản phẩm hoàn hảo nhất đến tay người tiêu dùng một
cách tối ưu nhất đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, mang lại sự hài lịng
cho khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đáp ứng được các điều kiện đó,
các doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị máy móc, chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ
thuật tiên tiến của nước ngồi, tìm hiểu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất,… Đó chính là sự hội nhập của nền kinh tế. Khi đáp ứng được
các điều kiện trên thì doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn có khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sang một thị trường khó tính như
Mỹ.
Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre với hơn 30 năm trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm chế biến, xuất khẩu là một thương hiệu uy tín nhận được sự tin tưởng của khách hàng vì

sự hài lịng về chất lượng sản phẩm, giá cả và về vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng
đồng hiện nay chính là an tồn thực phẩm. An tồn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu và
Công ty đang đầu tư kinh phí rất lớn để ngày càng hồn thiện quy trình sản xuất đảm bảo chất

2


lượng, áp dụng chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, áp dụng ISO 9001.
Với các mặt hàng đa dạng được chế biến từ nông, thủy sản, kênh phân phối rộng khắp các khu
vực trên cả nước và xuất khẩu sang các nước có thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Đức,… Từng sản phẩm được sản xuất phù hợp với thị hiếu khách hàng
cũng như các yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhập khẩu của quốc gia đó. Tuy nhiên, cái giá
của hội nhập chính là sự cạnh tranh mạnh mẽ khơng chỉ với doanh nghiệp trong nước mà cịn
với các doanh nghiệp nước ngồi. Càng hội nhập thì càng cạnh tranh gay gắt vì ngồi các Cơng
ty nội địa cịn có sự tham gia của các Cơng ty nước ngồi. Đây là một thách thức rất lớn cho
các doanh nghiệp, trong đó Cơng ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre. Nhất là trong điều kiện
phát triển mạnh mẽ hiện nay của ngành công nghiệp thực phẩm, mà Mỹ là một thị trường khó
tính và cũng là thị trường mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm cả
trong và ngồi nước. Vì vậy, giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động
xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre? Chính là câu hỏi
cần được giải đáp trong thời điểm hiện tại. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề em quyết định
chọn đề tài “Giải pháp phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Thực
phẩm CJ Cầu Tre - Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu sâu sắc hơn bằng những kiến
thức được giáo dục từ nhà trường, giáo viên hướng dẫn và công việc thực tập thực tế tại cơng
ty.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre để
phân tích và đánh giá q trình hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
- Nghiên cứu yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ và đưa ra các giải

pháp, kiến nghị nhằm phát huy các điểm mạnh, giải quyết các vấn đề còn hạn chế để nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu cho Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre tại
thị trường Mỹ.

3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre là như thế nào?
- Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu và các giải pháp nào giúp CJ Cầu Tre phát triển
xuất khẩu sang thị trường Mỹ?

1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
● Phạm

vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: dữ liệu từ Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi thời gian: 15/3/2018 – 15/66/2018
 Đối tượng nghiên cứu: phịng Kinh doanh quốc tế của Cơng ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu
Tre.

1.5 Phương pháp luận nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, thu thập và tổng hợp thông tin, số liệu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu:
- Trang tiêu đề

- Tóm lược
- Lời cảm tạ
- Mục lục, danh mục bảng số liệu, biểu đồ và hình ảnh
- Danh mục thuật ngữ viết tắt và tên riêng viết tắt
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4


- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
- CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về xuất nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm và lý thuyết về xuất nhập khẩu
Vân, Đ.T.H. (2016). Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc
từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.

2.1.2. Các điều kiện thương mại áp dụng cho vận tải biển

FAS - Free Alongside Ship (named port of shipment) - Giao dọc mạn tàu (tên cảng xếp
hàng quy định), Incoterms 2010.
Vân, Đ.T.H. (2016) đã chỉ ra rằng, theo Incoterms 2010: “giao dọc mạn tàu” có nghĩa
là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ
đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng
của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể
từ thời điểm này trở đi”.
FOB - Free OnBoard (named port of shipment) - Giao hàng trên tàu (tên cảng giao hàng),
Incoterms 2010.
Theo Vân, Đ.T.H. (2016) Incoterms 2010: “Giao hàng trên tàu” có nghĩa là người bán
giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua lại hàng hóa

6


đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa
được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời diểm này trở đi.”
CFR - Cost and Freight (named port of destination) - Tiền hàng và ước phí (cảng đến quy
định), Incoterms 2010.
Theo như Vân, Đ.T.H. (2016) Incoterms 2010: “Tiền hàng và cước phí” có nghĩa là
người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua lại hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư
hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả
các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.”
CIF - Cost, Insurance and Freight (named port of destination) - Tiền hàng, phí bảo hiểm
và ước phí (cảng đến quy định), Incoterms 2010.
Vân, Đ.T.H. (2016) Incoterms 2010: “Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí” có nghĩa
là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua lại hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay
hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và
trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Người bán cũng
ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua về mất mát hoặc thiệt hại của

hàng hóa trong q trình vận chuyển.”

2.1.3. Vai trò và nhiệm vụ
Vận tải đường biển đáp ứng được nhu cầu vận chuyển những hàng hóa đặc biệt. Với
những con tàu to dài có khả năng chứa vài trăm container lớn thì khả năng vận chuyển những
hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh của vận tải đường biển là hồn tồn có
thể. Đường biển rất quan trọng trong hoạt động vận tải container. Những loại hàng hóa có tính
chất cồng kềnh này rất khó để vận chuyển bằng đường bộ hay đường hàng không do khoang
chứa đồ đặc thù của các hình thức vận chuyển này còn bị hạn chế.
Vận tải đường biển giúp khai thác tối đa nguồn lợi có sẵn. Thơng qua hình thức vận tải
đường biển thì dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tận dụng cũng như khai thác được

7


những tiềm lực vốn có của các địa điểm có biển và cảng biển. Các tuyến đường vận tải trên
biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên, khơng tốn q nhiều cơng để xây
dựng, bảo trì và sửa chữa. Việc khai thác sử dụng vận tải đường biển giúp mang lại lợi ích cho
nhiều phía, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giao thương, vận tải.
Bên cạnh đó vận tải đường biển cịn giúp tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp, cơng ty.
Chi phí là điều cần được quan tâm hàng đầu khi vận chuyển song song với thời gian. Hình thức
vận tải đường biển có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển nên được đông đảo doanh
nghiệp và công ty sử dụng.
Vận tải đường biển là cầu nối giao thương mang tầm quốc tế. Vận tải đường biển đã
mở ra thị trường bn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới một cách thuận
lợi. Không những buôn bán trong nước, giờ đây cơng ty, khách hàng có thể vươn ra hoạt động
ở quy mơ nước ngồi. Và ngược lại, cơng ty, khách hàng cũng có thể tăng nguồn hàng của
mình từ các nơi trên tồn cầu về địa phương một cách nhanh chóng. Việc làm này đã góp phần
thay đổi khơng ngừng sự ln phiên hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực.Vai trò của vận tải
đường biển của mỗi địa phương với dịch vụ chuyển hàng quốc tế là khác nhau. Ngồi điều kiện

vị trí địa lý thì cịn phụ thuộc vào số lượng hàng hóa, đội tàu vận chuyển và hơn hết là nhu cầu
sử dụng cũng như bn bán kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa phương. Một khi đã
khai thác được vận tải đường biển thì hầu như cơ hội “vươn ra biển lớn” của doanh nghiệp,
cơng ty là điều hồn tồn có thể thực hiện nhanh chóng.
 Việt Nam được cho là một quốc gia có lợi thế về đường bờ biển dài. Ngoài việc tận
dụng biển để phát triển du lịch tại một số thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha
Trang, Vũng Tàu,… Việt Nam còn tận dụng thế mạnh về biển để phát triển kinh tế mà
hình thức ưu tiên nhất là trao đổi giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực. Hiện
nay, trên thị trường kinh tế quốc tế, vận chuyển đường biển được cho là đóng vai trị
số một về việc chun chở hàng hóa. Lợi dụng nguyên tắc tự do đi biển trong luật pháp

8


×