Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

đề cương kiểm tra học kì 1 môn sinh học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.92 KB, 7 trang )

SINH HỌC
Chương 1 : Các thí nghiệm của Menden
- Nêu được nội dung thí nghiệm lai một cặp tính trạng
Menden chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng.
* Thí nghiệm:
P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
Gp :
A
a
F1:
100% Aa (hoa đỏ)
F1 x F1: Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
Gf1 : A,a
A,a
F2:
1 AA : 2Aa : 1 aa
KH : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
* Kết luận:
- Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F 1 đồng
tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, cịn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình
3 trội : 1 lặn.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li
Trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong từng cặp nhân tố di
truyền sẽ phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất của nó như ở cơ thể thuần
chủng P

-Phân tích được kết quả phép lai phân tích
Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng
trội.
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen


đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị
hợp (Aa).

-Viết được sơ đồ lai
+ TH1 : P :

Kq :

Hoa đỏ
AA
Gp:
A
F1 :
Aa
KG : 1Aa
KH : 1 hoa đỏ

x

Hoa trắng
aa
a

+ TH2 : P:

Hoa đỏ x Hoa trắng
Aa
aa
Gp :

A,a
a
F1 :
Aa : aa
Kq :
KG : 1Aa : 1 aa
KH : 1 hoa đỏ : 1 hoa tr ắng

2.Lai 2 cặp tính trạng
-Nội dung lai 2 cặp tính trạng
Qui ước : A : hạt vàng
a : hạt xanh


B : vỏ trơn
B : vỏ nhăn
Sơ đồ lai :
P:
AABB ( vàng , trơn ) x aabb ( xanh , nhăn )
Gp :
AB
ab
F1 : Kiểu gen : AaBb
Kiểu hình : 100% hạt vàng vỏ trơn
F1xF1 : AaBb(vàng , trơn)
x AaBb(vàng , trơn)
F2 :
Kq : F2 : KH : 9VT : 3VN : 3XN : 1XT
KG : 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb


-Phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập
Các nhân tố duy truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao t ử .

- Giải thích sự phong phú của biến dị tổ hợp ở lồi sinh sản hữu tính :
+ Do giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp
ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp
NST khác nhau.
+ Do sự tổ hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có
hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

Chương 2 : Nhiễm sắc thể
1 . Nhiễm sắc thể
- Mô tả bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm
Bộ NST của ruồi giấm gồm 8 NST: trong đó có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 cặp
NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một chiếc hình que, một chiêc hình móc (XY)
ở con đực.

- Biết được số lượng nhiễm sắc thể của 1 số loài :
Lồi
Người
Tinh tinh

Ruồi giấm

2n
46
48
78
8


n
23
24
39
4

Lồi
Đậu hà lan
Ngơ
Lúa nước
Cải bắp

2n
14
20
24
18

n
7
10
12
9

2. Ngun phân và giảm phân
-Trình bày diễn biến NST qua nguyên phân
+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân
bào xuất hiện
+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về
hai cực của tế bào.


+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân
chia tế bào chất.

-Trình bày diễn biến NST qua giảm phân
+ Giảm phân I:
Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đ ổi chéo.
Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế
bào.
Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép
bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
+ Giảm phân II:
Kì đầu II: NST co xoắn.
Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 c ực c ủa t ế
bào.
Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.

-So sánh sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
Loại tế bào
xảy ra
Diễn biến


Kết quả
Ý nghĩa

Nguyên phân
Tế bào sinh dưỡng và sinh dục
sơ khai
- 1 lần phân bào
-Không xảy ra sự bắt cặp và trao
đổi chéo
-1 lần xếp thành 1 hàng ở mặt
phẳng xích đạo của thoi phân
bào
-1 lần phân li về 2 cực
1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con
có bộ NST giống mẹ
Duy trì sự ổn định bộ NST trong
sự lớn lên và qua các thế hệ

Giảm phân
Tế bài sinh dục chín
-2 lần phân bào(GP1,GP2)
-Xảy ra sự bắt cặp và trao đổi
chéo
-2 lần xếp : 1 lần xếp thành 2
hàng ở GP1 , 1 lần xếp thành 1
hàng ở GP2
-2 lần phân li về 2 cực
1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con
có bộ NST bằng nửa mẹ
Duy trì sự ổn định bộ NST qua các

thế hệ cơ thể , tạo biến dị tổ hợp

-Viết kí hiệu NST trong giao tử và hợp tử ở lồi giao phối
Giao tử : n
Hợp tử : 2n
-Tính được số tế bào con tạo ra sau nguyên phân
Một tế bào người (2n = 46 NST) tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tính:
a) Số tế bào con tạo ra.
b) Số NST ở tất cả các tế bào con khi kết thúc lần nguyên phân thứ 3. c) Số NST có
trong các tế bào con khi đang ở kì giữa lần nguyên phân thứ 1
Bài làm :
a) Số tế bào con tạo ra : 23=8 tb


b) Số NST ở tất cả các tế bào con khi kết thúc lần nguyên phân thứ 3:
8.46=368 nst
c) Số NST có trong các tế bào con khi đang ở kì giữa lần nguyên phân thứ 1:
21-1 .46 = 46 nst

-Xác định được số lượng NST có trong tế bào con từng thời kì của nguyên
phân
+ Kì trung gian : 8 NST kép
+ Kì đầu : 8 NST kép
+ Kì giữa : 8 NST kép
+ Kì sau : 16 NST đơn
+ Kì cuối : 8 NST đơn

3.Di truyền liên kết
-Trình bày nội dung thí nghiệm của Mocgan
+ Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền vì nó dễ ni trong ống

nghiệm , đẻ nhiều , vịng đời ngắn (10-14 ngày cho 1 thế hệ) có nhiều biến dị dễ quan
sát , số lượng NST ít .
+ Qui định: gen B:thân xám ,gen b:thân đen ,gen A:cánh dài , gen a:cánh cụt
+ Moocgan lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám , cánh dài và thân đen cánh cụt
được F1 toàn ruồi thân xám , cánh dài . Sau đó thực hiện phép lai gi ữa ruồi đực F1 v ới
ruồi cái thân đen,cánh cụt thu được thế hệ sau có tỉ lệ là 1 thân xám,cánh dài : 1 thân
đen,cánh cụt .

-Nêu được hiện tượng di truyền liên kết
+ Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau,được
qui định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào .
+ Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được
quy định bởi các gen trên 1 NST .

Chương 3 : ADN và gen
1. ADN và ARN
-Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN


AND là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song , xoắn đều quanh một trục theo
chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ . Các nucleotit giữa 2 mạch đơn liên
kết với nhau thành từng cặp theo NTBS : A liên kết với T , G liên kết với X .
Tỉ lệ đặc trưng cho từng loài sinh vật

-Nêu được thành phần cấu tạo của phân tử ADN
+ ADN được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học : C , H , O , N , P
+ ADN có kích thước và khối lượng rất lớn
+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm 4 đơn phân :
 Ademin – A
 Timin – T

 Guaxin – G
 Xitoxin – X
+ Tính đặc thù và đa dạng của ADN :
 Tính đặc thù:mỗi ADN có trình tự sắp xếp thành phần và số lượng các nucleotit
khác nhau
 Tính đa dạng:các nucleotit sản xuất theo nhiều kiểu khác nhau tạo nên vô số
các ADN khác nhau ở các loại sinh vật

-Nêu được thành phần cấu tạo của phân tử ARN
+ ARN : cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P
+ ARN thuộc loại đại phân tử
+ ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,đơn phân là 4 loại nucleotit:A,U,G,X
+ Có 3 loại ARN:
 ARN thơng tin (mARN) : truyền đat thông tin qui định cấu trúc của protein
 ARN vân chuyển (tARN) : vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp
protein
 ARN riboxom (rARN) : là thành phần cấu tạo nên riboxom

-Trình bày quá trình nhân đơi của ADN
Q trình tự nhân đơi ADN (sao chép) diễn ra qua các giai đoạn theo thứ tự sau:
+ Khi mới bắt đầu nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 m ạch đơn trong phân t ử ADN
tách nhau dần dần dưới tác dụng của các enzyme.
+ Sau khi được tách ra, các nuclêôtit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nuclêôtit t ự
do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) để tạo mạch m ới.
+ Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, hai phân t ử ADN con đ ược t ạo thành r ồi đóng
xoắn
Kết quả: Hai phân tử ADN mới được tạo ra có cấu tạo giống nhau và gi ống ADN m ẹ
ban đầu.

-Trình bày q trình nhân đơi của ARN

-Tính được chiều dài của gen(ADN)
-Tính được số lượng các loại nucleotit của gen (ADN)
Tổng số nu không bổ sung cho nhau bằng 50% số nu


A=T ; G=X

2.Protein
-Cấu trúc của protein
+ Protein được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố C,H,O,N
+ Là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
+ Bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau.
+ Trình tự sắp xếp khác nhau hơn 20 loại axit amin này đã t ạo nên tính đa d ạng c ủa
protein.
+Mỗi phân tử protein khơng chỉ đặc trưng bởi thành phần,số lượng và trình tự sắp xếp
của các axit amin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian,số chuỗi axit amin.

-Nêu được chức năng của protein
+ Là thành phần cấu trúc của tế bào
+ Xúc tác và điều hịa các q trình trao đổi chất (ezim và hoocmon)
+ Bảo vệ cơ thể (kháng thể)
+ Vận chuyển và cung cấp năng lượng

3.Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
-Viết được sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng

-Phân tích được bản chất của mối liên hệ giữa gen và tính tr ạng
+ Trình tự các nuclêơtit trong mạch khn ADN quy định trình tự các nuclêơtit trong
mạch mARN.
+ Trình tự các nuclêơtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin.

+ Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện
thành tính trạng cùa cơ thể.

Chương 4 : Biến dị
1.Đột biến gen
-Phân tích vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
+ Đối với q trình tiến hố: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành lồi
mới.
+ Đối với nghiên cứu di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất
đoạn NST.
+ Đối với chọn giống: Ứng dụng việc tổ hợp các gen trên NST để tạo giống mới.
+ Đột biến mất đoạn NST: Xác định vị trí của gen trên NST, VD: Lập bản đồ gen người

-Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội (2n+1) và (2n-1)
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có một cặp NST nào đó của tế bào khơng phân ly
dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một trong hai loại giao tử đó có thừa một NST
trong cặp NST tương đồng (loại giao tử này mang (n + 1) NST và loại giao tử còn l ại
thiếu 1 NST trong cặp NST tương đồng nên bộ NST của giao tử đó sẽ là (n - 1) NST (n là
bộ NST đơn bội của lồi).
Trong q trình tái tổ hợp tạo thành hợp tử, các giao tử khơng bình thường này kết hợp
với các giao tử bình thường (mang n NST) tạo thành những hợp tử khơng bình thường,
cụ thể:


* Giao tử (n + 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n + 1) NST và
hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n + 1.
* Giao tử (n - 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n - 1) NST và
hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n - 1.

2.Thường biến

-Phân tích thường biến và đột biến
Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình và khơng
biến đổi trong vật chất di truyền (ADN
và NST).

- Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến
đổi kiểu hình.

- Do tác động trực tiếp của mơi trường
sống.
- Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương
ứng với các điều kiện ngoại cảnh.
- Không di truyền được.
- Có lợi.
- Khơng là nguồn ngun liệu cho quá
trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

- Do tác động của mơi trường ngồi hay
rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.
- Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián
đoạn, vô hướng.
- Di truyền cho thế hệ sau.
- Đa số có hại, có khi có lợi.
- Là nguồn nguyên liệu cho quá trình
chọn lọc tự nhiên và chọn giống.


-Phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen , mơi trường và kiểu hình
Mối quan hệ:
Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ khơng truyền cho
con cái những tính trạng ( kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà mà chỉ truy ền cho con
một kiểu gen quy định cách phản ứng trước mơi trường.
Các tính trạng chất lượng như các tính trạng về hình dáng, màu sắc,..phụ thuộc chủ
u vào kiểu gen, khơng hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của mơi trường.Cịn tính trạng số
lượng ( cân, đong, đo đếm..) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện rất
khác nhau
Vận dụng :
Người ta vận dụng những hiểu biết về những ảnh hưởng của mơi trường đến tính
trạng số lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng
năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.



×