Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HS ghi bài ngữ văn 6 tiết 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.56 KB, 2 trang )

(NỘI DUNG GHI BÀI TUẦN 4 MÔN NGỮ VĂN 6)
Thứ...ngày....tháng...năm 2021
TIẾT 15. ƠN TẬP
I. Ơn tập văn bản:
- Thánh Gióng
- Sự tích Hồ Gươm
1. Tóm tắt nội dung chính của hai văn bản truyền thuyết:
- Văn bản Thánh Gióng: Nội dung chính:
Truyện kể về chàng Gióng ra đời kì lạ. Lên ba, Gióng địi đi đánh giặc Ân và
sau đó lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Gióng ra trận, dẹp tan giặc
Ân rồi bay về trời. Vua và nhân dân ghi nhớ cơng ơn Gióng.
- Văn bản Sự tích Hồ Gươm: Nội dung chính:
Truyện giải thích về tên gọi hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) ở Hà Nội có liên quan
đến cuộc chiến chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn
dựng cờ khởi nghĩa. Lê Thận sau ba lần thả lưới đã bắt được lưỡi gươm. Lưỡi
gươm hợp nhất với chuôi gươm mà Lê Lợi lấy được trong rừng. Với gươm thần,
Lê Lợi đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Khi dạo thuyền rồng, Lê Lợi
trao thần Kim Quy để hoàn lại gươm cho Long Quân.
2. Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ:
Nội
dung
Sự
kiện,
chi
tiết

Lí do
lựa
chọn

Thánh Gióng



Sự tích Hồ Gươm

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên là
tiếng nói địi đi đánh giặc.
- Cả dân làng góp gạo ni Gióng.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn
vai trở thành tráng sĩ.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên
đường đánh giặc.
- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về
trời.
Những chi tiết trên thể hiện được ý
nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện:
Gióng là hình tượng người anh hùng
đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu
nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước
của nhân dân ta.

- Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm
thì vừa như in.
- Chi tiết Rùa Vàng địi gươm.

II. Ơn tập viết:

- Chi tiết tra chi gươm vào lưỡi
gươm cho thấy đó là sự thống nhất
sức mạnh, ý chí của cả dân tộc, cuộc
chiến đấu này là thuận theo ý trời.
- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang

nhiều ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ
Gươm, đánh dấu và khẳng định
chiến thắng hoàn toàn của nghĩa
quân Lam Sơn và tư tưởng u hồ
bình của nhân dân ta.


3. Khi đọc một văn bản truyền thuyết cần lưu ý đến những đặc điểm sau
của thể loại:
- Cốt truyện theo trình tự thời gian, gắn với cuộc đời nhân vật.
- Nhân vật có điểm khác lạ, gắn với sự kiện lịch sử, được tơn thờ.
- Yếu tố kì ảo thể hiện đặc điểm của nhân vật, thần thánh hóa nhân
vật lịch sử.
- Lời kể ngắn gọn mang tính tường thuật.
4. Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý:
- Xác định rõ mục đích tóm tắt.
- Nắm vững và tuân thủ đúng yêu cầu về nội dung, hình thức, quy trình ba bước
của một văn bản tóm tắt.
5. Bài học giúp em hiểu điều gì về lịch sử nước mình?
Bài học giúp em hiểu thêm những về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một
dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng, dù phải đối mặt với nhiều kẻ thù
nhưng các thế hệ vẫn giữ vững chủ quyền dân tộc. Đó cịn là tinh thần đồn kết,
chung sức chung lịng tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của nhân dân ta.
Không những vậy, nước ta cịn có nhiều truyền thống văn hố mang đậm bản
sắc dân tộc, có ý nghĩa sâu sắc và được truyền qua nhiều thế hệ.



×