Câu1. Chứng minh cấu tạo hữu cơ tư bản ngày càng tăng lên là quy luật kinh
tế của chủ nghĩa tư bản?
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại một quy luật phản ánh
quan hệ bản chất nhất của phương thức sản xuất đó và đóng vai trị chủ đạo
trong hệ thống các quy luật kinh tế gọi là quy luật kinh tế cơ bản Theo Mác,
sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Mục đích trực tiếp của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị
sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, nhân giá trị lên. Để sản xuất giá
trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột cơng nhân làm th
bằng cưỡng bức kinh tế dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật
để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động
Người lao động : Sử dụng sức lao động của mình để kiếm tiền , họ bán
sức lao động , thời gian của mình nhận lương hàng tháng. Nhà tư bản : Họ
bỏ cơng sức tìm kiếm lợi nhuận. Cố gắng sản xuất ra các mặt hàng rẻ , tốt.
Rồi sau đó bán ngoài thị trường. Nếu sản phẩm của bạn được người tiêu dùng
thích và chấp nhận mua ,thì bạn có thể sẽ có lãi .Trong q trình tích lũy tư
bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mơ, mà cịn khơng ngừng biến đổi
trong cấu tạo của nó. Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư
liệu sản xuất và sức lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Về mặt
giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị của tư bản
khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với
nhau, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những
sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu
tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh
những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cùng với sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học - công
nghệ, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của
cấu tạo giá trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng
lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến
tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng
lại giảm xuống một cách tương đối.
Tư bản bất biến là một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất ( bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu…) còn tư
bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, tuy không tái hiện
ra, nhưng thông qua lao động từu trượng của công nhân làm thuê mà tăng
lên.
- Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến căn
cứ vào vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá
trị thặng dư : tư bản bất biến là điều kiện để sản xuất giá trị thặng dư , còn tư
bản khả biến trực tiếp sản sinh ra giá trị thặng dư , là nguồn gốc duy nhất tạo
giá trị thặng dư, vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do sức
lao động của công nhân làm thuê tạo ra và khơng được trả cơng. Nó chứng
minh rằng khơng phải máy móc, tư liệu sản xuất mà chỉ có lao động sống
mới tạo giá trị thặng dư. Vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm
cho cầu về sức lao dộng giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số cơng nhân
lâm vào tình trạng thất nghiệp. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm
cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc,
thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao dộng, còn nguyên liệu tăng theo
năng suất lao động, Do đó cấu tạo hữu cơ tư bản ngày càng tăng lên là quy
luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản
Câu 3. Thế nào quyền tự quyết của dân tộc? phân biệt quyền tự quyết
dân tộc với quyền của tộc người? Ở Việt Nam quyền tự quyết dân tộc được
hiểu như thế nào?
*Khái niệm Dân tộc:
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch
sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong
xã hội nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc
gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người
cùng họ và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Ở phương
Tây , các dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất phong kiến được thay
thế khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập. Còn một số
nước ở phương Đơng, do sự thúc đẩy q trình dựng nước và giữ nước,đấu
tranh bảo vệ dân tộc được hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác
lập. Loại hình dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa xuất hiện trên cơ sở một nền văn
hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và trên cơ sở một
cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định, nhưng vẫn còn kém
phát triển và ở trạng thái phân tán.
- Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa, Thứ nhất, theo
nghĩa rộng, là chỉ một quốc gia nhằm phân biệt với các quốc gia khác. Là để
chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngơn ngữ chung của cộng động và trong sinh
hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác, xuất hiện
sau cộng đồng bộ lạc, có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc
người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên
trong cộng đồng đó. Thứ hai, theo nghĩa hẹp dân tộc là chỉ một tộc người,
một cộng đồng người có chung một số đặc điểm về kinh tế, chính trị văn hóa,
xã hội ( dân tộc Kinh, Mường, Tày..) hợp thành nhân dân của một quốc gia,
có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống
văn hóa, truyền thống đấu tranh chung quá trình dựng nước và giữ nước.
Dân tộc và quốc gia có sự gắn bó chặn chẽ với nhau, dân tộc bao giờ
cũng ra đời trong một quốc gia nhất định.
* Quyền tự quyết của dân tộc
Trên cơ sở của tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai
cấp, cùng với sự phân tích xu hướng của vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra
“Cương lĩnh dân tộc’, với 3 nội dung cơ bản trong đó nội dung Các dân tộc
được quyền tự quyết. Theo đó, Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của
mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã
hội của dân tộc mình, bao gồm quyền tự mình định đoạt những công việc
thuộc về vận mệnh của dân tộc mình, như tự do phân lập thành cộng động
quốc gia dân tộc độc lập, hoặc cùng với các dân tộc khác thành lập một nhà
nước nhiều dân tộc trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên,
việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích của giai
cấp công nhân, không được lợi dụng quyền tự quyết vào mục đích ly khai,
phá vỡ quốc gia dân tộc。
Thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh ở một số quốc gia thường có hiện tượng
các dân tộc thiểu số muốn tách ra thành lập quốc gia riêng với khẩu hiệu
“quyền dân tộc tự quyết” như các trường hợp ở Nam Tư cũ, Liên bang Nga,
Indonesia, Philippines và đặc biệt là tại một số nước châu Phi như Kenya,
Ethiopia, Sudan…. Việc địi quyền tự quyết đã dẫn đến tình trạng phức tạp
trong tình hình đối nội ở các quốc gia này. Có những nơi xung đột vũ trang
nội bộ đã diễn ra, đe dọa nghiêm trọng hịa bình, trật tự và an ninh thế giới.
Từ thực tế đó, quyền dân tộc tự quyết khơng có nghĩa là các dân tộc thiểu số
trong từng quốc gia có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, trong đó có
quyền thành lập nhà nước độc lập.
Thường thì trong mỗi quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh
sống, trong đó có dân tộc đơng người nhất và các dân tộc cịn lại được coi là
thiểu số. Tất cả các dân tộc này cùng hợp thành một dân tộc chung nhất, đồng
nghĩa với nhân dân và mang tên gọi của đất nước mình. Chỉ có những dân
tộc theo nghĩa nhân dân, quốc gia mới có quyền tự quyết định vận mệnh của
mình. Quyền dân tộc tự quyết chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân
cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định – chủ
thể luật quốc tế.
*Quyền của tộc người và Quyền tự quyết của dân tộc
Dân tộc được hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ một tộc người (ethinic), một
cộng đồng người có chung một số đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội ( dân tộc Kinh, Dao, Giarai…).
Quyền của tộc người là: Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các
quyền và tự do khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu
da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội. và những
cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với
những thành viên khác của cộng đồng mình, khơng bị tước bỏ quyền được
thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo
riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ.
Mọi người dân trong một quốc gia không phân biệt dân tộc tiểu số hay
đa số đều có đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa
như như nhau trong xã hội, hồn tồn bình đẳng và khơng có sự phân biệt
đối xử.
Quyền dân tộc tự quyết và quyền của tộc người tuy có mối quan hệ
nhưng nội hàm của chúng hoàn toàn khác nhau.
Đối với quyền của tộc người, chủ thể hưởng thụ quyền là các dân tộc
thiểu số trong một quốc gia. Quốc gia đó có trách nhiệm bảo đảm cho các
dân tộc thiểu số trong quốc gia mình được hưởng thụ quyền dựa trên điều
kiện đặc thù của mình. Cịn chủ thể quyền dân tộc tự quyết là quốc gia-dân
tộc chứ không phải là một dân tộc thiểu số trong quốc gia-dân tộc đó. Pháp
luật quốc tế khơng cho phép một dân tộc thiểu số ở một quốc gia được ly
khai, được thành lập một quốc gia độc lập với quốc gia được quốc tế công
nhận mà họ là công dân trong quốc gia đó. Trong mỗi quốc gia có nhiều dân
tộc khác nhau cùng sinh sống, tất cả các dân tộc này cùng hợp thành một dân
tộc chung nhất, đồng nghĩa với nhân dân và mang tên gọi của đất nước mình.