Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất, chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hoàn toàn thoát khỏi những tập tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư bản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.19 KB, 8 trang )

Bài làm:
Có thể thấy rằng, trong dịng chảy lịch sử nhân loại, xã hội đã trải qua rất
nhiều sự tiến hóa theo những cách khác nhau để tiến về tương lai. Đến khi tư tưởng
Mác ra đời cũng những thành tựu nghiên cứu khoa học đồ sộ, Mác cho rằng xã hội
chủ nghĩa cộng sản là xã hội cao nhất, một xã hội khơng giai cấp, tự do, bình đẳng,
dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói
chung. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, tuy nhiên, để đạt được điều này,
cần phải trải qua một cuộc cách mạng vô sản. Dựa trên những kết quả nghiên cứu
lý luận và tổng thể quá trình lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã vận dụng
phép biện chứng duy vật để nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại, đã
hình thành nên lý luận "hình thái kinh tế xã hội". Trong đó, có một kết luận rằng:
“Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất, chủ nghĩa cộng sản chưa thể
hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hồn tồn thốt khỏi những tập
tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư bản”. Hầu hết, tất cả các nước hướng tới
xã hội chủ nghĩa cộng sản đều đang trong giai đoạn đầu của con đường xã hội chủ
nghĩa, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu về giai đoạn đầu trong nấc
thang bước tới chủ nghĩa cộng sản sẽ giúp vận dụng rút ra kinh nghiệm cho việc
phát triển mơ hình xã hội của giai đoạn đầu ấy ở nước ta.
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển loài người, C.Mác và Ph.Anghen đã xây
dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội. Theo Mác, khái niệm về hình thái
kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các
mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi
mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống
nhất với nhau. Học thuyết này vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội,
chỉ ra các phương pháp khoa học để giải thích lịch sử. Nó khơng chỉ làm rõ những
yếu tố cấu thành hình thái kinh tế- xã hội mà cịn xem xét xã hội trong q trình
1


biến đổi và khơng ngừng phát triển. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần
đầu tiên trong lịch sử loài người, C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong,


nội tại của sự phát triển xã hội, bản chất của từng chế độ xã hội, nghiên cứu về cấu
trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để
chỉ ra các mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó; chỉ ra quy luật
vận động và phát triển của nó như một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra
đời và có q trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao
hơn. Đó là "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản” gọi là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã
hội xã hội chủ nghĩa"; tiếp theo là "Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản" gọi là
"chủ nghĩa cộng sản" hay “xã hội cộng sản chủ nghĩa” và "giữa xã hội tư bản chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ
sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính trị..., chun chính cách mạng của giai
cấp vơ sản", và đó là "những cơn đau đẻ kéo dài". Những cơn đau đẻ kéo dài tức là
thời kỳ quá độ dành cho những nước từ giai đoạn phong kiến, bỏ qua xã hội tư bản
chủ nghĩa để bước lên xã hội xã hội chủ nghĩa.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển mới của nhân loại.
Giai cấp tư sản, với sự bóc lột sức lao động thâm tệ và chế độ chiếm hữu tàn bạo
đã tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn so với những thế hệ trước kia.
Vậy nên, Mác và Angghen đã nhận ra một chân lý: con người càng chinh phục
thiên nhiên, cải tạo tự nhiên thì tình trạng bóc lột người càng được mở rộng. Khi
lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển đến trình độ xã hội hóa cao đã
làm cho mâu thuẫn giữa như cầu phát triển của lực lượng sản xuất và sự kìm hãm
của quan hệ sản xuất mang tính tư bản chủ nghĩa càng thêm mạnh mẽ, sâu sắc hơn.
Chính vì vậy, sự mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt. Cuộc đấu tranh địi lại cơng bằng nổ ra
2


ngay khi chủ nghĩa tư bản mới chớm nở, khi chế độ tư sản dần trở thành lực lượng
phản động, chúng tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, biến các nước thành
thuộc địa. Khơng cịn cách nào khác, giai cấp cơng nhân đã lĩnh hội rằng, muốn

giành được tồn quyền thắng lợi phải tiếp thu được chủ nghĩa xã hội khoa học và
biến nó trở thành chính đảng của giai cấp mình, kiên quyết đấu tranh giành lấy
chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ cách mạng. Chế độ tư bản không
thể tự sụp đổ nếu khơng có các hoạt động tự giác của giai cấp công nhân. Cũng bởi
những lẽ trên, Mác đã khẳng định rằng: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không
phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính
nó, mà là một xã hội chủ nghĩa cộng sản vừa thoát thai từ tư bản chủ nghĩa, do đó
là một xã hội, về mọi phương diện- kinh tế, đạo đức, tinh thần- còn mang những
dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lịng ra”.
Trước khi dẫn lối cho một xã hội kiểu mới, tài sản của giai cấp nông dân, tri
thức chưa có gì ngồi những tiếp thu có sẵn từ xã hội chủ nghĩa tư bản. Quả không
sai khi cho rằng, thời kì đầu của xã hội chủ nghĩa là những tàn dư dấu vết của xã
hội cũ để lại.
Khác biệt với bất cứ một hình thái kinh tế- xã hội trước đây, giai đoạn đầu
của chủ nghĩa xã hội đi lên từ đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Và, để đạt được mục tiêu ấy, trước hết cách mạng xã hội chủ nghĩa cần được tiến
hành triệt để, giải phóng giai cấp , xóa bỏ tình trạng giai cấp cầm quyền bóc lột
người dân, và một khi tình trạng người áp bức người được xóa bỏ thì tình trạng dân
tộc này đi bóc lột dân tộc khác mới có thể được xóa bỏ. Xã hội mới này không chỉ
dừng lại ở việc hướng tới mục đích hạn chế việc kiểm sốt một cách chặt chẽ việc
sản xuất và phân phối sản phẩm mà nó cịn tiến xa hơn nữa, giúp con người lao
động bình đẳng, tự do: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Muốn có một xã
hội như vậy, cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định. Bước ra từ nhu cầu bức
3


thiết của xã hội, chủ nghĩa xã hội phải là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có
quyền tư do, bình đẳng, lấy nhân dân làm nịng cốt xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng
sản ra đời cũng là điều tất yếu để lãnh đạo nhân dân hoàn thành từng nhiệm vụ cụ
thể của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội- tạo điều kiện để bước lên xã hội cộng

sản.
Chính nhờ xuất phát từ con người hiện thực - con người đang sống hiện thực
của mình, C. Mác đã vạch ra sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội. Xã hội là
một hệ thống mà trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất. Sự vận động và phát triển của xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã thừa nhận vai trò to lớn của
chủ nghĩa tư bản bởi đây chính từ giai đoạn này đã có những bước tiến to lớn trong
lực lượng sản xuất, biểu hiện rõ rệt ở ngành cơng nghiệp cơ khí (Cách mạng cơng
nghiệp lần thứ 2) tạo ra nước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Nhiều
sáng chế đã được cải thiện trong Cách mạng công nghiệp thứ hai, bao gồm cả in ấn
và động cơ hơi nước. Năm 1860, là năm ra đời của chiếc động cơ đốt trong đầu
tiên trên thế giới. Động cơ đốt trong đã được thử nghiệm là một động lực cho xe ô
tô sơ khai ở Pháp trong thập kỷ 1870. Sau đó, Henry Ford chế tạo hàng loạt ô tô
với động cơ đốt trong, tạo nên tác động to lớn với xã hội.Từ đây, đã tạo nên một
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Chính
sự phát triển về lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân là
tiền đề kinh tế- xã hội dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Các nhà thống trị
khơng chỉ tạo vũ khí giết mình mà cịn tạo ra những người sử dụng vụ khí - những
cơng nhân hiện đại, đại diện cho giai cấp vơ sản. Với một nền móng vững chắc,
chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất có trình độ cao với những thành
tựu khoa học- kỹ thuật nhất định, tuy nhiên, muốn để cho các thành tựu này phục
4


vụ xã hội chủ nghĩa, cần phải có thời gian tổ chức, điều phối lại. Thời gian ở đây
không thể tính một sớm một chiều mà cần phải mất hàng tháng và có thể kéo dài
đến vài năm.
Trong thời kì đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa không thể ngay lập tức thủ
tiêu được chế độ tư hữu để chuyển thành chế độ công hữu. Cuộc cách mạng của

giai cấp vơ sản nổ ra sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội dần dần và chỉ khi nào đã tạo đủ
một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó mới có thể thủ tiêu
được chế độ tư hữu. Bước tiếp những thành tựu cũ, chế độ công hữu được lập ra để
tăng năng suất lao động cùng với trình độ lao động ngày một cao, tổ chức chặt chẽ
và kỷ luật lao động nghiêm ngặt, tức là cần phải tạo ra quan hệ sản xuất tiến bộ
thích ứng với trình độ phát triển của năng lực sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và giai cấp công nhân là bản lề cho sự
ra đời của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, xã hội cộng sản
chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, mà nó lại được hình thành thông qua cuộc cách
mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân đang thực
hiện quá trình đi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và hướng đến con đường
cao nhất- chủ nghĩa cộng sản.
Cũng từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các quan hệ xã hội được mở
rộng ra. Nó khơng chỉ cịn đơn thuần là mối quan hệ giữa tư bản-nơng dân mà cịn
là những mối quan hệ thuộc về kinh tế, xã hội, đời sống, văn hóa,… Đây là kết quả
của q trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản phát triển đến
cỡ nào cũng chỉ là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới của xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển. Sự
triệt tiêu gần như hoàn toàn chủ nghĩa tư bản tư nhân chính là điều được hệ tư
tưởng chính thống coi là một tiêu chuẩn chủ yếu, thậm chí là tiêu chuẩn chủ yếu
nhất của chủ nghĩa xã hội. Về tư tưởng, chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác
5


xã mới được công nhận là xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, các hình thức sở hữu tư
nhân khác nhau vẫn tồn tại như thương mại và công nghiệp tư nhân cỡ nhỏ, canh
tác nơng nghiệp hộ gia đình, nền kinh tế tư nhân khơng chính thức.
Bởi tiếp theo thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản sẽ là một thời kì quá độ
lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn, sau khi trải qua q trình đấu tranh giành lại
quyền làm chủ của mình, những giai cấp cơng nhân mới lên nắm giữ quyền lãnh

đạo Đảng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm cũng cần phải từng bước làm quen dần
mới có thể hướng dân tộc đi theo con đường hướng tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Họ là những người đang nắm trong tay “tính tất yếu của lịch sử” của cuộc đấu
tranh này
Dù cho thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước diễn ra với cách thực,
thời gian khác nhau. Tuy nhiên, với các nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản bước lên
chủ nghĩa xã hội sẽ dễ dàng hơn với những nước có trình độ phát triển thấp hơn,
nền kinh tế lạc hậu và hơn nữa cịn nằm trong ách đơ hộ của các nước tư bản quá
lâu. Thời kỳ ấy thường kéo dài với nhiều khó khăn, phức tạp. Mác gọi đấy là
“những cơ đau kéo dài”.
Trong lịch sử dân tộc hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã
nhiều lần bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Cả dân tộc đã
lấy đấu tranh để chống lại áp bức của kẻ thù xâm lược. Nhưng vì sao chúng ta lựa
chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chủ nghĩa tư bản? Có thể thấy
những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn
con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành cơng. Điều đó cho
thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng tư sản không phù hợp với thực trạng
nước ta bấy giờ. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà
cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách
6


mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và con đường đúng đắn nhất là
con đường quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tháng Tám thành công, miền
Bắc đi lên xây dựng XHCN, cuộc cách mạng này chứng minh sự lựa chọn của
Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế nước ta bấy giờ.
Bước ra từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất
cịn rất thấp, sau khi hồn thành cách mạng đấu tranh chống Pháp, nước ta ngay lập

tức bước vào công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải quyết những
khó khăn cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất
cả các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội... cịn miền Nam
tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, hồn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước.
Con đường đi lên xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ là dễ dàng.
Vì vậy, tại đại hội IV(1976), nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội mới
dừng lại ở mức độ định hướng. Đến đại hội VII, nhận thức của Đảng đã sáng tỏ
hơn, từng bước đạt tới trình độ định hình, định lượng. Đến Đại hội XI, dựa trên
tổng kết lý luận và thực tiễn sau 15 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta
đã có bước phát triển mới cùng cương lĩnh xây dựng đất nước gồm tám đặc trưng.
Đảng ta cũng xác định rõ: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị
trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại". Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của
Đảng ta, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là con đường phát triển
7


rút ngắn và phương thức thực hiện con đường này là quá độ gián tiếp. Đó là bước
phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Để rồi từ đây,
Đảng đã lãnh đạo nhân dân tạo nên các thành tựu to lớn về mọi lĩnh vực trong đời
sống dẫu cịn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Bên cạnh đó, bảo vệ độc lập chủ
quyền dân tộc cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong các mối quan hệ sản xuất
cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và q trình tồn
cầu hố diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của Việt Nam.
Như vậy, để hoàn thành tốt con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta

cần phải xây dựng hình thái kinh tế- xã hội có hiệu quả: gắn kết các yếu tố lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cấu trúc thượng tầng một các đúng đắn. TÌm ra
những phương pháp có hiệu quả phù hợp với đất nước sẽ làm cho hình thái kinh tế
nước ta phát triển hơn. Thực hiện tốt đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đưa ra
tại Đại hội lần XI sẽ giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, sánh vai bạn bè
năm châu.
Bằng sự chỉ ra quy luật vận động khách quan của xã hội, những nhiệm vụ
lịch sử cần giải quyết để từng bước giải phóng áp bức, giải phóng con người và xã
hội lồi người, tư tưởng Mác có giá trị trường tồn và sức sống bền vững trong lòng
nhân loại tiến bộ trên thế giới và nhân dân Việt Nam. Lý luận Mác đã giúp chúng
ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về sự vận hành của xã hội trong
những giai đoạn phát triển chủ nghĩa cộng sản cũng chính là tiến trình vận động
lịch sử nói chung của xã hội lồi người, đúng theo lời của Mác: “Theo quy luật tiến
hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

8



×