Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Lý luận về tích lũy tư bản của c mác và ý nghĩa của vấn đề này đối với các doanh nghiệp của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.99 KB, 6 trang )

Câu 1: Lý luận về tích lũy tư bản của C.Mác và ý nghĩa của vấn đề này đối với các
doanh nghiệp của Việt Nam
Bài làm:
Trong quá trình kinh tế phát triển mạnh như vũ bão, vấn đề tăng trưởng
nhanh và bền vững đang là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với tất cả quốc gia, đặc
biệt là Việt Nam- một đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Để làm
được điều này, các kinh tế gia đã nhận ra vai trò quan trọng của vốn. Một đường lối
kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế cần đến nguồn vốn rất lớn.
Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất
của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo
chiều sâu. Vì vậy, vận dụng lý luận tích lũy tư bản của C.Mác vào các doanh
nghiệp của Việt Nam là điều vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu tích lũy tư bản
sẽ giúp vận dụng rút ra kinh nghiệm cho việc phát triển doanh nghiệp nói chung.
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội lồi người. Tái sản xuất có hai
hình thức chủ yếu: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Trong bất kì xã
hội nào, để đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần thì cần sản xuất của cải vật
chất. Do đó nền sản xuất ln trong q trình tái sản xuất. Dưới chủ nghĩa tư bản,
muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để
tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành
tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là q trình tư bản hố giá trị thặng
dư. Nói một cách cụ thể tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày
càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hố thành tư bản là vì giá trị
thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Trong quá trình tái
sản xuất, lãi đập vào vốn, vốn nhiều thì lãi nhiều, do đó lao động của cơng nhân
trong q khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính mình.


Khơng chỉ vậy, q trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế
hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong nền sản xuất tư bản
chỉ nghĩa, nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của cơng nhân,


mà cịn là người sở hữu lao động khơng cơng đó. Tuy nhiên, điều này không nề vi
phạm quy luật giá trị.
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mơ tích lũy tư bản phụ
thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác định thì
sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối
lượng giá trị thặng dư, đầu tiên là trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp
là tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương. Thứ hai là,
trình độ năng suất lao động xã hội. Tiếp theo là sự chênh lệch giữa tư bản được sử
dụng và tư bản đã tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc,
thiết bị) tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị
khấu hao từng phần. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục vụ
không công. Và cuối cùng là quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản
khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều
kiện tăng thêm quy mơ của tích lũy tư bản.
Trong thời gian qua, với xu thế tồn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập
quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ.
Những cơng cụ đơn giản mang tính tiểu thủ cơng nghiệp được thay thế bằng dây
chuyền máy móc hiện đại hơn. Sức lao động của con người được giải phóng, lao
động trí óc thế chỗ của lao động chân tay. Những thay đổi này làm cho năng suất
lao động tăng vượt bậc, tạo nên nhiều thành tựu lớn, điển hình là các tập đồn kinh
tế trong các lĩnh vực mũi nhọn: Bưu chính- viễn thơng, Than- Khống Sản, Dầu
khí,.... Bên cạnh những tập đoàn kinh tế lớn nhà nước cịn có các tập đồn kinh tế
tư nhân như FPT, Hịa Phát, Hồng Anh Gia Lai,... Các tập đồn này đều có vốn
góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối


tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đơng. Các tập đồn kinh tế tư
nhân cũng góp phần làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển và làm tăng % GDP quốc
doanh của Việt Nam.
Có thể nói rằng, đất nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và

năng động nhất từ trước tới nay. Sự phát triển của nền kinh tế cũng tạo ra áp lực về
tăng quy mô vốn cho nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc
vận dụng lí luận đó vào thực tiễn các doanh nghiệp ở nước ta là rất quan trọng và
cần thiết. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành cơng của sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước, khẳng định tính đúng đắn của chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh.


Câu 2: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lenin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Liên hệ với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Bài làm:
Hiên nay, thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi tồn thế giới nói
chung vẫn đang tiếp diễn và con đường “phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có tính
tất yếu và hồn tồn khả thi. Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang
tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu về quan niệm của chủ
nghĩa Mác- Lenin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ cung cấp cho ta thêm
những thông tin quý báu về những lý luận sơ khai để giúp ta hiểu được tình hình
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào.
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và
toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong toàn bộ
nền các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền để vật chất, tinh thần cần thiết
để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội
XHCN từng bước được thực hiện. Nó có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi
phương diên kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới
mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giải cấp vô sản giành
được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã
xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xa hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản: Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát
triển và quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những
nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển.


Xuất phát từ quan điểm cho rằng: chủ nghĩa cộng sản không phải là một
trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo
mà là kết quả của phong trào hiện thực, C.Mác cho rằng: “với sự giúp đỡ của giai
cấp vô sản đã chiến thắng, các dân tộc lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều quá trình
phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và tránh được phần lớn những đau
khổ và phần lớn các cuộc đấu tranh mà chúng ta bắt buộc phải trải qua ở Tây Âu”.
Vận dụng và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện mới,
sau cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô
sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xơ - viết, và qua
những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản không phải trải
qua giải đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Xét về mặt kinh tế, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nước
ta từ sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua phát
triển tư bản chủ nghĩa, tạo ra nhiều thành tựu đối với cách mạng chống Mỹ cứu
nước và hậu phương lớn của miền Nam. Hịa bình lập lại, Đảng ta đã chủ trương
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng đi lên quá độ chủ nghĩa xã
hội. Đảng ta vẫn khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường duy
nhất đúng đắn. Nó khơng chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam.
Sau 25 năm đổi mới, đến năm 2010, nước ta bước ra khỏi tình trạng nước
nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. GDP bình
quân đầu người tăng mạnh, ước tính năm 2021 khoảng 3700 USD/ người. Tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm còn 1,5-2%/ năm. Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam
được Liên hợp quốc công nhận và đánh giá cao. Mặc dù vậy, nước ta vẫn gặp
không ít khó khăn trong q trình ấy. Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, từ một

nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên, nước ta yếu kém về tất cả mọi mặt. Chính


quyền mới thành lập còn non trẻ, đứng lên chống áp bức, chiến tranh khiến ta thiệt
hại về vật chất, tinh thần, bước tụt lùi hẳn so với các nước phát triển sớm hơn. Dẫu
cho đất nước đang trong thời bình, tuy nhiên vẫn thường xuyên bị đe dọa bởi
những bè phái chống phá nền xã hội chủ nghĩa và nền độc lập của dân tộc.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là q trình tất yếu nhưng khơng hề đơn giản.
Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý của chủ nghĩa Mác- Lênin,
trong thời đại ngay nay, chúng ta có thể khẳng định: Với lợi thế của thời đại, trong
bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, các nước lạc hậu, sau khi
giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có thể tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Điều đó cũng chứng tỏ
sự lựa chọn con đường phát triển XHCN và gắn độc lập dân tộc với CNXH là sự
lựa chọn đúng đắn hợp quy luật khách quan và thực tiễn thời đại.



×