Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÂN TÍCH tác ĐỘNG TÍCH cực và TIÊU cực mà độc QUYỀN MANG lại đối với nền KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.35 KB, 19 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đ Ề TÀI:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU
CỰC MÀ ĐỘC QUYỀN MANG LẠI ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM.

Hà nội, ngày tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của xã hội loài người được đánh dấu bằng nhiều tiêu
chí, trong đó có tiêu chí về sự phát triển kinh tế ở những thời kỳ, những giai
đoạn khác nhau. Từ chỗ ban đầu thực hành một “nền kinh tế cướp đoạt”,
con người đã phải trải qua hàng vạn năm để biết dùng lửa nấu chín thức ăn
và sưởi ấm, biết thuần hóa súc vật, biết chăn nuôi, biết chế tạo ra những vật
phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn chế trong một phạm vi
cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần, khi một cộng đồng có thừa một loại sản phẩm
nào đó đã được làm ra nhưng lại cần đến những loại sản phẩm khác mà
cộng đồng khác dư thừa thì sự trao đổi bắt đầu diễn ra. Sản xuất phát triển
thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày càng thường xuyên hơn trên phạm vi ngày
càng mở rộng hơn. Như vậy, từ hình thái kinh tế tự nhiên, nhân loại chuyển


dần lên một hình thái kinh tế cao hơn là sản xuất hàng hóa - đó là kinh tế
hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử
nhân loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế.
Trong quá trình sản xuất xã hội, quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con
người với con người, trong đó quan hệ sở hữu là quan hệ cơ bản. Chủ sở
hữu có thể thống nhất ở một người, có thể tách bạch ở nhiều người. Đối
tượng sở hữu ln biến đổi do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
quyết định. Trình độ càng cao, đối tượng sở hữu càng tăng giá trị. Khi đó,
chủ sở hữu sẽ khống chế thị trường tiêu thụ bằng cách tạo ra chủ nghĩa độc
quyền đối với đối tượng sở hữu nhằm thu lại tối đa lợi nhuận. Đây được coi
là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn cạnh tranh tự do, là nấc thang mới trong
quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa cơ bản về cả lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến đổi về tình hình kinh
tế chính trị thế giới từ cuối thế kỉ XIX và đầu XX cho đến nay.
Vì vậy, vận dụng lý luận về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
của Mác- Lenin là điều vô cùng quan trọng để nghiên cứu độc quyền tại
3


Việt Nam, giúp vận dụng rút ra kinh nghiệm cho các vấn đề kinh tế hiện
nay.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN
I.
1

ĐỘC QUYỀN:
ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ?
Theo C.Mác và Ph.Angghen, độc quyền là hiện tượng kinh tế trên thị

trường chỉ có duy nhất một doanh nghiệp hoặc liên minh giữa các doanh

nghiệp lớn nắm trong tay quyền cung cấp, quyết định giá cả sản phẩm và
khống chế thị trường tiêu thụ để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối
thủ cạnh tranh khác xâm lược thị trường. Đây là một trong những dạng của
thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh
tranh. Bên cạnh đó, độc quyền cịn được hình thành một cách tự nhiên,
nhưng chủ yếu là do tham vọng của các tổ chức độc quyền muốn độc tôn
thương hiệu sản phẩm. Nghĩa là, ở dạng thuần túy nhất, một thị trường được
xem là độc quyền khi chỉ có duy nhất một nhà cung ứng sản phẩm và khơng
có những sản phẩm thay thế tương tự. Ví dụ như Apple, Amazon, Facebook,
Google là những “gã khổng lồ” cơng nghệ độc quyền trên tồn thế giới
trong một khía cạnh cụ thể, mặc dù chúng đều liên quan đến mạng xã hội và
thiết bị điện tử,…. Ví dụ, Google gần như có độc quyền trên thị trường tìm
kiếm internet. Mọi người sử dụng Google cho 65 % của tổng số lần tìm
kiếm và cho các đối thủ cạnh tranh của nó như Bing và Yahoo của
Microsoft, chiếm 34% cịn lại. Nhưng Google ln biết cách cập nhật các
thuật tốn tìm kiếm để giúp nó có khả năng kiểm soát tới tận 80% tất cả các
quảng cáo liên quan đến tìm kiếm. Khơng phủ nhận rằng, hầu hết mỗi ngày
chúng ta đều truy cập vào Google trên một lần.
Mặc dù trên thực tế khơng có độc quyền thuần t, vì các hàng hố
nói chung đều ít nhiều có sản phẩm thay thế, nhưng những gì phân tích cho
mơ hình độc quyền này sẽ giúp làm sáng tỏ tính phi hiệu quả của nó và sự
cần thiết của các biện pháp can thiệp của chính phủ.
Các hình thái của độc quyền có thể kể đến như: Trust (Tờ-rớt), Cartel
4


(Các-ten),

Syndicate


(Xanh-đi-ca),

Consotium

(Cơng-xóc-xi-om),

Conglomerate (Cơng-lơ-mê-rat), Cơng ty đa quốc gia (Multinational
Corporation – MNC), Cơng ty xun quốc gia (Transnational Corporation –
TNC)
2

NGUN NHÂN HÌNH THÀNH ĐỘC QUYỀN:
Độc quyền xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền

kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa. Đây được xem là hậu quả tất
yếu của q trình cạnh tranh khơng được định hướng và điều chỉnh: từ cạnh
tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới cạnh
tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền. Các tổ chức
độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc
quyền. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa
học kỹ thuật; một mặt, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ
dầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, địi hỏi những hình thức kinh
tế tổ chức mới, đó là những xí nghiệp lớn, sản xuất lớn có ưu thế rõ rệt so
với sản xuất nhỏ và đã phát triển rất mạnh. Mặt khác, nó dẫn đến tăng năng
suất lao dộng, tăng sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Việc nâng cao tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư đã mở rộng khả năng tích lũy tư bản,
thúc đẩy sự phát triển sản xuất lớn, tăng tích tụ tư bản và sản xuất.
Vào 30 năm cuối của thế ky XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật
mới xuất hiện như lị luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tơmát, v.v. đã tạo

ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hố chất mới
như axít sunphuaric (H2S04), thuốc nhuộm, v.v.; máy móc mới ra đời: động
cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay, v.v.; phát triển những
phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay, v.v. và đặc biệt
là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mật làm xuất
hiện những ngành sản xuất mới địi hỏi xí nghiệp phải có quy mơ lớn; mặt
khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích luỹ tư bản,
thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
5


Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các
quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật
tích luỹ, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư
bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. Hơn nữa, việc nắm giữ được
một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu
có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim
cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một
lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia
khác khơng thể có.
Hai là, do kết quả của quá trình cạnh tranh.
Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mơ tích luỹ để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, quá trình
cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những
quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu
quả hơn thơn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi
cuộc chơi, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung
và quy mơ xí nghiệp ngày càng to lớn.
Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác
đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã

để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó
đương nhiên có được vị thế độc quyền.
Chế độ bản quyền cũng là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những
nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư cơng sức, thời gian và tiền của vào
hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động
và đời sống tinh thần cho xã hội. Nhưng chính những quy định này đã tạo
cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy khơng phải vĩnh cửu
(vị thế này cịn tuỳ thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được quy định ở từng
nước).
Nhiều nhãn hàng trở thành độc quyền là nhờ được hưởng chính sách
nhượng quyền khai thác từ chính phủ ở một thị trường nào đó, ví dụ chính
6


quyền địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp điện hay nước
sạch trên địa bàn của địa phương mình. Ngồi ra, một số ngành kinh tế chủ
đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo điều kiện cho nó một cơ chế có thể
tồn tại mạnh nhất dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ khơng một ai có thể
phản đối rằng, quốc phịng hay ngành cơng nghiệp sản xuất vũ khí nên do
chính phủ trực tiếp nẵm giữ, vì nó liên quan đến an ninh lâu dài của đất
nước.
Ba là, do cuộc khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản
chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh
chóng q trình tích tụ và tập trung tư bản. Sự phát triển của hệ thống tín
dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản
xuất, nhất là việc hình thành các cơng ty cổ phần, tạo tiền để cho sự ra đời
của các tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, các tổ
chức độc quyền có thể ấn định giá cả độc quyền mua, độc quyền bán để thu
lợi nhuận độc quyền cao.

II.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC QUYỀN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG:
Mặc dù đây được xem là một trong những bước tất yếu của quá trình
phát triển thị trường, tuy nhiên về bản chất thì độc quyền cũng đã đem lại
những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể như:
1

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC:
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và

triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt
là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động
khoa học kỹ thuật, vì độc quyền là kết quả của q trình tích tụ, tập trung
sản xuất ở mức độ cao. Tuy nhiên, đây chỉ là khả năng, cịn có trở thành
hiện thực hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào
mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền.
7


Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao
năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền. Độc quyền tạo ra được
ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản
xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng
năng suất lao động, giảm chi phi sản xuất, do đó nâng cao được năng lực
cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.

Với ưu thế tập trung sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay mình, nhất
là sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh
vực kinh tế trọng tâm, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng
sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại.
Và đơi khi một sự độc quyền là cần thiết. Nó đảm bảo phân phối nhất
quán một sản phẩm hoặc dịch vụ có chi phí trả trước rất cao. Một ví dụ là
các tiện ích điện và nước. Việc xây dựng các nhà máy điện hoặc đập mới rất
tốn kém, vì vậy điều hợp lý là cho phép các nhà độc quyền kiểm sốt giá để
trả cho các chi phí này. Chính phủ liên bang và địa phương quy định các
ngành công nghiệp này để bảo vệ người tiêu dùng. Các cơng ty được phép
đặt giá để thu lại chi phí của họ và lợi nhuận hợp lý. Người đồng sáng lập
PayPal, Peter Thiel ủng hộ lợi ích của sự độc quyền sáng tạo. Đó là một
cơng ty "rất giỏi trong những gì nó làm mà khơng cơng ty nào khác có thể
cung cấp một sự thay thế chặt chẽ". Họ cung cấp cho khách hàng nhiều sự
lựa chọn hơn "bằng cách thêm các danh mục hoàn toàn mới cho thế giới".
Ơng đề nghị các doanh nhân tập trung vào "Cơng ty có giá trị nào khơng ai
xây dựng?".
2

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC:
Có thể thấy rằng, độc quyền đem lại tích cực đối với nền kinh tế,

nhưng duy nhất chúng chỉ đem lại tích cực về giá trị thặng dư cho các nhà
tư bản. Tức nghĩa là, đối với nền phát triển chung, chúng không mang lại lợi
8


ích gì đáng kể. Độc quyền hạn chế thương mại tự do và ngăn thị trường
thiết lập giá. Điều đó tạo ra ba tác dụng phụ sau:
Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh khơng hồn hảo gây

thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
Khi có sự độc quyền, tổn thất ròng của xã hội thường diễn ra. Điều
này được thể hiện ở chỗ các nhà sản xuất gần như có thể tăng giá hàng hóa
và dịch vụ bất kể thay đổi chi phí và người tiêu dùng buộc phải mua chúng
trong các điều kiện đã được thiết lập. Vì độc quyền là nhà cung cấp duy
nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn. Đó gọi là ấn định giá. Họ có
thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì họ biết người tiêu dùng
khơng có lựa chọn nào khác. Hơn thế nữa, với sự thống trị của độc quyền và
vì mục đích lợi nhuận đặc quyền cao, mặc dù như đã phân tích ở trên, độc
quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản xuất và do đó giảm giá cả
hàng hóa, nhưng độc quyền khơng giảm giá, chỉ có tăng lên, chứ khơng có
mất đi. Vì thu nhập của người mua không tăng, nên khối lượng sản phẩm đã
mua giảm, điều đó có nghĩa là mức năng suất của toàn ngành đang giảm tạo
ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã
hội. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu khơng đổi đối với hàng hóa và dịch
vụ. Ta có thể lấy ví dụ về ngành xăng dầu. Một số lái xe có thể chuyển sang
phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể,
đặc biệt với những người làm nghề lái xe.
Mặc dù thực tế là nhà độc quyền nhận được lợi nhuận cao bất hợp lý,
thế nhưng, toàn bộ xã hội đã thua cuộc từ quá trình này.
Hai là, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm
hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
Độc quyền khơng chỉ vừa có thể tăng giá mà lại vừa có thể cung cấp
các sản phẩm kém hơn. Điều đó đã xảy ra ở một số khu vực đô thị, nơi các
cửa hàng tạp hóa biết cư dân nghèo có ít lựa chọn thay thế. Độc quyền tập
trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các
sáng chế khoa học, kỹ thuật. Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên
9



cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng
khơng có nguy cơ bị lung lay. Do vậy, các tổ chức độc quyền không tích cực
thực hiện các cơng việc đó. Các cơng ty khi đã có tính độc quyền trong mỗi
sản phẩm, dịch vụ thì họ thường khơng lo ngại về vấn đề mất khách hàng
vào tay đối thủ. Ngoài ra việc chiếm giữ thị trường quá lâu sẽ không tạo ra
được động lực đổi mới cho những công ty độc quyền. Đồng nghĩa với việc
khi những công ty đối thủ đang tiến hành cải tiến, nâng cao sản phẩm của
mình và ngày càng đạt được vị thế trong lòng người tiêu dùng thì những
cơng ty độc quyền khi này sẽ dề dàng bị tụt lùi về phía sau.
Sự độc quyền đi kèm với giá phân phối sản phẩm quá cao đã làm hạn
chế đối tượng người tiêu dùng, đồng thời trong một thị trường độc quyền thì
chính người tiêu dùng lại khơng có q nhiều sự lựa chọn cho chính sản
phẩm mà họ sẽ sử dụng, điều này về lâu dài sản tạo ra sự khó chịu cho
chính người tiêu dùng. Điều này chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm hãm
sự phát triển kinh tế, xã hội.
Ba là, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ
hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra
hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
Độc quyền được xác định là sự khuyết tật của nền kinh tế thị trường,
bởi các nước nằm trong nhóm phát triển sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau để kiểm sốt tính độc quyền trong lĩnh vực mình đang thống trị, vơ
hình chung làm hạn chế sự lớn mạnh, đa dạng trong lĩnh vực đó. Độc quyền
khiến doanh nghiệp mất mọi động lực để đổi mới hoặc cung cấp các sản
phẩm "mới và cải tiến". Một nghiên cứu năm 2017 của Cục nghiên cứu kinh
tế quốc gia cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư ít hơn dự kiến kể
từ năm 2000 do sự cạnh tranh giảm sút. Điều đó đúng với các công ty cáp
cho đến khi các ăng-ten đĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến phá vỡ sự
nắm giữ của họ trên thị trường
Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc
quyền cao, đặc quyền có khả năng và khơng ngừng bành trướng sang các

10


lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện
mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc
quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc
gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền chứ khơng vì lợi ích của đại đa số
nhân dân lao động.
Đối với giới thượng lưu, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để chi trả cho những
sản phẩm độc quyền với giá cao cắt cổ, khoa trương sự xa hoa của bản thân,
từ đó, các doanh nghiệp độc quyền sẽ trao cho họ một chiếc thẻ “thành viên
vip” hưởng những ưu đãi của doanh nghiệp, mua càng nhiều thì ưu đãi
hưởng càng lớn. Ngược lại, những người có thu nhập trung bình sẽ chỉ có
cơ hội tìm đến những món hàng bình dân, dẫu cho họ có mua được món
hàng độc quyền vì khơng có một mặt hàng khác thay thế, họ sẽ phải trả giá
bằng rất nhiều thứ, đặc biệt là các khoản nợ khổng lồ.
Độc quyền tạo ra lạm phát. Vì họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn,
họ sẽ tăng chi phí cho người tiêu dùng. Nó được gọi là lạm phát do chi phí
đẩy. Một ví dụ điển hình về cách thức hoạt động của nó là Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu mỏ 12 quốc gia xuất khẩu dầu trong OPEC hiện kiểm soát
giá 46% lượng dầu sản xuất trên thế giới. OPEC là một cartel hơn là độc
quyền. Đầu tiên, hầu hết dầu được sản xuất bởi một quốc gia đó là đất nước
Ả Rập Xê Út. Thứ hai, tất cả các thành viên phải đồng ý với mức giá do
OPEC quy định. Thậm chí sau đó, một số nước có thể cố gắng giảm giá để
giành thêm một chút thị phần. Thực thi giá OPEC là không dễ dàng. Tuy
nhiên, các nước OPEC kiếm được nhiều hơn mỗi thùng dầu so với trước khi
có OPEC. Sức mạnh đó đã tạo ra lệnh cấm vận dầu mỏ OPEC vào những
năm 1970.
Người giàu vẫn cứ giàu còn người nghèo vẫn cứ bần cùng. Sự phân
hóa sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân tạo nên sự mất cân bằng trong kinh

tế thị trường và gây ra nhiều thiệt hại lớn. Các công ty độc quyền đến một
ngày sẽ phải trả giá cho những thiệt hại họ vơ tình hoặc cố tình gây ra đối
với nền kinh tế chung toàn cầu.
11


12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Ở bất cứ quốc gia nào cũng thừa nhận sự tồn tại của rào cản thị
trường do pháp luật tạo ra, bởi lẽ đây là một trong các điều kiện để đảm bảo
lợi ích xã hội và lợi ích quốc gia. Tuy thế, cũng có những rào cản mà sự tồn
tại của nó là bất hợp lý và cần phải được loại bỏ. Ở nước ta đã có những rào
cản bất hợp lý như vậy tồn tại. Nhờ vào sức mạnh tài chính và kinh nghiệm
kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp giảm giá tới mức làm cho các
doanh nghiệp mới tham gia thị trường cũng như các doanh nghiệp khác là
đối thủ đang kinh doanh trên thị trường không đủ sức cạnh tranh và phải rút
lui khỏi thị trường đó. Kết quả là doanh nghiệp sẽ giành phần thắng trong
cuộc đua về giá.
Sau chiến tranh, đất nước thống nhất, lập lại hịa bình, cả nước hăng
hái bắt tay vào cơng cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội trong khi đó trong tay chỉ có mơ hình kinh tế sau
chiến tranh để lại – nền kinh tế tập trung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá
nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng mơ hình kinh tế này trong chiến tranh
đã đem lại hiệu quả cao, và được coi như mô hình ưu việt. Nhưng trong thời
bình, nó đã khơng cịn phù hợp và Việt Nam đã phải trả giá cho việc áp
dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế suy thoái trầm trọng, chi vượt thu,
lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu,
chậm được đổi mới, năng lực sản xuất trong nước kém. Các doanh nghiệp

cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà nước để sản xuất, không cần
quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai. Các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết chứ chưa
được thấy thực tế cạnh tranh là như thế nào. Điều đó gây ra lãng phí nguồn
lực xã hội, cạnh tranh khơng được coi trọng.
Yêu cầu phát triển kinh tế để hội nhập quốc tế buộc chúng ta phải
chuyển đổi nền kinh tế. Đại hội IX đã khẳng định nước ta sẽ phát triển theo
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội. Nền kinh tế thị trường với quy
13


luật cạnh tranh đã khơng cịn chỗ cho sự ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp, buộc
các chủ thể kinh tế phải ln ln hoạt động để tìm lấy vị trí tồn tại trong
nền kinh tế. Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu cầu nhận
thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết. Cùng với quá trình
đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần được chấp nhận ở nước ta
như một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự điều tiết
của nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề độc quyền ở nước ta, đặc biệt là độc quyền nhà
nước vẫn còn là một mối lo ngại lớn, thách thức đối với nền kinh tế quốc
dân.
Sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước và việc độc quyền của
họ trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý do được các luật sư Mỹ sử
dụng để khẳng định Việt Nam khơng có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện
cá da trơn Việt Nam hay hội thảo “Cải cách độc quyền nhà nước trong các
ngành công nghiệp mạng lưới” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương tổ chức tại Hà Nội (2018) đã đề cập đến nhiều bất cập liên quan đến
độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như
viễn thông, đường sắt, điện, hàng không. Theo TS. Nguyễn Thị Luyến,
Trưởng ban Thể chế kinh tế nêu dẫn chứng về độc quyền nhà nước, khiến

doanh nghiệp không thể “lớn” nổi, thậm chí rơi vào khủng hoảng. Đến nay,
Tổng cơng ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành
đường sắt. Do khơng có cạnh tranh nên ngành này thiếu hẳn động lực nâng
cao chất lượng, giảm giá thành, lâm vào cuộc khủng hoảng rất lớn dẫn đến
thị phần giảm. Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực
Việt Nam (EVN). ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng
chỉ EVN đ-ợc nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị trường điện lực,
việc sản xuất điện có liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này
làm cho các doanh nghiệp sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối
thủ cạnh tranh trên cùng thị trường. Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối
với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh khỏi.
14


Một số doanh nghiệp câu kết với nhau bằng việc sát nhập hoặc liên
daonh các công ty thành viên lại, việc này diễn ra theo quy định của nhà
nước. Các cơng ty này làm tăng mức độ tích tụ hay tập trung của thị trường,
giảm bớt đối thủ cạnh tranh để tăng khả năng chi phối độc quyền của các
tônggr công ty, khiến cho các đối thủ yếu thế hơn bị mất thị trường tiêu thụ
và lâm vào tình trạng phá sản, nợ nần. Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty
đã định giá sản phẩm tạo ra sự bất bình đẳng giữa từng loại khách hàng.
Khơng những thế, được sự bảo hộ của chính phủ, nhiều tổng cơng ty hoạt
động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí cho xã hội.
Từ thực trạng trên cho thấy tình trạng độc quyền ở nước ta còn vướng
mắc rất nhiều tồn tại chưa được tháo gỡ, tuy nhiên, nhà nước ta vẫn chưa có
những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan chuyên trách nào theo dõi
các hành vi liên quan tới độc quyền. Đây là một vấn đề đáng lo ngại.

15



CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM
Kinh tế thị trường được xã hội coi là thành quả của văn minh nhân
loại, được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn, khách
quan, khoa học, sáng tạo, trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trị của con người chính là động
lực và cũng là mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Vì vậy, tìm ra cách chống
độc quyền sẽ là giải pháp tối ưu cho sự phát triển này.
Trên thực tế, rất khó để xác định hành vi độc quyền ở Việt Nam, nhất
là các hành vi độc quyền nhà nước. Nếu các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh chưa được xác định thì khó làm rõ được độc quyền trong cạnh tranh.
Vai trị của chính phủ, nhà nước là điều kiện tiên quyết dập tắt vấn đề này.
Trước hết, chính phủ cần phải đưa ra các luật chống độc quyền, điều
chỉnh giá cả thị trường để các công ty độc quyền không tự ý định giá. Các
công ty lớn không được chiếm quá 60% thị phần. Luật chống độc quyền sẽ
hạn chế trường hợp các công ty ngầm định đoạn giá cả bằng cách đưa ra các
bằng sáng chế hoặc bản quyền sản xuất. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp theo quy định
của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa sẽ giúp các
doanh nghiệp xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp
và dài hạn.
Tiếp theo, nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật nhằm ngăn
ngừa một số hành vi xấu có hại đến nền kinh tế của một đất nước. Các nước
có thị trường phát triển thường dùng biện pháp này để điều tiết những
doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng thời gian dài. Phán
quyết của tịa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công ty Standard Oil vốn là nhà
máy lọc dầu lớn nhất thế giới năm 1870 phải tách ra thành 34 cơng ty độc
lập là ví dụ điển hình.
16



Bên cạnh đó, chính phủ khuyến khích các cơng ty phát triển nhờ
những chính sách của chính phủ: khuyến khích doanh nghiệp phát triển
đồng thời phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ đầu tư cho quá
trình phát triển.
Hơn thế nữa, chính phủ cần phải giám sát một cách chặt chẽ, đề ra
các quy định cưỡng chế doanh nghiệp phải thực thi trong lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp ấy. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm sốt các cơng ty
thuộc sở hữu nhà nước trong một nền kinh tế mới và đang phát triển.
Đặc biệt, cần phát triển chính sách ngoại thương với các nước trên
toàn thế giới. Trong cơ chế mở cửa thị trường, ngoại thương giữ vai trò hết
sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mời gọi
đầu tư từ nước ngoài làm cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng hơn,
nâng cao tính cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong nước duy trì một
nền kinh tế ổn định và phát triển trong tương lai.

17


KẾT LUẬN
Chính phủ hiện nay đang thúc đẩy việc đảm bảo cạnh tranh và thúc
đẩy cạnh tranh. Nhưng việc thúc đẩy cạnh tranh đang vướng phải vấn đề
độc quyền. Độc quyền hiện nay vẫn còn, nhưng điều đáng lo ngại hơn nữa
là thể chế chống độc quyền hiện nay rất yếu. Muốn bảo đảm tự do cạnh
tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thì cần thiết phải xây dựng
pháp luật kiểm sốt độc quyền, trong đó cần chú trọng đặc biệt vấn đề đối
tượng điều chỉnh và cơ chế bảo đảm thi hành.
Cạnh tranh sinh ra độc quyền, độc quyền làm cạnh tranh trở nên gay
gắt. Có độc quyền, thương hiệu của các doanh nghiệp sẽ khẳng định vị trí

của mình trên thương trường. Độc quyền q mức gây cạnh tranh không
lành mạnh sẽ để lại những hệ lụy khó lường. Tạo một mơi trường kinh
doanh lành mạnh, thông minh và biết điều tiết cơ cấu kinh tế sẽ giúp các
doanh nghiệp có tạo được chỗ đứng, có như vậy, nền kinh tế quốc dân mới
phát triển lớn mạnh và bền vững./.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

Bộ Giáo dục và đào tạo (2019): Giáo trình học phần Kinh tế chính trị Mác-

2)

Lenin, Tr.80
GS, TS. NGUYỄN TRỌNG CHUẨN- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam (19-11-2020): Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
vấn đề con người - tiếp cận từ mục tiêu và động lực của sự phát triển,
/>
3)

va-dong-luc-cua-su-phat-trien
HÀ PHƯƠNG (29/10/2020): ĐỘC QUYỀN; ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ
ẢNH

HƯỞNG

ĐẾN


CÁC

NỀN

KINH

TẾ,

HTTPS://WWW.SAGA.VN/DOC-QUYEN-UU-NHUOC-DIEM-VA-ANH4)

HUONG-DEN-CAC-NEN-KINH-TE~45997
Phạm
Kim
Oanh
(04/03/2021):
Độc

5)

/>Thế Hải- Báo Đầu tư (10/07/2018): Độc quyền còn lớn trong một số lĩnh

quyền



gì?,

vực then chốt, />
vuc-then-chot-d84434.html

Dân Kinh tế: Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam,

7)

/>THS. Đào Ngọc Báu-NCS Đại học Nhân dân Trung Quốc (01/11/2004):
Vấn

đề

độc

quyền



Việt

/>
19

Nam,



×