Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lý luận tích lũy tư bản của các mác và vấn đề tích lũy vốn cho CNH, hđh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.44 KB, 9 trang )

Đề 3: Lý luận tích lũy tư bản của Các Mác và vấn đề tích lũy vốn cho CNH,
HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Bài làm:
1 Lời mở đầu:
Trong quá trình kinh tế phát triển mạnh như vũ bão, vấn đề tăng trưởng
nhanh và bền vững đang là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với tất cả quốc gia, đặc
biệt là Việt Nam- một đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Để làm
được điều này, các kinh tế gia đã nhận ra vai trò quan trọng của vốn. Một đường lối
kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế cần đến nguồn vốn rất lớn. Vì
vậy, vận dụng lý luận tích lũy tư bản của C.Mác trong việc tích lũy vốn cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là điều vơ cùng quan trọng. Nghiên cứu tích
lũy tư bản sẽ giúp vận dụng rút ra kinh nghiệm cho các vấn đề tích lũy vốn hiện
nay.
2 Nội dung:
a. Lý luận:
Lý luận tái sản xuất xã hội của C.Mác và của kinh tế học hiện đại đều nhấn
mạnh vai trị của vốn tích lũy đối với quá trình tái sản xuất xã hội, tức là quá trình
tăng trưởng. Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Trong bất kì
xã hội nào, để đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần thì cần sản xuất của cải
vật chất. Do đó nền sản xuất ln trong q trình tái sản xuất. C.Mác đã chỉ ra,
trong tái sản xuất giản đơn, nhà tư bản sẽ chi hết số giá trị thặng dư thu được vào
mục đích tiêu dùng cho cá nhân. Thế nhưng, xã hội thay đổi, kinh tế phát triển, sử
dụng hết số giá trị thặng dư thu được sẽ không khiến nhà tư bản trở nên giàu có. Vì
vậy, số giá trị thặng dư được chia làm hai phần: một phần dành vào mục đích tiêu


dùng, một phần vào mục đích tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một
phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là q trình tư bản hố giá trị thặng
dư. Nói một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày
càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hố thành tư bản là vì giá trị


thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Trong quá trình tái
sản xuất, lãi đập vào vốn, vốn nhiều thì lãi nhiều, do đó lao động của cơng nhân
trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính mình. Khơng chỉ vậy, q
trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành
quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong nền sản xuất tư bản chỉ nghĩa, nhà tư
bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà cịn là người
sở hữu lao động khơng cơng đó. Tuy nhiên, điều này không hề vi phạm quy luật
giá trị.
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mơ tích lũy tư bản phụ
thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác định thì
sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối
lượng giá trị thặng dư: đầu tiên là trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp
là tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương, đây là cách
nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, từ đó tạo điều kiện để tăng quy mơ tích lũy. Thứ
hai là, trình độ năng suất lao động xã hội làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm
xuống, làm giảm giá trị sức lao động khiến nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng
dư hơn. Tiếp theo là sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu
dùng. Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động tham gia tồn bộ vào q trình sản
xuất, nhưng giá trị của chúng lại bị khấu hao từng phần chuyển vào giá trị sản
phẩm. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục vụ không công.
Và cuối cùng là quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng


lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm
quy mô của tích lũy tư bản. Đối với sự tích luỹ của cả xã hội thì quy mơ của tư bản
ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng.
Q trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản có thể dẫn tới các hệ
quả kinh tế mang tính quy luật sau:
Đầu tiên, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản. Điều này được
quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thật của tư

bản. Cấu tạo hữu cơ ln có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo
xu hướng tăng lên về lượng. Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung
tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ biện chứng với nhau và tác động
thúc đẩy nhau nhưng lại không đồng nhất với nhau. Đây khơng những là sự khác
nhau về mặt chất mà cịn khác nhau về mặt lượng. Tích tụ tư bản làm tăng quy mơ
tư bản xã hội, nó phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản. Tập trung tư bản không làm tăng quy mô tư bản xã hội mà chỉ phân
phối lại và tổ chức lại tư bản xã hội, nó phản ánh quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư
bản. Tập trung tư bản có vai trị rất lớn trong q trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn tư bản chủ nghĩa và quá trình chuyển chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn thấp
lên giai đoạn cao. Nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa, tích tụ và tập trung là hình
thức làm tăng thu nhập quốc dân và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn của
xã hộitrong quá trình sản xuất. Và cuối cùng, quá trình tích lũy tư bản làm khơng
ngừng tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản và thu nhập của người lao
động làm thuê. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở dùng bạo lực để biến
chế độ tư hữu nhỏ dựa trên lao động cá nhân thành chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa
dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê, biến sản xuất nhỏ lạc hậu, phân tán thành
sản xuất lớn, tập trung.


Q trình tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực: một bên làm cho chủ
nghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua sự tích tụ và tập
trung của tư bản, thơng qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản và làm cho
giai cấp tư sản ngày càng giàu có xa hoa; Cịn một bên là giai cấp những người lao
động không tránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng. Thế nhưng, khi phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành thì q trình tích luỹ và cạnh tranh dẫn đến
tư bản và sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuất được xã hội hoá
cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Đó là quy luật chung của
tích luỹ tư bản. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa phát triển. Sự phát triển của mâu thuẫn này

sẽ dẫn đến sự tất yếu thay thế chủ nghĩa tư bản bằng xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
Đây cũng là xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản, xu hướng tạo ra những tiền đề
vật chất và tiền đề xã hội cao cho sự phủ định đối với chủ nghĩa tư bản.
Toàn bộ nền sản xuất của xã hội chủ nghĩa chia thành hai khu vực lớn: sản
xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng, do đó, dưới hình thức hiện vật,
tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Về mặt giá trị,
tổng sản phẩm xã hội chia làm ba bộ phận: giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí và
chuyển vào sản phẩm; giá trị mới tạo ra dùng cho nhu cầu cá nhân của người lao
động; giá trị mới tạo ra dùng để mở rộng sản xuất và tăng thêm quỹ tiêu dùng cho
xã hội. Bộ phận thứ hai và bộ phận thứ ba là giá trị mới được sáng tạo, hợp thành
thu nhập quốc dân. Thu nhập quốc dân là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội
do các ngành sản xuất vật chất sáng tạo ra, là giá trị của tổng sản phẩm xã hội trừ
đi phần bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí. Thu nhập quốc dân là cơ sở để tích
lũy vốn cho tái sản xuất mở rộng và để tăng quỹ tiêu dùng, nâng cao mức sống của
nhân dân. Như vậy, vốn tích lũy là một bộ phận của thu nhập quốc dân dùng để mở
rộng và phát triển nền sản xuất xã hội, cũng như để hình thành nguồn dự trữ vật tư


và tài chính. Vốn tích lũy đảm bảo sự phát triển và mở rộng sản xuất, tạo ra cơ sở
vật chất – kỹ thuật của nền kinh tế và được thực hiện nhờ có sản phẩm thặng dư.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, với việc tăng thu nhập quốc dân,
khối lượng vốn tích lũy cũng tăng lên hàng năm. Vốn tích lũy dành một phần lớn
để mở rộng sản xuất, xây dựng cơ bản trong các ngành sản xuất vật chất; một bộ
phận khác dùng để xây dựng các cơng trình văn hóa, xã hội như bệnh viện, trường
học, …; bộ phận thứ ba dùng làm quỹ dự trữ nhằm ngăn ngừa tình trạng mất cân
đối và đề phịng mọi tai họa có thể xảy ra trong nền kinh tế quốc dân.
b. Vận dụng vào thực tiễn:
Trong đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đại hội VIII của
Đảng đề ra, vấn đề tích luỹ vốn để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có tầm
quan trọng đặc biệt cả về phương pháp, nhận thức chỉ đạo thực tiễn. Ai cũng biết

rằng để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có vốn. Hiện nay chúng ta đang
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, trong khi đó tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lại phải cần nhiều vốn để đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Tuy đất nước và khu vực đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng nước ta
vẫn là một nước nghèo, chậm phát triển thì vấn đề tích lũy vốn là vấn đề có tầm
quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa tiên quyết đối với tồn bộ q trình xây dựng. Tại
đại hội Đảng lần VIII Đảng ta đã khẳng định: “luôn chủ trương tự lực cánh sinh
xây dựng, phát triển kinh tế, cơng nghiệp tích lũy vốn từ nội bộ kinh tế là chủ yếu”.
Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng cịn thiếu thốn thì q trình
tích lũy vốn cịn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền
kinh tế dẫn đến việc tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của
mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn không đạt được hiệu quả. Từ khi chuyển
đổi nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập quốc dân tăng
lên… Với xu thế tồn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học,


công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những cơng cụ đơn
giản mang tính tiểu thủ công nghiệp được thay thế bằng dây chuyền máy móc hiện
đại hơn. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động trí óc thế chỗ của
lao động chân tay. Những thay đổi này làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc,
tạo nên nhiều thành tựu lớn, điển hình là các tập đồn kinh tế trong các lĩnh vực
mũi nhọn: Bưu chính- viễn thơng, Than- Khống Sản, Dầu khí,.... Bên cạnh những
tập đồn kinh tế lớn nhà nước cịn có các tập đồn kinh tế tư nhân như FPT, Hịa
Phát, Hồng Anh Gia Lai,... Các tập đồn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn
nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và
ngoài nước với hàng ngàn cổ đơng. Các tập đồn kinh tế tư nhân cũng góp phần
làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển và làm tăng % GDP quốc doanh của Việt Nam.
Tuy nhiên nó vẫn cịn q nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Một trong
những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp. Thực tế cho thấy tiềm năng

trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp, nhiều hộ gia đình và
khơng ít doanh nghiệp cịn đầu tư chưa hiệu quả, nguồn vốn không được luân
chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của nhà nước tăng lên nhưng cịn dàn trải,
lãng phí thị trường vốn, tiền tệ chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với
việc đẩy mạnh q trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế cịn hạn chế đầu tư phát
triển. Việc quản lý sử dụng vốn còn phân tán, không tập trung tối đa vốn tiền mặt
cũng như nhân tài vật lực để giải quyết những cơng trình thiết yếu của nền kinh tế.
Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khốn cho thấy đây là
một kênh huy động vốn thật sự hấp dẫn và rất đáng kể.
Rất nhiều quốc gia đã tìm cách mở cửa với thế giới bên ngoài, kêu gọi đầu
tư nước ngoài, nhận các khoản viện trợ và vay vốn của các nước để phát triển nền
cơng nghiệp. Có quốc gia thì khuyến khích bn bán với nước ngồi để thu về


nguồn ngoại tệ quan trọng cho q trình cơng nghiệp hóa. Nhưng nguồn vốn trong
nước vẫn đóng vai trị quyết định, bởi vì nguồn vốn từ bên ngồi dù có lớn đến
mấy nếu khơng có các nguồn vốn đầu tư do sự tích lũy từ trong nước thì nguồn vốn
bên ngồi cũng khơng thể sử dụng có hiệu quả. Ngồi ra, nguồn vốn nước ngồi
đơi khi cịn thực hiện ý đồ từng bước khống chế về kinh tế nước nhà và gây ảnh
hưởng tới tình hình chính trị. Chính vì thế, chúng ta phải đề cao tầm quan trọng có
tính chất quyết định của tích lũy vốn trong nước. Đi vay là phải trả cả vốn lẫn lãi
với rất nhiều điều kiện ràng buộc từ phía bên ngồi. Bằng mọi biện pháp và hình
thức phù hợp, hãy linh hoạt để ra sức đẩy nhanh q trình tích lũy vốn trong nước.
Tuy nhiên, ta cũng khơng nên có một cái nhìn máy móc địi hỏi trong mọi
thời điểm và mọi nơi đối với mọi cơng trình phát triển cơng nghiệp rằng vốn đầu tư
từ trong nước cũng phải chiếm tỉ lệ lớn hơn số vốn đầu tư của nước ngoài. Cần
phải có một cách nhìn biện chứng để thấy rằng vào những lúc và những nơi cụ thể,
đối với một số cơng trình nhất định chúng ta có thể và cần phải dựa vào vốn đầu tư
của nước ngoài nhiều hơn, nhất là giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.

Cùng với việc tăng cường tích lũy vốn tiền mặt, chúng ta còn cần phải khai
thác hiệu quả các nguồn lực tự nhiên như: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, rừng, biển,
tài nguyên thiên nhiên,… đặc biệt là biết khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội như
nguồn lao động. Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng
thêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác
định cho quan hệ giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy và tiêu
dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiện được mức
tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn định mà cuối cùng
vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền kinh tế


ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải khuyến khích mọi người khơng ngừng tiết
kiệm, tích lũy.
Chính những điều đó chứng tỏ rằng với những nguồn lực kinh tế của đất
nước hiện nay, chúng ta hồn tồn có khả năng và điều kiện để tích lũy được nguồn
vốn trong nước. Tuy nhiên, tiềm năng thì có nhiều nhưng điều quan trong là chúng
ta phải có những giải pháp tích lũy vốn như thế nào để mỗi đồng vốn tham gia vào
dịng chu chuyển của nền kinh tế có hiệu quả cao nhất. Bởi vì, tích lũy vốn trong
nước cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vơ cùng có ý nghĩa,
nhưng điều quan trọng nhất là tìm cách sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó như thế
nào lại quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện tượng đó
địi hỏi chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân phải quản lý tốt
hơn, sử dụng có hiệu quả hơn mỗi đồng vốn được tích lũy. Từ những điều đó
khẳng định, trong hiện tại và tương lai, việc tích lũy vốn trong nước đã, đang và sẽ
giữ vai trị quyết định đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thúc đẩy các ngành kinh tế chủ đạo phát triển đặc biệt là những ngành mũi nhọn
hướng về xuất khẩu.
3 Kết luận:
Có thể kết luận rằng, đất nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ
và năng động nhất từ trước tới nay. Sự phát triển của nền kinh tế cũng tạo ra áp lực

về tăng quy mô vốn cho nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc
vận dụng lí luận đó vào thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là rất
quan trọng và cần thiết. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành cơng của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, khẳng định tính đúng đắn của
chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh.




×