Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 24 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.92 KB, 5 trang )



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 24
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày những nét lớn về chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu
trong thời kì Chiến tranh lạnh, qua đó cho biết những điểm chung và riêng trong chính sách đối
ngoại của các nước nêu trên.
Câu II (1,0 điểm)
Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy nêu rõ những
điểm mới của cuộc đấu tranh này.
Câu III (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1939 – 1945, hãy làm sáng
tỏ nhận định : “Cách mạng tháng Tám thành công chính là do sự kết hợp giữa sự chuẩn bị lâu dài và
sự chớp thời cơ của Đảng và nhân dân ta”.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với
chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trong thời kỳ 1954 – 1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trọng quốc
tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là do những nguyên nhân nào ?



Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:


 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
113
+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự
hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 1957), sau trở thành Cộng
đồng châu Âu (EC - 1967).

+ Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học – kĩ thuật cao…

- Giai đoạn 1973 – 1991 : khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng
trưởng kinh tế giảm, lạm phát thất nghiệp tăng), chịu sự cạnh tranh quyết
liệt từ Mĩ, Nhật Bản, NICs. Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó
khăn

- Giai đoạn 1991 – 2000 : Suy thoái ngắn vào đầu thập niên 90… Từ
1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm
kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công
nghiệp thế giới tư bản). Ngày 1 - 1 - 1999, đồng tiền chung châu Âu

(EURO) đã được phát hành và ngày 1 - 1 - 2002, chính thức được sử
dụng ở nhiều nước EU, thay cho các đồng bản tệ.



b) Sự ra đời đồng tiền chung (EURO) là bước tiến mới của sự liên kết tổ
chức EU bởi vì :

- Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa chung châu Âu.

- Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

- Đơn giản hóa công tác kế toán của doanh nghiệp đa quốc gia.



HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 24 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(3 điểm)
Trình bày những nét lớn về chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản và các
nước Tây Âu trong thời kì Chiến tranh lạnh, qua đó cho biết những điểm
chung và riêng trong chính sách đối ngoại của các nước nêu trên.
a) Mĩ :
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 80 : triển khai

chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới…
+ 3 mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu…
+ Biện pháp triển khai: đối đầu căng thẳng với Liên Xô… , gây ra các
cuộc chiến tranh và bạo loạn…
+ Năm 1972, thực hiện sách lược hòa hoãn với Liên Xô, Trung Quốc 
chống lại phong trào đấu tranh cách mạng…
- Từ giữa những năm 80, xu thế đối ngoại và hòa hoãn ngày càng chiếm
ưu thế trên thế giới.  Năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt
Chiến tranh lạnh…

b) Nhật Bản :
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 : liên
minh chặt chẽ với Mĩ (9 - 1951 : kí Hiệp ước San Francisco )
- Từ nửa sau những năm 70 : đưa ra chính sách đối ngoại mới (học
thuyết Phucưđa, tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á


c) Tây Âu :
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950 : liên minh chặt chẽ
với Mĩ đồng thời tìm cách quay lại thuộc địa cũ (gia nhập Tổ chức Hiệp

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
114
ước Bắc Đại Tây Dương… Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai… Hà Lan trở
lại Inđônêxia…)

- Từ sau 1950 : tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng đa d
ạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
- Điều chỉnh chính sách ngoại giao theo hướng hòa hoãn, đối thoại :
+ Tháng 11 - 1972: ký Hiệp định về quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang
Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức
+ Năm 1975 : các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki
+ Tháng 11 - 1989 : bức tường Béclin bị xóa bỏ
+ Tháng 10 - 1990 : Đức tái thống nhất
d) Những điểm chung và riêng :
+ Những điểm chung :
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 80 : chiến
tranh lạnh, đối đầu căng thẳng giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa

- Từ sau những năm 80 đến 1991 : tạo điều kiện cho xu thế đối thoại,
hòa hoãn dẫn tới chấm dứt chiến tranh lạnh…
- Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ

+ Những điểm riêng :
- Đức trở thành đối trọng với Mĩ
- Tây Âu mở rộng quan hệ quốc tế với các nước đang phát triển ở Á,
Phi, Mĩ Latinh
- Nhật Bản củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong các
lĩnh vực

II
(1 điểm)
Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy
nêu rõ những điểm mới của cuộc đấu tranh này.

- Diễn biến, kết quả cuộc bãi công Ba Son :
+ Tháng 8 - 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài gòn đã bãi công,
không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp khi chiến hạm này trở
binh lính sang đàn áp phong trào nổi dậy của nhân dân và thuỷ thủ Trung
Quốc

+ Cuộc bãi công với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những
công nhân bị thải hồi trở lại làm việc. Bọn Pháp đe doạ, nhưng không
khuất phục được công nhân bãi công. Cuối cùng, Pháp buộc phải nhượng
bộ, chịu tăng 10% lương cho công nhân. Nhưng sau khi đã trở lại làm
việc, công nhân vẫn tìm cách lãn công, cố kéo dài thời gian khiến cho
chiến hạm Misơlê phải 4 tháng nằm chờ mới nhổ neo được. Cuộc bãi
công thắng lợi là một bước tiến mới của công nhân Việt Nam

- Những điểm mới của cuộc bãi công Ba Son :

+ Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức, lãnh đạo; đấu tranh không chỉ nhằm
mục đích kinh tế mà cao hơn còn vì mục tiêu chính trị. Nó thể hiện tinh
thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế
+ Mở đầu thời kì giai cấp công nhân đi vào đấu tranh tự giác

III
(3 điểm)

Bằng những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1939 –
1945, hãy làm sáng tỏ nhận định : “Cách mạng tháng Tám thành công chính
là do sự kết hợp giữa sự chuẩn bị lâu dài và sự chớp thời cơ của Đảng và
nhân dân ta”.

- Một cuộc cách mạng thành công hay thất bại phụ thuộc vào cả những

nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trong đó nhân tố chủ quan bao
giờ cũng giữ vai trò quyết định. Cách mạng tháng Tám 1945 được Đảng

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
115
Cộng sản Đông Dương và nhân dân Việt Nam chuẩn bị để đón nhận thời
cơ ngay từ khi Đảng ra đời qua các thời kỳ 1930 – 1931 ; 1936 – 1939
nhất là trong thời kỳ 1939 – 1945 trên tất cả các mặt : đường lối, lực
lượng, căn cứ địa, tập dượt cho quần chúng đấu tranh
- Tháng 1 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản
Đông Dương thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tích cực chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến được thể hiện trong Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941).

- Mặt trận Việt Minh ra đời, đã xây dựng lực lượng cách mạng trong cả
nước, bao gồm lực lượng chính trị (các hội cứu quốc của tổ chức Việt
Minh) và lực lượng vũ trang (Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên tuyền giải
phóng quân và các căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai), tiến hành đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang

- Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng Cộng sản Đông
Dương và Mặt trận Việt Minh đã phát động cao trào kháng Nhật cứu
nước, chuẩn bị tổng khởi nghĩa Cao trào kháng nhật cứu nước biến
thành cao trào tiền khởi nghĩa.


- Ngày 18 - 4 - 1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Thời cơ cách mạng
đã đến. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 - 8 đến 15 - 8 - 1945) chủ
trương phải tập trung lực lượng, thống nhất và kịp thời hành động để thực
hiện mục đích là giành độc lập hoàn toàn. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban
bố. Tiếp đó Quốc dân đại hội đã hiệu triệu nhân dân toàn quốc vùng lên
tổng khởi nghĩa giành chính quyền.


- Chớp thời cơ nhân dân cả nước đã vùng lên khởi nghĩa và giành chính
quyền trước khi quân Đồng minh vào giáp quân Nhật. Ngày 19 - 8 , nhân
dân ở thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền; ngày 23 - 8, giành
chính quyền ở Huế và đến ngày 25 - 8 thành lũy cuối cùng của chế độ
thực dân ở Sài Gòn bị sụp đổ Đến ngày 28 - 8, cuộc khởi nghĩa đã
giành được thắng lợi trên cả nước

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa to lớn : lần đầu
tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền cả nước thực sự thuộc về nhân
dân Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- So với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, trong cùng hoàn cảnh
khách quan thuận lợi như nhau, song không phải ở nước nào cách mạng
cũng thành công là do nhân tố chủ quan chi phối Cách mạng tháng Tám
1945 thắng lợi là kết quả của sự kết hợp khăng khít giữa những nhân tố
chủ quan và điều kiện khách quan thuận lợi (sự chuẩn bị lâu dài và chớp
thời cơ của Đảng ta)




II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
+ Giống nhau :



- Cả hai đều là những trận đánh lớn nhất mà Pháp và Mĩ đều hy vọng sẽ
đánh bại ta, để kết thúc các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
116
- Cả hai đều là những thắng lợi to lớn nhất của ta, là những đòn quyết
định buộc Pháp và Mĩ phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh (Hiệp định
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, Hiệp định Pari về Việt Nam năm
1973)

+ Khác nhau :

- Điện Biên Phủ 1954 diễn ra ở Điện Biên Phủ (Lai Châu), ta chủ động
mở chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp


- “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên bầu trời miền Bắc, là tr
ận đánh
ta đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mĩ

- Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận
quân sự của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải
ký Hiệp định Giơnevơ 1954

IV.b
(3 điểm)
Trong thời kỳ 1954 – 1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm
quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là do những nguyên
nhân nào ?
a) - Mĩ là đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế
giới. Dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, Mĩ đề ra và thực hiện chiến
lược toàn cầu phản cách mạng

- Trọng tâm của chiến lược đó trong thời kỳ 1954 – 1975 là Việt Nam.
Đế quốc Mĩ đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam suốt 20 năm,
qua 5 đời tổng thống, sử dụng 4 chiến lược chiến tranh, hầu hết vũ khí
hiện đại, chi phí lớn

b) - Dân tộc Việt Nam quyết tâm chống xâm lược, giành độc lập và thống
nhất hoàn toàn, nhất là từ khi Mĩ ồ ạt đổ lực lượng quân sự vào miền
Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Cả dân tộc nêu cao
quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ với khẩu hiệu Không có gì quí hơn độc
lập tự do.





- Việt Nam là nơi qui tụ các trào lưu cách mạng của thời đại, được sự
đồng tình ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa, các lực lượng độc lập dân tộc,
dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên thế giới.





















Vuihoc24h.vn

×