CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 25
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tình hình giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động của Chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Câu II (3,0 điểm)
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ –
Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu
tranh quyết liệt.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm (từ
ngày 19 – 12 – 1946 đến ngày 17 – 2 – 1947) của Trung đoàn Thủ đô và ý nghĩa của cuộc chiến
đấu đó.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những thành tựu nổi bật mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất
nước. Vì sao có thể nói sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng
đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng
và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh (chị), công cuộc cải cách kinh tế, xã hội hiện nay tại Trung
Quốc còn có những hạn chế gì ?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
117
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 25 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2,0 điểm)
Tình hình giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động
của Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a) Giai cấp công nhân :
- Ra đời sớm, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tăng về số
lượng nhất là đội ngũ công nhân công nghiệp (trước Chiến tranh thế giới
thứ nhất mới chỉ có 10 vạn đến 1929 tăng lên 22 vạn).
- Có đặc điểm chung của công nhân quốc tế và có những đặc điểm riêng
(chịu 3 tầng áp bức bóc lột; có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế
thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc; đặc biệt
là sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và ảnh hưởng của phong trào
cách mạng thế giới).
- Sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác
trong cả nước, trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo
cách mạng.
b) Giai cấp nông dân :
- Chiếm hơn 90% dân số, bị áp bức, bóc lột nặng nề.
- Bị bần cùng hoá, phá sản trên qui mô lớn. Một bộ phận nhỏ trở thành
công nhân, đại bộ phận phải sống cuộc đời tá điền cực nhọc.
- Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất, là động lực của cách mạng.
II
(3 điểm)
Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết
Nghệ – Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt
để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
- Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phát động quần chúng
đấu tranh chống thực dân, phong kiến để đòi độc lập dân tộc và ruộng đất
cho dân cày. Thực hiện mục tiêu đó, phong trào đã diễn ra với quy mô
rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu
tranh quyết liệt.
- Tính quy mô rộng khắp:
+ Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần hai năm
(từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931).
+ Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân
dân, chủ yếu là quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn
nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân Vinh –
Bến Thủy vào ngày 1 - 5 - 1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân
Thanh Chương ngày 1 - 9 - 1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn
nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12 - 9 - 1930.
- Tính cách mạng triệt để:
+ Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế
quốc và phong kiến tay sai.
+ Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu
tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng,
bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công nông binh thành lập
dưới hình thức Xô viết.
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
118
- Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt:
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh
biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với
hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10 - 1930, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch
thành lập chính quyền cách mạng.
Như vậy, phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết
Nghệ – Tĩnh là phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng
công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất
cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của phong trào đã
chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo.
III
(2 điểm)
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 60
ngày đêm (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 17 - 2 - 1947) của Trung đoàn
Thủ đô và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.
a) Diễn biến :
- Ngày 19 - 12 - 1946, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị cho các mặt trận
trong cả nước “Chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, giặc Pháp sẽ nổ súng. Tất
cả sẵn sàng!.” Khoảng 20 giờ cùng ngày, công nhân nhà máy điện Yên
Phụ phá máy, cuộc chiến đấu bắt đầu.
- Vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu tiến công các vị trí quân Pháp, nhân
dân khiêng bàn, tủ làm chướng ngại vật
- Từ ngày 19 đến 29 - 12 - 1946, những cuộc chiến quyết liệt diễn ra ở
nội thành như ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Biên,
Quân dân ta đánh gần 40 trận, diệt hàng trăm tên địch.
- Ngày 30 - 12 - 1946, địch phản công, ta phải chuyển lực lượng về Liên
khu I. Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn thủ đô chính thức được
thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng – Xuân
- Ngày 17 - 2 - 1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn
b) Kết quả và ý nghĩa : Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200
trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều xe cơ giới,
giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy
động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng
II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Nêu những thành tựu nổi bật mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình
xây dựng đất nước. Vì sao có thể nói sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc,
tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của Ấn Độ ?
a) Thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước
- Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp
- Nông nghiệp: nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp ,
từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực và
xuất khẩu gạo
- Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy,
xe hơi, đầu máy xe lửa và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất
điện. Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất
thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng GDP năm
2000 là 3,9%
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
119
- Khoa học - kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ
hạt nhân, công nghệ vũ trụ Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ
những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất
phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử.
Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của
mình.
- Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực Là một
trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng
hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc
b) Sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng
hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ bởi vì :
- Ấn Độ là một quốc gia rất phức tạp về dân tộc, tôn giáo đã dẫn đến
những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo
- Một số xung đột tôn giáo, dân tộc đã dẫn đến bạo loạn, li khai, gây bất
ổn về xã hội, kinh tế
- Sự không thống nhất ý kiến giữa các đảng phái chính trị về chính sách
đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở Ấn Độ
IV.b
(3 điểm)
Nêu những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm
1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh (chị), công cuộc cải cách
kinh tế - xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
a) Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm
1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc :
- Tháng 12 - 1978, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi
mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.
- Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987)
đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản
và Nhà nước Trung Quốc.
- Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung
Quốc. Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: Con
đường xã hội chủ nghĩa; Chuyên chính dân chủ nhân dân; Sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Mao Trạch
Đông.
- Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước
xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh….
b) Hạn chế :
+ Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học - kĩ thuật so với các cường
quốc tư bản phương Tây trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện nay. Vì sự phát triển khoa học - kĩ thuật
của thế giới vừa tạo ra thời cơ cho những nước tiếp cận được, đồng thời
cũng vừa tạo ra nguy cơ đối với những nước không tiếp cận được.
+ Hai là, chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ này dẫn tới mất vai trò
lãnh đạo của Đảng, mất định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Ba là nạn tham nhũng, mẫu thuẫn xã hội và các tệ nạn xã hội khi phát
triển kinh tế thị trường phải đối mặt với suy thoái đạo đức, phân cực giàu
nghèo quá lớn, mất công bằng và ổn định xã hội.
+ Bốn là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp
cách mạng của Trung Quốc
Vuihoc24h.vn