Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 26 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.43 KB, 5 trang )



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 26
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành
một phong trào tự giác? Vì sao?
Câu II (3,0 điểm)
Vì sao đến năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Việt Nam độc lập
đồng minh hội (Việt Minh)? Hãy cho biết những chuyển biến của cách mạng nước ta kể từ khi Mặt
trận Việt Minh ra đời đến tháng 6 - 1945.
Câu III (3,0 điểm)
Trình bày những thắng lợi nổi bật của quân và dân ta trên lĩnh vực chính trị trong cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Nêu ý nghĩa của thắng lợi này.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh”chấm
dứt. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công
cuộc đổi mới đất nước?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và
địa vị quốc tế của hai nước này.




Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:

 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
120
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 26 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(1 điểm)
Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn
toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là mốc đánh dấu phong
trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

- Vì từ khi Đảng ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các
điều kiện của một phong trào tự giác:


+ Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất;

+ Có một đường lối cách mạng đúng đắn;


+ Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử
của mình.

II
(3 điểm)
Vì sao đến năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập
Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh)? Hãy cho biết những chuyển
biến của cách mạng nước ta kể từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời đến tháng
6 - 1945.
a) Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh :
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm
phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng
xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị cuộc chiến tranh Thái Bình Dương
Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương
đàn áp phong trào dân chủ , thi hành chính sách kinh tế chỉ huy. Từ khi
Nhật vào Đông Dương (9 - 1940), nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai
tròng làm cho quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật.
Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng.

- Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp và
tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc
được đặt ra vô cùng cấp thiết. Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc Đông
Dương là một bộ phận của Mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới


-
Nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc ở Đông Dương thực hiện nhiệm
vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc, từ Hội nghị 6 (11 - 1939), Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc Thống
nhất Phản đến Đông Dương, thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương của
giai đoạn trước. Ở Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, cùng đoàn kết
chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương,
nhưng ở mỗi nước có những đặc điểm riêng. Cần phát huy sức mạnh mỗi
dân tộc, đoàn kết và tập hợp lực lượng từng dân tộc trong cuộc đấu tranh
tự giải phóng, từ đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo xây dựng thí
điểm Việt Minh ở Cao Bằng.


-
Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941) do Nguyễn Ái
Quốc chủ trì chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng
nước, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng
minh (Việt Minh), Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng
minh. Việt Minh là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam với các đoàn thể

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
121
quần chúng mang tên “cứu quốc”. Chỉ sau một thời gian ngắn, tổ chức
này đã có uy tính và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.
b) Những chuyển biến của cách mạng nước ta kể từ khi Mặt trận Việt

Minh ra đời đến tháng 3 - 1945 :


- Các tổ chức Cứu quốc phát triển ở căn cứ địa Cao Bằng. Năm 1942, có
3 “châu hoàn toàn”. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng liên tỉnh Cao – Bắc
– Lạng được thành lập. Ở miền Bắc và miền Trung, các Hội cứu quốc
được thành lập.

- Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại
căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống
nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (2 - 1941), phát động chiến
tranh du kích trong 8 tháng Ngày 15 - 9 - 1941, Trung đội Cứu quốc
quân số II ra đời.

- Năm 1943, Đảng Cộng sản Dương đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt
Nam” và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối
1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận
Việt Minh

- Tháng 2 - 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương họp vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang.
Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội
Cứu quốc được xây dựng và củng cố.

- Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời

(2 - 1944). Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành
lập. Năm 1943, 19 ban xung phong “Nam tiến” được lập ra

- Tháng 5 - 1944, trước tình hình thế giới và trong những những biến

động có lợi cho cách mạng Việt Nam, Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương và Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và “Sắm
sửa vũ khí đuổi kẻ thù chung”.

- Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đội thắng hai trận Phay
Khắt và Nà Ngần.

- Ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo Chỉ thị “Nhật – Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng, Mặt trận Việt Minh ra
lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh Cao trào kháng Nhật cứu
nước

- Ngày 15 - 5 - 1945, Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

- Tháng 6 - 1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời, bầu Ủy ban Khu giải
phóng do Hồ Chí Minh đứng đầu, chọn Tân Trào – Tuyên Quang làm thủ
đô khu giải phóng, thực hiện 10 chính sách của Việt Minh.

- Như vậy đến Cách mạng tháng Tám 1945, Mặt trận Việt Minh đã phát
triển rộng khắp, và đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa giành chính
quyền. Chính sự chuẩn bị chu đáo này đã khiến cho Cách mạng tháng
Tám diễn ra và thành công nhanh chóng.

III
(3 điểm)

Trình bày những thắng lợi nổi bật của quân và dân ta trên lĩnh vực chính
trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Nêu ý nghĩa của

thắng lợi này.

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa
vào sức mình là chính của nhân dân ta, đấu tranh chính trị là một trong
những mặt trận quan trọng nhất. Trên mặt trận này, cách mạng nước ta đã

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang
122
được những thắng lợi to lớn. Chính quyền cách mạng không ngừng được
củng cố từ trung ương đến địa phương với thành quả bầu cử Quốc hội
khóa I ( 6 - 1 - 1946) và sự thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến của
nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ (3 - 1946). Chính quyền địa phương
không ngừng được củng cố qua các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy
ban hành chính các cấp được thành lập. Hiến pháp 1946 được ban bố.
- Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được mở rộng. Ngoài mặt trận
Việt Minh, tháng 5 - 1946, Hội Liên Việt được thành lập để tăng cường
khối đoàn kết toàn dân. Trên cơ sở này, ngày 3 - 3 - 1951,Việt Minh và
Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt tâp hợp đông đảo các tầng
lớp nhân dân yêu nước.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được củng cố. Tháng 2 - 1951,
Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành Đại hội Đảng lần thứ II để đề ra
đường lối cách mạng nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến
thắng lợi và ra hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam


- Thắng lợi trên đây đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết của
toàn Đảng, toàn dân, trong việc xây dựng và bảo vệ chế độ mới, thể hiện
sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, tạo ra sức mạnh tổng hợp
về chính trị, là nhân tố hàng đầu để tiến hành đấu tranh trên các mặt trận
khác, đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.



II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến
tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có
những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước ?
a) Biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt :

- Từ năm 1989 đến 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
tan rã. Ngày 28 - 6 - 1991, khối SEV giải thể và ngày 1 - 7 - 1991, Tổ
chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động  thế “hai cực” Ianta sụp
đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh
hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

- Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp :



Một là, trật tự thế giới đang dần dần hình thành.




Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến
lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.


Ba là, giới cầm quyền Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn
cực” để làm bá chủ thế giới.


Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội
chiến, xung đột quân sự kéo dài (bán đảo Bancăng, một số nước châu Phi
và Trung Á).

- Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn
ra thì vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc
đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ
khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị
thế giới và trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có
những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những
thách thức vô cùng gay gắt.



b) Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang

123
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; tập hợp mọi lực lượng của
dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường quốc phòng,an
ninh; đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, chủ trương Việt Nam muốn là
bạn của tất cả các nước… ; mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác
kinh tế quốc tế …

IV.b
(3 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu
nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này.
a) Tình hình kinh tế Liên Xô…


- Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh; các nước phương
Tây bao vây kinh tế và tiến hành Chiến tranh lạnh. Tuy gặp nhiều khó
khăn, nhưng nhân dân Liên Xô đã hoàn thành xuất sắc công cuộc khôi
phục, xây dựng và phát triển kinh tế.

- Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 - 1950), khôi phục kinh tế
trước thời hạn 9 tháng. Năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với trước
chiến tranh; nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc
dân tăng 66% so với năm 1940…

- Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn
và đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế: Về công nghiệp, đến nửa đầu
những năm 70 trở thành cường quốc công nghiệp đứng vào hàng thứ hai

trên thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế
giới; Nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung
bình khoảng 16% mỗi năm.

b) Tình hình kinh tế của Mĩ…


- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên
nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Biểu hiện:


+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn
thế giới (năm 1948, chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới).

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước
Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trên 50% tàu biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Kinh tế Mĩ chiếm
gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu của thế giới.


c) Nhận xét : Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nước
khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế, trở
thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập. Hai nước đều trở
thành trụ cột của “trật tự hai cực Ianta”, chi phối các mối quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai…












Vuihoc24h.vn

×