CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 27
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam ? Nêu kết quả của cuộc đấu tranh.
Câu II (2,0 điểm)
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 -
1941) đã đưa ra chủ trương giải phóng dân tộc như thế nào ? Tác động của chủ trương đó đối với
việc xây dựng lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu III (3,0 điểm)
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta đã được kết thúc như thế nào ?
Hãy so sánh sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kết thúc của cuộc kháng chiến
chống Mĩ (1954 – 1975) ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 1961. Tại sao nói cách mạng Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ
mới.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
124
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 27 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)
Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Nêu kết quả của cuộc đấu tranh.
a) Nguyên nhân diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam :
- Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản
và các tầng lớp yêu nước khác phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn
sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng. Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo cách mạng…
Yêu cầu lịch sử đặt ra phải thành lập một chính đảng nhưng nhận
thức đó diễn ra không đồng đều trong các hội viên của tổ chức này…
- Bắc Kỳ là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất nước, có số
lượng hội viên của tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên đông…Vì
thế họ sớm nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một chính đảng vô
sản.Tháng 3 - 1929, số hội viên tiên tiến ở Bắc kỳ đã họp tại Hà Nội và
lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên…, tiến hành vận động để thành lập một
đảng cộng sản.
Phong trào cách mạng ở Trung Kỳ, Nam Kỳ phát triển không mạnh
bằng ở Bắc Kỳ, do đó những người đứng đầu tổ chức Thanh niên chưa
nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập chính đảng vô sản…
Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
(5 - 1929) ở Hương Cảng (Trung Quốc) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt
xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại biểu Bắc
Kỳ đưa ra yêu cầu thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp
nhận, họ bỏ đại hội ra về.
b) Kết quả của cuộc đấu tranh :
- Tháng 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại
số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông
Dương Cộng sản đảng…
- Khoảng tháng 8 - 1929, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Việt Nam Cách
mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã nhận thức được yêu cầu phải thành
lập đảng Cộng sản nên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
- Tháng 9 - 1929, những người giác ngộ cộng sản trong tổ chức Tân
Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã
thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam.
Điều kiện cho sự thành lập Đảng đã chín muồi… Tuy nhiên, các tổ
chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau gây bất lợi cho
phong trào. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp
nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam…
II
(2 điểm)
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương
(5 - 1941) đã đưa ra chủ trương giải phóng dân tộc như thế nào ? Tác động
của chủ trương đó đối với việc xây dựng lực lượng chính trị cho Cách mạng
tháng Tám 1945.
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
125
a) Hoàn cảnh lịch sử (chủ quan và khách quan) đưa đến yêu cầu cấp bách
là cách mạng Việt Nam phải tập trung lực lượng vào nhiệm vụ giải phóng
dân tộc.
+ Khách quan : Thế lực phát xít hiếu chiến và cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ hai do chúng gây ra đã đặt các quốc gia, dân tộc trước hiểm hoạ
mới. Nhận thức được nguy cơ đó, Quốc tế cộng sản đã chỉ đạo phong trào
cách mạng thế giới tập trung lực lượng chống chiến tranh đế quốc… Đây
là những tiền đề khách quan cho cánh mạng Việt Nam.
+ Chủ quan : Phân hoá xã hội và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cho thấy nguyện vọng thiết
tha của tuyệt đại nhân dân Việt Nam là giải phóng dân tộc. Quyền lợi dân
tộc là tối thượng, cao hơn quyền lợi của giai cấp, bộ phận.
+ Nhận thức rõ các yếu tố đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và trực
tiếp chỉ đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941) đã xác
định dứt khoát chủ trương tập trung lực lượng cách mạng vào sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
b) Nội dung chủ trương : Nêu cao và tập trung toàn bộ lực lượng vào
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Có 3 vấn đề chính :
Khẳng định tính chất của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Tập trung lực lượng cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc; đặt quyền lợi dân
tộc lên trên quyền lợi của giai cấp, trên quyền lợi của bộ phận nhằm đoàn
kết lực lượng toàn dân tộc vào nhiệm vụ chống đế quốc.
Xác định quan hệ cách mạng 3 nước Đông Dương, đồng thời chủ
trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước Việt
Nam, Lào, Campuchia.
b) Tác động…
- Chủ trương mới của Đảng đã tập hợp được mọi lực lượng yêu nước
(không phân biệt giai cấp, đảng phải, tôn giáo, chính kiến) vào Mặt trận
Việt Minh.
- Vị trí vai trò của Mặt trận Việt minh: là thực lực chính trị, là đạo quân
chính trị là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
III
(3 điểm)
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta đã được kết
thúc như thế nào ? Hãy so sánh sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống
Pháp với sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) ?
- Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đuợc kết thúc bằng một giải pháp
chính trị - Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Đó là kết quả của
quá trình đấu tranh anh dũng kiên trì của nhân dân Việt Nam, lần lượt
đánh bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp có sự can
thiệp của Mĩ; kế hoạch tấn công lên Việt Bắc năm 1947, kế hoạch Rơve,
kế hoạch Đơlát Đờtátxinhi và kế hoạch Nava.
- Trong quá trình kháng chiến, kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị,
kinh tế, văn hoá, Đảng và chính phủ ta luôn tỏ ra thiện chí hoà bình sẳn
sàng thương lượng với Pháp nhưng mãi đến cuối năm 1953 đầu 1954 khi
kế hoạch Nava đứng trước nguy cơ phá sản, thực dân Pháp mới chấp
nhận thương lượng. Trong bối cảnh đó, các nước lớn là Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp đã thoả thuận triệu tập hội nghị quốc tế tại Giơnevơ để giải
quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Theo chủ
trương này, ngày 26 - 4 - 1954, hội nghị quốc tế Đông Dương được khai
mạc chính thức trong quá trình hội nghị diển ra, thắng lợi của nhân dân ta
trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
126
Giơnevơ (21 - 7 - 1954).
- Với Hiệp định này đã chấp dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Pháp có Mĩ giúp sức, Pháp phải rút quân viễn chinh về nước, cuộc kháng
chiến chống Pháp kết thúc.
- Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp được kết thúc bằng một giải pháp
chính trị thì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được kết thúc bằng
một cuộc tiến công nổi dậy vào năm 1975. Trên cơ sở phân tích tình hình
so sánh lực lượng giữa ta và địch, cuối năm 1974 đầu năm 1975, bộ chính
trị đã đề ra kế hoạch giải phóng Miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, và
nếu thời có xuất hiện vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng
miền Nam trong năm 1975.
- Theo chủ trương này, đầu tháng 3 - 1975 ta bắt đầu mở cuộc tổng tiến
công và nổi dậy với ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế Đà Nẳng, Hồ
Chí Minh, đã giải phóng hoàn toàn Miền Nam vào ngày 30 - 4 - 1975.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc mới chỉ giải phóng hoàn
toàn miền bắc, thì sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
đã giải phóng hoàn toàn Miền Nam, bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thống nhất tổ quốc,
kết thúc thắng lợi 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc
bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Nêu những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến năm 1961. Tại sao nói cách mạng Cuba là lá cờ đầu của
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
a) Những sự kiện tiêu biểu:
- Sự kiện mở đầu : Ngày 26 - 7 - 1953, dưới sự chỉ huy của Phiđen
Caxtơrô, nghĩa quân tiến công trại lính Môncađa. Tuy thất bại song cuộc
tiến công này đã mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử giải phóng dân tộc
của nhân dân Cuba.
- Bước ngoặt phát triển của phong trào : Sau khi đánh bại cuộc hành quân
càn quét quy mô lớn của chính quyền Batixta (từ tháng 5 đến 8 -
1958),
nghĩa quân chuyển sang phản công.
- Giành chính quyền : Ngày 1 - 1 - 1959, phối hợp với tổng bãi công
chính trị của nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô La
Habana, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ.
- Bảo vệ chính quyền và cách mạng Cuba chuyển sang thời kỳ mới : Sau
khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mĩ đổ bộ vào bãi biển Hirôn
(ngày 17 - 4 - 1961), chính phủ cách mạng Cuba tuyên bố bắt đầu tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
b) Cách mạng Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở
khu vực Mĩ Latinh vì :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba là nước đầu tiên đã giành được
độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh.
- Nhân dân Cuba đã giúp đỡ, cổ vũ tinh thần to lớn đối với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân càc nước Mĩ Latinh.
IV.b
(3 điểm)
Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung
Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới.
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
127
a) Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc lại được coi là cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ ?
- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở
Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng
Cộng sản kéo dài hơn 3 năm (1946 – 1949) Cuối năm 1949, cuộc nội
chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. Tập đoàn
Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1 - 10 -
1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chính thức được thành lập,
đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
- Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng
phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội
Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Đảng Quốc dân.
- Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại
diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao
động Trung Quốc.
- Đảng Quốc dân là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch
đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực
hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân
dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ
đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch.
- Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Đảng Quốc dân, thực
chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực
hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với
Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).
b) Những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng
chế độ mới :
- Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ hàng đầu là
đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa và giáo dục.
- Về kinh tế :
Trong những 1950 - 1952, Trung Quốc thực hiện khôi phục kinh tế, cải
cách dân chủ, phát triển văn hóa, giáo dục.
Trong những năm 1953 - 1957, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất, kết quả tổng sản lượng công, nông nghiệp tăng 11,8 lần,
riêng công nghiệp tăng 10,7 lần. Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt
bậc. Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi rõ rệt
- Về đối ngoại :
Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hóa bình và thúc đẩy sự
phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Điạ vị quốc tế của Trung
Quốc được nâng cao.
Ngày 14 - 2 - 1950, kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và
tương trợ Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái
Quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ (1950 - 1953);
giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp; ủng hộ các nước Á,
Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; năm 1955,
tham gia Hội nghị các nước Á – Phi ở Bănggung (Inđônêxia)
Vuihoc24h.vn