CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 29
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi tầng lớp yêu nước xây dựng
khối đoàn kết toàn dân trong các Mặt trận dân tộc thống nhất, đã được Đảng Cộng sản Đông
Dương xúc tiến như thế nào trong những năm 1936 - 1945?
Câu II (3,0 điểm)
Phân tích chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản
Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Câu III (2,0 điểm)
Tại sao trong thời kì sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, Đảng ta lại chủ
trương đấu tranh hòa bình, đấu tranh chính trị mà không tiến hành đấu tranh vũ trang? Tóm tắt
diễn biến của phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình thống nhất nước nhà và giữ gìn lực
lượng cách mạng trong những năm 1954 - 1959.
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Vì sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường
quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng Chiến tranh
lạnh?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Cuộc chiến tranh cục bộ nào trong thời kì chiến tranh lạnh được xem là sự đụng đầu trực
tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa bất phân thắng bại? Tóm tắt hoàn
cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh đó.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
132
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 29 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(3 điểm)
Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi tầng lớp yêu nước
xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong các Mặt trận dân tộc thống nhất, đã
được Đảng Cộng sản Đông Dương xúc tiến như thế nào trong những năm
1936 - 1945?
Để phát huy sức mạnh của đông đảo toàn dân, lợi dụng mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ thù, trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1936 đến
1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tập hợp mọi tầng lớp yêu nước
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong các Mặt trận dân tộc thống
nhất phù hợp theo từng thời kì.
a) Thời kì 1936 - 1939 :
- Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập “Mặt trận Thống nhất Nhân
dân Phản đế” rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể
chính trị tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương
để cùng nhau tranh đấu đòi quyền lợi hàng ngày cho toàn dân, chống
chế độ thuộc địa vô nhân đạo
- Tháng 3 - 1938, Đảng đổi tên “Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản
đế” thành “Mặt trận Dân chủ Đông Dương ” với các hình thức tổ chức
và đấu tranh linh hoạt nhằm động viên hàng triệu quần chúng vào trận
tuyến đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh, chuẩn bị đưa quần
chúng tiến lên trận chiến cao hơn.
b) Thời kì 1939 - 1945 :
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 chủ
trương thành lập “Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương”
thay cho mặt trận Dân chủ Đông Dương không còn phù hợp với tình
hình và nhiệm vụ mới ; xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng
đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương ; tạm gác khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của để quốc và
lập và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu
hiệu lập chính quyền xô viết công, nông, bình được thay thế bằng khẩu
hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
- Tháng 5 - 1941, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương nhận định : vì quyền lợi sinh tồn của cả dân tộc, Đảng phải nêu
cao ngọn cờ dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ chí khí cách mạng, tinh thần
yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng dân tộc
thể hiện cho được nhiệm vụ cốt yếu là giải phóng dân tộc, cứu tổ quốc.
Ngày 19 - 5 - 1941, “Việt Nam độc lập đồng minh hội” gọi tắt là Mặt
trận Việt Minh ra đời Các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp
trong các hội cứu quốc : Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc,
thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc Năm tháng sau, Tuyên ngôn,
Chương trình, Điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức. Chương
trình cứu nước của Việt Minh đư
ợc đông đảo các tầng lớp nhân dân
ủng hộ.
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
133
- Sau khi ra đời, Việt Minh đã thiết lập các tổ chức khắp nông thôn,
thành thị có hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Một số tổ chức chính trị
yêu nước ra đời và tham gia làm thành viên Mặt trận Việt Minh nh
ư
Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 6 - 1944). Lực lượng chính trị quần
chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống
Pháp - Nhật theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh.
II
(2 điểm)
Phân tích chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của
Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Nêu tính chất và ý
nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
a) Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng
Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh
- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã kịp thời đề ra những chủ trương và biện pháp
đúng đắn và sáng tạo: Đó là chớp lấy thời cơ phát động toàn dân tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương giải giáp quân Nhật, để đứng ở địa vị làm chủ đất nước, ta đón
tiếp quân Đồng minh vào thực thi nhiệm vụ nhằm ngăn chặn âm mưu của
chúng. Ngay sau khi nghe tin Nhật đầu hàng, ngày 13 - 8 - 1945, Trung
ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh
số 1”, chính thức phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Tiếp đó, ngày 14 và 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã
thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền
với ba nguyên tắc: kịp thời, thống nhất và tập trung, quyết định chính
sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam sau khi giành độc lập.
- Từ ngày 16 đến 17 - 8 - 1945, Quốc dân Đại hội được triệu tập tại Tân
Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính
sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
b) Tính chất : Cách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân để giải phóng đất nước và giành độc lập dân tộc.
c) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945.
- Đối với dân tộc Việt Nam :
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ
của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm,
lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước ta, lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu
kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm
chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc
gắn liền với giải phóng xã hội.
- Đối với thế giới : Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong
Chiến tranh thế giới thứ hai; cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu
tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.
III
(2 điểm)
Tại sao trong thời kì sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954,
Đảng ta lại chủ trương đấu tranh hòa bình, đấu tranh chính trị mà không
tiến hành đấu tranh vũ trang? Tóm tắt diễn biến của phong trào đấu tranh
chính trị đòi hòa bình thống nhất nước nhà và giữ gìn lực lượng cách mạng
trong những năm 1954 - 1959.
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
134
- Ngay từ tháng 7 - 1954, nhận rõ đế quốc Mĩ là trở lực chính cản trở việc
lập lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thủ chính, trực tiếp
của nhân dân Đông Dương, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền
Nam chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị
chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về
Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
- Mở đầu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn –
Chợ Lớn (8 - 1954) Tháng 11 - 1954, Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố,
đàn áp, lùng bắt các nhà lãnh đạo phong trào. Nhưng phong trào đấu
tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao,
lan rộng, lôi cuốn hàng triệu người giam gia ; hình thành mặt trận chống
Mĩ - Diệm.
- Mục tiêu phong trào được mở rộng, hình thức đấu tranh có nhiều thay
đổi cho phù hợp với tình hình mớ. Đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển
cử thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ; chống “tố
cộng, diệt cộng”, “trưng cầu dân ý” Đấu tranh giữ gìn kết hợp với phát
triển lực lượng cách mạng. Hình thức đấu tranh từ đấu tranh chính trị,
hòa bình chuyển dần sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách
mạng, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
- Năm 1957, toàn miền Nam có 2 triệu lượt người tham gia đấu tranh;
năm 1958 có 3,7 triệu lượt người; năm 1959, có 6 triệu lượt người.
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
IV.a
(2 điểm)
Vì sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu,
dần dần đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh?
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xô chủ
trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ
nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức
chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách
mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn
của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung
Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm
độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới
Tháng 3 - 1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mĩ
khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề
nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ
tiền phương chống Liên Xô.
- Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” (6 - 1947) đã tạo nên sự đối lập về kinh tế
và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông
Âu xã hội chủ nghĩa. Ngày 4 - 4 - 1949, thành lập tổ chức NATO, là liên
minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu
chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Năm 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức SEV.
Tháng 5 - 1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh
chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.
Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự
xác lập của cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm
toàn thế giới.
Vuihoc24h.vn
Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử
Trang
135
IV.b
(2 điểm)
Cuộc chiến tranh cục bộ nào trong thời kì chiến tranh lạnh được xem là sự
đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa bất phân thắng bại? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả
của cuộc chiến tranh đó.
a) Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sự đụng đầu trực tiếp
đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã h
ội chủ nghĩa bất phân
thắng bại trong thời kì Chiến tranh lạnh.
b) Hoàn cảnh lịch sử :
- Theo thoả thuận của ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ ở Hội nghị Ianta
(2 - 1945), bán đảo Triều Tiên bị phân chia làm hai khu vực để giải giáp
quân đội Nhật; ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 38. Quân đội Liên Xô sẽ
đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38, phía Nam là quân đội Mĩ. Song việc thành
lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện. Đất nước
Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền, rồi lập nên hai quốc gia riêng biệt,
thù địch lẫn nhau.
- Vấn đề thống nhất hai miền không được thực hiện do bối cảnh “Chiến
tranh lạnh” Mỗi miền, chịu ảnh hưởng của mỗi nước, đã thành lập một
nhà nước riêng :
+ Tháng 8 - 1948, ở miền Nam Triều Tiên, Mĩ giúp đỡ các lực lượng tư
sản thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc.
+ Tháng 9 - 1948, ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô giúp đỡ các lực lượng
dân chủ thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cuối năm
1948, quân đội Liên Xô rút ra khỏi miền Bắc Triều Tiên.
b) Diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh :
- Ngày 26 - 5 - 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, mở cuộc
tấn công quy mô tương đối lớn xuống phía Nam Trước tình hình đó, Mĩ
đã huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổ bộ vào Cảng Nhân
Xuyên (15 - 9 - 1950) dưới danh nghĩa “quân đội Liên hợp quốc”, sau đó
vượt qua vĩ tuyến 38 đánh chiếm miền Bắc Triều Tiên, tiến tới sông Áp
Lục giáp Trung Quốc
- Tháng 10 - 1950, Quân chí nguyện Trung Quốc tiến vào Triều Tiên
“kháng Mĩ, viện Triều”. Quân đội Triều – Trung đã đẩy lùi quân Mĩ khỏi
Bắc vĩ tuyến 38. Sau đó, chi
ến sự tiếp tục diễn ra ở khu vực vĩ
tuyến 38. Đến đầu mùa hè năm 1951, lực lượng hai bên dường lại ở vĩ
tuyển 38.
- Sau hơn 3 năm chiến tranh, với những tổn thất nặng nề, ngày 27 - 7 -
1953, tại Bàn Môn Điếm, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung
Quốc – Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc.
Vuihoc24h.vn