Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tìm hiểu đoạn trích Uy-lit-xơ trở về docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.9 KB, 6 trang )

Tìm hiểu đoạn trích Uy-lit-xơ trở về





I . Một vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại
- Văn học Hi Lạp cổ đại là "mảnh đất nuôi dưỡng" nghệ thuật. Hi Lạp sau này.
Nó hình thành và phát triển trong bảy tám thế kỷ từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ
thứ 1 trước Công nguyên.
- Nó gồm có Thần thoại Hi Lạp, sử thi Hi Lạp, bi kịch và hài kịch Hi Lạp.
Là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn, văn học Hi Lạp cổ đại đã ca ngợi tự do,
công lí dân chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng, chiến thắng số
mệnh Nó đã xây dựng nên những hình tượng kì vĩ tráng lệ, huyền diệu và chữ tình
đằm thắm, vô cùng cao cả và đẹp đẽ. Nó mãi mãi là dấu ấn chói ngời của nền văn
minh Tây Âu thuở bình minh nhân loại.
Theo truyền thuyết Hômerơ là nhà thơ mù ở Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 9 trước
Công nguyên đi lang thang khắp các thành bang kể truyện thơ của mình. Ông được
coi là tác giả 2 cuốn sử thi Iliat và Ôđixê.
1.Nguồn gốc đề tài
Iliat là bài ca về thành Iliông (còn gọi là Tơroa) gồm 15.683 câu thơ nói về
cuộc chiến tranh 10 năm ở thành Tơroa. "Ôđixê" là sự nối tiếp sử thi Iliat gồm 12.110
câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ôđixê kể lại cuộc hành trình về quê hương của Uylitxơ
sau chiến thắng chiếm đánh thành Tơroa; một hành trình kéo dài 10 năm.
2.Tóm tắt "Ôđixê"
Sau khi chiến thắng ở Tơroa, quân Hi Lạp lần lượt kéo về xứ sở. Uylitxơ cùng
đoàn dũng sĩ của mình vượt qua chặng đường dài dằng dặc vô cùng nguy hiểm trên
biển cả mênh mông. Đoàn chiến thuyền của Uylitxơ gặp bão dạt từ đảo này sang đảo
khác, trôi đến bờ biển châu Phi, xứ sở của những người trồng "quả lú", rồi lại trôi đến
phía tây Địa Trung Hải. Chàng cùng các chiến hữu lọt vào đảo những tên khổng lồ
"một mắt" Pôliphem, lần sang mảnh đất của bọn khổng lồ "to như trái núi", vào nhà


mụ phù thuỷ Xiếc-xê, xuống "thế giới những linh hồn", lách qua eo biển của hai con
quái vật Caripđơ và Xkila trấn giữ, bước lên đảo thần Mặt trời Hêliôt Quá đói khát,
các bạn đồng hành của Uylitxơ ăn mất mấy con bò trong đàn bò của thần nên đã bị
thần Dớt gây ra một trận bão lớn để trừng phạt. Sau bao nhiêu tai hoạ dồn dập, bạn bè
của Uylitxơ dần dần chết hết. Uylitxơ trôi giạt đến đảo của nàng tiên Calipxô xinh
đẹp. Nàng tiên mê đắm Uylitxơ, dâng thần đơn linh dược cho chàng trở thành bất tử
để cùng chàng kết bạn trăm năm.
Sau 7 năm trời bị Calipxô lưu giữ, Uylitxơ mới được thần linh giải thoát, chàng
tiếp tục vượt biển đến ngày thứ 18, thì bạn bè Uylitxơ bị thần Pôêdiđông gây bão tố
đánh chìm để trả thù cho con trai là gã khổng lồ Pôliphem đã bị chàng chọc mù mắt.
Uylitxơ trôi giạt vào vương quốc Phêaxi, được công chúa Nôdica cứu giúp, và nhà
vua Anxinôôx tiếp đãi ân cần cấp cho thuyền nhẹ bay như cánh chim để chàng về quê
hương. Trong bữa tiệc tiễn đưa, nghe nghệ nhân hát ca ngợi về chiến công con ngựa
gỗ thành Tơroa, Uylitxơ xúc động rơi lệ. Nhà vua gạn hỏi mới biết tên tuổi thật của
chàng. Nhà vua ngỏ ý muốn chàng thuật lại hành trình từ khi rời khỏi Tơroa. Nghe
chàng kể những gian truân, nguy hiểm đã qua, nhà vua và triều thần vô cùng cảm
động.
Uylitxơ đến Itacơ quê hương sau 20 năm trời chinh chiến. Chàng giả dạng
người hành khất đến gặp người chăn lợn cũ Ơmê, sau đó chàng bí mật gặp lại con trai
Têlêmac. Hai cha con bàn mưu giết bọn cầu hôn. Sau 10 năm trì hoãn, cuồi cùng
Pênêlốp, vợ chàng phải ra điều kiện, ai bắn trúng một phát xuyên qua 12 vòng trong
của 12 cái rìu thì nàng sẽ lấy người đó. Uylitxơ vào cung điện của vợ mình trong vai
hành khất. Nhũ mẫu Ơriclê theo phong tục đã rửa chân cho chàng, phát hiện ra
Uylitxơ qua vết sẹo bị lợn lòi húc ở chân. Chàng đã ra hiệu cho Ơriclê giữ bí mật.
Cuộc tỉ thí bắt đầu.108 vị cầu hôn đều thất bại, chỉ có người hành khất đã bắn xuyên
12 chiếc rìu. Hai cha con Uylitxơ đã trừng trị bọn cầu hôn và lũ người nhà phản bội.
Nhưng Pênêlốp vẫn không chịu nhận chàng. Chỉ đến lúc Uylitxơ chỉ ra cái dấu riêng
của chiếc chân giường là một cái gốc cây, Pênêlốp mới chịu nhận ra chồng nàng.
Cuộc dàn xếp với thân nhân bọn cầu hôn bị giết diễn ra những ngày sau đó.
3.Giá trị của tác phẩm

a.Sử thi Ôđixê ca ngợi chí tuệ, dũng khí và nghị lực của con người với khát
vọng chinh phục thế giới chung quanh và niềm mơ ước về một cuộc sống hoà bình,
yên vui, hạnh phúc. Nó còn ca ngợi tình yêu quê hương, tình vợ chồng, cha con, tình
bạn cao cả, thuỷ chung.
b. Sử thi Ôđixê có cốt truỵên chặt chẽ, hấp dẫn và li kì. Ngôn ngữ tráng lệ.
Nhân vật Uylitxơ là một anh hùng mà trí tuệ, mưu trí "sánh ngang với thần linh". Chất
bi kịch, màu sắc thơ mộng huyền ảo như muôn ngàn sợi chỉ màu óng ánh dệt nên sử
thi này, thể hiện một vẻ đẹp riêng không thể nào bắt chước nổi.
II . Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
1.Xuất xứ
Sau 20 năm trời chinh chiến, Uylitxơ mới về đến quê hương. Hai cha con đã
lập mưu giết chết 108 vị cầu hôn. Pênêlốp vẫn không tin chồng mình trở về. Đoạn này
trích khúc 23 - "Ôđixê", nói lên quá trình Pênêlốp nhận ra Uylitxơ chồng nàng. Hai
người vô cùng cảm động.
2. Phân tích
a.Pênêlốp
Là một người vợ thuỷ chung, kiên trinh đợi chờ chồng suốt 20 năm trời khi
chồng đi chinh chiến. Nàng đã tìm đủ mọi cách để trì hoãn (chuyện dệt bức thảm,
chuyện nêu điều kiện bắn xuyên 12 vòng tròn trên 12 lưỡi rìu) để khước từ bọn cầu
hôn.
- Gặp lại Uylitxơ tại cung điện của mình sau sự kiện "người hành khất" đã bắn
xuyên 12 lưỡi rìu và giết chết 108 vị cầu hôn. Nói với nhũ mẫu, nàng thận trọng cho
rằng người vừa bắn xuyên 12 lỗ rìu là "một vị thần" còn "Uylitxơ đã chết rồi". Nhũ
mẫu nói về "cái sẹo" do lợn lòi húc ở chân Uylitxơ thì nàng vẫn thận trọng cho đó là
"ý định huyền bí của thần linh bất tử".
Sau khi xuống lầu, Pênêlốp băn khoăn "không biết nên đứng xa xa hỏi
chuyện " hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn, khi thì nàng lại
"đăm đăm nhìn chồng", khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướt.
- Khi bị con trai trách mẹ là "tàn nhẫn", "độc ác quá chừng", "lòng dạ mẹ rắn
hơn cả đá" thì Pênêlốp "kinh ngạc quá chừng" và tin rằng, nàng và Uylitxơ sẽ nhận ra

nhau qua "những dấu hiệu riêng" chỉ có hai người biết còn người ngoài không ai biết
hết. Thật là thận trọng, thông minh và giàu niềm tin.
- Uylitxơ trách "nàng thật là người kì lạ", các thần đã ban cho nàng "một trái
tim sắt đá" Lúc bấy giờ Uylitxơ vừa tắm và thay quần áo xong "đẹp như một vị
thần". Nàng ra lệnh cho nhũ mẫu "Khiêng giường ra khỏi gian phòng vách tường kiên
cố "để thử chồng" Khi nghe Uylitxơ nói lên chân giường là một gốc cây cảm lảm
không thể nào di chuyển được thì Pênêlốp "bủn rủn cả chân tay", "chạy ngay lại,
nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng". Hai mươi năm ấy biết bao
nhiêu tình! Pênêlốp nhìn chàng không chán mắt và hai tay trắng muốt của nàng cứ ôm
lấy cổ chồng không lỡ buông rời".
Tóm lại, Pênêlốp là một người vợ thuỷ chung rất thận trọng như nàng nói "vì
đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác". Pênêlốp rất thông minh, kín
đáo và bình tĩnh làm chủ cảnh ngộ. Nàng là một phụ nữ, một người vợ rất giàu tình
cảm khi nhận ra Uylitxơ đích thực là chồng mình.
b. Uylitxơ
- Với kì mưu "con người gỗ thành Tơroa" chàng là một người trần mà mưu trí
"sánh ngang thần linh". Mười năm trời lênh đênh biển cả, trải qua bao gian nguy,
Uylitxơ là hiện thân của lòng dũng cảm, mưu trí và có nghị lực phi thường.
- Là một con người giàu lòng yêu quê hương, gia đình, vợ con.
- Lập mưu giết bọn cầu hôn chứng tỏ "cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan,
không một kẻ phàm trần nào sánh kịp" như Têlêmác đã nói.
- Bình tĩnh, rất giàu tình cảm. Sự thật vốn không ưa trang trí, hãy kiên nhẫn đợi
chờ để sự thật nói lên sự thật! Uylitxơ để cho "cái chân giường nói lên sự thật". Và khi
Pênêlốp nhận ra chàng đích thực là chồng nàng thì Uylitxơ "ôm lấy vợ xiết bao thân
yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề".
Uylitxơ là hình ảnh lý tưởng về người anh hùng, về một người chồng, một
người cha dũng cảm, mưu trí, độ lượng, thuỷ chung.

3. Nét đặc sắc nghệ thuật
- Tạo ra nhiều tình huống hấp dẫn, cảm động.

- Cử chỉ, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật được miêu tả sâu sắc làm nổi bật những
tính cách với bao cá tính đầy ấn tượng.

×