SEMINA NHÓM 5
KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN
TRẮNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LỚP: KTNN – L2
MÔN: KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
GVHD: Lư Ngọc Trâm Anh
Danh sách nhóm 5
1. Thùy An
2. Chủ Chí
3. Văn Đoàn
4. Kim Lành
5. Ngọc Mỹ
6. Hồng Thơ
Bạch đàn trắng
(Eucaliptus
camaldulensis)
Giới: Plantae
Bộ: Myrtales
Họ: myrtaceae
Chi: Eucalyptus
Loài: E.camaldulensis
Kỹ thuật trồng Bạch Đàn Trắng
Giá Trị Sử Dụng
- Lấy gỗ dùng trong xây
dựng
-
Lấy gỗ dùng trong
Trang trí nội thất
-
Là nguyên liệu cho
ngành công nghiệp giấy.
- Cất tinh dầu để chữa các
bệnh bạch hầu , cảm
cúm ,phong thấp và các
bệnh đường hô hấp .Dầu
bạch đàn còn được dùng
làm chất thơm trong
công nghiệp xà phòng
nước hoa .
- Hoa một số loại Bạch
đàn có mật, có thể nuôi
ong
- Dùng làm chất đốt
I. Đặc điểm hình thái
- Cây gỗ lớn, nơi nguyên sản có
thể cao 45 – 50 m, đường kính 2
m. Vỏ nhẵn màu trắng xám hay
xám nhạt bong thành từng mảng
mỏng, vỏ ở gốc thô và không
bong.
- Lá đơn mọc cách. Ở cây non
hoặc ở cành chồi non, lá có
dạng hình tròn đến ngọn giáo.
- Cụm hoa dạng tán mọc ở nách lá,
mang 4 – 8 hoa, hoa màu trắng
vàng hoặc trắng xanh.
- Quả nang hình trứng hoặc gần
hình cầu, đường kính 6 – 8 mm.
Đặc Điểm Sinh Thái
Cây có sức đề kháng lớn, sinh trưởng
phát triển nhanh, sinh trưởng liên
tục, có sức đâm chồi mạnh. Mỗi
khi trên phần mặt đất của cây con
Bạch đàn bị phá hủy bất thường,
chất dinh dưỡng dự trữ trong
lingotuber (thân) được huy động để
tạo thành chồi mới khỏe hơn các
chồi cũ. Các chồi mới này có kích
thước lớn hơn và lại cung cấp các
chất dự trữ mới cho lingotuber.
Cấu trúc ngọn cây rõ rệt và có cơ
chế kiểm soát chặt chẽ, giữ được ví
trí ưu trội của đỉnh ngọn. Tỉa cành
tự nhiên tốt, không để lại vết sẹo
trên thân vì vậy trong thân cây nói
chung là nhẵn nhụi, đẹp mắt. Thân
cây Bạch đàn thẳng, độ thon đẹp (ít
thót ngọn) thu hút được người sử
dụng.
Cây Bạch đàn có nguồn gốc từ
châu Úc (Australia) có vùng
phân bố trải dài từ vĩ tuyến
7
o
Bắc cho đến vĩ tuyến
43
o
39” Nam, có tới 800 loài
Bạch đàn khác nhau nhưng
được nhập vào nước ta chủ
yếu là Bạch đàn trắng với
các xuất xứ khác nhau. Cây
Bạch đàn trắng sinh trưởng
nhanh, nếu trồng ở những
nơi thích hợp có thể đạt sản
lượng 20 m3/ha/năm.
Khí hậu: Bạch đàn phân bố tương
đối rộng từ khí hậu nhiệt đới
đến á nhiệt đới, từ vùng ven
biển đến vùng núi. Bạch đàn
trắng có loại sinh sống thích
hợp ở các tỉnh phía Bắc nhưng
cũng có loài lại thích hợp ở các
tỉnh phía Nam. Lượng mưa
trung bình hàng năm thích hợp
với Bạch đàn là 1.000 – 1.500
mm.Đất: Bạch đàn thích hợp ở
nơi đất sâu và ẩm, trên đất bãi
bồi, đất bồi tụ chân đồi, trên các
bờ kênh mương vùng đồng
bằng…. Đối với vùng núi, nên
trồng Bạch đàn ở đồi thấp, tầng
đất dày trên 50 cm, độ dốc dưới
15
o
. Bạch đàn có khả năng chịu
úng, ngập lụt, lầy và phục hồi
nhanh sau các nạn lửa rừng.
Bạch đàn liễu có khả năng chịu
hạn tốt hơn Bạch đàn trắng.
Kỹ Thuật Gây Trồng
Hạt giống
Chọn cây mẹ từ 7-8 tuổi trở lên
để lấy giống. Thu hái quả
vào tháng 8 – 9, khi vỏ quả
nâu xẫm, cuống quả mốc
trắng, hạt vàng óng, nắp quả
còn đóng kín.
-
Nơi thu hái: Bình Định,
Khánh Hòa.
-
Quả hái về phải loại bỏ
những vật lẫn vào rồi vun
thành đống, ủ 2 – 3 ngày để
quả chín đều, mỗi ngày đảo
quả một lần. Sau đó phơi
quả trong nắng nhẹ, quả tự
tách và hạt rơi ra. Làm sạch
hạt, loại bỏ vật lẫn, phơi hạt
thêm một đến hai nắng nữa
rồi cất trữ bảo
Bảo quản hạt theo phương
pháp cất khô bịt kín, để nơi
thoáng mát. Nếu có điều
kiện cất trữ hạt ở kho lạnh
nhiệt độ 1 – 5
o
C - Phương
thức bảo quản:
+ Điều kiện thông thường, khô,
thoáng mát, ở nhiệt độ 25 –
30
0
C, giữ hạt được khoảng 1
năm.
+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ
5 – 10
0
C, hạt giữ được 2 – 3
năm.
Không để hạt nơi ẩm, thấp, dễ
thấm nước.
- Số hạt trong 1 kg = 1.217.000
hạt.
2. Kỹ thuật tạo cây con
2.1. Thời vụ gieo hạt
Căn cứ vào điều kiện
khí hậu từng vùng mà
thời gian gieo hạt có
khác nhau. Điều kiện
chung là gieo hạt trước
khi trồng 3 – 4 tháng,
nên gieo hạt vào hai đợt
mỗi đợt cách nhau 1 – 2
tuần để việc tổ chức
gieo ươm được thuận
tiện.
2.2. Xử lý hạt giống
Ngâm hạt trong thuốc
tím 0,05% ở nhiệt độ 30
– 40
o
C trong 24 giờ sau
đó vớt hạt đưa đi ủ (nên
đựng hạt trong túi vải để
hạt không bị rơi vãi),
trong thời gian ủ hạt
mỗi ngày rửa chua 1
lần, khi hạt bắt đầu nhú
mầm trắng thì đưa đi
gieo.
2.3. Gieo hạt
Làm đất: Chuẩn bị đất để gieo
vãi trên luống, cấy cây trên
luống để tạo cây trồng rễ
trần và cấy cây trên bầu
Luống gieo và luống cấy
cây: Đất cát pha thoát nước,
đất được bừa kỹ, đập tơi
nhỏ, xử lý đất trước khi gieo
1 ngày bằng phun dung dịch
Bordeaux 0,5% hoặc Benlat
0,1%. Lên luống và bón lót
(phân chuồng hoai 7 – 8 kg
và 100 g supe lân/m2).
-
Bầu ươm cây: Túi bầu bằng
polyetylen kích thước tùy thuộc
vào điều kiện khí hậu và đất nơi
trồng ở mỗi địa phương. Ở khu
vực miền Đông Nam bộ thường
sử dụng kích thước túi bầu 7 x
17 cm, ruột bầu gồm 99% đất
mặt và 1% supe lân. Hoặc 89%
đất mặt, 10% phân chuồng hoai
và 1% supe lân.
-
Hoặc sử dụng nguyên liệu tại
chỗ như: lấy đất tại vườn ươm,
đất dưới lớp thực bì ràng ràng,
dưới lớp cây bụi. Đất đập nhỏ,
sàng nhặt hết cỏ, sỏi lẫn đem
trộn với phân chuồng hoai, phân
supe lân theo tỷ lệ sau:
+ Đất: 92-95%
+ Phân chuồng hoai 4-6%
- Supe lân: 1-2%
(Tỷ lệ tính theo trọng lượng hỗn hợp ruột
bầu).
Cấy cây vào buổi sáng
Bón thúc
Nếu có điều kiện thì bón thúc như sau:
- Loại phân: N, P, K tổng hợp hoặc Supe
lân.
- Cách bón và liều lượng: có thể bón tới 5
lần:
+ Lần thứ nhất: 20 ngày tuổi, bón
0,05g/1bầu.
+ Lần thứ hai: 30 ngày tuổi, bón
0,10g/1bầu
+ Lần thứ ba: 40 ngày tuổi, bón 0,15g/1
bầu.
+ Lần thứ tư: 50 ngày tuổi, bón
0,20g/1bầu.
+ Lần thứ năm: 60 ngày tuổi, bón 0,30g/1
bầu.
(Tổng cộng cả 5 lần bón 0,8g/1bầu).
Hòa tan hoàn toàn phân trong
nước, rồi tưới cho cây ươm:
15lít/500 bầu cây. Sau khi tưới
phân phải tưới nước lã để rửa
cho lá cây. Tránh tưới phân vào
những ngày mưa, đất bầu quá
ẩm.
- Mỗi lần tưới phân, cũng là một
lần tưới nước.
- Tháng thứ 3 không tưới phân, chỉ
tưới nước.
- Ngừng chăm sóc 15-20 ngày
trước khi đem cây đi trồng.
Cuốc hố trồng, kích thước 30cm x
30cm x 30cm.
Nếu có điều kiện thì cuốc hố 40cm
x 40cm x 40cm.
Có khả năng kinh doanh chồi luân
kỳ 2 và kết hợp kinh doanh gỗ
lớn và gỗ nhỏ.
- Gieo hạt: Tưới nước ẩm trước
khi gieo, sửa lại luống, làm
đất thật tơi, mặt luống phẳng
hay có dạng sống trâu (cao ở
giữa, nghiêng về hai phía),
trộn hạt với đất màu có màu
khác với màu luống gieo,
chia hạt làm 3 phần gieo 3
lần (các lần gieo sau quan
sát màu đất để gieo cho đều)
gieo xong phủ đất kín hạt,
tưới nước bằng vòi hoa sen
lỗ nhỏ, dùng rơm, rạ đã khử
trùng che tủ lên hạt, dùng
thuốc sâu bột rắc xung
quanh để chống kiến, mối
tha hạt. Lượng hạt gieo 100
g hạt/15 m2, nếu hạt lẫn
mày thì 500 g/15 m2.
-
Chăm sóc giai đoạn cây mạ: (giai đoạn cây mạ ở đây
được tính từ khi gieo cho đến khi nhổ cây đi cấy)Nội
dung gồm: Che tủ, gỡ vật che tủ, làm dàn che với
mức che thích hợp theo từng giai đoạn tuổi, tưới
nước, bón phân, phá váng những nơi không có cây
đất bị chai cứng, bí chặt. Khi cây được 25 ngày tuổi
cao 5 cm có thể nhổ những cây cứng cáp cấy ra luống
ươm.
Hình mang tính minh họa
-
Cấy cây: Tưới nước ẩm nơi luống gieo và
luống cấy, nhổ cây đạt tiêu chuẩn để cấy. Thao
tác kỹ thuật cấy gồm 3 thao tác cơ bản: mở lỗ
cấy giữa bầu, đặt cây giữa lỗ để hệ rễ ở dạng
tự nhiên nhất (nếu rễ cọc dài thì ngắt bớt), ép
đất chặt vào rễ. Sau khi cấy hoàn chỉnh cây ở
tư thế thẳng, bám đất chắc (lưu ý toàn bộ bộ rễ
phải tiếp xúc chặt với đất). Nếu cấy trên luống
tạo cây rễ trần thì tiêu chuẩn cây mạ cao 10 –
15 cm, cự ly cây 10 x 15 cm.
- Chăm sóc giai đoạn sau khi hạt nảy mầm: Nội dung
bao gồm: làm cỏ, phá váng, tưới nước bón phân, đảo
bầu, phân loại cây, hãm cây cho cứng cáp độ hoá gỗ
nhiều, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Giai đoạn gieo
ươm cây Bạch đàn thường bị bệnh khô lá, thối lá…
Các loại thuốc thường dùng là Bordeaux, 0,5 – 1%,
Benlat 0,15%, xịt thuốc trừ sâu xám.Tiêu chuẩn cây
xuất vườn:Cây có bầu: 2,5 – 3 tháng tuổi, chiều cao
25 – 30 cm, đường kính cổ rễ 2 mm trở lên, thân
thẳng cân đối không cong queo, không sâu bệnh,
không cụt ngọn. Nếu trồng cây rễ trần thì yêu cầu cây
con đạt 6 tháng tuổi, chiều cao 0,8 – 1 m, đường kính
cổ rễ 0,8 – 1 cm, thân thẳng, cân đối không sâu bệnh.
3. Kỹ thuật trồng
3.1. Làm đất
- Phát dọn thực bì trước khi làm đất, làm đất cục
bộ bằng cuốc hố với quy cách 40 x 40 x 40 cm,
mỗi hố nên bón lót 1 kg phân chuồng hoai và 0,1
kg supe lân, mật độ trồng tùy đất và điều kiện
khác mà xác định, thông thường trồng với mật
độ 2.500 cây/ha hoặc 3.333 cây/ha.
- Ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ thường làm đất
bằng cơ giới sau khi dọn thực bì tiến hành cày
đất bằng máy cày, cày phá lâm bằng dàn chảo
ba, cày lần hai bằng dàn chảo bảy sau đó cuốc
hố 30 x 30 x 30 cm để trồng.