Tải bản đầy đủ (.docx) (185 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 185 trang )

TIEU LUAN MOI download :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

NGUYỄN THU HOÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHOẢNG
CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÁC CƠNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2022


TIEU LUAN MOI download :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

NGUYỄN THU HOÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHOẢNG
CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÁC CƠNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM


Chun ngành: Kế tốn
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1.
PGS.TS. Phạm Đức Hiếu
2.
TS. Nguyễn Viết Tiến

Hà Nội, Năm 2022


TIEU LUAN MOI download :
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong
Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong Luận án
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hoài


TIEU LUAN MOI download :
ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý Sau Đại học,
Khoa Kế tốn – Kiểm tốn, bộ mơn Kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã giúp
đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình đào tạo, nghiên cứu và thực hiện Luận án
của tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích từ Cục quản
lý, giám sát Kế tốn, Kiểm tốn – Bộ tài chính, VACPA, lãnh đạo các cơng ty kiểm
tốn độc lập và các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt
Nam, các chuyên gia trong việc cho ý kiến đánh giá vào bảng khảo sát cũng như
trong suốt quá trình thu thập dữ liệu điều tra, phỏng vấn của tác giả.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Phạm Đức Hiếu
và TS. Nguyễn Viết Tiến đã tận tình hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp q
báu trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện Luận án của tác giả.
Sau cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để Luận án được hoàn thành.
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hoài


TIEU LUAN MOI download :
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ ix
MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN......................................x

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5
6. Đóng góp của luận án............................................................................................ 6
7. Kết cấu của luận án............................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................7
1.1. Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.................................7
1.1.1. Các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm tốn................................................................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu về mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán . 19
1.1.3. Các nghiên cứu về phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm
toán......................................................................................................................... 30
1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm toán................................................................................................................. 34
1.2.1. Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin............................................. 34
1.2.2. Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin........................ 35
1.2.3. Nhu cầu của người sử dụng thơng tin............................................................ 36
1.2.4. Tính độc lập của kiểm toán viên................................................................... 37
1.2.5. Năng lực của kiểm toán viên......................................................................... 38
1.2.6. Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán.................................................................. 40
1.2.7. Các chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ......................................................... 41
1.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................. 43
Kết luận chương 1................................................................................................... 45


TIEU LUAN MOI download :
iv


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN 46
2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 46
2.1.1. Lý thuyết niềm tin cảm tính (inspired confidence theory).............................. 46
2.1.2. Lý thuyết ủy nhiệm (agency theory)............................................................... 47
2.1.3. Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory)..................................... 49
2.1.4. Lý thuyết phản hồi của người đọc (reader-response theory).........................49
2.1.5. Lý thuyết cảnh sát (policeman theory)........................................................... 50
2.2. Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán............................................................. 51
2.2.1. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn.......................................... 51
2.2.2. Mơ hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán...............................56
2.2.3. Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán......................58
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán...................60
Kết luận chương 2................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................65
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 65
3.1.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 65
3.1.2. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu........................................................... 67
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 75
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính............................................................... 75
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................ 92
Kết luận chương 3.................................................................................................104
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………...….105
4.1. Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam..................................................................105
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính.........................................................................108
4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. 108
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách
kỳ vọng trong kiểm toán........................................................................................109

4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng......................................................................109
4.3.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra...........................................................109
4.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
112


TIEU LUAN MOI download :
v

4.3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách
kỳ vọng trong kiểm toán........................................................................................123
Kết luận chương 4.................................................................................................146
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 147
5.1. Kết luận..........................................................................................................147
5.1.1. Kết luận về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán......................................147
5.1.2. Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm
toán....................................................................................................................... 151
5.2. Các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.........................................................153
5.2.1. Các khuyến nghị thu hẹp khoảng cách hợp lý.............................................153
5.2.2. Các khuyến nghị về các giải pháp thu hẹp khoảng cách chuẩn mực...........155
5.2.3. Các khuyến nghị về các giải pháp thu hẹp khoảng cách chất lượng kiểm
toán....................................................................................................................... 157
5.3. Điều kiện thực hiện các khuyến nghị.............................................................158
5.3.1. Về phía Bộ tài chính....................................................................................158
5.3.2. Về phía Hội nghề nghiệp VACPA.................................................................159
5.3.3. Về phía Ủy ban chứng khốn Nhà nước......................................................159
5.3.4. Về phía các cơng ty kiểm tốn độc lập........................................................159
5.3.5. Về phía các cơ sở đào tạo...........................................................................160

5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................160
Kết luận chương 5.................................................................................................160
KẾT LUẬN..........................................................................................................162
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TIEU LUAN MOI download :
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AEG

AICPA
ASB
BCTC
BCKiT
DP
DS
HNX
HOSE

IAASB

IFAC

ISA
KSNB
KTV

MBA
PG
RG


SERVQUAL
VACPA

VSA


TIEU LUAN MOI download :
vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng.....................62
Bảng 3.1: Tổng hợp thành phần của kỳ vọng kiểm toán.......................................... 67
Bảng 3.2: Các văn bản pháp lý làm cơ sở xác định kỳ vọng kiểm tốn đã có trong quy
định hiện hành.......................................................................................... 76
Bảng 3.3: Các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành.......................... 78
Bảng 3.4: Các kỳ vọng kiểm tốn khơng có trong quy định hiện hành....................81
Bảng 3.5: Thang đo nháp lần 1 cho các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng
trong kiểm toán......................................................................................... 84
Bảng 3.6: Mã hóa các thuộc tính của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn..........95
Bảng 3.7: Mã hóa các thuộc tính của nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm tốn.................................................................................................. 97
Bảng 3.8: Mã hóa các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán...........99
Bảng 4.1: Thống kê các cơng ty niêm yết theo nhóm ngành của Sở giao dịch HOSE và
HNX....................................................................................................... 106
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Ủy ban chứng khốn Nhà

nước........................................................................................................ 107
Bảng 4.3: Thống kê mơ tả mẫu điều tra................................................................. 111
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng kiểm tốn đã có trong quy định hiện
hành........................................................................................................ 113
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả về các kỳ vọng kiểm tốn khơng có trong quy định
hiện hành................................................................................................ 114
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo kỳ vọng kiểm toán......................116
Bảng 4.7: Kết quả đo lường khoảng cách hợp lý................................................... 119
Bảng 4.8: Kết quả đo lường khoảng cách chuẩn mực............................................ 120
Bảng 4.9: Kết quả đo lường khoảng cách chất lượng kiểm toán............................121
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
122
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách
kỳ vọng trong kiểm toán......................................................................... 123
Bảng 4.12: Kết quả phân tích KMO và kiểm định Bartlett các biến độc lập (lần 2) 126
Bảng 4.14: Ma trận xoay các nhân tố (lần 2)......................................................... 128
Bảng 4.15: Các nhân tố sau khi điều chỉnh............................................................ 129


TIEU LUAN MOI download :
viii

Bảng 4.16: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách
kỳ vọng trong kiểm toán sau điều chỉnh................................................. 130
Bảng 4.17: Tóm tắt mơ hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý...............135
Bảng 4.18: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý......135
Bảng 4.19: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý......................136
Bảng 4.20: Tóm tắt mơ hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực.......137
Bảng 4.21: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực 137
Bảng 4.22: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực...............138

Bảng 4.23: Tóm tắt mơ hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm tốn
139
Bảng 4.24: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm
toán......................................................................................................... 139
Bảng 4.25: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm tốn 140
Bảng 4.26: Tóm tắt mơ hình nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm
toán......................................................................................................... 142
Bảng 4.27: Phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm toán................................................................................................ 142
Bảng 4.28: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 142
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách
kỳ vọng trong kiểm toán......................................................................... 143
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính
149
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm tốn báo cáo tài chính.................................................................... 152


TIEU LUAN MOI download :
ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình cấu trúc của Hatherly và cộng sự (1991)................................... 20
Hình 1.2: Mơ hình cấu trúc của Innes và cộng sự (1997)........................................ 21
Hình 1.3: Mơ hình cấu trúc của Turner và cộng sự (2010)......................................23
Hình 1.4: Mơ hình cấu trúc của Ruhnke và Schmidt (2014).................................... 25
Hình 1.5: Mơ hình cấu trúc của MacDonald (1988)................................................ 27
Hình 1.6: Mơ hình cấu trúc của Porter (1993)......................................................... 29
Hình 1.7: Mơ hình cấu trúc của Fulop (2015).......................................................... 30
Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc sử dụng trong luận án.................................................. 57

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án............................................................ 65
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn....................68
Hình 3.3: Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong luận án....................71
Hình 3.4: Mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm toán.................................................................................................. 73


TIEU LUAN MOI download :
x

MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

STT
1

Khoảng
trong kiểm toán
(Audit Expectation Gap –
AEG)

2

Khoảng
(Reasonableness
RG)

3

Khoảng cách chuẩn mực
(Deficient standards - DS)


4

Khoảng cách chất
kiểm toán
(Deficient
DP)


TIEU LUAN MOI download :
1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, kiểm toán đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế
của các quốc gia. Nhiều công ty lớn sẵn sàng chi hàng triệu đơ la mỗi năm cho việc
th kiểm tốn độc lập. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại sẵn sàng chi một khoản tiền
lớn như vậy cho một cuộc kiểm tốn. Một số người cho rằng đó là do luật pháp yêu
cầu bắt buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, câu trả lời này chỉ đúng trong một số hồn
cảnh nhất định. Rõ ràng, kiểm tốn vẫn được sử dụng trong rất nhiều trường hợp
luật pháp không yêu cầu và bản thân các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán cũng đã sử dụng dịch vụ kiểm toán từ lâu, trước khi luật chứng khoán yêu
cầu điều này. Có thể nói, kiểm tốn đóng một vai trị quan trọng trong việc giám sát
các mối quan hệ giữa các cổ đông, nhà quản lý, nhân viên và chủ nợ. Kiểm toán
cũng làm gia tăng niềm tin của người sử dụng đối với thông tin mà đơn vị cung cấp.
‘Nói cách khác kiểm tốn khơng chỉ đáp ứng u cầu quản trị trong nội bộ doanh
nghiệp, mà còn đáp ứng cả nhu cầu của người sử dụng thông tin báo cáo tài chính
bên ngồi với trách nhiệm và sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực.
Mặc dù mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho nền kinh tế, nhưng bản thân
kiểm tốn lại phải đối mặt với khơng chỉ các chỉ trích mà cịn là các vụ kiện tụng,

u cầu bồi thường thiệt hại từ phía người sử dụng thơng tin mỗi khi xuất hiện các
vụ sụp đổ, phá sản của các cơng ty, tập đồn. Điều này dẫn đến suy giảm uy tín
nghề nghiệp kiểm tốn, giảm niềm tin của người sử dụng thông tin hoặc công chúng
đối với vai trị của kiểm tốn. Một trong những ngun nhân của vấn đề này, theo
Liggio (1974) và nhiều nhà nghiên cứu khác như Porter (1993), Swift và Dando
(2002), Lee và cộng sự (2009), Fulop (2017) là do khoảng cách kỳ vọng trong kiểm
toán. Sau khi xuất hiện lần đầu tiên trong nghiên cứu của Liggio (1974), khoảng
cách kỳ vọng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới. Có nghiên cứu đã chứng minh rằng sự chỉ trích của cơng chúng đối với kiểm
tốn viên là khơng đúng vì chúng xuất phát từ những kỳ vọng quá mức, hay do nhận
thức chưa đúng về bản chất, hạn chế vốn có của kiểm tốn từ phía người sử dụng
thơng tin khiến cho họ đặt ra những yêu cầu quá cao đối với nghề nghiệp kiểm tốn
hay đánh giá chưa đúng hiệu quả thực tế cơng việc kiểm toán (Swift và Dando,
2002; Salehi, 2007; Enofe và cộng sự, 2013; Dibia, 2015; Awuor, 2018). Tuy nhiên,
cũng có nghiên cứu cho thấy kiểm toán viên phải chịu một phần trách nhiệm liên


TIEU LUAN MOI download :
2

quan đến những thiệt hại của người sử dụng thông tin trên báo cáo kiểm tốn vì họ
đã khơng có đủ nỗ lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, chưa đủ
năng lực hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện cơng việc của
mình (Salehi, 2007; Lee và cộng sự, 2009; Kamau, 2013; Fulop, 2017). Bên cạnh
đó, các chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán chưa được đầy đủ, rõ ràng cũng khiến
cho kiểm toán viên dù thực hiện theo đúng quy định vẫn không đạt được những kỳ
vọng hợp lý của người sử dụng thông tin (Salehi, 2007; Agyei và cộng sự, 2013;
Alani, 2014; Ghandour, 2019). Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều tin rằng sự
tồn tại của khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của cơng chúng
đối với kiểm tốn cũng như gây ra những vụ kiện tụng kéo dài giữa người sử dụng

thông tin với kiểm tốn viên hoặc cơng ty kiểm tốn. Porter và cộng sự (2005) đã
cho rằng khi độ tin cậy, uy tín của nghề nghiệp kiểm tốn bị suy giảm đến một mức
độ nào đó, vai trị của nghề nghiệp này sẽ trở thành vô dụng. Trong một số trường
hợp, kiểm tốn viên có thể cảm thấy bất mãn vì kết quả cơng việc mà họ thực hiện
đã khơng được ghi nhận, đánh giá đúng cũng như họ đang phải chịu áp lực, địi hỏi
khơng hợp lý từ phía công chúng. Khoảng cách kỳ vọng không chỉ ảnh hưởng xấu
tới sự tồn tại và phát triển của ngành nghề kiểm tốn mà cịn gây ra những bất lợi
đáng kể đối với sự bền vững của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khốn
nói riêng. Onulaka (2014) đã chỉ ra rằng khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng tiêu
cực tới khối lượng các giao dịch trên thị trường chứng khoán hay Farasangi và
Noghondari (2017) cho thấy khoảng cách kỳ vọng có ảnh hưởng mang ý nghĩa
thống kê đối với các khoản nợ mất khả năng thu hồi của ngân hàng. Tuy nhiên, cho
dù muốn hay không, các nhà nghiên cứu đều phải thừa nhận rằng sự tồn tại của
khoảng cách kỳ vọng là tất yếu khách quan và là một vấn đề không thể né tránh đối
với nghề nghiệp kiểm toán. Vấn đề cần thiết là phải thu hẹp khoảng cách này để xây
dựng lòng tin của các bên, đặc biệt là của công chúng đối với kết quả kiểm toán. Do
vậy, các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng, tìm hiểu cấu trúc khoảng cách kỳ
vọng và các nhân tố ảnh hưởng là cần thiết, góp phần giảm khoảng cách kỳ vọng
đến mức thấp có thể chấp nhận được.
Tại Việt Nam, so với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước phát
triển, thị trường chứng khoán cũng như thị trường dịch vụ kiểm tốn của nước ta
vẫn được coi là cịn non trẻ, còn nhiều hạn chế vướng mắc cần được khắc phục. Thị
trường chứng khoán và thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam mới chỉ có hơn 20
năm hoạt động. Chính vì vậy, các nhà đầu tư, nhân viên mơi giới chứng khoán, nhà


TIEU LUAN MOI download :
3

quản lý doanh nghiệp… còn chưa thực sự hiểu rõ về kiểm toán, đội ngũ kiểm tốn

viên cũng cịn chưa có bề dày kinh nghiệm, kiến thức chun mơn, kỹ năng nghề
nghiệp cịn hạn chế; các nguyên nhân này tạo ra sự khác biệt trong nhận thức giữa
các bên và là cơ sở hình thành khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán; việc thu hẹp
khoảng cách này vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là yêu cầu cấp thiết đối
với sự phát triển bền vững của thị trường kiểm toán tại Việt Nam. Như kết quả đã
được chỉ ra trong nghiên cứu của Vũ Hữu Đức và Võ Thị Minh Nguyệt (2012) về
khoảng cách trong nhận thức thông tin truyền tải qua báo cáo kiểm toán hay nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016) về khoảng cách kỳ vọng liên quan đến
trách nhiệm của kiểm toán viên, thị trường chứng khoán và thị trường dịch vụ kiểm
toán Việt Nam đang phải đối mặt với sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng ở nhiều
khía cạnh khác nhau.
Việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng đòi hỏi phải có những hành động hiệu quả
từ các bên có liên quan, và để xây dựng được các phương án hành động thích hợp,
cần đánh giá được tác động của các nhân tố cụ thể tới khoảng cách này. Chính vì
vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ sự cấp thiết và khoảng trống trong nghiên cứu về khoảng cách kỳ
vọng, mục tiêu chung của luận án là nhằm làm sáng tỏ thêm bản chất của khoảng
cách kỳ vọng, qua đó đo lường mức độ các thành phần của khoảng cách kỳ vọng và
khoảng cách kỳ vọng nói chung, cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố
ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các cơng
ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể của luận án như sau:
(1)
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại và đo lường từng thành
phần của khoảng cách kỳ vọng và khoảng cách kỳ vọng nói chung trong kiểm tốn
báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.

(2)
Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(3) Đề xuất các khuyến nghị và hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu nhằm


TIEU LUAN MOI download :
4

thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
(1)
Sự tồn tại và độ lớn của khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của
khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam?
(2)
Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khoảng cách kỳ
vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam?
(3)
Các đề xuất, khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách
kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu:

- Khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài
chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu minh chứng cho luận án thu thập
trong giai đoạn từ 2018 đến 2021.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án thu thập dữ liệu tại Việt Nam.
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án đo lường khoảng cách kỳ vọng và
các thành phần của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán theo khung khái niệm của
Porter (1993), xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
+ Phạm vi đối tượng khảo sát của nghiên cứu: luận án thu thập thông tin từ các
đối tượng khảo sát bao gồm:


Kiểm toán viên bao gồm: Nhà quản lý và các kiểm toán viên hành nghề, trợ


TIEU LUAN MOI download :
5

lý kiểm toán tại các cơng ty kiểm tốn hoạt động tại Việt Nam



Người sử dụng thơng tin: bao gồm khách hàng kiểm tốn (thành viên hội
đồng quản trị, thành viên ban giám đốc, kiểm tốn viên nội bộ, kế tốn viên của các

cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn) và nhóm có lợi ích trực
tiếp từ kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam và có kiến thức về tài chính (các nhà đầu tư, nhà mơi giới
chứng khoán, nhân viên và ban giám đốc ngân hàng, nhà phân tích tài chính).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố
có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng từ kết quả các nghiên cứu trước đây nhằm
hình thành mơ hình nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, thiết lập bảng
hỏi điều tra và thang đo tương ứng. Luận án tiến hành thu thập tài liệu có liên quan
tới khoảng cách kỳ vọng từ các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước được
cơng bố trên các tạp chí, bài báo khoa học, các luận án đã nghiệm thu. Luận án cũng
tiến hành kiểm tra sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, xem xét bổ sung các nhân tố
mới cho mơ hình và sự phù hợp của bảng hỏi qua việc thực hiện phỏng vấn bán cấu
trúc chuyên gia và khảo sát thử. Bên cạnh đó, phương pháp định tính còn được sử
dụng để thu thập các văn bản pháp lý, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan
đến kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khốn. Một số dữ kiện liên quan đến các công ty phi tài chính niêm yết trên
thị trường chứng khốn Việt Nam cũng được hình thành từ phương pháp này như số
lượng các công ty, ngành nghề hoạt động.
Luận án sử dụng các công cụ của phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm
định độ tin cậy của thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đo lường
khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng, mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn báo cáo tài chính
các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Kết quả
khảo sát được mã hóa và xữ lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS. Luận án
kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, sử dụng kiểm
định One Sample T- test, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương
quan Pearson, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mơ hình thơng qua phân tích hồi

quy.


TIEU LUAN MOI download :
6

6. Đóng góp của luận án
6.1. Các đóng góp về lý luận
Thứ nhất, luận án kế thừa khái niệm và cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng từ
nghiên cứu của Porter (1993) xây dựng phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng
và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng từ phía người sử dụng thông tin dựa
trên thang đo Likert 5 điểm.
Thứ hai, kết quả của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân
tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố này tới khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm toán.
Thứ ba, Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng còn khá hạn chế ở Việt
Nam, vì vậy, kết quả của luận án có thể sử dụng để tham chiếu cho các nghiên cứu
về kế toán, kiểm tốn sau này.
6.2. Các đóng góp về thực tiễn
Thứ nhất, luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra kết quả cụ thể
về mức độ khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán cũng như từng thành phần cấu
thành khoảng cách kỳ vọng bao gồm: khoảng cách hợp lý, khoảng cách chuẩn mực
và khoảng cách chất lượng kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty
phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Thứ hai, luận án cũng xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các cơng ty
phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, luận án cung cấp các hàm ý và khuyến nghị cho các bên bao gồm:
kiểm tốn viên, cơng ty kiểm tốn, người sử dụng thông tin, các cơ quan quản lý
Nhà nước, cơ quan ban hành chuẩn mực kiểm toán nhằm phát triển bền vững thị

trường kiểm toán Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5
chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng
tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
Chương 3: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu


TIEU LUAN MOI download :
7

CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
Số lượng các nghiên cứu liên quan đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
là rất lớn với các phương pháp đánh giá, phạm vi, đối tượng, chủ thể, mục tiêu....
khác nhau. Để đánh giá khái quát các nghiên cứu này, tác giả dựa trên tiêu chí mà
He (2010) đã đưa ra, bao gồm: chủ thể, đối tượng, và khác biệt. Về “đối tượng”
trong các nghiên cứu lại có sự giao thoa lẫn nhau như trách nhiệm kiểm toán viên và
mức độ bảo đảm của nghề nghiệp, thông điệp truyền tải qua báo cáo kiểm toán và
mức độ đảm bảo. Mặt khác, về “khác biệt” được nêu trong các nghiên cứu cũng sử
dụng rất nhiều thuật ngữ, như sự khác biệt giữa kỳ vọng – nhận thức, kỳ vọng – kỳ
vọng, niềm tin – nhận thức và rất khó đánh giá xem thuật ngữ nào là phù hợp nhất.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn tiêu chí “chủ thể” để hệ thống hóa lại các nghiên cứu
trước đây về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Các chủ thể được đề cập trong
các nghiên cứu là rất phong phú như kiểm tốn viên, xã hội, cơng chúng, người sử
dụng báo cáo, người hưởng lợi từ dịch vụ kiểm toán… Tuy nhiên, các nghiên cứu
về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn nếu dựa vào tiêu chí “chủ thể” có thể được

chia thành 2 nhóm chính bao gồm: (1) các nghiên cứu đánh giá khoảng cách kỳ
vọng giữa kiểm toán viên và người sử dụng thông tin và (2) các nghiên cứu đánh giá
khoảng cách kỳ vọng chỉ từ phía một chủ thể duy nhất là người sử dụng thông tin.
Vì giữa các chủ thể có kiến thức, kinh nghiệm, lợi ích khác nhau nên việc xem xét
các nghiên cứu dựa trên tiêu chí này có thể giúp luận án đối chiếu so sánh kết quả
giữa các quốc gia hay giữa các thời điểm khác nhau một cách hợp lý.
Mặt khác, các nghiên cứu tiền nhiệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
tập trung vào một số nội dung chính bao gồm: các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại
khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, các nghiên cứu về mơ hình cấu trúc của
khoảng cách kỳ vọng cũng như các nghiên cứu nhằm xây dựng phương pháp đo
lường mức độ của khoảng cách kỳ vọng.
1.1.1. Các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong
kiểm toán
1.1.1.1. Các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm
toán giữa người sử dụng thơng tin và kiểm tốn viên


TIEU LUAN MOI download :
8

Hầu hết các nghiên cứu đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm về khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm toán đều lựa chọn chủ thể bao gồm người sử dụng thơng
tin và kiểm tốn viên vì phương pháp nghiên cứu để xác minh sự tồn tại và đo lường
mức độ của sự khác biệt giữa hai chủ thể là không quá phức tạp. Mặt khác, việc
xem xét khoảng cách kỳ vọng xuất phát từ cả 2 chủ thể cũng giúp các nhà nghiên
cứu đưa ra các giải pháp thu hẹp khoảng cách này trong thực tiễn hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, theo Porter (1993), việc đánh giá khoảng cách kỳ vọng dựa trên quan điểm
của cả kiểm toán viên là người thực hiện kiểm toán sẽ khiến kết quả nghiên cứu mất
đi tính khách quan.
Xem xét các nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

giữa kiểm toán viên và người sử dụng thơng tin, các lĩnh vực điển hình phát sinh sự
khác biệt bao gồm: trách nhiệm của kiểm tốn viên, thơng tin truyền tải trên báo cáo
kiểm toán, mức độ đảm bảo của kiểm toán.
a. Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến các trách nhiệm của kiểm toán viên
Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thường tồn tại khoảng cách kỳ
vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện và báo cáo
các gian lận, duy trì hệ thống sổ sách kế tốn, sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ trong đơn vị được kiểm toán.
Ủy ban Cohen (1978) đã lưu ý rằng khác biệt trong nhận thức giữa người sử
dụng thông tin và kiểm toán viên liên quan đến trách nhiệm phát hiện gian lận của
kiểm toán viên là khác biệt đáng kể nhất trong các khía cạnh tồn tại khoảng cách kỳ
vọng. Ủy ban Cohen (1978) cho thấy một tỷ lệ đáng kể những người sử dụng thông
tin xếp hạng việc phát hiện gian lận là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
của kiểm tốn. Ủy ban Cohen (1978) trích dẫn nghiên cứu của Arthur và Co được
thực hiện năm 1974 với kết quả 68% cổ đông, 55% các nhà phân tích và mơi giới
chứng khốn cho rằng chức năng quan trọng nhất của kiểm tốn độc lập chính là
phát hiện gian lận. Tương tự, Robinson và Lyttle (1991) cũng tin rằng khác biệt
đáng kể nhất liên quan đến việc phát hiện và báo cáo các gian lận.
Nghiên cứu của Gramling và cộng sự (1996) tại Mỹ đưa ra kết quả 86% người
được hỏi khơng có kinh nghiệm kiểm tốn đồng ý rằng kiểm toán viên nên phát
hiện tất cả các gian lận, trong khi chỉ có 24% kiểm tốn viên được hỏi đồng ý với
quan điểm này. Trong nghiên cứu của Monroe và Woodliff (1993) tại Australia, các
sinh viên được điều tra tin rằng kiểm tốn viên có trách nhiệm hơn nhà quản lý
doanh nghiệp trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận. Kết quả này đã được củng


TIEU LUAN MOI download :
9

cố thêm bởi nghiên cứu của Gay và cộng sự (1998), 74% sinh viên được hỏi chưa

hồn thành mơn học kiểm tốn đã đồng ý với quan điểm kiểm toán viên chịu trách
nhiệm phát hiện gian lận.
Mặc dù đã có rất nhiều chuẩn mực hay đạo luật được ban hành quy định rõ
trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp đối với gian lận hoặc sai sót trọng yếu
nhưng các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện sau khi các quy định này được
ban hành vẫn cho thấy sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách
nhiệm này của kiểm toán viên. Tại Mỹ, theo nghiên cứu của McEnroe và Martens
(2001), mặc dù các chuẩn mực đã được ban hành để làm rõ trách nhiệm của kiểm
toán viên liên quan đến việc phát hiện gian lận nhưng khơng hiệu quả vì cơng chúng
không tiếp cận những chuẩn mực này.
Một số nghiên cứu khác cũng đề cập tới trách nhiệm của kiểm toán viên trong
phát hiện và ngăn chặn các gian lận tại đơn vị được kiểm tốn dựa trên các nhóm
khảo sát bao gồm kiểm tốn viên và người sử dụng thơng tin đã đưa ra kết quả cho
thấy sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng ở khía cạnh này như nghiên cứu của Best và
cộng sự (2001) tại Singapore, Fadzly và Ahmad (2004) tại Malaysia, Dixon và cộng
sự (2006) tại Ai Cập, Onulaka (2014) tại Nigeria, Kose và Erdogan (2015) tại
Turkey, Salifu và Mahama (2015) tại Ghana, Azagaku và Aku (2018) tại Nigeria,
Akther và Xu (2020) tại Bangladesh… Như vậy, khoảng cách kỳ vọng liên quan đến
trách nhiệm phát hiện gian lận của kiểm toán viên vẫn tồn tại trong thực tiễn.
Bên cạnh trách nhiệm phát hiện gian lận, trách nhiệm báo cáo gian lận cũng là
một vấn đề tồn tại sự khác biệt trong kỳ vọng giữa người sử dụng và kiểm toán viên.
Các chuẩn mực kiểm toán cho rằng việc tiết lộ các gian lận cho bên khác ngoài nhà
quản lý và ủy ban kiểm toán của đơn vị được kiểm tốn thường khơng phải là trách
nhiệm của kiểm toán viên và sẽ bị loại trừ bởi nghĩa vụ bảo mật thông tin cũng như
quy định pháp lý. Tuy nhiên, một số lượng lớn người sử dụng thông tin lại mong
muốn kiểm toán viên chấp nhận nghĩa vụ báo cáo với cơ quan quản lý trong trường
hợp lợi ích cơng chúng bị đe dọa. Quan điểm này cũng có phần hợp lệ vì lợi ích của
cơng chúng là tối quan trọng và không nên bị xâm phạm.
Gay và cộng sự (1998) đã tiến hành một cuộc điều tra tại Úc nhằm đánh giá
nhận thức của người sử dụng báo cáo tài chính về trách nhiệm của kiểm tốn viên

đối với việc ngăn chặn, phát hiện và báo cáo các hành vi gian lận và bất hợp pháp.
Kết quả cho thấy 68,9% người sử dụng tin rằng các kiểm toán viên được yêu cầu
báo cáo nghi ngờ gian lận cho cơ quan chính phủ.


TIEU LUAN MOI download :
10

Trách nhiệm phát hiện và báo cáo các gian lận của kiểm toán viên là vấn đề
gây tranh cãi nhất mà giới nghề nghiệp kiểm tốn trên tồn thế giới phải đối mặt.
Tuy nhiên, từ kết quả của các nghiên cứu có thể dễ dàng nhận thấy rằng người sử
dụng thơng tin như các chính trị gia, nhà phân tích tài chính, cơng chúng đều mong
muốn kiểm toán viên phát hiện và báo cáo gian lận trong khi đó theo quy định của
chuẩn mực kiểm tốn, mục tiêu của kiểm tốn cũng như quy trình kiểm tốn khơng
được thiết kế để phục vụ cho mục đích này. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng một
trong các nguyên nhân của sự khác biệt là công chúng khơng đánh giá đúng bản
chất và hạn chế vốn có của kiểm toán trong phát hiện gian lận. Mặt khác, do ban
đầu, dịch vụ kiểm toán cung cấp dịch vụ đảm bảo tuyệt đối với việc phát hiện và
ngăn chặn gian lận là mục tiêu chính, sau đó chuyển sang cung cấp dịch vụ đảm bảo
hợp lý với ý kiến trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính là mục tiêu chính nên có
sự kỳ vọng q mức của người sử dụng thông tin đối với trách nhiệm kiểm toán
viên (Salehi và cộng sự, 2009).
Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng trách nhiệm của kiểm toán
viên đối với hệ thống sổ kế toán của khách hàng kiểm toán cũng là một lĩnh vực tồn
tại khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán ở mức độ đáng kể. Theo Ủy ban Cohen
(1978), trách nhiệm trực tiếp đối với báo cáo tài chính thuộc về ban giám đốc. Trách
nhiệm của kiểm toán viên là kiểm toán và đưa ra ý kiến về các thơng tin trên báo
cáo tài chính. Ủy ban Cohen (1978) lưu ý rằng việc phân chia trách nhiệm này gần
đây đang bị thách thức khi có đề xuất cho rằng kiểm toán viên nên chịu trách nhiệm
tất cả hoặc một phần đáng kể việc duy trì hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị được

kiểm toán.
Best và cộng sự (2001) đã áp dụng phương pháp tương tự phương pháp của
Schelluch (1996) tại Singapore, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng
kể trong nhận thức giữa kiểm toán viên và nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư liên
quan đến trách nhiệm của kiểm tốn viên trong việc duy trì hệ thống sổ sách kế
toán. Cụ thể, các kiểm toán viên tin rằng trách nhiệm này thuộc về ban giám đốc
của đơn vị được kiểm toán trong khi các nhà quản lý của ngân hàng và nhà đầu tư
lại quy trách nhiệm này thuộc về kiểm toán viên. Kết quả này cũng đã được chỉ ra
trong một số nghiên cứu trước đó tại Singapore như nghiên cứu của Low và cộng sự
(1988) hay Koh (2000). Mặc dù nghiên cứu của Koh (2000), Best và cộng sự (2001)
kế thừa nghiên cứu của Schelluch (1996) và có kết quả tương đồng ở nhiều khía
cạnh nhưng lại khơng giống nhau khi xét tới trách nhiệm duy trì hệ thống sổ sách kế


TIEU LUAN MOI download :
11

tốn vì Schelluch (1996) cho thấy tại Australia không tồn tại khoảng cách kỳ vọng
liên quan đến vấn đề này. Best và cộng sự (2001) đã giải thích sự khác biệt này
trong nghiên cứu của mình là do Australia tại thời điểm Schelluch (1996) tiến hành
nghiên cứu đã áp dụng báo cáo kiểm toán dạng dài trong khi tại Singapore đến năm
2001 vẫn đang sử dụng báo cáo dạng ngắn.
Mặt khác, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán cũng được đánh giá là một khía cạnh
tồn tại khoảng cách kỳ vọng trong khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Schelluch
(1996) cho thấy tồn tại sự khác biệt trong nhận thức giữa người sử dụng thơng tin và
kiểm tốn viên liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên đối với sự hữu hiệu
của kiểm soát nội bộ. Các nghiên cứu kế thừa phương pháp của Schelluch (1996) tại
nhiều quốc gia cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Best và cộng sự
(2001) tại Singapore, Fadzly và Ahmad (2004) tại Malaysia, Dixon và cộng sự

(2006) tại Ai Cập, Agyei và cộng sự (2013) và Salifu và Mahama (2015) tại
Ghana…
Nghiên cứu của McEnroe và Martens (2001) tại Mỹ cho thấy tồn tại khoảng
cách kỳ vọng trong kiểm toán trong một số lĩnh vực trong đó có trách nhiệm của
kiểm tốn viên đối với hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được
kiểm tốn và nhóm tác giả đã đưa ra đề xuất về hành động thích hợp để giảm bớt
những kỳ vọng này đó là giáo dục cơng chúng. Nói cách khác, sự khác biệt này phát
sinh từ những kỳ vọng bất hợp lý của công chúng.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra kết quả tương tự khi cho thấy sự tồn tại
của khoảng cách kỳ vọng liên quan tới trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và báo cáo
các gian lận và nhầm lẫn (nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Vân, 2019; Hieu và Anh,
2020; Hong và Thuong, 2020); trách nhiệm duy trì hệ thống sổ sách kế tốn của
khách hàng (Hồng Thị Hồng Vân, 2019; Hong và Thuong, 2020); trách nhiệm với
hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán (Hong và Thuong, 2020). b.
Khoảng cách kỳ vọng liên quan đến mức độ đảm bảo của kiểm toán
Trong kiểm toán, mức độ đảm bảo được cung cấp càng cao thì người sử dụng
thơng tin có thể đặt niềm tin vào thơng tin được kiểm tốn càng lớn và sự hài lòng
của họ cũng tăng lên. Tuy nhiên, đồng nghĩa với mức đảm bảo cao hơn, kiểm toán
viên cần phải giảm rủi ro có sai sót trọng yếu của thơng tin được kiểm toán. Mặt
khác, mức đảm bảo tuyệt đối có nghĩa là đảm bảo 100% khơng cịn rủi ro trong khi
mức đảm bảo hợp lý có nghĩa là tồn tại khả năng các sai sót trọng yếu sẽ khơng bị


TIEU LUAN MOI download :
12

ngăn chặn hay phát hiện kịp thời. Như vậy, để đạt được sự đảm bảo tuyệt đối, kiểm
tốn viên phải giảm rủi ro có sai sót trọng yếu về 0. Trong khi đó, để đạt được sự
đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên chỉ cần thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích
hợp để giảm rủi ro kiểm tốn xuống mức thấp có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, kiểm tốn viên khơng thể đạt được mức đảm bảo tuyệt đối, điều
này bắt nguồn từ bản chất của kiểm toán như: kiểm toán viên sử dụng mẫu kiểm
toán, thời gian cần thiết cho một cuộc kiểm toán hay do các yếu tố liên quan đến các
ước tính kế tốn, các hạn chế cố hữu của kiểm sốt nội bộ, mối quan hệ lợi ích – chi
phí cho của một cuộc kiểm tốn. Chính vì vậy, chuẩn mực kiểm tốn cho rằng kiểm
tốn viên có trách nhiệm thiết kế q trình kiểm tốn để đạt được sự đảm bảo hợp lý
thay vì sự đảm bảo tuyệt đối liên quan đến việc phát hiện các sai sót trọng yếu.
Nhưng thực tế các nghiên cứu cho thấy, người sử dụng thông tin chưa thực sự hiểu
được bản chất, hạn chế vốn có của kiểm tốn cũng như chưa tiếp cận với các nội
dung trong chuẩn mực kiểm toán nên vẫn giữ kỳ vọng ở mức độ rất lớn đối với mức
độ đảm bảo mà kiểm toán viên cung cấp.
Tại Anh, Humphrey và cộng sự (1993) cho thấy sự khác biệt quan trọng nhất
giữa kiểm toán viên và người sử dụng thơng tin chính là quan điểm kiểm tốn viên
phải bảo đảm rằng tất cả các gian lận đã được phát hiện. Cụ thể, có tới 86% người
được hỏi khơng phải là kiểm tốn viên đồng ý trong khi chỉ 43% kiểm toán viên ủng
hộ quan điểm nêu trên.
Ruhnke và Schmidt (2014) trong nghiên cứu đã hỏi người sử dụng thơng tin và
kiểm tốn viên về mức độ đảm bảo của kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm
toán hiện hành. Điểm thú vị là chỉ 55% kiểm tốn viên xác định được chính xác
mức độ đảm bảo hiện đang được yêu cầu bởi chuẩn mực kiểm toán. Theo Ruhnke
và Schmidt (2014) điều này là do khái niệm đảm bảo hợp lý đã chuyển từ mức cao
về mức hợp lý trong năm 2003 tại Đức, và đây cũng được coi là một trong những
thất bại của kiểm toán viên khi hành nghề, nhưng một phần là do trong chuẩn mực
kiểm tốn quốc gia Đức khơng đưa ra khái niệm rõ ràng về đảm bảo hợp lý. Do vậy,
sự thất bại của cơng chúng cũng như kiểm tốn viên trong nhận thức về mức độ
đảm bảo của kiểm toán là không đáng ngạc nhiên (Ruhnke và Schmidt, 2014).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu của McEnroe và Martens (2001), Onumah và
cộng sự (2009), Bedard và cộng sự (2012) cũng cho thấy người sử dụng thông tin
kỳ vọng một mức độ đảm bảo của kiểm toán là cao hơn nhiều so với kiểm toán



×