Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bài học vỡ lòng về giới tính cho trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.92 KB, 6 trang )

Bài học vỡ lòng về giới tính cho trẻ
Phụ huynh nên chủ động cung cấp sách báo về tâm sinh lý (có chọn lọc) để giúp
trẻ hiểu thấu đáo về bản thân, hãy cho con thấy cha mẹ lúc nào cũng lắng nghe và
sẵn sàng thảo luận cùng con về vấn đề chúng quan tâm
Trẻ sờ chỗ kín - bài học giới tính đầu tiên
Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, chủ
biên nhiều sách giáo dục kỹ năng làm cha mẹ, cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ
là vấn đề "xưa như trái đất" nhưng lúc nào cũng nóng hổi và mang tính thời sự.
Việc dạy về tình dục cho nam nữ sinh trong môi trường học đường như thế nào là
đúng và không "vẽ đường cho hươu chạy" cũng gây nhiều tranh cãi ngay trong nội
bộ những người làm công tác giáo dục.

"Thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn để nó chạy tán loạn",
trong giáo dục giới tính cha mẹ nên chủ động cung cấp sách báo
về tâm sinh lý để giúp trẻ hiểu thấu đáo về bản thân. Ảnh: Thi
Trân.
Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam vào tháng 11/2012, trung
bình mỗi năm, cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong
đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước
có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ năm thế
giới. Tỷ lệ này trên thực tế còn cao hơn rất nhiều các con số này vì những ca nạo
hút dịch vụ chui tại các cơ sở y tế tư nhân không được thống kê.
Bà Thúy cho rằng, thực trạng trên cũng phản ánh vấn đề thịnh suy của giống nòi
dân tộc. Nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sức khỏe sinh sản,
sức khỏe cộng đồng mà còn làm suy giảm những giá trị sống, chuẩn mực xã hội và
sự phát triển kinh tế của đất nước. Đó là chưa kể đến những hậu họa khôn lường
của việc nạo hút thai "chui" dẫn đến vô sinh, bệnh tật, thậm chí thiệt mạng.
"Cả một thế hệ tương lai của đất nước đang rất cần sự giúp đỡ của gia đình, nhà
trường, xã hội. Từ trước đến nay, bao thế hệ người Việt Nam, do ảnh hưởng của
tâm lý người phương Đông, đã không dạy về giới tính cho lớp trẻ một cách tường
tận. Cha mẹ lo lắng vì sợ nói chuyện tâm sinh lý sớm sẽ khuyến khích con cái tò


mò", bà nói.
Chẳng hạn khi trẻ thắc mắc về các bộ phận sinh dục, thắc mắc trẻ con sinh ra từ
đâu, không ai trả lời trực tiếp mà chỉ né tránh hoặc trả lời sai làm các em càng tò
mò hơn. Các bài học môn sinh vật về cơ thể người thường được giảng rất sơ sài,
hoặc tránh né. Những kiến thức về sức khỏe sinh sản chưa được đưa vào chương
trình học, chưa được cha mẹ dạy lại cho con trẻ.
Hiện nay, sách viết về giáo dục giới tính khá nhiều nhưng chỉ một bộ phận rất nhỏ
thanh thiếu niên quan tâm hoặc có điều kiện đọc. Hầu hết trẻ ở nông thôn, vùng
sâu vùng xa chưa được tiếp cận. "Nếu trong chương trình học từ tiểu học, kiến thức
tâm sinh lý được đưa vào giảng dạy một cách có lớp lang sẽ phủ lấp được khoảng
trống nguy hiểm về kiến thức sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên", thạc sĩ
Phạm Thị Thúy khuyến nghị.
Xét ở khía cạnh khác, các nhà giáo dục học cho rằng gia đình là môi trường quan
trọng nhất trong "tam giác giáo dục" (gồm Gia đình - Nhà trường - Xã hội) giúp
hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Vì thế các bậc cha mẹ không nên quá ỷ lại
vào thầy cô mà nên chủ động hơn nữa trong việc giáo dục giới tính cho con mình.
Cụ thể, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp giáo dục giới tính do các nhà
nghiên cứu tâm sinh lý thiếu niên gợi ý như sau:
- Cung cấp sách báo về tâm sinh lý (có chọn lọc) để giúp trẻ hiểu thấu đáo về bản
thân để các em không hành động thiếu hiểu biết. Dạy về tình dục và ngừa thai
không có nghĩa là bạn cho phép con mình thực hiện những điều ấy, mà là để trẻ có
nhận thức đúng đắn và biết cách phòng tránh.
- Không nên quá nghiêm khắc hay tránh né khi trẻ có vấn đề tế nhị cần hỏi. Hãy
cho trẻ thấy cha mẹ lúc nào cũng lắng nghe, sẵn sàng thảo luận cùng con. Nếu vấn
đề con bạn nêu làm bạn thực sự lo ngại hoặc giận dữ, thì hãy cố gắng kiềm chế và
không được gạt phắt vấn đề mà con đang trình bày.
- Hãy giúp trẻ phát huy lòng tự trọng và nhân cách. Cha mẹ nên hướng con vào
những hoạt động lành mạnh như chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm.
- Những tấm gương tốt luôn có giá trị đối với trẻ. Nếu trẻ biết được một ai đó đang
giúp đỡ mọi người thì sẽ tin cậy người đó, sẽ hỏi han người đó về tình yêu, tình

dục mà không sợ bị quở trách. Cha mẹ có mối quan hệ tốt, thường xuyên chăm sóc
nhau sẽ giúp con cái nhận ra những giá trị tình cảm chân thành. Chẳng hạn là
người cha, bạn hãy quan tâm đến con gái mình. Khi thấy con gái lớn rồi, bạn
không ôm hôn con nữa thì hãy giải thích tại sao, đừng chỉ im lặng sẽ khiến con bị
tổn thương.
- Tạo những giới hạn hợp lý chứ không nên khư khư giữ chặt con cái mình. Sự
khắt khe quá mức có thể làm con cái trở nên bất trị. Cha mẹ thường nghĩ rằng họ
có thể ngăn ngừa chuyện quan hệ tình dục của con bằng cách quản lý giờ giấc
nghiêm ngặt. Thế nhưng, thông thường những chuyện như thế lại hay xảy ra ngay
trong nhà, khi cha mẹ đi vắng. "Chọn bạn mà chơi" cũng là lời nhắc nhở cha mẹ
nên cảnh giác không nên để con có quan hệ với bạn bè hư hỏng.
- Không nên cho con uống rượu trong những buổi tiệc tùng, nhưng đừng "cấm".
Hãy giải thích rõ cho con biết khi say, con người sẽ mất hết lý trí và dễ làm những
chuyện sai trái. Sự nghiêm khắc của cha mẹ sẽ giúp con dễ từ chối khi bị bạn bè ép
buộc, con bạn có thể nói rằng: "Cha mẹ không cho phép mình làm điều đó".
Tóm lại, cách tốt nhất để cha mẹ ngăn ngừa con mình dính đến tình dục quá sớm là
giúp trẻ hiểu rằng con có một tương lai xán lạn đang chờ đón, con sẽ đánh mất
tương lai ấy nếu sớm bị tình dục lôi kéo. Cha mẹ hãy tôn trọng, lắng nghe những
ước mơ của con cái, khuyến khích con nói về những hoài bão, nghề nghiệp trong
tương lai để khơi dậy xúc cảm tích cực.
"Cần cho trẻ hiểu rằng khi đã thật sự trở thành người lớn, những nụ hôn, những cái
nắm tay mới thật sự thú vị. Còn bây giờ chúng cần dành thời gian để học hành, tự
hoàn thiện bản thân trước khi bước vào cuộc sống của một người trưởng thành",
thạc sĩ Phạm Thị Thúy đúc kết.

×