Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.38 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---o0o---

TIỂU LUẬN
Môn Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật
Chủ đề: VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIÊN
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và Tên

:

Khóa

:

Trường

:

QUẢNG NINH – 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội và Con người là hai chủ thể tồn tại song và gắn kết, có sự ảnh hưởng lẫn nhau
theo tỷ lệ thuận qua nhiều phương diện như: Sức khỏe, Kinh tế, Học tập, Môi trường... Sự
thay đổi không ngừng theo nhiều chiều hướng không lường trước được của xã hội sẽ ảnh
hưởng lớn đế cuộc sống con người. Chính vì vậy, con người đã tạo ra các cơng cụ điều
chỉnh nhằm mục đích ổn định và định hướng sự phát triển của xã hội. Hệ thống công cụ
điều chỉnh bao gồm pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán, dư luận xã hội, điều lệ, hương


ước, tín điều tơn giáo…trong đó pháp luật có vai trị,vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên
bên cạnh pháp luật thì các cơng cụ khác cũng đóng vai trị to lớn góp phần điều chỉnh các
Quan hệ xã hội cũng như góp phần vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Trong đó
“Dư luận xã hội” góp một phần không nhỏ vào việc hỗ trợ và thực hiện pháp luật tại Việt
Nam hiện nay.
Qua một thời gian học tập và tìm hiểu mơn Lý luận Nhà nước và Pháp luật, em đã
bước đầu hiểu được những điều cơ bản về bộ mơn. Để thực hiện và hồn thiện phần bài tập
của môn trong học trong kỳ, em xin lựa chọn Để tài Số 14 “Vai trò của dư luận xã hội đối
với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận trong bộ môn Lý
luận Nhà nước và Pháp luật. Bài tiểu luận của em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu xót, kính
mong thầy cơ góp ý và sửa lỗi để bài làm thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÀI TIỂU LUẬN..............................................2

1.1

Tính cấp thiết của vấn đề............................................................................................2

1.2

Đối tượng ngiên cứu.....................................................................................................2

1.3


Phạm vi, mục đích........................................................................................................2

CHƯƠNG 2.

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI.....................................3

2.1

Định nghĩa dư luận xã hội...........................................................................................3

2.2

Sự hình thành của dư luận xã hội..............................................................................3

CHƯƠNG 3.

CÁC CƠ SỞ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VỂ VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN
XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM..................4

3.1

Cở sở nhận thức của dư luận xã hội..........................................................................4

3.2

Cơ sở xã hội của dư luận xã hội.................................................................................4

3.3


Tính chất cơ bản của dư luận xã hội.........................................................................4

3.3.1

Tính cơng chúng, cơng khai...................................................................................4

3.3.2

Tính lợi ích...............................................................................................................4

3.3.3

Tính lan truyền........................................................................................................4

3.3.4

Tính biến đổi............................................................................................................4

CHƯƠNG 4.

VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT Ở VIỆT NAM........................................................................................5

4.1

Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và pháp luật..........................................................5

4.2

Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.....................................5


4.2.1

Dư luận xã hội góp phần điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con
người..........................................................................................................................5

4.2.2

Vai trò giáo dục........................................................................................................6

4.2.3

Vai trò đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực xã hội...........................6

4.2.4

Vai trò đánh giá.......................................................................................................7

4.2.5

Vai trò giám sát, tư vấn...........................................................................................7

KẾT LUẬN

..............................................................................................................................9

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO...................................................................................9

3



CHƯƠNG 1.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÀI TIỂU LUẬN

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Dư luận xã hội xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội lồi
người, cùng với vai trị ngày càng tăng của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bởi vì quần
chúng nhân dân khơng chỉ là người sản xuất ra mọi giá trị vật chất, tinh thần, đồng thời họ
cũng là người mang dư luận xã hội.
1.2 Đối tượng ngiên cứu
+ Khái niệm về Dư luận xã hội.
+ Hoạt động thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
+ Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
1.3 Phạm vi, mục đích
+ Phạm vi: Đề tài trên là một đề tài vô cùng rộng và nhiều kiến thức. Chính vì vậy bài
tiều luận tập trung nghiên cứu vấn đề dự trên thực tế từ đó đưa ra các vai trị chính của dư
luận xã hội.
+ Mục đích: Nghiên cứu và làm rõ hơn vai trò của dư luận xã hội trong việc thực hiện
pháp luật tại Việt Nam


CHƯƠNG 2.

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI

2.1 Định nghĩa dư luận xã hội
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà mỗi
cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường phải quan tâm
và tính tốn đến; là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm

xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến lợi
ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định
và hành động thực tiễn của họ. Những người theo học ở Liên Xô (cũ) thường sử dụng thuật
ngữ “dư luận xã hội” (dịch trực tiếp từ thuật ngữ tiếng Nga). Những người biết tiếng Anh
thường sử dụng thuật ngữ “công luận” (dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: “public opinion”).
2.2 Sự hình thành của dư luận xã hội
Dư luận xã hội được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân và kênh giao tiếp đại
chúng. Khi chưa có kênh phương tiện đại chúng thì sự tiếp nhận chỉ qua giao tiếp cá nhân.
Các bước hình thành dư luận xã hội:
 Bước 1: Giai đoạn dư luận xã hội hình thành thuộc ý thức cá nhân.
 Bước 2: Giai đoạn trao đổi thông tin với mọi người.
 Bước 3: Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng.
 Bước 4: Giai đoạn từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn.


CHƯƠNG 3.

CÁC CƠ SỞ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI VỂ VAI TRÒ CỦA DƯ

LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM.
3.1 Cở sở nhận thức của dư luận xã hội
Dư luận xã hội phụ thuộc trước hết vào mức độ được thông tin, mức độ hiểu biết của
công chúng, chủ thể của xã hội về những vấn đề mà họ quan tâm. Đối với những vấn đề, sự
kiện, hiện tượng xã hội đơn giản, quen thuộc, dễ hiểu, ý kiến của đa số dễ đúng.
3.2 Cơ sở xã hội của dư luận xã hội
Các yếu tố xã hội trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia dân tộc có mối
quan hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã hội.
3.3 Tính chất cơ bản của dư luận xã hội
-


Dư luận xã hội có một số các tính chất cơ bản như sau:

3.3.1 Tính cơng chúng, cơng khai :
Dư luận xã hội xã hội có thể được hình thành một cách tự phát nhưng cũng có thể
được hình thành có chủ định từ sự chuẩn bị trước để phục vụ cho một chủ trương, chính
sách nào đó, vì thế nó có ảnh hưởng lớn đến con người trong xã hội.
3.3.2 Tính lợi ích:
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi trong cộng đồng xuất hiện những vấn đề, sự kiện, hiện
tượng mang tính thời sự, liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm xã hội hoặc cả cộng
đồng. Lợi ích được đề cập ở đây bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
3.3.3 Tính lan truyền:
Dư luận xã hội có tính lan truyền rất nhanh và sâu rộng. Dư luận xã hội lan truyền
càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm
cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn, đặc biệt đối với các sự kiện lớn của đất
nước hay các sự kiện mang tính thời sự, chính trị, kinh tế, đạo đức…
3.3.4 Tính biến đổi
– Biến đổi theo khơng gian và mơi trường văn hóa
– Biến đổi theo thời gian
Các tính chất của dư luận xã hội có tác động lớn đến việc thực hiện pháp luật trên thế
giới và việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.


CHƯƠNG 4.

VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT Ở VIỆT NAM
4.1 Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và pháp luật
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo

mục tiêu, định hướng cụ thể”.
Pháp luật và Dư luận xã hội là hai hiện tượng xã hội khác nhau, hồn tồn độc lập
với nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, hỗ trợ và không tách rời nhau.
Dư luận xã hội tuy không chứa nhiều yếu tố khoa học nhưng lại phản ánh tâm tư, nguyện
vọng của đại đa số dân chúng, về những vấn đề mà họ quan tâm. Pháp luật được xây dựng
lên để xây dựng một xã hội có kỷ cương, trật tự, dễ quản lý, người dân yên tâm sống, làm
việc và mưu cầu hạnh phúc, các quyền lợi của nhân dân được đảm bảo.
Suy cho cùng thi pháp luật được Nhà nước đặt ra để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân.
Do đó, pháp luật khơng thể đi ngược lại dư luận xã hội. Và thực tế cho thấy những quy định
pháp luật đi ngược lại với dư luận xã hội đều khơng có hiệu lực trên thực tế.
4.2 Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật
“Thực hiện pháp luật là một q trình hoạt động có mục đích của các cá nhân,cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội… làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc
sống,trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể”.
Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật là rất lớn, nó có tác dụng
như là cố vấn về mặt tinh thần nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc tiến hành các
hoạt động thực hiện của các cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền thể hiện ở một số
điểm sau:
4.2.1 Dư luận xã hội góp phần điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con
người
Dư luận xã hội là sản phẩm đặc biệt của quá trình giao tiếp xã hội. Trên cơ sở các phán
xét đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nó nêu ra các chuẩn mực, chỉ ra những việc nên làm,
việc nên tránh, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mọi người. Dư luận xã hội đặt ra cho
các thành viên của mình những chuẩn mực quan hệ xã hội nhất định. Vì vậy, dư luận xã hội
không chỉ là nhân tố điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, mà còn là nhân tố điều


chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, giữa xã hội với từng cá nhân cụ
thể.
Ví dụ: ở làng A có bà H và bà K mâu thuẫn với nhau nhiều ngày bởi việc bà H lấn đất

để xây dựng quán của nhà mình mặc dù mà H biết đó là sai. Vụ việc xảy ra làm nhiều
người trong làng tỏ ra khơng ưa gì bà H và bất bình cho bà K, họ bàn luận nhiều về vấn đề
này do do tác động của dư luận quá lớn bà H đã trả tiền khuôn đất minh lấn chiếm của bà K,
bà K đồng ý, khi đó hai người đã làm lành với nhau và mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn từ
đó.
4.2.2 Vai trị giáo dục
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, ý thức của con người, nó góp phần
giáo dục mọi người nhận thức đúng đắn về điều tốt, xấu, phải trái, thiện ác… Dư luận xã hội
cịn có tác dụng với việc hình thành nhân cách con người, tạo ra sự ảnh hưởng của cộng
đồng lên nhân cách mỗi cá nhân. Bởi sự đánh giá của dư luận đối với hành vi, ứng xử của
thành viên nào đó thường được dựa trên những chuẩn mực, khn mẫu hành vi đã có sẵn và
được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Hầu hết những thành viên trong cộng đồng
thường quan tâm xem dư luận xã hội đánh giá về hành vi, cách ứng xử của mình như thế
nào rồi từ đó phát huy, điều chỉnh, thay đổi việc làm, cách ứng xử của mình sao cho phù hợp
với dư luận xã hội.
Ví dụ: Khi những người con đối xử tệ bạc với cha mẹ mình thì xã hội sẽ lên án, phê
phán hành động đó là sai xét trên cả phạm vi đạo đức và pháp luật, lúc đó xã hội sẽ “tẩy
chay” những người nay. Khi bị xã hội “tẩy chay”, họ biết mình đã sai và phải đối xử tốt với
cha mẹ mình đó là đạo lý của người làm con và hơn hết là thực hiện nghĩa vụ của mình
trong pháp luật.
4.2.3 Vai trò đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực xã hội
Dư luận xã hội là một phương tiện giáo dục có hiệu quả, đồng thời là một nhân tố
phòng ngừa vi phạm pháp luật. Dư luận xã hội có thể gây sức ép, lên án, địi hỏi các cơ
quan nhà nước phải tích cực đấu tranh chống các hiện tượng như tham nhũng, quan liêu, tắc
trách, thiếu tinh thần trách nhiệm…trong bộ máy của Đảng, của nhà nước và của các tổ
chức xã hội khác. Đối với những vấn đề nan giải, bức xúc mà cộng đồng gặp phải, dư luận
xã hội cò thể đưa ra các đề nghị, khuyến cáo, sự khun bảo có tính chất tư vấn cho việc
giải quyết những vấn đề đó một cách phù hợp và được ửng hộ nhất.



Ví dụ: dư luận xã hội thời gian qua ở nước ta về việc các cơ quan bảo vệ pháp luật xử
lý các vụ án tham nhũng, về việc buôn bán nhà đất…đã buộc các cơ quan chức năng Nhà
nước ta phải sữa chữa những sai trái trong các quyết định của mình như xử lý cơng khai,
minh bạch hơn cho mọi người cùng biết qua các thông tin đại chúng như tivi, báo đài…
4.2.4

Vai trò đánh giá
Các quy định của pháp luật kể từ khi ban hành đến khi thực hiện trong cuộc sống là

một khoảng thời gian dài. Để những quy định đó phát huy hiệu quả thì phải thông qua dư
luận xã hội. Thông qua việc thăm dò dư luận xã hội sẽ cung cấp cho chúng ta những đánh
giá đúng, sai, thật, giả, mặt tích cực, hạn chế…của những quy định pháp luật, của việc thực
hiện pháp luật…giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có cách ứng xử,sử lý sao cho phù hợp
nhất, phù hợp với dư luận của xã hội.
Ví dụ: việc ban hành Hiến pháp 2013 của nước ta đã tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân
qua việc Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Qua đó, đánh giá đươc những điểm tiến bộ của
Hiến pháp để áp dụng lâu dài về sau và khắc phục hạn chế trong dự thảo Hiến pháp nhằm
xây dựng Hiến pháp đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc xây dựng một bản Hiến pháp đáp ứng
được nguyện vọng của nhân dân cũng giúp việc thực hiện pháp luật một cách tốt hơn sau
này.
4.2.5

Vai trò giám sát, tư vấn
Hoạt động giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật thể hiện ở một

số mặt như:
Đối với việc tuân thủ pháp luật: nhờ sự giám sát của dư luận xã hội, buộc các chủ thể
phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.
Đối với việc thi hành pháp luật: nhờ sự giám sát của dư luận xã hội buộc các chủ thể
pháp luật phải tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình đối với nhà nước.

Đối với việc sử dụng pháp luật: dưới sự giám sát của dư luận buộc các chủ thể thực
hiện quyền lực của mình một cách phù hợp, tránh sự tùy tiện.
Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: nếu không có sự giám sát của người dân dưới
hình thức của dư luận xã hội thì hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế dễ bị tùy tiện, kém
hiệu quả, gây ảnh hưởng đến quyền của người dân.


Ví dụ: hoạt động xét xử của tịa án là một hoạt động luôn gây được sự quan tâm của dư
luận xã hội nhất là các vụ việc dân sự, hôn nhân, tham nhũng…nếu các cơ quan này xét xử
sai hoặc có ý che dấu tội phạm sẽ được dư luận xã hội lên án, giám sát buộc phải xét xử lại,
phải tuân thủ, thi hành, và áp dụng pháp luật một cách đúng đắn…
Như vậy, dư luận xã hội là một sức mạnh tinh thần trong xã hội, sự ruồng bỏ của xã
hội đơi khi có thể hủy diệt uy tín, danh dự, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của con người.
Mặt khác, dư luận xã hội cũng tạo điều kiện cho mọi người được thể hiện ý kiến, quan điểm
của mình một cách cơng khai với các vấn đề ngoài xã hội. Ngày nay, khi mà vai trò của
quần chúng nhân dân được mở rộng, coi trọng, nền dân chủ được mở rộng thì vai trị và hiệu
lực của dư luận càng được nâng cao.


KẾT LUẬN
Thơng qua việc phân tích Vai trị của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp
luật ở Việt Nam hiện nay” có thể thấy tầm quan trọng của Dư luận xã hội trong việc thực
hiện pháp luật ở nước ta. Bên cạnh pháp luật xã hội chủ nghĩa, Dư luận xã hội được coi là
một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nước,
làm cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể thực hiện được nhanh nhất.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa hiện nay, thì pháp luật khơng chỉ là sự đặt ý chí của Nhà nước mà trong đó
phải thể hiện được ý chí và nguyện vọng của các đối tượng tham gia thị trường, phải thực
hiện pháp luật nên việc nghiên cứu dư luận xã hội để phục vụ các hoạt động pháp luật lại

càng cần thiết và đẩy mạnh hơn. Do đó, nâng cao vai trò của dư luận xã hội trong thực hiện
pháp luật ở nước ta là một vấn đề cấp thiết cần Đảng, Nhà nước ta và cả xã hội ta chung tay
góp sức xây dựng.

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Trường Đại học Luật Hà
Nội,Nhà xuất bản Công An nhân dân. Hà Nội 2015.
2. Nguyễn Minh Đoan – Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia, 2008.
3. Tạ Thị Thu Hường, Luận văn thạc sĩ Luật – Vai trò của dư luận xã hội với việc
thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
4. Nguyễn Minh Đoan – Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia 2008
5. Lê Vương Long – Những vấn đề Lý luận về quan hệ pháp luật Nhà xuất bản tư
pháp



×