Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tài liệu luận văn: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------

DƯƠNG THANH TÚ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC,
SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP TRUYỀN THƠNG ĐA PHNG TIN

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

THI NGUYấN – 2009


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------

DƯƠNG THANH TÚ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC,
SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP TRUYỀN THƠNG ĐA PHNG TIN

Chuyên ngành: Lý luận và ph-ơng pháp dạy học sinh học
MÃ số: 60.14.10

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dơc



Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:
TS. DƯƠNG TIẾN SỸ

THÁI NGUN - 2009


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------

DƯƠNG THANH TÚ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THƠNG A PHNG TIN

Chuyên ngành: Lý luận và ph-ơng pháp dạy häc sinh häc
M· sè: 60.15.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÁI NGUYÊN - 2009


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
khoa học: TS. Dương Tiến Sỹ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện để tác giả thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trong tổ bộ môn

phương pháp giảng dạy thuộc khoa Sinh – KTNN, khoa sau đại học Sư phạm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả nghiên cứu, học tập và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo tổ sinh vật
các trường: THPT Chu Văn An - Văn Yên – Yên Bái; THPT Nguyễn Lương
Bằng - Văn Yên – Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.

Tác giả luận văn
Dương Thanh Tú

Thái Nguyên 07. 2009


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận.………………………………………………………………...........6
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan…………………………………………………..6
1.1.2. Q trình truyền thơng.........................................................................................8
1.1.3. Q trình dạy học………………………………………………………………13
1.1.4. Mối quan hệ giữa QTTT và QTDH…………………………………….............28
1.2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trƣờng THPT hiện nay………………...35
1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực…………………………………....35
1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
radio, máy chiếu, mạng internet....................................................................................36
1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học……………………...37

Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH
THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƢỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN
THƠNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng THTTĐPT......................39
2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH
TTĐPT...........................................................................................................................48
2.3. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng
TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp……………..................................69
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………………....80
3.2. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………....80
3.3. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………………..80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận……………………………………….……………………………..……..89
2. Đề nghị……………………………………………………………………………..90
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......91
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1




CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XIN ĐỌC LÀ

CNTT


: Công nghệ thông tin

ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

NC

: Nâng cao

PMCC

: Phần mềm công cụ

PMDH

: Phần mềm dạy học

PPDH

: Phương pháp dạy học


PTDH

: Phương tiện dạy học

PTĐTT

: Phương tiện đa truyền thông

PTTQ

: Phương tiện trực quan

PTTH

: Phổ thơng trung học

PHT

: Phiếu học tập

QTDH

: Q trình dạy học

QTTT

: Q trình truyền thơng

SGK


: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

SH 12 NC

: Sinh học 12 nâng cao

STH

: Sinh thái học

TH TTĐPT

: Tích hợp truyền thơng đa phương tiện

TN

: Thực nghiệm



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng
tâm của ngành giáo dục là: “…đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”.
1.2. Do hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh” khơng đáp ứng

được u cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, định luật, q trình,…là
kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. Cần phải
có những phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh động, phim,…
1.3. Do SGV có những tồn tại: SGV chỉ nêu một số phương tiện như tranh ảnh tĩnh
có trong SGK; mơ hình, dụng cụ thí nghiệm đơn giản theo danh mục trang bị tối
thiểu của Bộ GD & ĐT. Yếu tố phương pháp trong SGV rất mờ nhạt; chỉ gợi ý về
PPDH mà khơng làm sáng tỏ tiến trình thực hiện PP đó như thế nào, đặc biệt ở
những nội dung khó trong SGK.
1.4. Do sự phát triển những ứng dụng của CNTT trong dạy học, nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt ở một số nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… đã nghiên cứu và
đang sử dụng nhiều phần mềm dạy học ở trường phổ thông. Ở nước ta cũng có một
vài nghiên cứu xây dựng các phần mềm dạy học, nhưng chưa được áp dụng rộng
rãi ở trường phổ thông.
1.5. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trị của người học,
chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học
có khả năng học tập suốt đời.
1.6. Căn cứ vào nguyên tắc khi vận dụng PPDH khơng thể tách rời PTDH. PTDH
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là những
PTDH kĩ thuật số. Giúp người thầy tiến hành bài học khơng phải bắt đầu bằng giảng
giải, thuyết trình, độc thoại… mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích,
trọng tài, cố vấn,… trả lại cho người học vai trị chủ thể, khơng phải học thụ động
bằng nghe thầy giảng bài mà học tích cực bằng hành động của chính mình.
1.7. Sự phát triển các loại phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học sẽ góp phần đổi mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1




các phương pháp dạy học. Những năm gần đây, băng video, PMDH, máy vi tính và

hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho
việc cá nhân hố việc học tập; thầy giáo đóng vai trị người hướng dẫn nhiều hơn.
Do đó, cần có nhiều nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt
là PTDH kĩ thuật số.
1.8. Chương trình Sinh học lớp 12 NC mới được chính thức triển khai đại trà từ
năm học 2008 – 2009. Trong đó, kiến thức phần STH là kiến thức trừu tượng gây
khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS. Do đó,
cần có những nghiên cứu về giảng dạy phần STH nhằm nâng cao chất lượng dạy
học bộ mơn.
Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần
STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng tích hợp truyền thơng đa phương tiện”.
2. Mục đích nghiên cứu
Sưu tầm và gia công sư phạm bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử
dụng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT nhằm nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể: GV và HS của một số trường THPT
3.2. Đối tượng: Bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo
hướng TH TTĐPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và bộ tư
liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH 12 (NC)
theo hướng TH TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
-

Nghiên cứu đồng thời 2 quá trình: QTTT và QTDH. Xác định mối liên hệ giữa
2 quá trình này để vận dụng vào xây dựng bài giảng điện tử phần STH 12 NC
theo hướng TH TTĐPT.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2




-

Nghiên cứu, xác định vị trí vai trị của PTDH (đặc biệt là PTDH kĩ thuật số)
trong lý luận dạy học nói chung và trong dạy học STH nói riêng.

5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
Điều tra cơ bản bằng phiếu trắc nghiệm về các nội dung sau:
-

Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.

-

Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
radio, máy chiếu, mạng internet...

-

Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.

5.3. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bộ tư
liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng
THTTĐPT.
5.4. Sưu tầm và xây dựng (gia công sư phạm và gia công kĩ thuật) hệ thống tư liệu ở

dạng kĩ thuật số để thiết kế bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo
hướng TH TTĐPT.
5.5. Thiết kế giáo án kịch bản để chỉ định việc nhập liệu thông tin (văn bản, ảnh
tĩnh, ảnh động, file phim) vào PMCC (Powerpoint) hình thành bài giảng điện
tử theo hướng TH TTĐPT.
5.6. Xây dựng trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư
liệu, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
5.7. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính
khả thi của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
-

Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước trong cơng tác giáo dục; các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước có liên quan đến đề tài.

-

Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần STH 12 NC làm cơ sở cho việc
sưu tầm, xây dựng các tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3




6.2. Phƣơng pháp chuyên gia
Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng
nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển

khai và nghiên cứu đề tài.
6.3. Phƣơng pháp điều tra cơ bản
-

Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.

-

Điều tra về tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa

DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet...
-

Điều tra nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.

6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
-

Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng.

-

Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết để kiểm tra hiệu quả của việc
xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng TH TTĐPT.

6.5. Phƣơng pháp thống kê tốn học
Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel
thông qua các tham số của tốn thống kê – xác suất.
7. Những đóng góp mới của luận văn
7.1. Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và vận

dụng vào dạy học phần STH lớp 12 THPT.
7.2. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bài
giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT nói chung và vận dụng vào việc xây
dựng bài giảng điện tử phần STH.
7.3. Xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 theo
hướng TH TTĐPT, khắc phục những hạn chế hệ thống kênh hình “tĩnh” của
SGK; và hạn chế về yếu tố PPDH rất mờ nhạt của SGV.
7.4. Thiết kế trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư liệu
Multimedia, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
7.5. Xác định được quy trình sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT để
tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy phần STH lớp 12 ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4




trường THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC)
theo hướng TH TTĐPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận và đề nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5





Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
- Khái niệm phƣơng tiện: Có rất nhiều định nghĩa về phương tiện. Mỗi định nghĩa
có một cách tiếp cận khác nhau. Trong số các định nghĩa đó, có một định nghĩa của
Lotslinbo được chúng tôi cho là phù hợp nhất: “ Phương tiện là những đối tượng vật
chất hoặc phi vật chất được sử dụng để thực hiện những hoạt động có mục đích.”
[24]
Ví dụ: Xe đạp là phương tiện giúp người di chuyển.
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy.
Chữ viết là phương tiện để lưu giữ và truyền đạt thông tin.
- Khái niệm đa phƣơng tiện (Multimedia): Đa phương tiện là một thuật ngữ gắn
với CNTT, có thể hiểu “đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, đồ hoạ - hình ảnh (bao gồm cả
hình tĩnh, hình động) và âm thanh, cùng với siêu liên kết giữa chúng. Với mục đích
giới thiệu thơng tin đến người nghe”. Nói gọn hơn, có thể hiểu:
Multimedia = Digital text + Audio & visual media + Hyperlink [10]
- Khái niệm phƣơng tiện dạy học: PTDH là tổ hợp cơ sở vật chất kỹ thuật trường
học bao gồm: thiết bị kỹ thuật đóng vai trị “truyền tin”. Ví dụ: máy chiếu phim, đèn
chiếu, máy ghi âm...) và các phương tiện DH đóng vai trị “giá thơng tin”. Ví dụ:
phim xinê, phim đèn chiếu, băng ghi âm... được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học.
PTDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp GV hay HS tổ chức và
tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục hay giáo dưỡng ở các cấp học, các
lĩnh vực, các mơn học để có thể thực hiện được các yêu cầu của chương trình giảng
dạy”.
- Khái niệm phƣơng tiện trực quan: Theo GS.TS Đinh Quang Báo: “PTTQ là tất

cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan” [1, tr.68].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6




PTTQ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt
động ở tất cả các khâu của QTDH. Nếu sử dụng PTDH một cách lơgic, hợp lí sẽ
làm tăng hiệu quả của q trình dạy học.
- Thế nào là tích hợp truyền thơng đa phƣơng tiện trong dạy học: Tích hợp
truyền thơng đa phương tiện chỉ mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện (kênh)
truyền tải thơng tin khác nhau. Q trình dạy học tích hợp truyền thơng đa phương
tiện tức là: Q trình dạy học có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải nội dung
nhằm tác động đồng thời vào các giác quan của người học. Nếu quá trình dạy học
chỉ có ngơn ngữ và chữ viết thì người học sẽ thấy nội dung bài học khô khan, buồn
tẻ và nhàm chán điều đó ắt sẽ dẫn đến kết quả QTDH khơng cao. Khi sử dụng tích
hợp đa phương tiện trong quá trình dạy học sẽ đưa đến một kết quả là từ một nội
dung, người học được tiếp nhận cùng một lúc nhiều kênh thông tin khác nhau (kênh
chữ, kênh hình, kênh tiếng…) và mỗi kênh đó tác động vào một giác quan của
người học. Điều này đã làm cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học trở nên
nhanh và hiệu quả hơn.
- Vai trò của đa phƣơng tiện trong dạy học [24],[25]
Thật vậy kỹ thuật siêu liên kết (hyperlink) của CNTT đã giúp kết nối mau lẹ
nhiều cơ sở dữ liệu gồm mọi loại văn bản, đồ hoạ, âm thanh trở thành nguồn tư liệu
đa năng và phong phú, và tăng tốc độ tương tác giữa người sử dụng và nguồn tư
liệu. Khi ngồi trước một máy tính có nối mạng là bạn được ngồi trước một kho dữ
liệu vô tận, bao gồm các cơ sở dữ liệu ghi trên máy tính và các đĩa CD, DVD kèm
theo, và vô vàn các trang Web liên quan trên toàn thế giới, mà mọi cơ sở dữ liệu đó
được kết nối rất nhanh chóng khi tìm kiếm bằng công cụ siêu liên kết. Rõ ràng nếu

hiểu „‟đa phương tiện‟‟ theo cách như trên chúng ta mới thấy hết quy mơ và sức
mạnh diệu kỳ của nó.
- Với sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT và vi điện tử, các cơng cụ lưu trữ
thơng tin ngày càng có sức chứa lớn, chẳng hạn một CD-ROM thơng thường có
dung lượng 700MB, có thể chứa được cỡ 250.000 trang văn bản, cho phép ghi các
hình ảnh động có màu sắc kèm âm thanh, các đĩa DVD cịn có sức chứa lớn hơn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7




các thanh từ, thẻ từ, ổ đĩa cứng tí hon cơ động, ổ cắm cơ động USB có thể chứa
hàng trăm MB, cho phép ghi một khối lượng lớn dữ liệu và hình ảnh chất lượng
cao. Kèm với cơng cụ lưu trữ thông tin, công cụ thu nhận và sao chép thông tin tiện
lợi tạo điều kiện để ghi sao và chế tạo các dĩa CD, DVD đa phương tiện. Đó là các
máy ảnh digital, các ổ đĩa cho phép ghi CD- ROM với giá không quá cao, và các
đĩa CD trắng rất rẻ (giá khoảng 3000- 10.000)
- Các đĩa CD, DVD chứa Multimedia là các công cụ rất quan trọng hỗ trợ
giảng dạy và học tập. Nhờ đó người ta có thể soạn thảo các từ điển bách khoa chứa
rất nhiều thơng tin văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, hình ảnh động có âm thanh….
thuận tiện cho việc tra cứu. Một trong những từ điển bách khoa thông dụng trên CD
là từ điển ENCARTA của hãng Microsoft chứa trên một đĩa DVD hoặc 6 đĩa CD
(version 2007), một kho dữ liệu lớn phục vụ học tập và giảng dạy. ENCARTA có
cơ sở dữ liệu đồ sộ trên đĩa CD tại chỗ, đồng thời có các danh mục URL (địa chỉ
Internet- Uniform Resouree- Locator) rất phong phú liên quan đến vấn đề cần tìm
kiếm, các địa chỉ này được cập nhật thường xuyên qua Internet. Do tính phong phú
và cơ động của các CD, DVD chứa Multimedia, đây có thể là phương tiện thuộc
công nghệ mới hỗ trợ dạy và học linh động nhất, có hiệu quả nhất trong điều kiện
nước ta hiện nay, khi phương tiện Internet chưa phổ cập.

1.1.2. Q trình truyền thơng
1.1.2.1. Khái niệm q trình truyền thơng
Truyền thơng tồn tại từ khi có con người, nhưng chỉ gần đây mới được
nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thơng tin đóng vai trị quan trọng trong nghiên
cứu truyền thông. Truyền thông được nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý,
việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động
của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin.
Khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Theo nghĩa rộng
nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất sự sống
hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8




trường lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các phương thức hành vi trong xã
hội.
QTTT là một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin
từ người truyền tin đến người nhận tin.
QTTT nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng,
ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng
phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thơng báo.
M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thơng như là phương tiện của tương tác
xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động xã hội và bên
kia là định hướng xã hội.
Người ta thống kê được có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật
ngữ truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc: loại có
cấu trúc một chiều, truyền thơng như là truyền dẫn, như là hành động kích thích phản
ứng, loại có q trình cấu trúc đối xứng, truyền thơng như là thơng hiểu, như là trao

đổi, như là tham gia, như là quan hệ. Ở đây, vấn đề tương tác rất được coi trọng.
Người ta nhất trí rằng: truyền thơng là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ
thống xã hội được hình thành và phát triển. Do có truyền thơng mà các thành tố xã
hội, hệ thống con người, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con, hệ thống lớn
liên tiếp được cải biến và phân hóa.
Sự phát triển của xã hội học cho thấy, ngay từ đầu, hiện tượng truyền thơng
đã ở vị trí trung tâm. Nó được xem là khái niệm cơ bản của xã hội học. Người ta
nhận rõ ý nghĩa quan trọng của truyền thơng đối với q trình xã hội hóa con người
cũng như việc hình thành và phát triển các cộng đồng người. Đặc biệt, ngày nay,
các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trị hết sức to lớn trong đời sống xã
hội, nó tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động tổ chức, quản lý xã hội.
Tâm lý học giải thích rằng người ta hành động theo cách người ta suy nghĩ.
Người ta suy nghĩ trên cơ sở thơng tin người ta tiếp nhận được. Khơng có hoạt động
truyền thơng hoặc truyền thơng khơng đầy đủ thì khơng thể có suy nghĩ đúng và do
đó cũng khơng có hành động đúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9




Theo chỉ dẫn của M.Weber, người ta thấy rõ ràng là hành động xã hội theo
các giá trị và chuẩn mực xã hội được truyền bá trong QTTT, được thực hiện từ sự
thấu hiểu của các cá nhân, các cộng đồng người. Vì thế, truyền thơng được coi là cái
tạo nên khn mẫu hành động. Ngun lý đó có khả năng ứng dụng rất lớn, một
trong những ứng dụng đó là được sử dụng vào trong QTDH.
Trong giáo dục người ta thường dùng thuật ngữ truyền thông giao tiếp. Ở
mức đơn giản có thể hiểu truyền thơng giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con
người với nhau, và thường dẫn đến hành động. Ở mức phức tạp hơn, truyền thơng
giao tiếp (truyền thơng), là một tiến trình mang tính chọn lọc, hệ thống và duy nhất

mà trong đó con người tương tác với nhau thông qua việc sử dụng các ký hiệu nhằm
tạo ra, giải thích và chia sẻ các ý nghĩa.
1.1.2.2. Một số mơ hình truyền thơng
- Mơ hình tâm lí: Mơ hình tâm lí của sự truyền thơng chú ý đến tính hiệu quả của
thơng điệp cả ở nguồn tin lẫn nơi nhận tin, trong đó người ta quan tâm đặc biệt đến
hiệu quả ở nơi người nhận. Khi truyền đi một thông điệp, người ta cần biết cái gì đã
xảy ra tại nơi nhận thơng điệp đó. Và chỉ có thể biết rằng thơng điệp đã phát đi có
một hiệu quả nào đó thơng qua các hành động hay cách ứng sử của người nhận [10].
Mơ hình tâm lí của Harold D. Lasswell, giáo sư trường Đại học Yale Hoa Kì
(1948). Mơ hình được thể hiện dưới bảng 1.1.
Với phƣơng
Câu hỏi
Yếu tố

Ai ?

Nói gì?
Thơng

phát
Phân tích

Người

Nội dung

tiện gì?

Cho ai?


động gì?

điệp

Kiểm tra

Với tác

Phương tiện

Người thu

Tác động

Phương tiện

Người nghe

Hiệu quả

Bảng 1.1. Mơ hình truyền thơng Lasswell.
Ai? Là nguồn tin do một hay nhiều người phát.
Nói gì? Là thơng điệp, nó là một khái niệm rất rộng có quan hệ với tồn bộ
nội dung đã được phát đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10





Với phương tiện gì? Đây là vấn đề có quan hệ với sự truyền thông điệp. Yếu
tố này dẫn đến sự khảo sát phương tiện và ngôn ngữ bao gồm khái niệm “lập mã”
và “giải mã” của phương tiện.
Cho ai? Là nơi nhận thơng điệp, có thể có một hay nhiều người nhận.
Với tác động gì? Trình bày ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tới
người nhận, đây là yếu tố tâm lí của sự truyền thơng, nói lên tính hiệu quả của sự
truyền thơng.
- Mơ hình cơng nghệ: Mơ hình của Shannon-Weaver (1949) trường Đại học
lllinois Press. Một thơng điệp được tạo ra từ một nguồn và được truyền đến người
thu tại địa điểm nhận thông qua một số phương tiện. Ngồi thơng điệp chính (tín
hiệu cần truyền), nhiều thông điệp ngoại lai và nhiễu cũng được truyền đi và thu lại
nơi nhận, người ta gọi chúng là tiếng ồn trong hệ thống truyền thông. Mục tiêu của
sự truyền thơng có hiệu quả là đảm bảo cho “tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn” đạt mức
lớn nhất để người thu nhân được tín hiệu chính một cách tập chung không bị phân
tán bởi tiếng ồn và làm cho tiếng ồn giảm tối thiểu. [24]
Nguồn
tin

Người
phát
Thơng điệp

Tín
hiệu

Người
thu

Tín hiệu thu được


Nơi
nhận
Thơng điệp

Tiếng
ồn
hiệu
Tiếng QTTT (Shannon- Weaver)
Sơ đồ 1.2. Mơ hình cơng nghệ của
ồn
Theo “Lí thuyết tốn học của sựThơng thơng” của Shannon-Weaver thì mơ
truyền
điệp
hình cơng nghệ gồm:
Tín hiệu
a) Nguồn tin: tạo ra thơng điệp hay một dãy thơng điệp.
thu
được
b) Người phát: mã hóa thơng điệp thành tín hiệu để có thể truyền đi trên kênh
Nơi
thông tin.
nhận
Người
c) Kênh: theo quan điểm kĩ thuật, là phương tiện truyền tín hiệu đi xa.
thu
Tín
hiệu
hơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11


điệp
Người
phát


d) Tiếng ồn: là tất cả các thông điệp ngoại lai và nhiễu có thể chuyển thành
tín hiệu và được truyền đi trong kênh truyền thơng.
e) Người thu: đóng vai trò quan trọng như người phát nhưng theo chiều
ngược lại và giải mã thơng điệp. Hay nói cách khác, người thu nhận tín hiệu từ
người phát, giữ lại và chuyển thành thơng điệp để hiểu, thơng thường có dạng giống
như nguyên mẫu.
f) Nơi nhận: là nơi thông điệp được thu và giải mã.
Mơ hình cơng nghệ của truyền thơng giống như kĩ thuật truyền tin trong điện
thoại.
- Mơ hình tâm lí của Berlo (1960) [23]: Mơ hình này chỉ rõ những yếu tố của quá
trình và quan hệ tương hỗ giữa các q trình đó. Đây là mơ hình được dùng nhiều
trong công nghệ dạy học (Berlo gọi tắt là Mơ hình S - M - C - R, lấy các chữ đầu
của các từ tiếng Anh Source - Nguồn, Message - Thông điệp, Channel - Kênh,
Receiver - Người nhận).
Nguồn phát/Ngƣời phát

Thơng điệp

(Thầy)

(Nội dung học)

Kênh

Nơi nhận/Ngƣời nhận

(Trị)

Kĩ năng truyền thơng

Nội dung

Nhìn

Kĩ năng truyền thơng

Thái độ

Yếu tố

Nghe

Thái độ

Kiến thức

Cách xử lí

Sờ

Kiến thức

Địa vị xã hội

Cấu trúc


Ngửi

Địa vị xã hội

Trình độ, văn hóa

Mã hóa

Nếm

Trình độ, văn hóa

Bảng 1.2. Các yếu tố của mơ hình truyền thơng Berlo.
Theo mơ hình ở bảng 1.2 thì trong QTDH: Nguồn phát là thầy giáo, cịn nơi
nhận là HS. Cả GV và HS đều có các đặc điểm ảnh hưởng đến việc phát và nhận
thông điệp như: Kĩ năng truyền thông, thái độ, kiến thức, địa vị xã hội, trình độ văn
hóa. Mỗi thơng điệp đều có một nội dung, yếu tố, cách sử lí, cấu trúc và cách mã
hóa riêng. Cịn trong dạy học, kênh truyền thơng gồm 5 giác quan: Nhìn, nghe, sờ,
nếm, ngửi .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12




1.1.3. Quá trình dạy học
1.1.3.1. Khái niệm quá trình dạy học
QTDH theo nghĩa rộng nhằm hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ
một cách có ý thức, được tiến hành dưới tác động chủ đạo của nhà sư phạm. QTDH
là một q trình tổng thể, tồn vẹn bao gồm các khâu, các yếu tố tồn tại trong sự

biện chứng: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, lao động…[25]
Hiện nay, các nhà lý luận dạy học ở Việt Nam cũng như thế giới đưa ra nhiều
định nghĩa khác nhau về QTDH tuỳ theo quan điểm tiếp cận về hoạt động dạy và
học. Chẳng hạn, các nước sử dụng tiếng Anh khi nghiên cứu QTDH thường xem
xét hai phạm trù độc lập: dạy và học (teaching and learning). Theo đó, với hoạt
động dạy có phương pháp dạy của GV, với hoạt động học có phương pháp học của
mỗi cá nhân. Qua đó ta có thể đưa ra một số định nghĩa cho QTDH:
QTDH là một QTTT bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin
trong một mơi trường sư phạm thích hợp. Sự tương tác giữa người học và các thơng
tin. Trong bất kỳ tình huống dạy - học nào cũng có một thơng điệp được truyền đi.
Thơng điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi
về nội dung cho người học. Các phản hồi từ người dạy đến người học về nhận xét,
đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác.
QTDH là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt
động lĩnh hội tự giác, tích cực tự sáng tạo của trị, nhằm làm cho trị đạt được mục
đích dạy - học.
QTDH còn được hiểu là hoạt động dạy và học, được tạo nên bởi các yếu tố
cấu trúc cơ bản: mục tiêu; phương pháp; nội dung; hình thức tổ chức, phương tiện
dạy học và kiểm tra đánh giá. Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau và được mô tả như sơ đồ 1.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13




Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc trong QTDH
-

Mục tiêu dạy học


-

Hình thức tổ chức dạy học

-

Nội dung dạy học

-

Phương tiện dạy học

-

Phương pháp dạy học

-

Kiểm tra đánh giá

Qua sơ đồ trên ta nhận thấy QTDH luôn luôn vận động và phát triển theo các
quy luật vốn có của nó (quy luật phù hợp giữa mục tiêu và nội dung; quy luật phù
hợp giữa mục tiêu và phương pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung và phương
pháp; quy luật phù hợp giữa nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức; quy luật
phù hợp giữa hình thức tổ chức và phương tiện dạy học; quy luật thống nhất giữa
mục tiêu, phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học…). Do
vậy, người dạy - nhà sư phạm phải biết tổ chức và điều khiển quá trình này, phát
huy cao độ vai trị tự giác, tích cực, độc lập của người học, tạo ra hệ thống các động
lực, thúc đẩy và phát triển một cách tổng hợp và đồng bộ mọi yếu tố của QTDH nói

chung và đặc biệt là yếu tố người học nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội
đối với sự nghiệp giáo dục.
- Mục đích giáo dục và nhiệm vụ dạy học: phản ánh một cách tập trung nhất
những yêu cầu của môn học, của xã hội đối với QTDH.
- Nội dung dạy học: bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên
quan đến từng môn học cụ thể mà người học cần nắm vững trong QTDH. Nội dung
dạy học là một nhân tố cơ bản trong QTDH. Nội dung dạy học bị tri phối bởi mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14




đích và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối
hợp các phương pháp, phương tiện dạy học.
- Phương pháp và phương tiện dạy học: là hệ thống những cách thức, phương
tiện hoạt động phối hợp của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ dạy học.
- GV với hoạt động dạy và HS với hoạt động học: Trong QTDH, GV với
hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập của
người học, đảm bảo cho người học thực hiện đầy đủ và có chất lượng những yêu
cầu đã dược quy định bởi mục đích và nhiệm vụ dạy học. Trong QTDH, người học
vừa là khách thể (của quá trình dạy), vừa là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của
hoạt động học. Thầy và trò cũng như hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau.
- Mơi trường có ảnh hưởng đến QTDH: Nếu các thành tố: mục đích - nhiệm
vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, GV - HS, kết quả…là các thành tố
bên trong thì thành tố mơi trường được xem là thành tố bên ngồi của QTDH. Các
mơi trường này khơng chỉ tác động đến hoạt động dạy học nói chung mà còn ảnh
hưởng tới tất cả các thành tố cấu trúc bên trong QTDH. Ngược lại, QTDH phát triển

sẽ góp phần thúc đẩy sự vận động đi lên của các mơi trường bên ngồi.
Mối quan hệ của QTDH và mơi trường bên ngoài là mối quan hệ biện chứng.
Mối quan hệ này phản ánh vai trò của đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc
đến nền kinh tế thị trường, đến từng nhân tố của quá trình giáo dục, tới chất lượng
và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Và ngược lại, sản phẩm giáo dục - những ngươì có tri
thức văn hố, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức và thái độ
đúng đắn…sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nền kinh tế xã hội… Với
ý nghĩa đó, giáo dục có vai trị là động lực, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển
kinh tế xã hội.
1.1.3.2. Một số mơ hình dạy học [10], [23]
- Mơ hình dạy và học theo tiếp cận cơng nghệ
a. Định nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15




Thuật ngữ “công nghệ” đã được sử dụng từ lâu trong lĩnh vực sản xuất cơng
nghiệp. Ví dụ trong ngành chế tạo máy, công nghệ gia công một chi tiết máy bao
gồm từ việc chọn phương pháp chế tạo “phôi” đến việc lựa chọn q trình gia cơng.
Từng bước gia công lại được cân nhắc cẩn thận về máy, đồ gá, giao cụ và các chế
độ cắt gọt hợp lí cho đến các bước kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm được
nhập kho. Như vậy “công nghệ gia công” là một quá trình được thiết kế tỉ mỉ, được
chia thành các nguyên công, từng bước nhỏ và quy định các quy tắc tiến hành công
việc một cách chặt chẽ.
Trong q trình phát triển dạy học chương trình hố, các nhà giáo dục đã đưa
ra một q trình phân tích nhiệm vụ dạy học, chia chúng ra thành các nhiệm vụ
chính và phụ, rồi lại chia từng nhiệm vụ ra các bước nhỏ cần thiết để dẫn dắt người
học đạt được các mục tiêu học tập đặc biệt. Việc thực hiện QTDH như vậy cũng

giống như một quá trình sản xuất công nghiệp đã nêu trên nên các nhà giáo dục đã
dùng một thuật ngữ mới là “công nghệ dạy học”.
Chúng ta có thể định nghĩa: “cơng nghệ dạy học” là một sự sắp xếp các công
việc dạy và học theo một hệ thống đặc biệt được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức
cho người học theo một kết quả đã được dự đốn trước; điều hành q trình dạy học
một cách có hiệu quả để đưa người học đạt đến các mục tiêu học tập đặc biệt.
“Công nghệ dạy học là một q trình khoa học trong đó nguồn nhân lực và
vật lực được sử dụng để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy và học tập”
Với góc độ đó cơng nghệ dạy học được quan niệm như một sản phẩm và như
một quá trình.
- Với quan niệm như một sản phẩm, công nghệ dạy học bao gồm các quy
trình, sự thực hành và vật liệu để dạy học. Sản phẩm bao gồm sản phẩm không thực
thể (học tập chương trình hố, học tập cá thể hố, kỹ năng dạy học…) và sản phẩm
thực thể (máy ghi âm, máy video, máy vi tính, máy chiếu,…)
- Với quan niệm như một q trình, cơng nghệ dạy học bao gồm các chức
năng liên quan với việc quản lý các tổ chức và nguồn nhân lực, việc nghiên cứu
đảm bảo hậu cần, sử dụng và thiết lập các hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16




b. Các đặc điểm của công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học có năm đặc điểm chủ yếu : Hệ thống hố, tính phương
tiện, quan điểm hệ thống, tính khoa học và mục tiêu học tập.
 Hệ thống hố:
Hợp lí hố và hệ thống hố là trung tâm của cơng nghệ dạy học. “Có hệ
thống” là một từ xuất phát từ bản chất của mơ hình sư phạm. Nghiên cứu thao tác
và giảng dạy chương trình hố đều gắn liền với thuật ngữ này. Hệ thống hoá tức là

tiến hành từng bước, có logic và tiệm tiến của một tập hợp các thao tác hoặc hoạt
động. Mỗi giai đoạn của hoạt động như phân tích, thiết kế, sản xuất, đánh giá, phổ
biến, đưa vào sử dụng... đều là đối tượng nghiên cứu của hệ thống hoá. Hệ thống
hoá phản ánh tính chất chặt chẽ của các hoạt động trong cơng nghệ dạy học.
 Tính phương tiện:
Đặc điểm này tương ứng với việc sử dụng phương tiện truyền thông và đồ
dùng dạy học. Phương tiện truyền thơng nghe nhìn được khởi đầu bằng việc lựa
chọn, sản xuất và sử dụng thiết bị nghe nhìn; tiếp theo là việc gây tín nhiệm để sử
dụng chúng. Ngày nay, mặc dù có những định hướng mới trong công nghệ dạy học,
dụng cụ và các phương tiện phổ thông vẫn là thành phần cơ bản của phương tiện
dạy học. Tuy nhiên các phương tiện ngày càng mở rộng do sự phát triển của các
ngành khoa học kĩ thuật mang lại thuận lợi cho việc thiết kế cơng nghệ dạy học.
 Quan điểm hệ thống:
Có hai khái niệm được sử dụng đồng thời trong công nghệ dạy học:
- “Có hệ thống” dùng trong cách thức tiến hành.
- “Quan điểm hệ thống” dùng trong tiếp cận vấn đề. “Quan điểm hệ thống”
và “phân tích quan điểm hệ thống” nhằm phục vụ mục tiêu của công nghệ dạy học.
Cơng việc kế hoạch hố và sự phối hợp nguồn nhân lực và sư phạm nhằm vào các
mục tiêu giáo dục đã hình thành “quan điểm hệ thống” vào cuối thập niên 1960.
Việc sử dụng “phương pháp tiếp cận hệ thống” trong quan điểm hệ thống thúc đẩy
các nhà công nghệ định nghĩa lại và xem xét lại các quan điểm trước đây. Quan
điểm hệ thống được định nghĩa là “một phương pháp luận hình thức nhằm phân tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17




đánh giá và điều chỉnh những yếu tố xâm nhập vào bên trong của một hệ thống
được xác định”.

 Tính khoa học:
Galbraith (1967) định nghĩa “công nghệ” theo nghĩa rộng là “sự áp dụng tri
thức khoa học mọi tư liệu có cấu trúc của tri thức khoa học vào việc giải quyết các
hoạt động của thực tiễn”. Công nghệ dạy học cũng vận dụng những tri thức khoa
học vào thực tiễn. Do đó đặc điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất của cơng nghệ là
những kĩ năng hình thành trên cơ sở của lí thuyết nhận thức và hoạt động nghiên
cứu. Giữa công nghệ dạy học và hoạt động nghiên cứu khoa học có mối quan hệ
chặt chẽ.
 Mục tiêu học tập:
Mục tiêu của công nghệ dạy học là tạo môi trường cho người học. Để đạt
được mục tiêu này, các nhà công nghệ phải tập trung giải quyết những vấn đề giáo
dục và dạy học :
- Tạo sự dễ dàng cho việc thực hiện chương trình.
- Dự kiến những phương tiện đánh giá hay điều khiển HS, tổ chức giáo dục
và đào tạo với tính chất là một hệ thống.
- Quan tâm đến những kết quả đo lường, quan sát được và tái tạo kiến thức.
- Mơ hình dạy học theo tiếp cận lý thuyết thông tin
Trong những năm 1960 đến 1980, một số nhà lí luận đã xây dựng mơ hình
hoạt động học dựa trên sự tương đồng giữa bộ óc con người với máy tính điện tử, sử
dụng các thuật ngữ tin học để mô tả quá trình học tập.
Theo tiếp cận này, học là quá trình thu nhận và sử lí thơng tin từ mơi trường,
tích hợp thơng tin mới nhận vào hệ thống thơng tin đã tích luỹ, làm cho chủ thể
người học tự biến đổi mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18





×