Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHOM 4 FACEBOOK thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

Thương Mại Điện Tử của Facebook
GVHD: Nguyễn Tuấn Khoa
Nhóm 4
STT
1
2
3
4
5
6

Tên
Vũ Quốc Bảo
Hoàng Anh
Nguyễn Thị Oanh Nhi
Phạm Anh Thư
Trần Thị Thanh Mai
Đàm Thị My Ly

1


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ FACEBOOK...................................................................................3
1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................................3
1. 2. Sản phẩm Facebook cung cấp.................................................................................3


2. GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ TRỰC THUỘC.........................................................4
2.1. Sơ nét về dịch vụ.....................................................................................................4
2.2. Lợi ích...................................................................................................................... 4
2.2.1. Lợi ích về sức khỏe............................................................................................4
2.2.2. Lợi ích về thương mại:......................................................................................6
2.2.3. Lợi ích về quan hệ - ngoại giao.........................................................................8
2.2.4. Lợi ích về giáo dục............................................................................................9
2.3. Các mơ hình kinh doanh..........................................................................................9
2.3.1. Các hình thức quảng cáo của Facebook.............................................................9
2.3.2. Thực trạng doanh thu từ mơ hình kinh doanh của Facebook...........................12
2.4. Thị trường cạnh tranh.............................................................................................14
Twitter...................................................................................................................... 14
Tik Tok.....................................................................................................................15
Google....................................................................................................................... 16
2.5. Khả năng phát triển................................................................................................16
3. DỰ ĐOÁN TIỀM NĂNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA FACEBOOK...................18
3.1 Facebook trong những năm gần đây:......................................................................18
3.2 Mạng xã hội mới đang lên ngôi:.............................................................................19
3.3 Facebook đổi tên thành Meta đề theo xu hướng mới..............................................19
3.4 Dự đốn tiềm năng trong tương lai của Facebook..................................................20
4. BÍ QUYẾT..................................................................................................................20
Bí quyết số 1: Sáng tạo.................................................................................................20
Bí quyết số 2: Dữ liệu...................................................................................................22
Bí quyết số 3: Phễu.......................................................................................................23
5.ĐÁNH GIÁ..................................................................................................................24
2


1. GIỚI THIỆU VỀ FACEBOOK
1.1. Lịch sử hình thành

Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ
mạng xã hội trực tuyến thành lập vào năm 2004 của Mỹ có trụ sở tại
Menlo Park, California. Nó được Mark Zuckerberg, cùng với các
sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin,
Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes sáng lập. Đây
được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với
Amazon, Apple và Google.
Facebook đã tổ chức đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) vào tháng 2 năm 2012,
định giá công ty ở mức 104 tỷ USD, mức định giá lớn nhất cho đến nay đối với một công
ty đại chúng mới niêm yết. Facebook kiếm phần lớn doanh thu từ các quảng cáo xuất
hiện trên màn hình và trong News Feed của người dùng.
Dịch vụ Facebook có thể được truy cập từ các thiết bị có kết nối Internet, như máy
tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thơng minh. Sau khi đăng ký, người dùng có
thể tạo một hồ sơ tùy chỉnh tiết lộ thơng tin về bản thân. Họ có thể đăng văn bản, ảnh và
đa phương tiện được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác đã đồng ý làm "bạn bè" của
họ. Người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng nhúng khác nhau, tham gia các nhóm
sở thích chung và nhận thơng báo về các hoạt động của bạn bè.
Facebook tuyên bố rằng có hơn 2,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến
tháng 12 năm 2018.
1. 2. Sản phẩm Facebook cung cấp
Sản phẩm Facebook cung cấp là mạng xã hội Facebook trên ứng dụng di động và
website trực tuyến. Sản phẩm này bao gồm các tính năng:
- Nhắn tin: Khi nhắn tin trên Facebook, bạn có thể liên hệ ngay với người mà mình quan
tâm thơng qua chat trên Facebook hoặc Messenger.com trên máy tính. Ngồi ra cịn có
thể gọi video và gửi hình ảnh nhãn dán cho đối phương.
- Chia sẻ ảnh và video: Tạo album từ thời điểm hoặc nơi chốn đặc biệt, như tiệc sinh nhật
hoặc kỳ nghỉ. Người dùng có thể chọn ai có thể xem ảnh, video và album của mình, quản
lý thẻ cho ảnh và video.
- Video trên watch: Tìm chương trình và video về thể thao, tin tức, làm đẹp, thực phẩm,
giải trí, v.v.

Xem video trên TV bằng ứng dụng Facebook Watch dành cho TV. Quản lý danh sách
xem để theo sát từng tập và video của các chương trình, Trang và người sáng tạo nội
dung mà bạn theo dõi. Bắt đầu buổi xem chung để xem video với bạn bè theo thời gian
thực.

3


- Trang: Bạn có thể thích hoặc theo dõi Trang để nhận thông tin mới từ doanh nghiệp, tổ
chức và người của cơng chúng. Bất kỳ ai có tài khoản Facebook đều có thể tạo Trang
hoặc hỗ trợ quản lý Trang nếu giữ một vai trị trên Trang.
- Nhóm: Nhóm là nơi chia sẻ về sở thích chung với những người nhất định. Bạn có thể
tạo một nhóm bất kỳ - gia đình đồn tụ, đội chơi thể thao sau giờ làm hoặc câu lạc bộ đọc
sách.
- Quảng cáo trên Facebook: Dành các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu quảng cáo,
quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình cho nhiều người biết tới.
- Marketplace: Bạn có thể sử dụng Marketplace để mua và bán mặt hàng với mọi người
trong cộng đồng của mình trên Facebook.

2. GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ TRỰC THUỘC
2.1. Sơ nét về dịch vụ
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến
thành lập vào năm 2004 của Mỹ thuộc sở hữu của Meta Platforms có trụ sở tại Menlo
Park, California.
Nhà sáng lập: Mark Zuckerberg; Eduardo Sav...
CEO: Mark Zuckerberg
Thành lập: 4 tháng 2 năm 2004; 18 năm trước ...
Bắt đầu hoạt động: 4 tháng 2 năm 2004; 18 năm .
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty Facebook, Inc
điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức

theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người
khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá
nhân của mình để thơng báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những
cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số
trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phịng ban, và
nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.

4


2.2. Lợi ích
2.2.1. Lợi ích về sức khỏe
Trong thế giới tương hỗ của các cộng đồng trực tuyến, thông tin về các nhóm hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe được người sử dụng lưu lại trên máy tính giữ một vị trí nhỏ nhưng
quan trọng. Hiện nay có những mạng lưới trực tuyến cho phép chúng ta chia sẻ thông tin,
chỉ dẫn và thậm chí đăng tải những mẩu tin về những triệu chứng bệnh tật.
Trong số những trang web nổi bật có trang patientslikeme.com của Mỹ. Trang web
này cung cấp nhiều ‘cộng đồng’ trực tuyến giúp bệnh nhân chia sẻ kinh nghiệm về những
căn bệnh như đa xơ cứng tế bào thần kinh, HIV/AIDS và trầm cảm. Ở những trang khác,
chúng ta có thể tìm thấy những diễn đàn thảo luận theo nhóm về các căn bệnh như tiểu
đường, bệnh tim, eczema, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác.

Một số cộng đồng chăm sóc sức khỏe trực tuyến có một blogger cụ thể hoặc một bác
sỹ để hướng dẫn thảo luận. Đôi khi, những cộng đồng này được lập ra bởi một tổ chức
thương mại hay một nhóm người vận động giúp đỡ bệnh nhân và có lúc chúng tự phát từ
những trang mạng xã hội hiện có.
Một nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện thấy với bệnh nhân bị bệnh vẩy nến, việc tham
gia vào những trang hỗ trợ trực tuyến đã giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt,
mặc dù mức độ bệnh tật khơng có cải thiện đáng kể. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm
Sức khỏe Kết nối (Center for Connected Health) và bệnh viên đa khoa Massachusetts ở

Boston cho biết những trang web hỗ trợ sức khỏe có thể cung cấp nguồn thơng tin hữu
ích cũng như hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội cho bệnh nhân. Họ cũng nhận định rằng rằng
nếu có sự tham gia của các bác sĩ thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe cịn có thể được cải
thiện hơn nữa.
5


Các bác sĩ đã tham gia vào mạng chăm sóc sức khỏe của Úc mang tên Livewire.org.au.
Livewire được sáng lập bởi Quỹ Trẻ em Ánh Sao (Starlight Children's Foundation).

Trang web đã tạo một mơi trường trực tuyến an tồn cho giới trẻ (độ tuổi từ 12 đến 21)
mắc phải những căn bệnh trầm trọng hoặc tàn phế.
Tamaryn Stevens, 17 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh thận khi lên 10 và được ghép
thận bốn năm trước đây. Cô đăng nhập trang web Livewire mỗi ngày sau giờ học để chia
sẻ suy nghĩ, giao tiếp với những người bạn trên mạng và đôi khi đăng tải những bài thơ
do cô sáng tác.
“Trang web cực kỳ có ích… Đặc biệt vào những hơm bạn cảm thấy thất vọng vì một
số tình huống ở trường hay tương tự. Bạn về nhà và đăng nhập trang web Livewire. Ở đó
có những người bạn để nói chuyện và điều đó khiến cho cuộc sống của bạn tươi đẹp
hơn.”

6


2.2.2. Lợi ích về thương mại:

Mạng xã hội giúp thiết lập mối quan hệ giữa cách doanh nghiệp với số đơng khác
hàng mục tiêu. Vì rằng, các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đóng vai trị như
người kết nối xã hội, có tầm ảnh hưởng lớn. Các doanh nghiệp sẽ đưa đến người tiêu
dùng những thông tin cần thiết về cách sử dụng, hình ảnh về một sản phẩm mới, cùng với

lời khuyên về việc mua cái gì và mua ở đâu. Nhờ có mạng, các tư vấn viên có thể trả lời
câu hỏi trực tiếp được gửi từ phía người tiêu dùng. Khơng những tư vấn, họ cịn đóng vai
trị như những người thuyết phục qua mạng, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên về
phía cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng là cách thức quảng bá một
nhãn hàng. Vì vậy, các bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp có thể khai thác tối đa từ mạng
xã hội để đạt được doanh thu hiệu quả. Quảng cáo trực tuyến ra đời.
Về tình hình mạng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hay Việt Nam nói
chung, sự phát triển chỉ ở mức khá. Thực trạng cho thấy, chỉ cho đến hai năm gần đây,
hoạt động mạng của người dân Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Trước đó, kết quả theo
nghiên cứu do FTA công bố đầu năm 2009, sự chia sẻ thị phần các mạng xã hội tại Việt
Nam có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Người dùng Việt Nam dường như “xa lạ” với các
mạng xã hội như MySpace hay Facebook. Theo báo cáo của Facebook, chỉ có gần 40 000
người Việt Nam tham gia mạng máy tính cho đến hết năm 2008. Hệ thống được ưa
chuộng nhất tại thị trường trong nước vẫn là Yahoo!360, “người tí hon” của thế giới
nhưng lại là “gã khổng lồ” ở Việt Nam. Các chiến dịch tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam
gần đây thường gắn ít nhiều với các mạng xã hội ngoại như Youtube hay Yahoo!360. Tuy
nhiên, kể từ năm 2009, khi Yahoo!360 bị “khai tử” thì mạng xã hội Việt Nam bắt đầu
từng bước phát triển mạnh với sự “chuyển nhà” từ Yahoo!360 sang Facebook.
Các doanh nghiệp đã nắm lấy thời cơ này và tung ra nhiều chính sách chiến lược
quảng cáo để tận dụng nguồn quảng cáo cịn mới và khơng quá đắt đỏ này. Cụ thể, đối
với các hãng thiết bị điện tử như điện thoại di động hoặc máy tính, các nhà doanh nghiệp
đã tổ chức nhiều cuộc thi, trị chơi nhằm quảng bá sản phẩm thơng qua mạng xã hội, đặc
biệt là Facebook, và thu hút lượng lớn người tiêu dùng, giúp doanh thu tăng rõ rệt.

7


Về phía người dùng, họ có một trải nghiệm tốt hơn và nắm nhiều thông tin hơn chỉ từ
một cú nhấp chuột; từ đó, có thể đưa ra quyết định sang suốt hơn về việc mua sản phẩm.

Sự ra đời của mạng xã hội còn giúp mọi thứ trở nên tiện lợi hơn khi các bà nội trợ có thể
mua bất kì vật cụ nào mà khơng cần đi đâu xa cả.
2.2.3. Lợi ích về quan hệ - ngoại giao

Trước kia, quan hệ giữa giữa người và người thường bị thu hẹp lại trong phạm vi một
nước. Không phủ nhận vấn đề trao đổi thư từ cũng giúp mở rông quan hệ nhưng điều đó
lại mất quá nhiều thời gian và chi phí. Cụ thể, khi gửi một bức thư, ắt hẳn sẽ mất trên
dưới một tuần để thư có thể đến được tay người nhận, và kèm theo đó là phí tem và phí
gửi.
Nhưng, nhờ vào mạng xã hội, một mạng lưới người dùng được mở ra. Giờ đây, mọi
người trên khắp nơi trên thế giới có thể kết nối với nhau và tìm hiểu, chia sẻ nhau về văn
hóa. Quan hệ bạn bè giờ đây khơng chỉ cịn là giữa nhưng người cùng nước, mà được mở
rộng ra trên tồn thế giới. Điều đó đồng thời có nghĩa rằng thông tin sẽ được truyền đi
nhanh gấp bội.
Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, người dùng mạng
xã hội giờ đây đã có thể tìm kiếm những người có cùng sở thích với mình thơng qua các
cơng cụ tự động tìm kiếm mạnh mẽ được tích hợp trong bản thân mỗi mạng xã hội, giúp
mang những con người đến gần nhau hơn.
Mở rộng quan hệ con người đi kèm với mở rộng nguồn giải trí thư giãn. Mọi người
giờ đây có thể thoải mái tâm sự với nhau dù cách xa hàng trăm dặm. Mạng xã hội cũng
ngày càng phát triển và tích hợp thêm nhiều tính năng về chia sẻ hình ảnh, đoạn phim
ngắn, giúp việc tìm hiểu thơng tin về một người nào đó trở nên khơng giới hạn.
2.2.4. Lợi ích về giáo dục
Các nhà sư phạm học đã tận dụng được sự mạnh mẽ của mạng xã hội để tạo nên
những lớp học ảo trên mạng. Điều này hồn tồn có lợi đối với những học sinh phải điều
trị bệnh hoặc bị cách li, giúp họ hồn tồn có thể tiếp tục lớp học mà không bị gián đoạn.
8


Một trong số các trang web điển hình như Edmodo. Mơ hình học qua Edmodo đã

được triển khai với khối Anh tại trường Phổ Thông Năng Khiếu – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Bài tập thường xuyên được đăng tải trên trang mạng xã hội này
để học sinh có thể tải xuống và in ra, chuẩn bị cho buổi học. Hơn nữa, trang web cịn
khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, thắc mắc. Điều này giúp mọi người có thể biết được
thêm kiến thức và có thể giải đáp cho nhau, tạo nên môi trường học tập thoải mái và hiệu
quả.
2.3. Các mơ hình kinh doanh
Facebook hiện đang theo đuổi mơ hình doanh thu quảng cáo (Advertising-supported
revenue model), 90.5% doanh thu của Facebook năm 2020 là đến từ đây. Với việc quảng
cáo sản phẩm cho các công ty, cửa hàng thông qua các video quảng cáo, lượt xem, tần
suất xuất hiện của các video…Facebook sử dụng thuật tốn trí tuệ nhân tạo AI để sàng
lọc, phân tích về người dùng: họ thích xem phim gì, đọc báo nào, xem tivi kênh nào, mua
sắm những gì, khuynh hướng chính trị ra sao?... Qua đó, Facebook sẽ cung cấp những
thông tin về “phân khúc người dùng” - chứ không phải cung cấp thông tin cá nhân của họ
- cho các doanh nghiệp, báo chí, đài truyền hình để đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên
Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp (đều là các ứng dụng thuộc sở hữu của
mạng xã hội này). Các quảng cáo này hướng đến đúng đối tượng người dùng, không dàn
trải như trên báo giấy, radio, tivi rất lãng phí mà hiệu quả thì khơng cao.
2.3.1. Các hình thức quảng cáo của Facebook
a. Page Post Engagement:
 Là hình thức quảng cáo bài viết của Fanpage trên Facebook
 Tăng các tương tác cho bài viết bao gồm: Like post, share, comment, view
photo
 Phương thức tính phí: CPC (trả phí cho từng lượt click)

9


Số lượt tiếp cận người dùng càng nhiều thì khả năng bán được hàng và làm cho người
dùng biết đến thương hiệu của bạn càng cao.

b. Page like:
 Là hình thức quảng cáo giúp tăng người hâm mộ (Fan) cho Fanpage một cách
nhanh chóng
 Phương thức tính phí: CPL (trả phí cho từng lượt like page của bạn)

c. Click to Website – Domain Ads:





Là hình thức quảng cáo website trên Facebook tích hợp fanpage
Quảng cáo click to website giúp tăng traffic cho website
Click to website có 2 dạng quảng cáo là dạng Links và dạng Carousel
Phương thức tính phí: CPC (trả phí có mỗi lượt click)

10


d. Event Responsive:
 Là hình thức quảng cáo sự kiện giúp thu hút người tham gia và tương tác với
Event trên Facebook, các shop có thể nhờ đó để người dùng like, share tương
tác, tăng độ nhận diện cho sản phẩm.
 Phương thức tính phí: CPC
e. Video view:
• Là hình thức quảng cáo video trên Facebook giúp tăng lượt xem và tương tác
với video, các shop sẽ giới thiệu sản phẩm cảu mình qua video đó, người
dùng ấn vào sẽ lập tức chuyển đến trang bán hàng của người bán
• Phương thức tính phí: CPV (trả phí trên mỗi lượt xem video)


f. Lead ads:
 Là hình thức quảng cáo thu thập thơng tin khách hàng tiềm năng trên
Facebook bằng hình thức gửi thông tin cá nhân đến doanh nghiệp để được tư
vấn
 Quảng cáo giúp doanh nghiệp thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng tiềm
năng như Tên, SĐT, Email, …có được thơng tin khách hàng để dễ dàng phân
loại khách hàng.
 Phương thức tính phí: CPC, CPL
g. Offer claim:
 Là hình thức quảng cáo trên Facebook các chương trình ưu đãi của doanh
nghiệp tới người dùng Facebook.
 Phương thức tính phí: CPC
h. Local awareness:
 Là hình thức quảng cáo hiển thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên
Facebook khi khách hàng ở trong khu vực gần doanh nghiệp
 Thúc đẩy khách hàng xung quanh doanh nghiệp tới mua sản phẩm trực tiếp
 Phương thức tính phí: CPM (trả phí cho 1 nghìn lần hiển thị quảng cáo)
Dưới đây là 1 số bảng về đơn giá quảng cáo sản phẩm trên Facebook
11


2.3.2. Thực trạng doanh thu từ mơ hình kinh doanh của Facebook
Facebook Ads
Với sức phổ biến cực kỳ rộng khắp, Facebook có lợi thế cực lớn là thu thập được một
lượng dữ liệu khổng lồ của người dùng toàn thế giới. Và lượng dữ liệu đó sẽ được
Facebook khai thác để bán quảng cáo thu tiền.
Theo phân tích của trang công nghệ Sprout Social, một doanh nghiệp đăng quảng cáo
sẽ phải thanh toán cho Facebook 1,72 USD cho mỗi cái nhấp chuột của người dùng mở
xem cái quảng cáo đó. Năm 2018 đã có đến 65 triệu trang kinh doanh của các doanh
nghiệp đặt trên Facebook và năm 2019 thì có đến 90 triệu doanh nghiệp quy mơ nhỏ trên

khắp thế giới sử dụng Facebook và cả Messenger để phục vụ việc kinh doanh.
12


Có thể nói, dù mang loại hình mạng xã hội, thực chất Facebook chính là một doanh
nghiệp quảng cáo khổng lồ khơng có đối thủ. Theo trang cơng nghệ Fossbytes, quảng cáo
chiếm 98% tổng doanh thu của Facebook và doanh thu về quảng cáo năm 2019 của họ là
69,4 tỉ USD, tăng 14,4 tỉ USD so với năm 2018 (55 tỉ USD và lãi ròng là 22 tỉ USD) và
sẽ tăng lên 84,5 tỉ vào năm 2020 này. Một con số cực ‘khủng’ đối với một doanh nghiệp
cơng nghệ có 43.000 nhân viên làm việc toàn thời gian (số liệu 2019). Để hình dung, theo
số liệu của trang tin Nga Sputnik, năm 2019 GDP của Việt Nam ước tính khoảng 260 tỉ
USD (trên dân số 97 triệu người).
Quảng cáo định hướng
Việc quảng cáo được là nhờ vào khả năng thu thập và xử lý dữ liệu người dùng của
mạng xã hội này. Facebook thu thập được dữ liệu khổng lồ từ người dùng như: độ tuổi,
giới tính, sở thích cá nhân, nghề nghiệp, thói quen mua sắm.... Nhờ vậy, Facebook sẽ bán
chỗ đặt quảng cáo cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn nhắm đến một tầng lớp đối tượng
nhất định nào đó sẽ chú ý đến các quảng cáo này từ đó hách hàng có thể nhìn thấy sản
phẩm của người bán.
Quảng cáo do người dùng tự tạo
Loại hình quảng cáo này rất phổ biến trên Facebook, cho phép người dùng cá nhân,
các nhóm, tạo nên các mẫu quảng cáo và sẽ xuất hiện ở phía phải màn hình (sidebar) trên
trang nhà của họ cũng như các trang của bên thứ ba. Công cụ Ad Manager của Facebook
sẽ giúp người tạo nên nội dung quảng cáo theo ý muốn và định hướng đối tượng nào sẽ là
mục tiêu của quảng cáo đó. Người dùng tự quảng cáo sẽ phải trả tiền khi có người dùng
nhấp chuột xem quảng cáo của họ.
Quảng cáo trên ứng dụng Facebook Messenger, Chat box với khách hàng khi có
nhu cầu mua hàng, giá cả, mẫu mã, hệ thống tự trả lời tin nhắn của các shop
Quảng cáo, bán hàng trên video Facebook Live
Chức năng Facebook Live được người dùng rất ưa chuộng, đặc biệt bùng nổ ở Việt

Nam năm vào đầu 2019, nhờ nó mà các shop bán hàng có thể tương tác trực tiếp, giới
thiệu, bán hàng cho khách hàng dù ở cách xa hàng ngàn cây số chỉ qua video.
Lợi thế khi dùng Livestream facebook làm quảng cáo trực tuyến.
Hiện nay, Livestream facebook được rất nhiều người ưu chuộng, đặc biệt là những
người bán hàng cả truyền thống lẫn online đều dùng để quảng bá trực tuyến sản phẩm của
mình.
Mạng xã hội facebook ngày càng mở rộng, nhu cầu chia sẻ con người ngày cao cao, sẽ
không bất ngờ ứng dụng khi livestream lại được sử dụng nhiều như vậy. Và cũng đẩy
mạnh hoạt động buôn bán hơn, cứ tầm thời gian vào 8-9h tối, các shop từ quần áo đến
giầy dép dồn dập phát live stream trực tiếp đã cho thấy sự tính hiêu quả của kênh tương
tác này trong q trình bán hàng. Đây quả là xu hướng quảng cáo trực tuyến mới.
- Đưa hình ảnh thực tế của sản phẩm đến triệu người: nhanh chóng giải quyết mối lo ngại
của khách hàng khi khơng biết hình ảnh thực tế sản phẩm của mình như thế nào. Ngồi
ra, thơng qua livestream, khách hàng còn được tư vấn lựa chọn mua hàng sao cho phù
hợp nhất. Ngoài ra với các thương hiệu mới, ít tiếng tăm thì đây cũng là cách hiệu quả để
quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình.
13


- Khả năng tiếp cận cực kỳ cao: Khi được tích hợp vào mạng xã hội, livestream đã nhanh
chóng thể hiện sức mạnh truyền tải thông tin. Khi bạn phát livestream lên fanpage, khơng
chỉ những người thích trang đó xem được mà nó có thể lan truyền đến với những người
bạn của họ làm khả năng tiếp cận khách hàng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
- Tính chủ động cao: Như trước đây, sử dụng video mang tính chất quảng cáo, bạn phải
thông qua một bên trung gian như trên truyền hình, website, đơn vị cung cấp quảng cáo
trực tuyến,… Như vậy bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều về thời gian, thời lượng, nội dung,…
theo quy định của họ, khiến cho các ý tưởng quảng cáo bị hạn chế. Nhưng với Live
Stream thì khác, bất cứ lúc nào bạn cho là thích hợp đều có thể thực hiện, chỉ cần nội
dung khơng đồi trụy, phản động thì đều được chấp nhận.
- Tiết kiệm chi phí : quá rẻ nếu so với chi phí để làm 1 TVC quảng cáo, bạn chỉ cần một

một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet và một người dẫn chương trình khéo
nói là đủ.
- Tăng tính tương tác: Khi Live Stream cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tương tác trực
tiếp với người dùng, đối với quảng cáo trực tuyến thì điều này rất cần thiết, giúp bạn biết
cách điều chỉnh nội dung cho phù hợp.
2.4. Thị trường cạnh tranh
Twitter
* Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Facebook:
Với sự lớn mạnh và mức tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm cùng với tiềm lực tài
chính tốt nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã và đang sử dụng Twitter, cùng với sự phát triển của
mình, Twitter trở thành đối thủ chính trực tiếp của Facebook trong hiện tại và cả trong
tương lai.

14


Twitter là một trang micro-blog được định nghĩa là trang web có khả năng cập nhật
rất nhanh vì số lượng kí tự thường bị giới hạn trên mỗi tin nhắn. Twitter đã trở thành công
cụ marketing xã hội được yêu thích nhờ tính phổ biến và khả năng lan truyền nhanh.
Twitter cũng được các tạp chí hay các ngơi sao điện ảnh rất chuộng sử dụng để kết nối
với khán giả và người hâm mộ.
Twitter cho phép các nhà quảng cáo có thể lựa chọn thời gian cho quảng cáo xuất
hiện trên Newfeeds của người sử dụng. Nhưng tỷ lệ nhấp chuột trung bình vào quảng cáo
của nó chỉ đạt mức 0,266 phần trăm thấp hơn rất nhiều so với Facebook.
* Ưu điểm và hạn chế của Twitter:
- Ưu điểm:
+ Hồn tồn miễn phí: đây là một trang mạng xã hội khơng u cầu trả phí khi tải
app hoặc ứng dụng trên máy.
+ Tạo quảng cáo dễ dàng: các hoạt động quảng cáo trên Twitter diễn ra rất nhiều,
đây được coi là một kênh bán hàng đa dạng tốt hơn trên Facebook (dựa vào nghiên cứu

so sánh giữa Facebook và Twitter của Pew)
+ Có một cộng đồng người dùng vơ cùng to lớn: đây là một trong những trang mạng
xã hội phổ biến nhất trên thế giới, đối với Twitter lượng người sử dụng chủ yếu là người
nước ngoài ở hầu hết trên thế giới, đây là một nơi lý tưởng để người dùng có thể cập nhật
tin tức và chia sẻ thông tin. Việc quảng cáo để bán hàng cũng như cung cấp thông tin về
sản phẩm sẽ hoạt động rất tốt ở đây.
- Hạn chế:
+ Tweet chỉ có độ dài tối đa là 140 ký tự
+ Chưa thu hút được nhiều người dùng ở châu Á bằng Facebook
* Lợi thế cạnh tranh của Facebook so với đối thủ cạnh tranh:
Facebook có khả năng kết nối phong phú nhiều tính năng hấp dẫn như kết bạn tìm
bạn, tạo groups,fanpage; có khả năng chia sẻ hình ảnh và video dễ dàng ; bao gồm nhiều
ứng dụng và games đa dạng ; và hơn thế facebook còn ẩn chứa tiềm năng quảng cáo lớn.
Tuy nhiên thông tin cá nhân của người dùng không được đảm bảo phải đăng nhập
mới cập nhật kiến thức tương đối khá sử dụng với người mới và dễ gây nghiện.
Tik Tok
Ngày nay, Tik Tok là ứng dụng có độ phủ khắp châu Á cũng như thế giới, được biết
tới là ứng dụng có tốc độ phát triển bậc nhất trên thế giới thông qua việc tạo ra các video
ấn tượng, có cộng đồng video âm nhạc lớn nhất trên tồn cầu. Việc có số lượng người
dùng nhiều như vậy thì việc kết hợp và tạo các video quảng cáo, review sản phẩm rất
được ưa chuộng, dễ dàng tiếp cận với mọi người.
* Ưu điểm của Tiktok:
- Đa dạng thông tin âm nhạc bắt kịp các xu hướng trên thực tiễn với các hiệu ứng
chỉnh sửa filter đa dạng bắt mắt.
- Tạo quảng cáo hiệu quả thông qua sự ảnh hưởng của các influencer: người dùng có
thể thơng qua tiktok để kiếm tiền
- Có một cộng đồng người sử dụng vô cùng lớn: đây là ứng dụng có số lượng người
dùng nhiều như Facebook, Instagram.. bao gồm tất cả các nước trên thế giới không giới
hạn về địa lý khoảng cách.
15



* Hạn chế của Tiktok:
- Chỉ cho phép người dùng đăng tải video, clip chứ không được post bài văn bản.
- Dễ gây nghiện.
* Lợi thế cạnh tranh của Facebook so với Tiktok:
Facebook cho phép người dùng đăng tải các bài viết dưới dạng văn bản hình ảnh, có
khả năng quảng cáo tiềm ẩn mạnh hơn so với Tiktok.
Google
Google là doanh nghiệp internet lớn nhất. Nó cũng tạo ra một
phần rất lớn doanh thu từ quảng cáo trực tuyến. Facebook đã
nổi lên như một đối thủ cạnh tranh đáng kể của Google trong
quảng cáo di động. Google đứng trên Facebook và dẫn đầu
đáng kể đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh của Google. Với
thị trường trực tuyến ngày càng tăng và đối tượng internet, sự
cạnh tranh giữa hai đã liên tục gia tăng khi Facebook đang gặp
phải nhiều trục trặc do tăng chi phí quảng cáo. Google là người
anh lớn trong quảng cáo trực tuyến, vượt mặt Facebook và dẫn đầu bảng về quảng cáo.
2.5. Khả năng phát triển
Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở
thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch.
Khảo sát được thực hiện trên trên 25.885 người tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, độ tuổi
từ 18 trở lên. Các số liệu ghi nhận được từ báo cáo bao gồm: sự gia tăng định mức sử
dụng điện thoại di động; lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu; sự trỗi dậy của nền
kinh tế, công nghiệp sáng tạo và hơn thế nữa. Dưới đây là những dự đoán của Facebook
về xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới, dựa trên số liệu từ cuộc khảo sát
này.
Xu hướng mua sắm lâu dài sau đại dịch

Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên

toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm. Theo báo cáo, toàn thế
giới ghi nhận 81% người tiêu dùng nói rằng họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại
dịch bùng phát. 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi mới này dài hạn cả trong
tương lai, dù cịn dịch bệnh hay khơng.
Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong
tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền
thống. Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó
với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm
mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngơi của
thanh tốn khơng tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của
thương mại điện tử. Hình thức mua sắm online trên thương mại điện tử được dự đốn sẽ
tiếp tục duy trì ngay cả sau đại dịch.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

16


Mặt khác, nhu cầu mua sắm cá nhân trên toàn thế giới cũng thay đổi rõ rệt so với
trước khi đại dịch xuất hiện. Theo một báo cáo khác từ Kantar về thói quen tiêu dùng
trong năm qua, những mặt hàng thiết yếu, diệt khuẩn, vệ sinh, y tế, chăm sóc và bảo vệ
cơ thể, sức khỏe như nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, lương thực, thuốc men, nhu yếu
phẩm... đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là khu vực châu Á. Trong khi những mặt hàng
như đồ điện, công nghệ, làm đẹp, thời trang, sản phẩm không thiết yếu khác như thuốc lá,
vé số, thức uống có cồn... đều giảm mạnh.
Với lĩnh vực dịch vụ ăn uống, báo cáo từ Kantar tại châu Á cho thấy phục vụ ăn uống
tại chỗ giảm mạnh (-30%) trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Người dân
có xu hướng mua mang về, đặt giao tận nơi hoặc tự chế biến thay vì ăn ngồi như trước
đó. Theo khảo sát, tỷ lệ đặt món ăn qua website, ứng dụng sàn thương mại điện tử và dịch
vụ giao tận nơi của nhà hàng đều tăng, lần lượt là 48%, 43% và 37%. Dịch vụ bán mang
về cũng tăng trưởng với đến 33% so với thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Người tiêu dùng kỳ vọng các sàn thương mại điện tử có thể tối ưu việc cá nhân hóa
trải nghiệm mua sắm trên website, ứng dụng, song vẫn phải đảm bảo tính an tồn và bảo
mật thơng tin.
Từ sự thay đổi thói quen mua sắm và nhu cầu cá nhân, người tiêu dùng ngày nay yêu
cầu cao và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, chia sẻ thông tin cá nhân cũng
như kiểm soát cách họ mua sắm. Phương thức mua sắm trực tuyến với sự góp mặt của
cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại đã giúp các doanh nghiệp thu thập dữ và phân tích dữ liệu
người dùng, đưa ra kết quả chính xác hơn, góp phần tối ưu hóa trải nghiệm và giúp họ
mua sắm dễ dàng, thơng minh, hiệu quả hơn.
Facebook cho biết có đến 69% người mua sắm trực tuyến trên thế giới kỳ vọng các
thương hiệu và sàn thương mại điện tử có thể kết nối cá nhân hơn, cung cấp nội dung
hoặc giao dịch cá nhân hóa. Ngồi ra, 60% người tham gia khảo sát cho biết thêm rằng
họ quan tâm đến các chuyên mục sản phẩm được sàn thương mại điện tử cá nhân hóa
theo hành vi, nhu cầu mua sắm trước đó của họ để đỡ mất thời gian tìm kiếm.
Facebook sẽ phát triển nhiều hơn trong tương lai nếu cập nhật nhiêu tính năng hơn để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới để tránh bị giành mất thị trường và
không bị mai một về sau trong việc quảng cáo và bán hàng bởi sự phát triển ngày càng
nhanh của thương mại điện tử.

3. DỰ ĐOÁN TIỀM NĂNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA
FACEBOOK
3.1 Facebook trong những năm gần đây:
Mark Zuckerberg, 37 tuổi, đã xây dựng Facebook từ một phòng ký túc đến doanh
nghiệp giá trị gần 1.000 tỷ USD dựa theo câu thần chú “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi
thứ”. Thế nhưng, giờ đây Facebook đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng tồi tệ. Thông qua
hàng ngàn trang tài liệu nội bộ Facebook bị rị rỉ, hình ảnh CEO Mark Zuckerberg dần
hiện lên "xấu không tưởng". Những tài liệu này làm rõ một điều: đội ngũ lãnh đạo cấp
cao, bao gồm Zuckerberg, nhận thức được những tác hại tiềm tàng của các nền tảng đến
17



thế giới thực (như phát tán nội dung thù hận, khuyến khích nhịn ăn ở trẻ vị thành niên,
kích động bạo lực) song nhất định khơng làm gì cả.
Facebook liên tục hứng chịu chỉ trích trong các năm qua vì vai trò trong phát tán tin
giả, đặc biệt liên quan tới bầu cử Mỹ năm 2016. Hai tháng vừa qua, công ty lại lâm vào
một cuộc khủng hoảng mới, bắt nguồn từ cựu nhân viên Frances Haugen.
Bà Haugen tố cáo “Facebook đánh lừa các nhà đầu tư và công chúng về vai trị của nó
trong gây ra thơng tin sai lệch và chủ nghĩa cực đoan bạo lực liên quan tới cuộc bầu cử
Mỹ 2020 và cuộc bạo loạn ngày 6/1”.
Theo tài liệu mà bà Haugen cung cấp, có sự chênh lệch về năng lực ngăn chặn phát
ngôn thù hận và tin giả tại các nước như Myanmar, Afghanistan, Ấn Độ, Ethiopia và phần
lớn khu vực Trung Đông so với phần còn lại của thế giới. Đây là nơi nhiều ngôn ngữ địa
phương không được cập nhật.
Tài liệu nội bộ tháng 9/2019 nhắc đến cuộc điều tra của Facebook, trong đó có đoạn
các đối tượng trong đường dây bn người sử dụng Facebook, Instagram, Page,
Messenger và WhatsApp. Tài liệu chỉ rằng Facebook biết các chiến lược hiện tại không
hiệu quả trong việc ngăn chặn phát tán bài viết kích động bạo lực, tại những nước có
nguy cơ xung đột, chẳng hạn Ethiopia.
Người tố cáo cũng chỉ trích gay gắt việc Facebook khơng kiểm sốt kỹ chức năng lập
nhóm. Một số nhóm riêng tư khơng xuất hiện trong thanh tìm kiếm, để lọt những bài viết
"đáng sợ", trở thành nơi trú ẩn của tội phạm, những tên buôn ma túy.
Không những thế, Facebook còn chủ động gia tăng nền tảng người dùng trẻ tuổi, ngay
cả khi nghiên cứu nội bộ gợi ý các nền tảng của nó, đặc biệt là Instagram, gây hiệu ứng
tiêu cực lên sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của người dùng.
Nhiều cựu nhân viên đã tố cáo thuật toán của Facebook ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cách hiển thị nội dung trên nền tảng. Chúng ta thường nói "thuật tốn của Facebook" như
thể chỉ có một đoạn mã tồn tại. Trên thực tế, quyết định nhắm mục tiêu quảng cáo, hiển
thị nội dung trên Facebook dựa trên hàng trăm, hoặc hàng nghìn thuật tốn. Một số thuật
tốn phân tích thói quen người dùng để nâng vị trí bài đăng dựa trên sở thích, số khác
phát hiện các loại “nội dung bẩn” như ảnh khỏa thân, spam, tiêu đề giật gân để xóa, hạ vị

trí của chúng trên News Feed.
Trước khi Facebook áp dụng thuật toán máy học, các nhân viên đã sử dụng nhiều cách
để tăng mức độ tương tác. Họ thử nghiệm các chi tiết như màu sắc nút bấm, tần suất nhận
thông báo để thu hút người dùng quay lại nền tảng. Tuy nhiên, thuật tốn máy học mạnh
mẽ hơn khi có thể phát triển dựa trên thói quen liên tục thay đổi của người dùng, thay vì
chỉ cá nhân hóa nội dung dựa trên những gì họ nhìn thấy.
Những cáo buộc Facebook lừa dối người dùng hay lờ đi tác hại rõ ràng của các nền
tảng do mình sở hữu để đổi lấy dữ liệu hay doanh thu không phải hiếm. Tuy nhiên, nếu
dừng sử dụng Facebook để lập kế hoạch, mua sắm, chơi game, kết nối và chia sẻ, chúng
ta chưa thể tìm được một nền tảng khác thay cho Facebook.
Trước những tác động xấu của Facebook, nhiều quốc gia đã đưa ra phản ứng mạnh
mẽ. Tại Nga Facebook đã bị phạt tổng cộng 90 triệu ruble do vi phạm các quy định vì
khơng xóa nội dung mà Moskva cho là bất hợp pháp. Để giảm thiểu tác động xấu của
Facebook, Google, Australia đã trở thành nước tiên phong trong việc buộc 2 “Big Tech”
18


phải trả phí bản quyền nội dung. Google và Facebook phải trả tiền cho cơ quan báo chí và
nhà sản xuất nội dung khi người dùng chia sẻ thông tin mà họ tạo ra trên các mạng xã
hội.
3.2 Mạng xã hội mới đang lên ngơi:
Có thể thấy, YouTube chọn hướng đi tập trung vào video, LinkedIn tập trung vào tạo
mạng xã hội việc làm còn Twitter giản lược mọi thứ để trở thành mạng xã hội cho người
lười đọc… Gần đây, TikTok nổi lên và là mối đe dọa lớn nhất của Facebook khi mạng xã
hội này đi theo hướng lan truyền các video ngắn dưới 15 giây và Clubhouse chọn hướng
xây nhà cho những người thích hùng biện.
3.3 Facebook đổi tên thành Meta đề theo xu hướng mới
Dường như sự trỗi dậy của các mạng xã hội thế hệ mới đã khiến mạng xã hội lớn nhất
hành tinh đứng trước sự lựa chọn “Thay đổi hay là chết”. Ngày 29/10, Facebook đã chính
thức đổi tên thành Meta. Metaverse khơng phải ý tưởng mới nhưng chỉ gây chú ý khi

Zuckerberg bắt đầu nói về nó đầu năm nay. Nó xuất phát từ cuốn tiểu thuyết Snow Crash
của thập niên 90, trong đó, mọi người thốt khỏi thế giới thực để đắm chìm trong thế giới
ảo. Việc đổi tên thương hiệu cho thấy tham vọng vượt ngoài phạm vi mạng xã hội, tiến
vào vũ trụ ảo (metaverse) mà ông chủ Zuckerberg tin là tương lai của Internet.
Meta thông báo chi 10 tỷ USD trong năm 2022 để phát triển công nghệ cần thiết xây
dựng vũ trụ ảo. Tại Facebook Connect, Zuckerberg trình diễn một chút về tham vọng siêu
vũ trụ của mình. Trong màn demo này, người dùng gặp nhau trong khơng gian ảo dưới
dạng phiên bản hoạt hình hoặc nhân vật viễn tưởng như robot, đại diện cho thực thể ảo
của họ.
CEO Meta dự báo đây là chặng đường dài và các yếu tố của metaverse sẽ phổ biến trong
5-10 năm tới. Công ty sẽ phải đầu tư nhiều tỷ USD trước khi vũ trụ ảo đạt quy mô lớn.
Facebook sẽ xây dựng một thế giới ảo dùng thực tế ảo (VR) hoặc thực tế ảo tăng cường
(AR) để người dùng đắm chìm trong một metaverse có đầy đủ mọi thứ của thế giới thật
từ phòng họp, khu vui chơi giải trí đến căn hộ của chính mình. Và cịn rất nhiều dự án
khác đang được thai nghén chực chờ bùng nổ khi Facebook đã bắn phát pháo khai màn
cho cuộc chơi ‘vũ trụ ảo’ metaverse.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, lần này Facebook đã thay đổi lập trình thuật tốn để quyết
định những gì xuất hiện trên News Feed của người dùng nhằm sử dụng những biểu tượng
cảm xúc (emoji) làm tín hiệu.
Nếu metaverse vận hành như kỳ vọng của Zuckerberg, nền tảng này sẽ cho phép
người dùng tùy chỉnh avatar cũng như tự do tơ vẽ, bài trí các khơng gian số bằng hình
ảnh, video, sách vở. Mọi người có thể mời bạn bè "tới nhà chơi" online, hay hai người có
thể cùng ngồi nghe hịa nhạc với nhau dù thực tế đang ở hai đầu thế giới. Metaverse có
những đặc điểm tương đồng với những đặc điểm của mạng xã hội thế hệ mới đó là cho
phép đa kết nối thông suốt giữa các nền tảng. Người dùng metaverse được trao quyền tự
19


do có thể tự thiết kế nội dung và trải nghiệm của họ. Người dùng tiếp nhận tin tức sẽ có
một trải nghiệm sâu và đa chiều hơn. Metaverse Các siêu thị ảo sẽ cho phép người dùng

có thể tương tác và mua sắm hàng hóa và nơi đây sẽ là nơi vận hành một nền kinh tế toàn
diện.
Zuckerberg cho biết vũ trụ ảo có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham
gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới. Zuckerberg đang kỳ vọng vũ trụ ảo
này sẽ đạt một tỉ người dùng trong thập niên tới.
3.4 Dự đoán tiềm năng trong tương lai của Facebook
Chúng ta không thể phủ nhận được những đóng góp và thành cơng của Facebook khi
trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Thế nhưng, những gì mà gã khổng lồ Facebook
đã bộc lộ ra cho thấy mạng xã hội này đã già nua và lỗi thời.
Tiềm năng trong tương lai của facebook hiện tại là không nhiều.Trong những năm tới
facebook sẽ tìm cách thay đổi, đây là điều tất yếu phải diễn ra.
Chưa rõ Facebook có đạt được mục tiêu khi đổi tên hay không, song không thể phủ
nhận đây là bước đi táo bạo. Đứng trước thử thách: Công ty đang đối mặt với những đối
thủ mạng xã hội mới, sự phẫn nộ từ nhà quản lý khắp thế giới và thế hệ người dùng tiềm
năng xem Facebook là cũ kỹ.

4. BÍ QUYẾT
Bí quyết số 1: Sáng tạo
Trên Facebook, video là hình thức quảng cáo tạo ra nhiều khách hàng nhất.
Có thể đảm bảo rằng hầu hết các website Thương mại điện tử E-commerce phát triển
nhanh nhất nào cũng đều đang sử dụng video.
Có thể tạo ra trải nghiệm thực tế về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua video. Nhiều
người không mua sản phẩm vì họ khơng tin tưởng hoặc khơng biết đến sự khác biệt của
sản phẩm này với các sản phẩm khác.

20


Nếu nói rằng video là chìa khóa thành cơng duy nhất để tối ưu việc chạy quảng cáo
trên Facebook thì điều này chưa thật sự chính xác. Hình ảnh cũng là một sự lựa chọn lý

tưởng, nhưng có một số quy tắc cần phải thực hiện:
a) Tránh dùng ảnh có sẵn (ảnh Stock)
Nếu bạn đang bán sản phẩm trực tuyến, bạn khơng nên sử dụng những bức ảnh có sẵn vì
người mua sẽ khơng tin tưởng vào những hình ảnh này.
b) Sử dụng ảnh có độ phân giải cao
Nếu ảnh chụp sản phẩm quá tối, không đẹp, mờ hoặc quá nhiều ảnh trong đó, nó sẽ
khơng hấp dẫn người xem và đồng thời làm giảm đi doanh thu của bạn.
Vì vậy, những bức ảnh bạn đăng lên cần có độ phân giải cao, sắc nét, rõ ràng và chuyên
nghiệp.
c) Sử dụng video có độ phân giải cao

Đối với video cũng vậy. Nếu video khơng có độ phân giải cao, rõ ràng và chun nghiệp
thì sẽ khơng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm.
d) Sử dụng hình ảnh con người kết hợp quảng cáo sản phẩm
Khi video kết hợp hình ảnh con người và sản phẩm được bán, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn
rất nhiều, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng.
21


Có thể thuê KOL hoặc sử dụng khách hàng đã sử dụng sản phẩm để quảng cáo cho sản
phẩm đó.
Bí quyết số 2: Dữ liệu
Thiếu đi yếu tố này chính là nguyên nhân hơn 70% việc chạy quảng cáo trên
Facebook bị thất bại- bởi vì họ khơng biết tận dụng dữ liệu. Quảng cáo Facebook chính là
một cuộc chơi về dữ liệu. Bạn càng có nhiều dữ liệu, thì chi phí bạn cần bỏ ra để thu hút
khách hàng của bạn càng thấp.
Một số khách hàng mới khởi nghiệp mặc dù có website xuất sắc, video, quảng cáo
sáng tạo hơn các doanh nghiệp lâu đời nhưng kết quả thu được vẫn ít hơn. Điều đó có
liên quan đến dữ liệu.
Tuy nhiên, chức năng nhắm mục tiêu cơ bản có sẵn trên Facebook không phải lúc nào

cũng làm tăng lợi nhuận và doanh thu. Trên thực tế, các doanh nghiệp có dữ liệu tối ưu
Quảng cáo Facebook nhưng chỉ sử dụng chúng với tần số rất thấp. Vì vậy, đâu mới là dữ
liệu mà người ta sử dụng?
Và đây là bí mật thứ hai để Quảng cáo Facebook: Lookalike Audiences và
Retargeting Audiences.
Lookalike Audiences
Đây là những khách hàng tiềm năng trên Facebook. Bạn có thể đồng bộ danh sách khách
hàng sẵn có với Facebook để tìm thấy đối tượng phù hợp.
Retargeting.
Đây là những người đã truy cập website của bạn, các website mua sắm. Họ cũng có thể
đã tương tác với doanh nghiệp của bạn trên Facebook, đó là những người đã click vào bài
post, nhấn Like, Share, Comment hoặc xem hơn 3 giây quảng cáo video của bạn.
Lookalike Audiences dựa trên lượt mua hàng và Remarketing Audiences lại dựa trên
lượng truy cập cũng như mức độ tương tác. Và đấy chính là bí quyết để tận dụng dữ liệu
từ quảng cáo Facebook.
Bí quyết số 3: Phễu
Nếu bạn khơng tạo Phễu tiếp thị khi tối ưu Quảng cáo Facebook chắc chắn sẽ khơng
thể gặt hái được thành cơng.
Theo đó, để bán được sản phẩm bạn cần phải thực hiện một vài bước nhằm dẫn dắt
một người từ lúc họ nhìn thấy quảng cáo của bạn lần đầu tiên cho đến khi có thể thuyết
phục được người đó mua sản phẩm của bạn.

22


Phân loại Phễu quảng cáo
Đầu vào của Phễu
Mục tiêu của những quảng cáo này là chuyển những đối tượng từ nhận biết sang
Lookalike Audiences và Remarketing Audiences.
Bạn không thể bán cho những người mà họ không biết về doanh nghiệp của bạn. Và

những loại quảng cáo này không chỉ giúp người xem biết đến doanh nghiệp của bạn mà
còn giúp bạn tăng tương tác với khách hàng.
Khi xem xét đầu vào của Phễu quảng cáo, bạn nên đánh giá lưu lượng truy cập, mức
độ tương tác và lượt xem chứ không phải doanh số bán hàng. Bạn cần xây dựng phễu của
mình với các khách hàng tiềm năng tương tác trước khi bắt đầu nghĩ đến việc bán hàng.
Phần giữa của Phễu
Mục tiêu của những quảng cáo trong giai đoạn này chính là chuyển đối tượng khách
hàng từ tương tác sang quan tâm, từ đó dẫn đến việc mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Trong giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Vì họ đã tương tác với bạn, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe những gì bạn nói hơn.
Đây có thể là những người đã xem quảng cáo video trước đây của bạn, đã thực hiện
những hành động tương tác như Like, Share, Comment. Do đó, bạn nên tạo ra những
video hấp dẫn để thu hút vào nhóm đối tượng này.
Đích đến của Phễu quảng cáo
Mục tiêu của giai đoạn này là chuyển mọi người từ quan tâm sang mua hàng.
Với giai đoạn cuối Phễu này, bạn cần tạo ra những quảng cáo có hứng thú để thu hút
những người thực sự quan tâm đến việc mua sản phẩm của bạn. Đây là nhóm người đã
truy cập vào các trang mua sắm trên website của bạn, thêm hàng vào giỏ hàng mà chưa đi
đến quyết định mua hoặc họ còn đang phân vân.
Nếu làm tốt trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.
Vì vậy, khả năng tối ưu quảng cáo có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng thu
hút mọi người trong từng giai đoạn và tạo dựng sự quan tâm. Sau đó, bạn có thể xác định
được dữ liệu liên kết từ những người đang nằm ở giai đoạn đích đến của Phễu quảng cáo
của mình.
23


5.ĐÁNH GIÁ
Không thể phủ nhận, việc ứng dụng Thương mại điện tử vào lĩnh vực mạng xã hội
là 1 thành cơng lớn. Và Facebook chính là minh chứng cho điều này. Việc facebook ra

đời là bước tiến lớn trong việc trong việc giao tiếp, kết nối mọi người với nhau, khơng
chỉ trong cùng quốc gia mà cịn cả trên tồn thế giới. Ở đây, bạn có thể bày tỏ những suy
nghĩ, cảm nhận, những sự kiện đáng nhớ trong đời hay thậm chí là bắt đầu cơng việc kinh
doanh của riêng mình. Chính nhờ Thương mại điện tử, Facebook đã tạo nên được những
dấu ấn và môi trường riêng của mình, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng và trở thành
mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên lợi ích đi kèm tác hại, việc
ứng dụng thương mại điện tử cũng đòi hỏi facebook phải đổi mới khơng ngừng và có
những biện pháp bảo vệ khách hàng của mình. Ngồi những biện pháp để đảm bảo an
toàn cho người dùng khi tham gia mạng xã hội của Facebook, chúng ta cũng cần tỉnh táo
trước những mối nguy hại đến từ Facebook và sử dụng Facebook một cách có hiệu quả.

24



×