Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HỒ THÀNH NHỰT

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU
TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HỒ THÀNH NHỰT

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU
TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. THÁI VĂN LONG

Đà Nẵng, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Hồ Thành Nhựt xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các dữ liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Cà Mau, ngày 10 tháng 7 năm 2021
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Hồ Thành Nhựt






vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
TÓM TẮT .....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ xiii

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2.Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 4
5. Giả thiết khoa học: ................................................................................................ 4
6. Đối tượng khảo sát và giới hạn nghiên cứu........................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 6
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC PHỔ THÔNG ....................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 11
1.2.1. Quản lý ......................................................................................................... 11
1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ....................................................... 16
1.2.3. Phát triển........................................................................................................ 17
1.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ........................................................ 17
1.3. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.............................................................................. 18
1.3.1. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông .............................................. 18
1.3.2. Những yêu cầu cụ thể của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học ... 19
1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông ................................................................................................................ 21


vii


1.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .................................................. 22
1.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .................................................. 22
1.4.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ...................................................................... 23
1.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ đội ngũ CBQL trường tiểu
học ................................................................................................................................. 23
1.4.5. Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ...................................................................... 24
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ...................................................................... 24
1.5.1. Tác động của Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản
tồn diện Giáo dục và Đào tạo ...................................................................................... 24
1.5.2. Giáo dục và Đào tạo trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ...................... 24
1.5.3. Những yếu tố tác động từ yêu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học đáp
ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới .................................................... 25
1.5.4. Nhận thức và sự tham gia, hưởng ứng của CBQL các trường tiểu học là
một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng ............................................................. 25
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THƠNG. ................................................... 26
2.1. Mơ tả q trình khảo sát ......................................................................................... 26
2.1.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................... 26
2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát ....................................................................... 26
2.1.3. Phương pháp, nội dung và xử lý kết quả khảo sát......................................... 26
2.2 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục mầm non huyện Phú Tân, tỉnh
Cà Mau .......................................................................................................................... 29

2.2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội TP. Cà Mau ............................. 29
2.2.2. Khái quát chung về giáo dục tiểu học TP. Cà Mau ....................................... 32
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà
Mau ................................................................................................................................ 32
2.3.1. Tình hình trường, lớp, học sinh ..................................................................... 32
2.3.2. Thực trạng Thực trạng về số lượng CBQL ................................................... 32
2.3.3. Thực trạng về cơ cấu ..................................................................................... 32


viii

2.3.4. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo
đức ................................................................................................................................. 33
2.3.5. Thực trạng đánh giá phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý về
chuẩn hiệu trưởng trường TH theo chức danh HT cơ sở giáo dục phổ thông............... 33
2.4 Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở TP. Cà Mau tỉnh Cà
Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ....................................................... 36
2.4.1. Thực trạng nhận thức về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu
học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ..... 36
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông .............................................................................................................................. 37
2.4.3. Thực trạng quy hoạch, sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông ................................................................................................. 38
2.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông .............................................................................................................................. 40
2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

phổ thông ....................................................................................................................... 41
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ............ 43
2.5.1. Tác động của Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI về Đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và của Luật Giáo dục sửa đổi 2019 ................................................. 43
2.5.2. Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau
trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .................................................... 43
2.5.3. Những yếu tố tác động từ yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ
thơng mới ....................................................................................................................... 43
2.5.4. Nhận thức và sự tham gia, hưởng ứng của đội ngũ CBQL trường tiểu học
là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng ......................................................... 44
2.5.5. Nguồn lực đầu tư tài chính, chế độ chính sách ............................................ 44
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông .............................................................................................................................. 44
2.6.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 45
2.6.2. Hạn chế ......................................................................................................... 46


ix

2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................... 47
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. ................................................... 49
3.1. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà
Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .................................. 49
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ......................................................................... 51
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................. 51

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................ 51
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................. 52
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................ 52
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo
TP. Cà Mau và tổ chức, chỉ đạo thông qua sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng
trường tiểu học ............................................................................................................... 52
3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau
tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .......................................... 53
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm, năng lực của
người cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông .................................................................................... 53
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông ........................................................................................................ 55
3.3.3. Biện pháp 3: Sàng lọc, luân chuyển, bổ nhiệm phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông ........................................................................................................ 59
3.3.4. Biện pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông ........................................................................................................ 63
3.3.5. Biện pháp 5: Tạo động lực và điều kiện phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông ....................................................................................................................... 68
3.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông .............................................................................................................................. 70
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................................. 74


x


3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp................................... 75
3.5.1. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm ...................................................... 75
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm ..................................................................................... 76
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 83
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


xi

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BD

Bồi dưỡng

2

BDCM


Bồi dưỡng chun mơn

3

CB

Cán bộ

4

CBQL

Cán bộ quản lư

5

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

6

GD

Giáo dục

7

GD&ĐT


Giáo dục & Đào tạo

8

GDTX

Giáo dục thường xuyên

9

GDTH

Giáo dục Tiểu học

10

NV

Nhân viên

11

HS

Học sinh

12

KTXH


Kinh tế xă hội

13

QL

Quản lư

14

PH

Phụ huynh

15

PHHS

Phụ huynh học sinh

16

TH

Tiểu học

17

THCS


Trung học cơ sở

18

THPT

Trung học phổ thông

19

TP

Thành phố

20

UBND

Ủy Ban nhân dân


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên các bảng

Trang


2.1.

Quy ước thang đo của câu 2 với 4 mức độ: 1- Chưa đạt, 2Đạt, 3- Khá, 4- Tốt.

27

2.2.

Quy ước thang đo của câu 1, câu 3 đến câu 8 với 5 mức độ

27

2.3.

Nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

36

2.4.

Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường tiểu học thành phố Cà Mau của Phòng GD&ĐT

37

2.5.


Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường tiểu học thành phố Cà Mau của Hiệu trưởng trường
TH

37

2.6.

Số liệu CBQL được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân
chuyển trường tiểu học

38

2.7.

Số liệu về công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL trường tiểu học

41

2.8.

Số liệu về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát
triển đội ngũ trường tiểu học

42

3.1.

Mức độ cần thiết của các biện pháp


76

3.2.

Mức độ khả thi của các biện pháp

77


xiii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên các sơ đồ

Trang

1.1.

Sơ đồ chức năng quản lý

12

3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp

75



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “ Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người. Đây là trách
nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực
lượng nòng cốt, có vai trị quan trọng” [2].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất
lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục…Phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội
nhập quốc tế. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản
lý” [4].
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Với đất nước Việt Nam ta cũng
vậy, Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là then
chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối

sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” [6].
Theo đó Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20
tháng 7 năm 2018 Quy định chuẩn chức danh hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và
gần đây nhất vào ngày 26/12/2018 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 32/2018-TTBGDĐT Ban hành chương trình giáo dục phổ thơng mới. Nhìn chung các văn bản trên
đã xác định công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL là một trong những yêu cầu cấp thiết
nhằm xây dựng đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung; đặc biệt
là hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành
công của giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục có vai


2
trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo
dục.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục nước ta được xây dựng ngày càng vững mạnh, phần lớn có bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức tốt và lối sống lành mạnh, trong sáng, trình độ chun
mơn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng nước ta.
Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học có đủ phẩm
chất, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ; năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
để giúp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của bậc học
tiểu học - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân và u cầu đổi mới trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là vấn đề cấp bách và quan trọng.
Khi nói về cán bộ quản lý Bác khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"; "Huấn luyện
cán bộ là công việc gốc của Đảng".... “Thực tế cho thấy, trong bất cứ hoàn cảnh nào,
nhất là vào những thời điểm quyết định hoặc có tính bước ngoặc lịch sử, vận nước đặt
tất cả vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược…”
Trong bài viết về "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác

chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng có bài viết: “Một số vấn đề
cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”.
Bài viết đã nêu: “Như chúng ta đã biết, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ
lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trị quyết định; cơng tác cán
bộ khơng chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà cịn là mắt xích
trọng yếu trong tồn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng. Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ bắt đầu chuẩn bị thành lập Đảng bằng việc
đào tạo và huấn luyện cán bộ. Bác khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"; "Huấn luyện cán bộ
là cơng việc gốc của Đảng".Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Sau gần 35
năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
3 khóa VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng
thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng
u cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế; cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực cơng tác có sự cân
đối, hợp lý hơn; nguồn quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, cơ bản bảo đảm


3
sự chuyển tiếp và kế tục giữa các thế hệ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nước ta có lập
trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương
mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, ln tu dưỡng, rèn luyện; trình độ, năng lực được nâng
lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo,
thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế…Nhiều
cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp tích cực cho sự phát triển
của đất nước. Đồng chí Tổng Bí thư cũng đã nhìn nhận là: “Tuy nhiên, cũng cần thấy
rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn
chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt chỉ tiêu mong

muốn. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu
ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa tồn diện, có mặt cịn
hạn chế, yếu kém; khơng ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chun
nghiệp, làm việc khơng đúng chun mơn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao
tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế cịn nhiều hạn chế. Khơng ít cán
bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút
ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"…Cần khẳng
định rằng, sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ trong mấy chục
năm qua là nhân tố hàng đầu quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử của cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Song, những khuyết điểm, yếu
kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là
một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước.” Rõ ràng là công tác phát triển cán bộ quản lý cực kỳ quan
trọng. Chính vì vậy, từ chỗ nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và cơng tác
cán bộ, trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo thành phố Cà Mau đã thực
hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng về cơng tác cán bộ, có sự vận dụng sáng tạo
phù hợp với thực tiễn địa phương; rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL
nói chung, CBQL trường TH nói riêng và đã đạt được một số kết quả khả quan. Mặc
dù, công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có sự chuyển biến mạnh mẽ,
nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học thành phố Cà Mau hiện
nay xét về số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của
đổi mới giáo dục phổ thông và nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ CBQL là một vấn


4
đề cần thiết, có ý nghĩa quyết định tạo ra sự chuyển biến chất lượng giáo dục tiểu học

theo chương trình, sách giáo khoa phổ thơng mới ở địa phương. Đặc biệt là cho đến
nay ở địa phương vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì thế,
với trách nhiệm và tâm huyết của người cán bộ quản lý trường cấp Sở GD&ĐT trên
địa bàn, tác giả chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” để
nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý trường TH thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau luận văn sẽ đề xuất
một số biện pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường TH thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu
học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2 Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành
phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà
Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
5. Giả thiết khoa học:
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà
Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đã đạt được triển khai và đạt một số
kết quả; song vẫn còn bất cập. Nếu khảo sát đánh giá đúng thực trạng; từ đó đề xuất

được các biện pháp cần thiết và khả thi thì phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay sẽ đạt được nhiều hiệu quả .


5
6. Đối tƣợng khảo sát và giới hạn nghiên cứu
6.1. Đối tượng khảo sát:
+ 20 hiệu trưởng; hiệu phó; tổ chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Cà Mau và 6 chuyên gia ngoài ngành GD&ĐT thành phố Cà Mau
+ 100 giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cà Mau
6.2. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông tại các trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Thực hiện việc nghiên cứu thực trạng trong 3
năm học từ năm 2017 đến 2020.
Giới hạn đối tượng điều tra: Đề tài tiến hành việc tham khảo ý kiến từ 20 cán bộ
quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn); 100 giáo viên thuộc các
trường TH thành phố Cà Mau và ý kiến của một số cán bộ Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT thành phố Cà Mau.
Phạm vi về địa bàn: Thành phố Cà Mau
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các tài liệu lý
luận chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp
luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo dục đào tạo; các cơng trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, sơ kết, tổng kết
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau hiện
nay

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá khách quan về thực trạng Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông,
chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:
7.2.1. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành khảo nghiệm xin ý kiến chuyên gia để khẳng định tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này sử dụng trong quá trình tổ chức khảo sát, điều tra, xin ý kiến
về thực trạng và biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố
Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.


6
7.2.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát CBQL, GV thu thập thông tin về thực trạng
việc sử dụng các phương pháp giúp điều tra, khảo nghiệm, xin ý kiến về thực trạng và
biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà
Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả của việc
điều tra và quá trình khảo nghiệm nhằm xác nhận cơ sở thực tiễn và đánh giá tính hiệu
quả, tính khả thi của đề tài.
Các số liệu thống kê khảo sát thực trạng sẽ được xử lý tỷ lệ %, tính trung bình
bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS. Số liệu khảo sát được phân tích dựa vào tỉ lệ
phần trăm trên tổng số người trả lời tiêu chí khảo sát. Thang đo được sử dụng là 3, 4, 5
mức độ.
7.2.5. Phương pháp khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất.

Các số liệu khảo sát trước và sau khảo nghiệm được xử lý bằng phần mềm
SPSS hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý Phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường TH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Kết quả
nghiên cứu lý luận của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường TH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông.
8.2. Thực tiễn của đề tài
Luận văn đã phân tích được thực trạng Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng.
Qua đó Luận văn đề xuất được các biện pháp Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông..
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ
QLGD, GV các trường tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí Phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông.


7
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành
phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thành
phố Cà Mau tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.



8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Có thể nói vấn đề phát triển đội ngũ CBQL được các nhà nghiên cứu ngoài
nước từ xa xưa đã rất quan tâm, đã đề xuất được nhiều giải pháp có hiệu quả nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Trên thế giới tư tưởng quản lý sơ khai đã xuất hiện từ các tư tưởng triết học cổ
của Hy Lạp và Trung Hoa cổ đại: Đó là các tư tưởng của Xôcrát (469-399 TrCN),
Platon ( 427-347 Tr.CN) hay các nhà hiền triết của Trung Hoa như Khổng Tử (551478 Tr CN), Mạnh Tử (372-289 TCN). Sự đóng góp của các tư tưởng này là tiền đề
cho sự phát triển của khoa học quản lý về sau. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
quản lý mới phát triển thành một mơn khoa học và nó nâng tầm lên thành một nghệ
thuật với các học thuyết tiêu biểu của C.Mác, TayLo.
Hiện nay ở nhiều quốc gia công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt
là đội ngũ CBQLGD rất được chú trọng. Một số bang của Mỹ và một số nước cũng đã
xây dựng các chuẩn nghề nghiệp cho cán bộ quản lý trường học:
“ Chuẩn quốc gia Hiệu trưởng của Anh : Có 6 tiêu chuẩn :
- Tiêu chuẩn 1. Xác định tầm nhìn và kế hoạch chiến lược của nhà trường.
- Tiêu chuẩn 2. Quản lý việc dạy và học
- Tiêu chuẩn 3. Tự phát triển bản thân và phối hợp công tác - Tiêu chuẩn 4.
Quản lý tổ chức
- Tiêu chuẩn 5. Trách nhiệm báo cáo/ Giải trình kết quả hoạt động của nhà
trường
- Tiêu chuẩn 6. Xây dựng và củng cố mối quan hệ với cộng đồng địa phương

Chuẩn trình độ quản lý trường trung học của Trung Quốc: Thể hiện các hoạt
động quản lý :
- Quản lý hành chính
- Quản lý giáo dục đạo đức
- Quản lý giảng dạy
- Quản lý giáo dục
- Quản lý công chức
- Quản lý tổng vụ.”(30)


9
Vào các năm 500 đến 300 trước Công Nguyên, tại Trung Hoa cổ đại đã xuất
hiện các tư tưởng quản lý của Khổng Tử nhằm mục đích đào tạo lớp người cai trị xã
hội. Tư tưởng quản lý đó được xây dựng trên cái cốt triết lý là đạo nhân, ông đã đúc
kết các yếu tố nói trên để đi đến việc định ra các hình mẫu về phẩm chất và năng lực
của tầng lớp những người quản lý xã hội chuyên nghiệp như “quân tử” và “kẻ sĩ”. Tư
tưởng nói trên, tuy chưa thực sự chuyên sâu về quản lý, nhưng đã thể hiện những quan
điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong xã hội lúc bấy giờ.
Trong cuốn “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường” V.A Xukhomlinxki đã
nêu rõ cụ thể cách tiến hành phân tích và khảo sát giúp đội ngũ CBQL nhằm thực hiện
tốt và có hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Khơng chỉ có thế,
đứng ở góc độ nghiên cứu lý luận giáo dục học, hầu hết các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả Liên Xô (cũ) đã đề cập tới lực lượng giáo dục; trong đó có nêu lên vai trị,
vị trí, chức năng của CBQL nhà trường. Đó là các cơng trình tiêu biểu như: Ilina. T.A.
với tác phẩm Giáo dục học (tại tập 3: Những cơ sở của công tác giáo dục; Savin N. V
với tác phẩm Giáo dục học. Năm 1991, tổ chức UNESCO đã cho xuất bản cuốn La
Gestion administrative et Pédagogique des écoles (Quản lý hành chính và sư phạm
trong các nhà trường tiểu học) của Jean Valérien.
Trong các điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục: (Môi trường kinh tế giáo
dục; chính sách và cơng cụ thể chế hóa giáo dục; cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính

giáo dục, thì các nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới đều khẳng định CBQL là
điều kiện cơ bản, quyết định sự phát triển của giáo dục. Thực tế nhiều nước đi vào cải
cách giáo dục, phát triển giáo dục thường bắt đầu bằng phát triển đội ngũ CBQL.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, liên quan đến các vấn đề về phát triển đội ngũ CBQL đã có những
nghiên cứu. Từ những năm 90 trở về trước đã có một số cơng trình của nhiều tác giả
bàn về lý luận quản lý trường học và các hoạt động quản lý nhà trường như: Nguyễn
Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ với Tập các bài giảng về QLGD (Trường CBQL giáo dục
Trung ương I).... . Những năm đầu của thập kỷ 90 đến nay đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu có giá trị như: “Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB Thống kê Hà
Nội năm 1999); “Tập bài giảng lý luận đại cương về quản lý” của Nguyễn Quốc Chí
và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 1998); Tác giả Lê Vũ Hùng với bài “Cán bộ quản lý
giáo dục - đào tạo trước yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước” trên tập san Nghiên cứu Giáo dục, tháng 1/1999. “Tập bài giảng lớp CBQL
phòng GD&ĐT” của trường CBQL GD&ĐT(Hà nội năm 2000); “Giáo trình khoa học
quản lý” của Phạm Trọng Mạnh do NXB ĐHQG Hà Nội năm 2001. Bên cạnh đó còn


10
có những bài viết đề cập đến lĩnh vực QLGD như: “Vấn đề kinh tế thị trường, Quản lý
nhà nước và quyền tự chủ các trường học” của Trần Thị Bích Liễu – Viện KHGD
đăng trên tạp chí GD số 43 tháng 11/2002; “Đổi mới QLGD là khâu đột phá” của tác
giả Quế Hương, đăng trên báo Giáo dục & Thời đại ngày 01/12/2002; Tác giả Lê Vũ
Hùng trong bài viết “Cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo trước yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước” trên tập san Nghiên cứu Giáo dục, tháng 01/1999 đã chỉ ra rằng:
giáo dục đào tạo luôn là yếu tố then chốt trong quá trình CNH, HĐH đất nước “Sự
nghiệp GD&ĐT chỉ có thể hồn thiện sứ mệnh của mình nếu hệ thống các nhà trường
được đảm bảo bằng đội ngũ CBQL có đủ năng lực, phẩm chất bao gồm: đạo đức, văn
hóa quản lý, tầm nhìn lý luận, khả năng tác nghiệp và phong cách điều hành tiến trình

đào tạo thích hợp cho từng trường, từng cơ quan của hệ thống giáo dục quốc dân;
PGS. TS. Hoàng Tâm Sơn trong nghiên cứu của mình ở đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề
tổ chức khoa học lao động của người Hiệu trưởng” đã đưa ra các giải pháp và kiến
nghị về đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục các tỉnh phía Nam trước u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI; TS.Vũ Bá
Thể đã đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực để cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Phạm Minh Hạc trong “Giáo dục Việt
Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI” đã khẳng định: Đội ngũ giáo viên là một yếu
tố quyết định sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và đã đưa ra những chuẩn quy
định đào tạo giáo viên. Theo đó, năm 2002 Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá
Lâm, Nghiêm Đình Vỳ Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI (sách tham khảo), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hồng Tâm Sơn năm 2012 trong nghiên cứu của mình
“Một số vấn đề tổ chức khoa học lao động của người Hiệu trưởng” đã đưa ra các giải
pháp và kiến nghị về đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục các tỉnh phía Nam trước yêu
cầu CNH, HĐH đất nước trong nhữngnăm đầu của thế kỷ XXI - Trường cán bộ quản
lý Giáo dục và Đào tạo II, TP Hồ Chí Minh phát hành.
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu được công báo trên các
tập san chuyên ngành như Nghiên cứu giáo dục, phát triển giáo dục,....
Như vậy, vấn đề phát triển đội ngũ CBQL từ lâu đã được các nhà nghiên cứu
trong và ngồi nước quan tâm. Những cơng trình, bài viết này thực sự đã nghiên cứu
những mảng đề tài hết sức thiết thực cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên và
CBQL giáo dục phổ thông. Qua các cơng trình nghiên cứu của họ, thấy một điểm
chung đó là: Khẳng định vai trị quan trọng của các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL
trong việc nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy học ở các cấp học. Đây cũng là
một trong những tư tưởng lớn về phát triển giáo dục của Đảng ta. chưa có nghiên cứu
nào tập trung làm sáng tỏ các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH thành


×