Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o----------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

NGUYỄN THỊ HẠNH

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o----------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101



Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hạnh
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Lê Thái Phong

Hà Nội, tháng 06 năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Lê Thái Phong. Các công
tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng cụ thể và hợp pháp. Ngoài
phần tài liệu tham khảo đã trích dẫn, nội dung của luận án do tôi tự nghiên cứu và chưa
từng được công vố trong các cơng trình nghiên cứu trước đây. Tơi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm với sự trung thực của toàn văn luận án.
Hà Nội, 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tiến sĩ và viết luận án, tôi đã nhận được nhiều sự quan
tâm giúp đỡ, động viên đến từ thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và các bạn.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy hướng dẫn
của tơi, PGS,TS. Lê Thái Phong vì những hướng dẫn khoa học, hỗ trợ nghiên cứu và
gợi mở tri thức mới của thầy. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy tơi mới có thể hồn

thiện luận án của mình.
Tiếp theo, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại
học và các phòng ban chức năng Trường đại học Ngoại Thương đã luôn hỗ trợ tơi trong
q trình học tập và hồn thiện luận án. Xin cám ơn các thầy cô tham gia giảng dạy
chương trình nghiên cứu sinh, các thầy cơ trong các hội đồng sinh hoạt chuyên môn, hội
đồng bảo vệ luận án các cấp đã có những góp ý quý báu để tơi có thể hồn thiện luận án
của mình.
Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới Ban chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh
doanh, Trường Đại học Ngoại thương cùng các thầy, cô trong Khoa đã hỗ trợ và ln
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học nghiên cứu sinh và thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp giảng viên trong và ngoài trường, chuyên gia hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, các nhà đầu tư khởi nghiệp sáng tạo,
các nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cùng với những người bạn thân
thiết đã đóng góp những ý kiến, luận điểm quan trọng giúp tơi hồn hiện luận án của
mình. Trên thực tế tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ mà tôi không thể kể
hết được ở đây.
Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới gia đình thân yêu, đã ln
tin tưởng, động viên tơi hồn thành việc học tiến sĩ của mình. Đây là món q mà tơi
muốn giành tặng cho gia đình của tơi.


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ VII
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. VIII
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 6
6. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 9
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo .............. 9
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến huy động vốn cho khởi nghiệp.................... 12
1.3. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn khởi nghiệp
sáng tạo................................................................................................................. 17
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO .................................................. 27
2.1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo........................................ 27
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo .......................................... 27
2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...................................... 32
2.1.3 Hệ thống chính sách và pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo tại Việt Nam ................................................................................................. 34
2.2 Khái quát về huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ................. 35
2.2.1 Khái niệm về vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
........................................................................................................................... 35
2.2.2 Vai trò hoạt động huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
........................................................................................................................... 37
2.2.3 Các giai đoạn huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ............... 38


iv

2.3 Các lý thuyết liên quan đến hoạt động huy động vốn doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo .................................................................................................... 40
2.3.1 Lý thuyết huy động nguồn lực (Resource mobilization theory) .................. 40

2.3.2 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng (Asymetric information theory) ............ 42
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) ......................................................... 43
2.3.4 Lý thuyết mạng lưới xã hội (Social netwwork theory) ............................... 45
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo. ................................................................................................... 46
2.4.1 Cơ sở lập luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ............................................................................... 46
2.4.2 Ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ............................................................................... 49
2.4.3 Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với hoạt động huy động của doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo .................................................................................................. 52
2.4.4 Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đối với hoạt động huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo..................................................................... 53
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 55
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 55
3.2. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 58
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu sơ bộ ......................................................................... 58
3.2.2. Lấy ý kiến chuyên gia về mơ hình nghiên cứu sơ bộ................................. 59
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................ 62
3.3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 63
3.3.1 Vốn nhân lực và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp .. 64
3.2.2 Vốn xã hội và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp ...... 67
3.2.3 Đặc điểm của DNKNST và hoạt động huy động vốn ................................. 68
3.4. Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu .............................................. 70
3.4.1. Đo lường biến phụ thuộc .......................................................................... 70
3.4.2. Đo lường biến độc lập .............................................................................. 72
3.4.3. Biến kiểm soát .......................................................................................... 74
3.5. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 75
3.5.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 75



v

3.5.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 78
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 79
3.7. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ............................................................ 82
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 85
4.1 Thực trạng chung hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo Việt Nam ................................................................................................ 85
4.2 Kết quả thống kê mô tả.................................................................................. 91
4.3 Kết quả phân tích chuẩn bị hồi quy .............................................................. 98
4.4 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 101
4.4.1 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 101
4.4.2 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp trong giai đoạn Covid-19 ...................................................................... 104
4.4.3 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị huy động vốn của các doanh
nghiệp .............................................................................................................. 106
4.4.4 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới số vòng huy động vốn của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 108
4.4.5 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới giai đoạn huy động vốn của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 113
4.4.6 Kết quả mơ hình ảnh hưởng của ngành tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 118
4.4.7 Tổng hợp kết quả các giả thuyết của luận án............................................ 119
4.5 Kết quả phỏng vấn chuyên gia .................................................................... 121
4.6 Thảo luận các kết quả nghiên cứu............................................................... 125
4.6.1 Ảnh hưởng của vốn nhân lực tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo ........................................................................................ 125
4.6.2 Ảnh hưởng của vốn xã hội đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

khởi nghiệp sáng tạo ........................................................................................ 127
4.6.3. Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ............................................................................. 129


vi

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT
NAM....................................................................................................................... 132
5.1. Triển vọng phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo Việt Nam ...................................................................................................... 132
5.2. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ............................................................. 135
5.2.1 Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
......................................................................................................................... 135
5.2.2 Một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam .. 140
5.2.3 Một số khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển
đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.............................................................. 142
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 151
PHỤ LỤC 1................................................................................................................ I
PHỤ LỤC 2............................................................................................................... II
PHỤ LỤC 3.............................................................................................................. IV
PHỤ LỤC 4.............................................................................................................. VI


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

FFF

Family, Friend, Fools

Gia đình, Bạn bè, kẻ ngốc

VC

Venture capital

Quỹ đầu tư mạo hiểm

PE

Private Equity

Quỹ đầu tư tư nhân

CVC

Corporate venture capital

Quỹ đầu tư doanh nghiệp


DNKNST

Doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn sở
hữu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. ........................................................................ 20
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát định tính lần 1 ............................................................................ 60
Bảng 4.1 Tổng quan mẫu khảo sát........................................................................................ 91
Bảng 4.2 Số lượng doanh nghiệp theo mã ngành trong dữ liệu nghiên cứu ........................... 91
Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả biến sử dụng trong mơ hình .............................................. 92
Bảng 4.4 Thống kê trung bình hoạt động huy động vốn theo ngành ..................................... 93
Bảng 4.5 Thống kê tần số hoạt động huy động vốn theo vị trí địa lý ..................................... 94
Bảng 4.6 Thống kê tần số hoạt động huy động vốn theo loại hình doanh nghiệp .................. 95
Bảng 4.7 Thống kê tần số hoạt động huy động vốn theo giới tính......................................... 95
Bảng 4.8 Thống kê mô tả biến du học .................................................................................. 97
Bảng 4.9 Thống kê mơ tả biến nhóm sáng lập ...................................................................... 97
Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc ..................... 100
Bảng 4.11 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp ................................................................................................................................ 102
Bảng 4.12 Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong
giai đoạn Covid-19 ............................................................................................................ 104
Bảng 4.13 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị huy động vốn của các doanh
nghiệp ................................................................................................................................ 106
Bảng 4.14 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới số vòng huy động vốn của doanh nghiệp

.......................................................................................................................................... 109
Bảng 4.15 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị trung bình của mỗi vịng huy
động vốn ............................................................................................................................ 111
Bảng 4.16 Kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới giai đoạn huy động vốn của doanh
nghiệp ................................................................................................................................ 114
Bảng 4.17 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn cho mỗi giai đoạn: serie A và
Serie B ............................................................................................................................... 116
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Manova ............................................................................... 118
Bảng 4.19 Kết quả mơ hình hồi quy ảnh hưởng của ngành tới hoạt động huy động vốn...... 118


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp ........................................................ 46
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 56
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 58
Hình 3.3 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 63
Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể giai đoạn 2017 -2021
............................................................................................................................................ 86
Hình 4.2 Tổng số tiền đầu tư và số lượng các thương vụ đầu tư vào Việt Nam ..................... 87
Hình 5.1 Khó khăn của DNKNST Việt Nam ...................................................................... 133


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay năng lực đổi mới sáng tạo ngày càng được nhiều quốc gia đưa vào là
một trong các lợi thế cạnh tranh chính nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của nền kinh tế,

xã hội trong dài hạn (Schumpeter, 1934). Trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
được cho là đóng vai trị chính tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo của nền kinh
tế. Theo Lerner (1994), các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển hơn các doanh nghiệp lớn, cụ thể các doanh nghiệp nhỏ tạo ra
phần lớn việc làm cho xã hội từ sau những năm 1980, đồng thời các doanh nghiệp khởi
nghiệp đã tạo ra nhiều đổi mới hơn (Scherer, 1991). Xu hướng này vẫn tồn tại trong suốt
thế kỷ qua, đặc biệt là thời kỳ phát triển của Internet và cơng nghệ số. Do đó khơng thể
bác bỏ được vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với nền kinh tế trên thế
giới và đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Mục đích chính của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là giới thiệu các sản phẩm
mới ra thị trường với mơ hình kinh doanh có tính lặp và có thể mở rộng. Do đó, để doanh
nghiệp có thể phát triển tốt, điều kiện tiên quyết là có dịng vốn tốt để thực hiện kinh
doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gặp khó khăn khi tiếp cận các
nguồn lực cần thiết đặc biệt là vốn tài chính để phát triển do hạn chế về thông tin và rủi
ro đạo đức (Cassar, 2004; Cumming, 2005). Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn
sớm thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư từ bên ngồi, bởi tính mơ hồ
và khơng chắc chắn của mơ hình kinh doanh của mình. Điều này đặt ra thách thức cho
doanh nghiệp và các nhà đầu tư khởi nghiệp cần tìm thấy những tín hiệu chung để hỗ
trợ trong việc ra quyết định đầu tư. Do đó hướng nghiên cứu về các tín hiệu ảnh hưởng
đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là điều cần thiết.
Phần lớn các nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo đã tập trung vào tìm hiểu các hình thức huy động vốn. Đồng thời chỉ ra
được mối quan hệ tương quan và nhân quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn thông qua các nghiên cứu thực chứng dựa vào các dữ liệu tin cậy trên thế giới
(Cassar, 2004; Hsu, 2007; Nofsinger & Wang, 2011; Cole & Sokolyk, 2018). Các
nghiên cứu này đều đồng quan điểm rằng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có nhiều
thơng tin khơng chắc chắn do đó nhà đầu tư thường dựa trên các tiêu chí như vốn nhân
lực của nhà sáng lập (Ebbers & Wijnberg, 2012; Gulati & Higgins, 2003), vốn xã hội



2

(Starr & MacMillan, 1990; Shane & Cable, 2002; Florin và cộng sự, 2003) và kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp (Delmar & Shane, 2004). Những tiêu chí này được thể hiện thông
qua nhiều cách đo lường khác nhau, nhưng kết quả đều cho thấy có sự tương đồng nhất
định về kết quả tìm thấy của các nghiên cứu trên. Tuy nhiên vẫn có những nghiên cứu
khơng đồng tình với một số kết quả nghiên cứu. Chính vì vậy chủ đề nghiên cứu này
vẫn là chủ đề mới và còn nhiều tranh cãi, nghiên cứu của luận án được thực hiện tại
quốc gia mới nổi và được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển sẽ mang lại góc nhìn
mới cho bức tranh chung của thế giới về huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo.
Tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu liên quan đến tiếp cận nguồn tài chính được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu liên quan đến
chủ đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo hầu
như chưa có. Ngun nhân một phần do thơng tin của những hình thức huy động vốn
khơng được cơng bố rộng rãi trên thông tin đại chúng hoặc chưa được điều tra khảo sát
bởi tổ chức uy tín khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn khi triển khai nghiên cứu tìm
hiểu hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Mặt khác thị trường tài chính hỗ trợ cho
DNKNST đang cịn rất mới và biến động, nên các nghiên cứu trong lĩnh vực này vấn
còn hạn chế.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có những nét tương đồng với thế
giới, đó là có sự tham gia của đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái, đặc biệt một
phần không thể thiếu là các quỹ đầu tư mạo hiểtm. Sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo
hiểm vào các vòng gọi vốn mang lại bước tiến vượt bậc trong thị trường vốn tại Việt
Nam, các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào kênh vốn vay ngân hàng hay các tổ
chức tín dụng khác. Bắt đầu xuất hiện từ trước năm 2011 tuy nhiên đến năm 2018, 2019
và 2020 chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng các thương vụ đầu tư lẫn tổng giá trị vốn
được đầu tư cho các DNKNST Việt Nam. Trong đó năm 2018 thu hút được hơn 900
triệu Đô la Mỹ và năm 2021 thu hút được hơn 1,2 tỷ Đô la Mỹ bất chấp bối cảnh nghiêm

trọng của đại dịch Covid-19 (VPĐA844, 2021). Với thực trạng này cho thấy tiềm năng
phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam là rất lớn, và nhu cầu được tài
trợ vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt là DNKNST là cấp thiết. Chính
vì vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp thực sự cần hỗ trợ tài chính từ bên ngồi, đặc biệt là


3

doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Do đó nghiên cứu về hoạt động huy động vốn hay
đầu tư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là thực sự cần thiết để thúc đẩy hình
thức huy động vốn mới này tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ góp phần ý nghĩa khơng nhỏ đối với cơ sở lý thuyết tại Việt
Nam, cụ thể tổng hợp và đưa ra được các khái niệm và lý thuyết cơ bản liên quan đến
khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, góp phần nền tảng cho các doanh
nghiệp, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nghiên cứu của luận án cũng đóng góp góc nhìn mới cho
bức tranh về huy động vốn khởi nghiệp trên thế giới từ nền kinh tế mới nổi tại Đơng
Nam Á.
Chính vì vậy, luận án với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” muốn tập trung
vào nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của
DNKNST, áp dụng vào phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của DNKNST
Việt Nam để từ đó đề xuất các kiến nghị cho DNKNST, nhà đầu tư và chính phủ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận án là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động huy động vốn của DNKNST trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các khuyến nghị
nhằm nâng cao khả năng và giá trị huy động vốn của các doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
(i) Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động huy động vốn của DNKNST;

(ii) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động huy động vốn
của các DNKNST;
(iii) Đề xuất một số kiến nghị với các bên liên quan nhằm tăng cường hoạt động
huy động vốn của DNKNST.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung


4

- Thứ nhất, luận án tập trung vào phân tích “hoạt động” huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Từ “hoạt động” trong luận án hàm ý các “kết quả” liên
quan đến việc huy động vốn tài chính của doanh nghiệp, khơng bao gồm mơ tả q trình
huy động vốn tài chính. Cụ thể là khả năng huy động được vốn hay khơng, và giá trị
DNKNST đó huy động được vốn.
- Thứ hai, kết quả huy động vốn tài chính mà luận án hướng đến là kết quả huy
động vốn đầu tư sở hữu, có nghĩa là hình thức đầu tư đổi lại tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp
khởi nghiệp chứ khơng phải vì mục tiêu thu lại lãi suất có kỳ hạn như hình thức vay vốn
hay cho thuê tài chính khác. Cụ thể luận án tập trung vào kết quả huy động vốn đầu tư
mạo hiểm từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital – VC) , nhà đầu tư thiên thần
(Business Angel – BA) và các quỹ tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator), và không bao
gồm đầu tư vốn chủ sở hữu tư nhân (Private Equity – PE).
- Thứ ba, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong phạm vi nghiên cứu của luận
án là các doanh nghiệp: (i) đã đăng ký kinh doanh; (ii) chưa thực hiện phát hành cổ phần
công khai lần đầu (IPO); (ii) thời gian hoạt động dưới 10 năm; (iv) có yếu tố cơng nghệ
trong mơ hình kinh doanh.
- Thứ tư về phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Như đã

trình bày ở phần tổng quan tình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn (Mục 1.2.3) các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn được
nhóm thành 3 nhóm là các yếu tố thuộc về đơi ngũ doanh nhân, các yếu tố thuộc doanh
nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Tuy nhiên do hạn chế về dữ liệu thu
thập được, luận án chỉ tiếp cận các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm doanh nhân
và doanh nghiệp KNST. Một yếu tố liên quan đến địa điểm đặt trụ sở kinh doanh có thể
xem là yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi tuy nhiên luận án tiếp cận như là biến kiểm
soát của mơ hình nghiên cứu.
Về thời gian: Luận án thực hiện nghiên cứu các doanh nghiệp khởi nghiệp sảng
tạo trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến tháng 06/2021. Các tài liệu nghiên cứu được
thu thập từ trước tới nay và cập nhật đến tháng 06/2021.
Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu với các DNKNST trên cả nước,
được thu thập trên nền tảng dữ liệu đầu tư CrunchBase. Chủ yếu các doanh nghiệp đến
từ hai thành phố lớn đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.


5

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Với nghiên cứu định tính,
luận án tiếp cận phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp hồi quy và phương pháp ước lượng tương quan cũng như phương pháp
kiểm định sự khác biệt. Sau đây là tóm tắt các phương pháp được sử dụng trong luận án.
-

Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Luận án sử dụng các trang web hỗ trợ tìm kiếm nghiên cứu như Google Scholar,

Science Direct để tìm kiếm các từ khoá tiếng Anh, sử dụng trang web của Tạp chí khoa
học Việt Nam trực tuyến để tìm kếm các từ khố tiếng Việt. Kết quả tìm kiếm được sàng
lọc thơng qua tên bài, tóm tắt bài. Sau đó các tài liệu phù hợp với chủ đề nghiên cứu của
luận án được tổng hợp và phân tích dựa vào đề cương nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
Từ đó hệ thống về tổng quan tình nghiên cứu, cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu đề
xuất.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp nghiên cứu tài liệu theo một chủ
đề đã được xác định, trong đó, tách ra thành các nội dung chi tiết. Trong luận án, sau
khi nghiên cứu tại bàn về các từ khoá nghiên cứu như “entrepreneurial financing”,
“startup financing”, các kết quả tìm được sẽ được tổng hợp và phân tích thành các nhành
nghiên cứu chính. Từ đó các chủ đề nghiên cứu được hình thành và trình bày trong phần
tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng trong nghiên cứu của luận án.
Thứ nhất, với mục tiêu là kiểm tra sơ bộ mơ hình nghiên cứu đề xuất từ tổng hợp tài liệu
và khám phá thêm các yếu tố mới để đưa vào nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng
phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thực hiện. Tiếp theo phương pháp phỏng vấn
sâu được sử dụng nhằm khám phá thêm một số góc nhìn từ phía doanh nghiệp khởi
nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia từ kết quả của phần định lượng. Việc thực hiện phỏng
vấn, tác giả sử dụng phương pháp ghi chú tốc kí, đoạn phỏng vấn được ghi âm và chuyển
đổi thành văn bản. Đối tượng phỏng vấn chuyên gia được chia làm 3 nhóm: (i) chuyên
gia lý thuyết, (ii) nhà đầu tư, (iii) doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Những đối tượng


6

được phỏng vấn đều hiểu biết về chuyên môn trong lĩnh vực tài trợ vốn cho DNKNST,
hoặc đã từng có kinh nghiệm trong việc đầu tư vốn cho các DNKNST.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án sử dụng phương pháp thu thập thu thập dữ liệu thủ công thông qua kênh
chính là CrunchBase (có trả phí) và các trang thông tin công khai như: cổng thông tin
doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và đầu tư, PitchBook, Linkedin, Facebook và các
phương tiện truyền thông đại chúng khác. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng
các kỹ thuật thống kê và mơ hình hồi quy bằng phần mềm Stata. Mục đích là tìm ra ý
nghĩa thống kê của một số biến tới kết quả hoạt động huy động vốn và mối quan hệ của
biến độc lập tới hoạt động huy động vốn. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy với biến nhị phân thơng qua hàm Logit và Probit. Đồng thời sử dụng hàm Tobit để
kiểm chứng đối với biến giá trị huy động vốn.
Từ những kết quả thu được, tác giả tiến hành sàng lọc, thảo luận và giải thích các
kết quả đã tính tốn được và từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách đối với các cơ quan có
thẩm quyền có liên quan dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu thập được. Đồng
thời cũng nêu ra những phần còn hạn chế của nghiên cứu để làm tiền đề cho các nghiên
cứu trong tương lai.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đóng góp mới về lý luận
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp,
DNKNST và huy động vốn của DNKNST ở trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó hệ
thống hoá các khái niệm, kiến thức, lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo và huy
động vốn khởi nghiệp sáng tạo. Những tổng hợp này đóng góp khá quan trọng cho các
nghiên cứu sau này vì cung cấp bức tranh toàn cảnh về DNKNST cũng như huy động
vốn của DNKNST tại Việt Nam.
Thứ hai, luận án đã xây dựng và kiểm định được mơ hình nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Một số yếu tố thuộc vốn nhân
lực, vốn xã hội và vốn tổ chức dù có hay khơng ảnh hưởng cũng có ý nghĩa nhất định
đối với hệ thống lý thuyết nghiên cứu, đặc biệt tại Việt Nam.
Thứ ba, luận án có cập nhật được tình hình huy động vốn của DNKNST trong
bối cảnh Covid -19, là một yếu tố quan trọng và kịp thời có ảnh hưởng lớn đến hoạt



7

động khởi nghiệp của các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu của luận án cũng có những đóng góp nhất định. Đó là các doanh nghiệp
với nhóm sáng lập có khả năng huy động được vốn tốt hơn, đồng thời dự thi các cuộc
thi khởi nghiệp cũng mang lại tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trong giai đoạn khó khăn
này.
Thứ tư, các nghiên cứu hiện nay trên thế giới chủ yếu thực hiện ở các nước phát
triển nơi có nền kinh tế, văn hoá xã hội phát triển và người dân khơng cần thiết phải tìm
kiếm mơi trường học tập hiện đại hơn. Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh quốc
gia đang phát triển, nơi mà người dân thường tìm kiếm mơi trường học tập tốt hơn thơng
qua du học ở các nước tiên tiến. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phát hiện và bổ sung
vào lý thuyết yếu tố du học nước ngoài, đây là kết hợp giữa vốn nhân lực và vốn xã hội
của doanh nhân. Kết quả cho thấy, việc doanh nhân đi học đã có ảnh hưởng tích cực rõ
rệt tới khả năng và giá trị huy động vốn cũng như khả năng gọi vốn ở các vòng tiếp theo.
Thứ năm, việc doanh nghiệp tham dự các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo có ảnh
hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn ở mức độ phù hợp. Nghĩa là có sự khác biệt
giữa doanh nhân đi thi và doanh nhân không đi thi trong lăng kính đánh giá của nhà đầu
tư. Chính vì thế ở một nước đang phát triển như Việt Nam, các cuộc thi khởi nghiệp
đang được khuyến khích từ phía nhà nước nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng
tạo. Kết quả nghiên cứu củng cấp thêm bằng chứng về lợi ích của việc tham các cuộc
khi KNST.
- Đóng góp mới về thực ttiễn
Thứ nhất, luận án có ý nghĩa thực tiễn là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cho DNKNST. Bởi những quan điểm
và kết luận rút ra liên quan đến hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo tại Việt Nam chủ yếu dựa vào nghiên cứu định tính, chưa có cơ sở từ định
lượng được chứng minh. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở tin cậy
để các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù

hợp.
Thứ hai, bộ dữ liệu và danh sách các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được
đưa vào nghiên cứu trong luận án là địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp và doanh nhân
khác có thể học hỏi. Tìm hiểu mơ hình kinh doanh phù hợp với thực thế tại doanh nghiệp
mình. Từ đó góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.


8

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 05 chương như
sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng
Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Một số khuyến nghị và kết luận


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp (new venture, entrepreneurial firm) là
một trong những hướng chính và lâu đời nhất của các nhà khoa học về khởi nghiệp
(Carlsson và cộng sự, 2013; Wiklund và cộng sự, 2011). Nghiên cứu về lĩnh vực này
cũng xuất hiện từ những thời gian đầu tiên mà lý thuyết về khởi nghiệp và tinh thần
doanh nhân xuất hiện. Bắt đầu từ nghiên cứu của Schumpeter (1912, 1934), doanh
nghiệp khởi nghiệp đã được nhắc đến với ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của

kinh tế, đồng thời quan điểm của Schumpeter về khởi nghiệp với đổi mới sáng tạo là
trọng tâm, nền kinh tế lấy đổi mới sáng tạo làm trọng tâm chứ không phải là nỗ lực của
các chính phủ trong việc ban hành các chính sách (Schumpeter, 1934). Theo đó, luận án
mặc dù tiếp cận DNKNST (Startups hay Start-ups) tuy nhiên gốc rễ của vấn đề vẫn là
doanh nghiệp khởi nghiệp (new venture). Cách tiếp cận này cũng bao hàm trong phần
tổng quan tình hình nghiên cứu, bởi hướng nghiên cứu có nhiều nét tương đồng. Các
chủ đề nghiên cứu nghiên cứu tập trung vào loại hình doanh nghiệp này rất đa dạng, có
thể tóm tắt lại ở ba nhóm chính sau: (i) Q trình hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo; (ii) Những vấn đề về quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (iii) Môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Quá trình hình thành doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo
Các chủ đề nghiên cứu về
doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo

Những vấn đề về quản lý doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo

Hình 1.1 Các chủ đề nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
(i) Các nghiên cứu về quá trình hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Sự hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được xem là q trình hình
thành từ con số khơng tời khi nó là một thực thể nhất định, do đó trong suốt quá trình
nghiên cứu về chủ đề này, các nhà khoa học vẫn luôn tranh cãi về việc đây là quá trình
hay là chỉ là một sự kiện (Baron & Markman, 2018; McMullen & Dimov, 2013; Shane,



10

2012; Vogel, 2017). Quy trình này được xem là quá trình doanh nhân thực hiện một
chuỗi các hành động để hình thành nên doanh nghiệp mới, và các hoạt động này thay
đổi liên tục tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là DNKNST
(Baron & Markman, 2018). Q trình này đi từ lúc doanh nhân có ý định khởi nghiệp,
tới việc nhận ra các cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp và hình thức doanh nghiệp mà họ
lựa chọn để khởi tạo, cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình này (Vogel, 2017).
Mặc dù DNKNST trở thành một thực thể rất quan trọng với nền kinh tế tuy nhiên
lý thuyết liên quan đến việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp này vẫn cịn khá mới.
DNKNST được định nghĩa là loại hình danh nghiệp có tỷ lệ thất bại cao đặc biệt dễ bị
tổn thương bởi các yếu tố rủi ro khác nhau: nhân viên kinh doanh, thị trường, hệ thống
chính trị, cơng nghệ và đặc điểm cá nhân (Servigny & Renault, 2004). Nghiên cứu của
Paul Graham (2005) cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp được lập ra
với kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng gắn với ý tưởng sáng tạo mới là yếu
tố quan trọng nhất xác định đó là một doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong các nghiên cứu
liên quan đến khái niệm DNKNST thì điểm chung được thống nhất giữa các nghiên cứu
đó là tính đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp xuất phát từ ý tưởng mới, mô hình kinh
doanh hay cơng nghệ mới (Youtie & Sharpira, 2008; Zhou và Peng, 2008; Basol, 2012;
Anderson & Gaddefors, 2016). Các tiêu chí của DNKNST như văn hố, ảnh hưởng từ
tư duy của lãnh đạo, vòng đời, sự thu hút đầu tư và tác động kinh tế được các nhà khoa
học nhấn mạnh tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu.
(ii) Những vấn đề về quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Một trong những chủ đề liên quan đến DNKNST đó là những thách thức và khó
khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Shepherd và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng doanh
nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn nhất định tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của
mình. Những khó khăn mà DNKNST gặp phải đó là thách thức về tài chính, nguồn nhân
lực, các bên hỗ trợ, các yếu tố môi trường (Colombo & Piva, 2008; Tanha và cộng sự,
2011; Salamzadeh, 2015). Theo đó là nghiên cứu về tìm hiểu sự thành công, thất bại

cũng như sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này cũng thu hút sự quan tâm
của các học giả. Theo Josefy và cộng sự (2017) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp đã trưởng thành và doanh
nghiệp mới.


11

Các DNKNST chủ yếu ở giai đoạn sớm và tỷ lệ DNKNST đối mặt với thất bại
là rất lớn (GEM, 2020), kéo theo những nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tồn tại, thành công
cũng như hiệu quả hoạt động của DNKNST. Nghiên cứu của Thứ và cộng sự (2017)
kiểm định mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, theo đó yếu tố nguồn lực VRIN (Wu, 2007) - Giá trị, Khan
hiếm, Khó bắt chước và Khó thay thế - là có ảnh hưởng tích cực tới năng lực động và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nghiên cứu của Ghi (2019) đã chỉ ra
ảnh hưởng của quan hệ xã hội, đổi mới mơ hình kinh doanh tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy các nghiên cứu về DNKN và DNKNST đã và đang
là chủ đề thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm.
(iii) Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Theo nghiên cứu của Schafer & Mayer (2019), DNKNST được hình thành và
phát triển tốt hơn phụ thuộc vào tính tập trung về mặt địa lý. Các nghiên cứu xem xét
ảnh hưởng của môi trường và các mạng lưới quan hệ tổ chức tới sự phát triển của
DNKNST được truyền động lực từ việc hình thành các cụm doanh nghiệp như Silicon
Valley hay các khu vực công nghệ cao ở các nước. Điều này kéo theo một lượng lớn
các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu các yếu tố cụ thể thuộc môi trường hỗ trợ cho sự
phát triển của DNKNST làm cơ sở cho các chính sách của các quốc gia (McDowell &
Dyson, 2011; Massey, 1996).
Nghiên cứu của Thuỷ và Hảo (2017a,b) đã giới thiệu về hệ sinh thái khởi nghiệp
cũng như các bài học kinh nghiệm trên thế giới theo đó nhiều nghiên cứu tương tự đã
đề xuất những gợi ý về chính sách như về thuế, pháp lý, tài chính (Yen, 2020; Trang,

2019). Nghiên cứu hệ sinh thái được áp dụng tại các địa phương để vận dụng các đặc
điểm của tự nhiên vùng miền (Liên và cộng sự, 2018; Út, 2018) vào việc phát huy các
mơ hình doanh nghiệp và đóng góp lợi ích cho kinh tế khu vực. Bên cạnh các chính sách
pháp lý, các hình thức tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như các vườn
ươm, tổ chức tăng tốc cũng được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, nghiên cứu của
Hiền (2020) về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam đã chỉ ra cần sự thiết của
mơ hình này đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp
công nghệ. Nghiên cứu của Xen (2019) về mơ hình ươm tạo ảo dành cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp ở các làng nghề Việt Nam, cũng đề xuất các hướng đi mới cho hoạt
động hỗ trợ DNKNST.


12

1.2. Các nghiên cứu liên quan đến huy động vốn cho khởi nghiệp
Nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp (entrepreneurial financing) bắt
đầu phát triển trong giai đoạn từ những năm 1950 – 1960, hình thức vốn này được xem
như là phương thức hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy thương mại hố các kết quả của cơng
nghệ đồng thời hỗ trợ doanh nhân trong hành trình theo đuổi các mơ hình kinh doanh
có tốc độ tăng trưởng nhanh. Lý thuyết về vốn cho khởi nghiệp chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ về số lượng lẫn nội dung các chủ đề nghiên cứu trong hơn 60 năm qua (Vuong,
2020). Có rất nhiều học giả đã có những đóng góp lớn cho lĩnh vực này, trong đó chủ
yếu là các nhà nghiên cứu đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó phải kể đến những nhà
nghiên cứu nổi bật và có sự ảnh hưởng lớn trong ngành thơng qua số lượng bài báo được
trích dẫn (Nguyen và cộng sự, 2021). Đứng đầu là Zahra, các nghiên cứu của ông đã mở
rộng sự hiểu biết của độc giả về các yếu tố có thể đánh giá một doanh nghiệp khởi nghiệp,
hay mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh (Zahra, 1991, 1993; Zahra & Covin, 1995).
Nhìn chung các nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp của các tác giả trên bắt
đầu xuất hiện từ sau những năm 1990s, cũng là giai đoạn bùng nổ của các công ty công
nghệ “Dot-com” và được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư tư nhân lớn mạnh và mang về

nhiều thương vụ thành công sau khi các doanh nghiệp này được niêm yết. Cho đến nay,
các nghiên cứu vẫn tiếp tục phát triển chủ yếu tập trung vào bốn nhóm chủ đề chính, đó
là: (i) Các nguồn, hình thức vốn hỗ trợ khởi nghiệp; (ii) Quá trình và kết quả huy động
vốn khởi nghiệp; (iii) Môi trường hỗ trợ thúc đẩy hoạt động huy động vốn khởi nghiệp.
Các nguồn, hình thức vốn hỗ trợ khởi nghiệp
Các chủ đề nghiên cứu huy
động vốn cho khởi nghiệp

Quá trình và kết quả huy động vốn khởi nghiệp
Môi trường hỗ trợ thúc đẩy hoạt động huy động
vốn khởi nghiệp

Hình 1.2 Các chủ đề nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
(i) Các nguồn, hình thức vốn hỗ trợ khởi nghiệp.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp đó là
khả năng tiếp cận vốn. Bởi vì các doanh nghiệp này hầu như chưa hình thành doanh thu
ổn định, thiếu thốn tài sản cố định nên khả năng tiếp cận vốn vay là rất khó. Do đó, các


13

doanh nhân thường có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu – Equity
investment. Các nghiên cứu về chủ đề này đã chỉ ra các nguồn vốn hỗ trợ cho khởi
nghiệp, như sau: đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, đầu tư doanh nghiệp, huy động
vốn cộng đồng.
Các nghiên cứu về hình thức đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp khởi
nghiệp được hình thành từ rất sớm, theo thống kê của Scopus từ khoá “Venture capital”
– đầu tư mạo hiểm xuất hiện trong các bài tạp chí lần đầu tiên vào năm 1978 và phát
triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong ba mươi năm trờ lại đây. Số lượng các nghiên cứu

về đầu tư mạo hiểm chiếm hơn ba phần tư các nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp.
Xuất phát từ hình thức hoạt động của các nhà đầu tư mạo hiểm xuất hiện từ những năm
1940 ở bờ Đông nước Mỹ và phát triển sang bờ Tây nước Mỹ từ năm 1957 (Gomper,
1994). Hoạt động đầu tư mạo hiểm bắt đầu xuất hiện ở Anh cuối những năm 1970 và
sau đó là các nước Châu Âu đầu những năm 1980. Sự dịch chuyển sang các nước Châu
Á hình thành cuối những năm 1980 và phát triển mạnh mẽ từ đó (Bruton và cộng sự,
2005). Những nhà đầu tư mạo hiểm này huy động vốn từ các cá nhân (Limitted parmer),
các tổ chức, các quỹ uỷ thác, quỹ hưu trí, ngân hàng, quỹ tài thịnh vượng chung, các gia
tộc, quỹ chính phủ và các cơng ty bảo hiểm sau đó sẽ đầu tư vào các dự án kinh doanh
giai đoạn đầu có tiềm năng tăng trưởng cao để thu về vốn chủ sở hữu lớn nhưng cũng
có rủi ro cao (Barry, 1994; Fenn và cộng sự, 1997; Gompers, 1994; Gompers & Lerner,
2001; Sahlman, 1990; Weston Brigham, 1978). Những nhà đầu tư này tự mình đầu tư
hay kết hợp với các nhà đầu tư hạt giống khác và hoặc sử dụng các công cụ tài chính
khác trên thị trường tài chính (Bonnet và Wirts, 2012). Nhà đầu tư mạo hiểm thường tập
trung vào việc lựa chọn, đàm phán, kiểm soát và xác định thời gian thoái vốn của khoản
đầu tư (Gompers và Lerner, 2001; Fitza và cộng sự, 2009; Gorman Sahlman, 1989;
Rosenstein et al., 1993; Sahlman, 1990; Sapienza và cộng sự, 1996; Tyebjee và Bruno,
1984). Họ thậm chí xem mình là một nhà đầu tư tích cực khi tham gia vào việc phát
triển chiến lược của doanh nghiệp cũng như tham gia vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhận đầu tư (Berger và Udell, 1998). Warne (1988) cịn mơ tả nhà đầu tư
mạo hiểm như là hình thức kết hợp giữa nhà tư vấn và nhà cung cấp vốn.
Các nghiên cứu truyền thống đã cho thấy vai trò quan trọng của nhà đầu tư thiên
thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc hỗ trợ tài chính để nhóm doanh nghiệp này
tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó những năm gần đây xuất hiện các hình thức đầu


14

tư mới từ bên ngồi dành cho nhóm DNKNST (Bruton và cộng sự, 2015; Lerner, 2022).
Doanh nhân trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ có thể gọi vốn từ nhiều nguồn như

là tổ chức tăng tốc, vườn ươm, các quỹ hạt giống của trường đại học, nền tảng huy động
vốn cộng đồng và các cơng cụ tài chính bảo trợ bằng sáng chế. Hơn nữa, trái với các
hoạt động thông thường về khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu mới cho thấy rằng các
cơng ty khởi nghiệp mới có dựa vào các nguồn nợ bên ngoài như nợ ngân hàng (Robb
& Robinson, 2014). Đồng thời một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các doanh nhân có
thể tạo ra và phát triển công ty mà không cần huy động vốn tài chính từ bên ngồi, như
thơng qua hoạt động vốn tự thân và mơ hình kinh doanh có dịng tiền tốt (Baker &
Nelson 2005; Winborg & Landström 2001). Cuối cùng, sự tồn cầu hố của thị trường
tài chính đã cho phép các dự án kinh doanh nhận tài trợ từ các nhà đầu tư ở các quốc gia
khác nhau (Devigne và cộng sự 2013; Mäkelä và Maula 2005).
(ii) Quá trình và kết quả huy động vốn khởi nghiệp.
Các hoạt động huy động vốn đầu tư từ bên ngồi ln tồn tại hai vấn đề cơ bản.
Thứ nhất, có sự bất cân xứng thông tin lớn giữa các doanh nhân và nhà đầu tư. Ví dụ,
các nhà đầu tư bên ngồi rất khó xác định chất lượng và giá trị tiềm năng của các đổi
mới công nghệ. Tuy nhiên, ngược lại, các doanh nhân, những người thường nắm rõ công
nghệ về sản phẩm, là người hiểu rõ chất lượng của hoạt động sáng tạo đó. Thứ hai, tiềm
ẩn một vấn đề rủi ro đạo đức, khi các doanh nhân đã huy động vốn từ các nhà đầu tư
bên ngồi, họ có động cơ để phân bổ sai các khoản tiền này bằng cách chi tiêu cho các
mục mang lại lợi ích cho bản thân một cách khơng cân xứng. Ví dụ, một doanh nhân/nhà
khoa học có thể chọn đầu tư kinh phí vào các hoạt động nghiên cứu mang lại hiệu quả
đáng chú ý cho nhà khoa học, nhưng họ sẽ thu lại rất ít lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Như được mơ tả trong Hart (2001), tài liệu tài chính doanh nghiệp đã phát triển
để xem xét tài chính khi đối mặt với thông tin bất cân xứng và các vấn đề rủi ro đạo đức.
Các tài liệu về hợp đồng tài chính đề xuất hai giải pháp chính. Thứ nhất, các hợp đồng
khuyến khích có thể được thiết kế theo cách tối ưu hóa độ nhạy cảm của sự giàu có của
doanh nhân đối với các tín hiệu có thể quan sát được về nỗ lực của doanh nhân (ví dụ:
doanh thu hoặc lợi nhuận). Thứ hai, quyền kiểm sốt có thể được quy định để xác định
ai là người lựa chọn các hành động được thực hiện trong cơng ty. Bởi vì các tình huống
kinh doanh gần giống với các tình huống được giải quyết bởi lý thuyết hợp đồng tài
chính (Kaplan và Stromberg, 2001), một tài liệu lớn đã xuất hiện phân tích các giải pháp



×