Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chiến lược phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh quảng trị giai đoạn 2018 2020, tầm nhìn 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.79 KB, 14 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trị rất quan trọng đối với vận
mệnh của đất nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và
chính sách giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu, các cơ quan có thẩm
quyền và mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đều phải coi
trọng như vậy và phải làm đúng như vậy.
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 và tiếp tục
trong năm học 2017-2018 ngành Giáo dục thường xuyên của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo Quảng trị , đã nêu rõ mục tiêu chất lượng đối với công
tác giáo dục chuyên nghiệp đó là: “Tiếp tục thực hiện liên kết đào tạo theo
Quyết định số: 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ GD&ĐT”. Chỉ
đạo có hiệu quả cơng tác LKĐT đối với các cơ sở có chức năng liên kết. Mặc
dù giáo dục thường xuyên thời gian qua đã đạt kết quả nhất định, góp phần
đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa
đội ngũ ;tạo cơ hội học tập cho nhiều người và xây dựng xã hội học tập;
nhưng kết quả đó cịn khiêm tốn chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được mục
tiêu đào tạo, còn hiện tượng học viên (HV) vi phạm nội quy học tập; vấn đề
tuyển sinh ngày càng khó khăn, quy mô dần dần thu hẹp.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, việc đề ra chiến lược phát triển Trung
tâm GDTX tỉnh là vấn đề thiết thực và cấp bách. Chính vì vậy bản thân tơi
quyết định chọn đề tài: “Chiến lược phát triển Trung tâm Giáo dục Thường
xuyên tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2025” với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm bản thân vào công cuộc xây dựng và
phát triển Trung tâm GDTX Tỉnh Quảng trị, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo cho tỉnh nhà.

1


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.

Khái niệm về SWOT

Phân tích SWOT được viết tắt của 4 chữ :
– Strenghts (Điểm mạnh, ưu thế)
– Weaknesses  (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)
– Opportunities (Cơ hội, thời cơ)
– Threat (Thách thức, mối đe dọa)
Kỹ thuật phân tích SWOT được sử dụng rộng rãi trong phân tích mơi
trường. Thực chất của phân tích SWOT là sự phân tích, nhận định về chủ quan
(nội lực) và khách quan (ngoại lực) của nhà trường. Khác với cách phân tích
truyền thống, phân tích SWOT giúp bóc tách các yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngồi ra, mà khơng dồn lẫn hai nhóm này vào các mặt thuận lợi và khó
khăn.
2. Cách sử dụng SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu: Phân tích bên trong các giác độ của tổ
chức:
Phân tích Nhà trường:
- Đội ngũ cán bộ (giảng dạy, phục vụ và quản lý)
- Học sinh, sinh viên
- Qui mô và chất lượng giáo dục
- Các chương trình/ Các dịch vụ
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Cơ sở vật chất, tài chính
- Uy tín của nhà trường
- Truyền thống nhà trường
- Văn hóa tổ chức
Phân tích cơ hội, nguy cơ /thách thức: Phân tích các yếu tố đến từ bên
ngồi nhà trường

2


- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Chủ trương của ngành, của địa phương về phát triển ngành học, bậc học;
- Các yếu tố kinh tế, công nghệ, các xu thế xã hội;
- Dân cư, di dân
- Nguồn tài trợ, sự cạnh tranh và phát triển trong các cơ sở giáo dục khác;
- Sự quan tâm của xã hội, địa phương, PHHS
3. Phân tích mơi trường SWOT Trung tâm Giáo dục Thường
xuyên tỉnh Quảng Trị.
3.1. Đặc điểm tình hình:
3.1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên:
- Chi bộ Đảng có 10 đảng viên; Đảng viên nữ: 03 GV, NV
- Ban Giám hiệu: 01 đ/c Tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý Giáo dục và 01 đang
học Thạc sỹ Quản lý Giáo dục
- Giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về trình độ chun mơn là 13/15 GV; tỷ
lệ:86,6%. Trong đó, giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ
là 04/15 GV; tỷ lệ: 26,6%; Có 01 nhân viên đang học Đại học và 02 GV, nhân
viên học Thạc sỹ kinh tế và Quản lý giáo dục.
- 01 cán bộ văn thư : Trình độ Trung cấp.
- 01 cán bộ bảo vệ: 12/12
- Số lượng học viên:
Quy mô đào tạo tại TTGDTX tỉnh Quảng Trị năm học 2017 – 2018
(Số liệu tính từ tháng 01/8/2017 đến 30/12/2017)
A.
TT

1.
2.

3.

Vừa làm vừa học
Chuyên ngành
đào tạo

Khóa học

Số
lớp

Luật K2013

2013 – 2017

01

72

ĐH Luật Huế

Nông học K47

2013 – 2017

01

88

ĐH Nông lâm

Huế

CTXH LT

2015 – 2017

01

71

ĐH VHTT&DL

3

Số HV

Trường liên kết
đào tạo


4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

K2015
GDMN
LTTCĐ

Thanh Hóa
ĐH VHTT&DL
Thanh Hóa
ĐH Công nghệ
Vạn Xuân
ĐH Công nghệ
Vạn Xuân
ĐH VHTT&DL
Thanh Hóa
ĐH VHTT&DL
Thanh Hóa
CĐ Bách khoa Đà
Nẵng


2015 – 2017

01

66

Kế toán LTCĐ

2015 – 2017

01

30

Kế toán LTTC

2015 – 2018

01

45

GDMN LTTC

2015 – 2018

01

46


GDMN LTTC
Đakrông

2015 – 2018

01

23

Điều dưỡng

2016 – 2018

01

72

Sư phạm Tiểu
học LT

2016 – 2018

01

46

ĐH Vinh

GDMN LT CĐ


2016 – 2018

01

43

ĐH Vinh

Luật K2014

2014 – 2018

01

79

ĐH Luật Huế

Luật K2015

2015 – 2019

01

41

ĐH Luật Huế

Ngôn ngữ Anh

B2

2017 – 2019

01

60

ĐH Ngoại ngữ Đà
Nẵng

GDMN LT TC

2016 – 2019

01

27

ĐH Vinh

Kế toán LT
57E

2016 – 2019

01

42


ĐH Vinh

Xây dựng LT

2017 – 2019

01

14

ĐH Vinh

Luật LT K2016

2016 – 2019

01

37

ĐH Vinh

2017 – 2020

01

75

ĐH Vinh


2015 – 2020

01

17

ĐH Kinh tế Huế

QL Đất K49

2015 – 2020

01

26

Quản trị VP

2016 – 2020

01

50

CTXH K2017

2017 – 2020

01


72

2017 – 2020

01

47

2017 – 2020

01

58

GDMN LT
K2017
Kinh tế NN –
Hải Lăng

QL Văn hóa
K2017
Thư viện thiết
bị TH

4

ĐH Nơng lâm

ĐH KHXH NV
HCM

ĐH VHTT&DL
Thanh Hóa
ĐH VHTT&DL
Thanh Hóa
ĐH Khoa học
Thái Nguyên


26.
27.

Kế tốn LT

2017 – 2020

01

42

ĐH Cơng nghệ
Vạn Xn

Luật K2017

2017 – 2021

01

39


ĐH Luật Huế

Cộng (1)

0

0

B. Đào tạo Từ xa
TT Chuyên ngành
đào tạo

Khóa học

Số
lớp

Số HV

Trường liên kết đào
tạo

1.

Luật
LH20.2QTV

2013 –2017

01


50

2.

Luật
LH20.2QTH

2013 –2017

01

58

Kế tốn KT20

2013 –2017

01

45

2013 –2017

01

53

2014 –2018


01

59

2014 –2018

01

22

2014 –2018

01

25

2013 –2018

01

60

TT GDTX – ĐH Huế

Luật Đakarông

2014 –2018

01


33

TT GDTX – ĐH Huế

Luật GDTX VL

2014 –2018

01

40

TT GDTX – ĐH Huế

2014 –2018

01

37

TT GDTX – ĐH Huế

2016 –2018

01

24

TT GDTX – ĐH Huế


2015 –2019

01

33

TT GDTX – ĐH Huế

2015 –2019

01

34

TT GDTX – ĐH Huế

2015 –2019

01

54

TT ĐTTX – ĐH Đà
Nẵng

2016 –2020

01

32


Viện ĐH Mở Hà Nội

2016 -2020

01

106 TT GDTX – ĐH Huế

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Quản trị KD
QT20
Luật Kinh tế
K14 – HH
Kế toán KT21
Quản trị KD
QT21
Luật B1 –
Hướng Hóa

11. Luật K6 Từ xa
Huế

12.
Luật B2
13. Luật Vĩnh Linh
K2015
14. Luật Gio Linh
K2015
15.
Luật Từ xa K22
16. Quản Trị KD
K2016
17. Luật K2016 –
HH

5

TT ĐTTX – ĐH Đà
Nẵng
TT ĐTTX – ĐH Đà
Nẵng
TT ĐTTX – ĐH Đà
Nẵng
TT ĐTTX – ĐH Đà
Nẵng
Viện ĐH Mở Hà Nội
T ĐTTX – ĐH
Đà Nẵng
TT ĐTTX – ĐH Đà
Nẵng



Cộng (2)

0

0

Tổng: 44 lớp học với 2.093 học viên

3.1.2. Môi trường bên trong:
3.1.2.1. Mặt mạnh:

- Công tác quản lý của Ban Giám đốc trung tâm đều có kế hoạch từng
năm, tháng, tuần và được triển khai tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh
nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn.
- Trung tâm thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai minh bạch được
thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động.
- Tập thể cán bộ viên chức nhiệt tình; nhiều giáo viên, nhân viên có đạo
đức nghề nghiệp tốt và tận tuỵ với công việc.
- Nhiều cán bộ, giáo viên áp dụng được Công nghệ thông tin (CNTT)
trong công tác quản lý, quản lý lơp và tuyển sinh;
- Trung tâm có trang Website do trường trực tiếp thiết lập, quản lý và duy
trì.
- Học viên là cán bộ đang làm việc trong cơ quan nhà nước, là giáo viên
các trường trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố một khu phòng học đang được
xây dựng kiên cố, trang thiết bị chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho công tác dạy
và học…
3.1.2.2. Mặt yếu:
- Công tác đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa thật sự thẳng thắn;
khen thưởng các phong trào thi đua ở cơ sở chủ yếu khích lệ và động viên tinh

thần là chính.
- Một số ít giáo viên-nhân viên chưa thật sự gương mẫu trong công việc;
thực hiện chưa nghiêm túc trong tuyển sinh, quản lý lớp; số lượng giáo viên,
nhân viên ít, khối lượng cơng việc nhiều nên có những sai xót đáng kể; Cán bộ
quản lý đơn vị phòng tổ còn thiếu kinh nghiệm.
6


3.1.3. Mơi trường bên ngồi:
3.1.3.1. Cơ hội:
- Được sự quan tâm Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và sự hỗ trợ của
các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh các tỉnh khác.
- Đời sống nhân dân ngày càng được củng cố và nâng cao; nhu cầu nâng
cao trình độ ngày càng cao.
3.1.3.2. Thách thức:
- Nhu cầu học hệ đào tạo chính quy cao; cơ chế đào tạo chính quy tại một
số cơ sở giáo dục tại địa phương tương đối tạo điều kiện cho học viên; nhu cầu
học từ xa ngày càng thu hẹp; năm học 2017-2018 không mở được lớp học hệ từ
xa;
- Các cơ sở giáo dục trên địa bàn cạnh tranh khơng lành mạnh.
- Chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm yêu cầu bằng chính quy ảnh hưởng
không nhỏ tới công tác tuyển sinh và duy trì sĩ số.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn; đội ngũ mỏng.
3.2. Các vấn đề chiến lược:
Danh mục các vấn đề chiến lược:
- Tập trung cải tiến phương pháp quản lý học viên.
- Tập trung phối hợp với các trường liên kết áp dụng chương trình học
phù hợp với đối tượng là học viên tại địa phương.
- Xây dựng đội ngũ: có năng lực sư phạm, có năng lực quản lý tốt có
lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần

vượt khó.
- Tăng cường áp dụng các phương tiện đại chúng, công nghệ thông tin vào
công tác tuyển sinh.
- Kêu gọi sự quan tâm của các cơ quan lãnh đạo; tạo cơ chế hoạt động phù
hợp cho Trung tâm.
3.3. Các nguyên nhân của vấn đề:
7


3.3.1. Tập trung cải tiến phương pháp quản lý học viên nhưng vẫn còn hạn
chế do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Số lượng lớp mỗi giáo viên quản lý cịn khá đơng, học viên học ở cơ sở
khác nên giáo viên khó quản lý .
- Điều kiện để học tập của học viên chưa tốt. Cơ sở thuê cơ sở vật chất
kém, phương tiện dạy học chưa đáp ứng nhu cầu.
- Một số giáo viên cán bộ chưa theo sát lớp, tỷ lệ bỏ học khá cao.
3.3.2. Tập trung phối hợp với các trường liên kết áp dụng chương trình
học phù hợp với đối tượng là học viên tại địa phương:
- Một số trường vẫn chưa áp dụng dạy theo tín chỉ, rút ngắn thời gian học,
tạo điều kiện cho học viên bổ sung bằng cấp, nhưng đồng thời không làm giảm
đi chất lượng học tập; chưa tăng cường số tiết thực hành, giúp giáo viên cán bộ
đang theo học ở trung tâm có thể áp dụng kiến thức vào thực tế.
3.3.3. Xây dựng đội ngũ có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp,
có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó:
- Một số cán bộ, giáo viên-nhân viên thực hiện cơng tác tham mưu cịn e
ngại, chưa mạnh dạn suy nghĩ đóng góp những giải pháp nâng cao cơng tác
quản lý cũng như nâng cao chất lượng giáo dục trong Trung tâm.
- Một số ít giáo viên chưa thật sự chịu khó tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo
trong cơng tác chun mơn nên cịn hạn chế trong việc thực hiện yêu cầu đổi
mới giáo dục.

- Nhân viên chưa được vào biên chế nhà nước, không được nâng lương
nên làm việc cầm chừng; chưa thực sự tận tâm với công việc, chưa phát huy
được vai trị của mình trong việc xây dựng Trung tâm; chưa mạnh dạn tiếp cận
công nghệ thông tin…
- Một số giáo viên, cán bộ vẫn chưa nhiệt huyết trong công tác tuyển sinh.
3.4. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết:
- Đẩy mạnh phương pháp quản lý công tác dạy và học;
8


- Tăng cường sự liên kết giữa Trung tâm và các trường liên kết;
- Xây dựng chất lượng đội ngũ;
- Tăng cường công tác tuyển sinh;
- Đề đạt yêu cầu lên cấp trên, tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC:
1. Mục tiêu
- Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, nền nếp, sạch sẽ; chất
lượng giáo dục cao để mỗi học viên đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy
sáng tạo và biết định hướng tương lai.
- Là mơ hình giáo dục tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của
đất nước trong thời kỳ hội nhập.
- Học viên có kiến thức, đạo đức đóng góp vào công cuộc xây dựng và
phát triển tỉnh nhà
2. Chỉ tiêu:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên
được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- 100% CB-GV-NV sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office
Word; Excel, PowerPoint; 80% CB-GV-NV có hộp thư điện tử và sử dụng thư
điện tử để giao dịch; 20% số CB-GV-NV thực nghiệm sử dụng giao dịch trực

tuyến qua Internet.
- Phấn đấu đạt 40% trở lên số CB-GV-NV có bằng Thạc sĩ.
- Phấn đấu trên 80% cán bộ, giáo viên,  nhân viên là đảng viên.
- Phấn đấu đạt 100% CB, GV, NV không vi phạm pháp luật, Thực hiện
tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; hạn chế tối đa việc khiếu tố, khiếu nại. Khơng để
xảy ra tình trạng gửi đơn thư khiếu tố, khiếu nại vượt cấp.
2.2. Học viên:
2.2. 1. Qui mô:
9


- Tuyển sinh đạt 540 học viên mỗi năm; bồi dưỡng trên 1.500.
2.2.2. Chất lượng học tập:
+ Tỷ lệ trên 70% HV tốt nghiệp có học lực khá, giỏi (>10% loại giỏi);
+ Tỷ lệ HS có học lực yếu kém dưới 5%;
+ Khơng có học viên rớt tốt nghiệp
+ HV nghỉ học khơng q 2 %;
2.3. Chương trình đào tạo :
+ Áp dụng 100% đào tạo tín chỉ.
+ Tăng cường đào tạo thực hành lên 70 %.
2.4. Cơ sở vật chất :
- Tăng cường mua sắm thêm tài sản phục vụ giảng dạy ( Tủ, bàn ghế, ti vi,
đầu máy video, Bộ âm ly, đèn chiếu, bảng tương tác, các thiết bị dạy học…).
Kết nối internet, hòa mạng lan…
- Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để cải tạo thêm khu hiệu bộ,
xây nhà để xe...
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh – Sạch – Đẹp- An tồn”.
2.5. Cơng tác tuyển sinh
- Đa dạng hóa ngành nghề tuyển sinh; tăng cường tuyển sinh bồi dưỡng
ngắn hạn;

- 100% cán bộ, giáo viên áp dụng CNTT, mạng xã hội trong công tác
tuyển sinh.
VI. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học viên:
Trước hết cần xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là
thước đo phẩm chất, năng lực, trí tuệ; tính trung thực; cái tâm và tài của người
thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo, người quản lý đều phải hướng
đến đích là người học.
10


- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất
lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Liên kết với nhà trường đề đạt
những cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học viên phù hợp với mục
tiêu, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với mọi đối
tượng học viên.
- Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể; gắn học với hành; lý
thuyết với thực tiễn
- Mỗi giảng viên khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”; áp dụng
thức tế địa phương vào mỗi tiết học;
- Đảm bảo các tiết học giảng viên đều hướng dẫn học sinh để học viên tự
tìm tịi, khám phá kiến thức mới. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà…
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có
phẩm chất đạo dức tốt; có năng lực chuyên môn vững vàng. Biết sử dụng thành
thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel.
- Phấn đấu trên 100% CB-GV có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử
để giao dịch. Phấn đấu trên 80% số CB-GV sử dụng quan hệ giao tiếp trực
tuyến qua Internet.
- 100% Cán bộ, giáo viên – nhân viên có phong cách mẫu mực sư phạm;

đồn kết; có tâm huyết gắn bó với Trung tâm; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ; có tinh thần cầu tiến; có tình thân ái; biết vượt qua mọi khó khăn thử thách
để vươn lên; biết chia sẻ, nhường nhịn; có tinh thần đấu tranh phê bình và tự
phê bình vì lợi ích chung của tập thể.
- Phấn đấu 100% CB-GV-NV dành tâm huyết cho cơng tác tuyển sinh,
sáng tạo, có hiệu quả
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

11


- Từng bước tham mưu lãnh đạo cải tạo khu làm việc dành cho cán bộ,
nhân viên Trung tâm, tăng cường hỗ trợ thiết bị dạy học, cơ sở vật chất cho
khu trường đang xây dựng.
- Tiếp tục mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, văn phịng, chun
mơn.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
- Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học, quản lý công tác
dạy và học;
- Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh.
5. Công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:
- Phẩm chất đạo đức-tác phong của CBQL:
Cán bộ quản lý ( Từ tổ phó trở lên; trưởng các bộ phận, các ban; các đồn
thể ) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường tư tưởng vững
vàng; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; gương mẫu đi đầu trong
các hoạt động. Chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước, quy định của ngành và của trường; có tầm nhìn rộng; có tâm – đức –
tài; giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng
đội ngũ, thu hút người tài; sử dụng đội ngũ hoạt động có hiệu quả; có tác phong
làm việc cơng nghiệp và khoa học; biết đón đầu trong mọi thời cơ và dự đốn

thách thức; khơng vụ lợi, khơng vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích
tập thể.
- Tập hợp xây dựng hệ thống các văn bản, các quy chế, quy định, nội
quy… của cơ quan với yêu cầu phù hợp theo các quy định chuẩn. Quy định rõ
ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân; tổ chức các phong
trào thi đua; xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng hệ thống các quy
trình làm việc cụ thể, thiết thực, hiệu quả;
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong Trung tâm;
- Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư- lưu trữ, tài chính, tài sản;
12


- Cơng khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai việc mua
sắm tài sản; thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…;
- Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát hư hỏng, phịng chống có
hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự;
- Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài
sản cịn sử dụng được (dù đã hết khấu hao) được đưa vào sử dụng; khơng để
lãng phí;
- Chỉ đạo sát sao chặt chẽ trong cơng tác phịng chống tham nhũng và
thực hành tiết kiệm.
6. Xây dựng trường học thân thiện; trường học văn hóa-an toàn:
- Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ;
đầu tư hệ thống tưới và chăm sóc cây xanh.
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên lao động vệ sinh trường lớp
sạch sẽ.
- Sắp xếp đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn
nắp.
- Mọi chỗ, mọi nơi đều phải có khẩu hiệu giáo dục, xây dựng nội quy tất
cả các phòng ( kể cả nhà vệ sinh và nhà để xe…)

8. Công tác tuyển sinh nhiệm vụ tiên quyết
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh cụ thể, chi tiết thời hạn hoàm thành chỉ
tiêu từng giai đoạn;
- Đánh giá kết quả tuyển sinh, rút ra bài học kinh nghiệm, học hỏi lẫn
nhau;
- Đưa ra hình thức khen thưởng, phạt rõ ràng nhằm khuyến khích giáo
viên, nhân viên tồn tâm hồn thành cơng tác tuyển sinh;
- Mở rộng mạng lưới cơng tác viên; có thủ tục thanh toán nhanh gọn nhằm
phát huy mạng lưới này.
9. Xây dựng thương hiệu:
13


- Xác lập việc tín nhiệm thương hiệu của Trung tâm đến từng cán bộ, giáo
viên, nhân viên, và học viên
- Đẩy mạnh tuyên truyền; xây dựng truyền thống Trung tâm; nêu cao tinh
thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu
của
V. KẾT LUẬN.
- Trước sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý Trung tâm trong bối
cảnh tồn cầu hố và xu thế hội nhập quốc tế. Trước tiên mỗi cán bộ, giáo viên,
cơng nhân viên phải có nhận thức sâu sắc những xu thế chung và các yêu cầu
mới để biến đổi nhanh chóng, sâu sắc trong hoạt động giáo dục nhằm tạo ra
chất lượng và hiệu qủa giáo dục ngày tiến bộ, uy tín nhà trường ngày càng cao.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đổi mới các mặt hoạt động giáo
dục trong nhà trường đóng vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo
dục. Vì vậy, đây là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của
xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Trên đây là bản kế hoạch chiến lược phát triển Trung tâm Giáo dục
thường xuyên giai đoạn 2018 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 để đáp ứng

nhu cầu học tập của học sinh trong giai đoạn mới.
- Chiến lược phát triển giáo dục của Trung tâm nhằm xác định rõ định
hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động
và phát triển; là cơ sở quan trọng cho các Quyết sách của Ban Giám đốc cũng
như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên của Trung tâm thực hiện.
Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của Trung tâm là hoạt động
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi
mới giáo dục thường xuyên. Đồng thời cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục
tỉnh Quảng Trị phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

14



×