Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Triết học Mác Lênin Thi kết thúc học phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.59 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
BỘ MƠN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON
NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
QUAN ĐIỂM TRÊN.

Giảng viên: TS. Đỗ Kiên Trung
Họ và tên sinh viên: Ngô Gia Bảo
Mã số sinh viên: 31211026885
Lớp: HR001 – K47
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002334


MỤC LỤC

1. Kiến thức cơ bản............................................................................................ 1
1.1.

Con người là thực thể sinh học – xã hội .............................................. 1

1.2.

Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử .................... 2

1.3.


Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội ............. 2

2. Kiến thức vận dụng ....................................................................................... 3
2.1.

Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 3

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 4


1. Kiến thức cơ bản
1.1.

Con người là thực thể sinh học – xã hội

Theo triết học Mác – Lênin , yếu tố sinh học là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn
tại của con người. Con người là bộ phận của thế giới tự nhiên, thân thể sống của con
người “với tất cả xương thịt, máu mủ và đầu óc… thuộc về giới tự nhiên”1, hay nói
cách khác, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”2. Bởi xuyên suốt các giai
đoạn, từ khi sinh ra, đến khi mất đi, con người phải chịu sự chi phối của các quy luật
sinh học như di truyền, biến dị, tiến hoá,… và các quy luật của giới tự nhiên, khơng
thể khác. Mọi đặc điểm sinh học, tồn bộ các giai đoạn phát triển cùng với các quá
trình tâm lý, sinh lý đã thể hiện bản chất sinh học của con người.
Tuy vậy, theo triết học Mác, không được tuyệt đối hố mặt sinh học của con
người, khơng thể chỉ xem tự nhiên là yếu tố duy nhất quyết định sự tồn tại của con
người. Yếu tố khiến con người là chính con người, và khác với những lồi vật khác
chính là mặt xã hội. Khác với các lồi động vật khác đơn thuần sống hoàn toàn dựa
vào giới tự nhiên, con người thông qua lao động sản xuất mà cải tạo giới tự nhiên, tạo

ra của cải vật chất và tinh thần – những thứ giới tự nhiên không có sẵn, phục vụ cho
nhu cầu của mình. “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản
xuất ra tồn bộ giới tự nhiên”3. Bên cạnh đó, q trình lao động giúp hình thành nên
ngôn ngữ, ý thức và tư duy, giúp con người có khả năng xác lập quan hệ xã hội, tạo ra
con người “với tư cách là một sản phẩm của xã hội”. Có thể nói, lao động chính là
điều kiện kiên quyết, chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển con người cả mặt
tự nhiên lẫn mặt xã hội. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, “chừng nào mà lồi người cịn
tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”4. Mặt tự nhiên và mặt
xã hội là hai mặt thống nhất với nhau, không thể tách rời ở mỗi cá nhân con người.
Mọi quá trình từ hình thành đến phát triển của con người luôn chịu sự quy định bởi
hệ thống ba quy luật tuy khác nhau nhưng thống nhất chặt chẽ với nhau. Trước hết, hệ
thống các quy luật sinh học quy định phương diện sinh học của con người. Phương

C. Mác và Ph. Ăngghen. Tồn tập, t.20. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 654-655
C. Mác và Ph. Ăngghen. Tồn tập, t.42. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 135.
3 C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.119-120.
4
C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.25.
1
2

1


diện sinh học là nền tảng hình thành nên hệ thống các quy luật tâm lý – ý thức, các quy
luật này chi phối các quá trình hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin và ý chí của
con người. Cuối cùng, hệ thống các quy luật xã hội sẽ quy định quan hệ xã hội giữa
người với người. Trong đời sống hiện thực, ba hệ thống quy luật trên thống nhất với
nhau, cùng nhau thể hiện sự tác động lên mọi mặt của cuộc sống con người. Con
người là thực thể sinh học – xã hội, trong đó, mặt sinh học là nền tảng, là cơ sở tất yếu

tự nhiên của con người, cịn mặt xã hội đóng vai trò đặc trưng bản chất phân biệt con
người với các loài vật khác.

1.2.

Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử

Khác với lịch sử của thú vật: “không phải do chúng làm ra … chúng tham dự vào
… mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng”5. Con người thông
qua lao động có thể cải biến giới tự nhiên, và trong quá trình cải biến ấy, con người
làm ra lịch sử của mình. Tuy nhiên con người khơng thể tự tạo nên lịch sử dựa trên ý
thích, ý muốn chủ quan mà phải dựa trên những điều kiện của quá khứ. Bởi con người
là sản phẩm của quá trình lịch sử tự nhiên và xã hội, khơng có thế giới tự nhiên, khơng
có lịch sử xã hội sẽ khơng tồn tại con người. “Con người tạo ra hồn cảnh đến mức
nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”6.

1.3.

Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội

Là một thực thể sinh học – xã hội, là loài động vật bậc cao nhất, con người vượt
lên mọi loài vật khác trên cả ba phương diện: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội
và quan hệ với chính mình. Khác với Phoiơbắc – xem con người là sinh vật trực quan
và phủ nhận mọi hoạt động động thực tiễn của con người, C. Mác cho rằng: “Bản chất
con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội.”7. Từ luận

5

C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.20. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, Tr.476.


6

C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.55.

7

C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.11.

2


đề ấy, C. Mác nhấn mạnh quan hệ xã hội chính là quan hệ bản chất, bao trùm các quan
hệ khác. Đây đồng thời cũng là sự hoàn thiện, bổ khuyết và phát triển quan điểm của
Phoiơbắc. Luận đề này khẳng định con người phải luôn cụ thể, xác định và luôn sống
trong một thời đại, một điều kiện lịch sử cụ thể. Trong điều kiện lịch sử đó, con người
hoạt động thực tiễn tạo ra của cải vật chất và tinh thần để tồn tại, để đáp ứng nhu cầu
của chính mình. Các quan hệ xã hội khác nhau (như quan hệ dân tộc, giai cấp, thời đại;
quan hệ tôn giáo, quan hệ kinh tế,…) thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại
lẫn nhau và tổng hoà các mối quan hệ đó tạo nên bản chất con người. Trong đó, quan
hệ sản xuất có có ý nghĩa quyết định, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp những quan hệ
xã hội khác. Hơn nữa, cần lưu ý khi xem xét bản chất con người là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội, ta không chỉ xem xét những mối quan hệ xã hội đang tồn tại mà còn cả
các quan hệ xã hội trong quá khứ, bởi trong suốt lịch sử phát triển, con người buộc
phải kế thừa di sản của những thế hệ trước. Con người cụ thể tồn tại trong một giai
đoạn phát triển nhất định của xã hội, mà ở mỗi giai đoạn khác nhau, những quan hệ xã
hội cũng khác nhau. Vì vậy, bản chất của con người không thể là cái ổn định, bất biến,
mà phải luôn vận động, biến đổi để phù hợp với sự biến đổi của các quan hệ xã hội mà
con người gia nhập vào. Để luận điểm của C. Mác không bị hiểu sai lệch, khi nghiên
cứu cần chú ý rằng không thể chỉ xem các quan hệ xã hội là yếu tố duy nhất quy định

bản chất con người mà bỏ qua yếu tố tự nhiên. Luận điểm trên của C. Mác chỉ nhằm
nhấn mạnh điểm khác biệt trong bản chất giữa con người và thú vật đó là bản chất xã
hội. Mặt khác, bản chất khơng phải là cái duy nhất, do đó cần phải thấy được những
biểu hiện riêng biệt, đa dạng và phong phú giữa mỗi cá nhân khác nhau trong cộng
đồng xã hội.

2. Kiến thức vận dụng
2.1.

Ý nghĩa phương pháp luận

Trước hết, trong nhận thức, đánh giá con người cần xem xét đồng thời cả hai mặt
tự nhiên lẫn xã hội, trong đó, nên chú ý mặt xã hội bởi những quan hệ xã hội phân biệt
bản chất con người với các loài vật. Từ đó, khi xây dựng thái độ sống, cần “nhân hoá”
nhu cầu sinh học đồng thời phải rèn luyện phẩm chất xã hội để tránh nhu cầu theo bản
năng tầm thường. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử,
do đó, bên cạnh việc kế thừa di sản của những thế hệ trước, con người với tư cách là
3


chủ thể sáng tạo cần tích cực phát huy sự sáng tạo, ý thức tự giác thoát ra khỏi những
tác động tiêu cực từ hoàn cảnh lịch sử. Cuối cùng, vì các quan hệ xã hội hình thành
bản chất con người nên phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp,
nhằm phát triển con người tốt đẹp, hoàn thiện.

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề về con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh –

vị lãnh tụ kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc cũng đã tiếp thu và vận dụng quan
niệm về con người của triết học Mác – Lênin vào hoạt động cách mạng Việt Nam. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người là sản phẩm của nhu cầu khách quan của lịch sử,
đồng thời cũng là sự kết hợp của tinh hoa văn hoá nhân loại với tinh hoa dân tộc Việt,
là sự sáng tạo, học hỏi từ Cách mạng Tháng Mười Nga một cách chọn lọc sao cho phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam, phù hợp với năng lực và phẩm
chất của con người Việt Nam. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, sự tiếp thu
quan điểm triết học Mác – Lênin về con người của Hồ Chủ tịch được thể hiện rõ nhất
ở Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết dân tộc. Quan điểm “lấy
dân làm gốc” chính là kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Và trong sự
nghiệp cách mạng ấy, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “gốc có vững thì cây mới bền, xây
lầu thắng lợi trên nền nhân dân.”8. Sức mạnh của nhân dân chính là sức mạnh của cách
mạng, bởi vì quần chúng nhân dân chính là chủ thể của lịch sử, là chủ thể sáng tạo, và
bằng sáng tạo, bằng hoạt động thực tiễn, nhân dân làm chủ cách mạng và tạo nên sức
mạnh cho sự nghiệp cách mạng. Nhân dân vừa là mục tiêu, song song cũng là động
lực của cách mạng. Hồ Chủ tịch một mực tin tưởng và đề cao sức mạnh của nhân dân,
sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, Người khẳng định: “Trong bầu trời khơng gì
q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân
dân.”9 và “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Khơng ai chiến thắng được
lực lượng đó.”10 Đồn kết toàn dân là chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, nhằm tập
trung toàn bộ sức mạnh của nhân dân trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc
và cũng đồng thời là chìa khóa dẫn đến thành cơng của cách mạng Việt Nam. Chiến

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.501-502
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.453
10
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.19
8
9


4


thắng của cách mạng Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho quan điểm đúng đắn, sáng
tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng thành cơng quan điểm về con người của
Chủ nghĩa Mác – Lênin vào xây dựng cách mạng.
Hiện nay, trong quá trình đổi mới của đất nước, Đảng ta vẫn tiếp tục kế thừa, quán
triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng khẳng định: “Cách
mạng là sự nghiệp của Nhân dân, vì Nhân dân và do Nhân dân. Chính những ý kiến,
nguyện vọng và sáng kiến của Nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới
của Đảng.”11 Tiếp tục phát triển con người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”12. Cần chú ý sự
phát triển phải là toàn diện, con người phải tài đức vẹn tồn, trong đó lấy đức làm gốc.
Đặc biệt, trong thời kì hội nhập, con người Việt Nam càng phải phát huy tính năng
động và sáng tạo, xây dựng nhân cách và lối sống hoàn thiện, học hỏi những cái hay
của nước bạn, đồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Để làm được điều
này, đòi hỏi cá nhân mỗi người cần ra sức học tập, tìm hiểu và có phải có thái độ chủ
động, linh hoạt, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức mới. Từ đó áp dụng một
cách sáng tạo vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước sao cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh xã hội Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy việc giải quyết vấn đề về phát triển con người ở Việt Nam đã và
đang đặt được nhiều kết quả quan trọng. Bằng sức mạnh đoàn kết và tinh thần quật
cường, nhân dân Việt Nam đã từng bước đưa cách mạng đến thành công và đưa đất
nước thoát khỏi chiến tranh trong sự ngỡ ngàng của thế giới. Từ một quốc gia nghèo
nàn, lạc hậu vì chiến tranh bom đạn, hiện nay Việt Nam tự hào là một trong những
quốc gia năng động, sáng tạo và có mức phát triển, mức độ cơng nghiệp hoá hiện đại
hoá cao trên thế giới. Và trong thời gian gần đây, khi cả thế giới đối mặt với đại dịch
Covid-19, một lần nữa, nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhờ sự lãnh đạo hiệu quả của
Đảng và sự đồng lòng của nhân dân, Việt Nam dần kiểm soát được đại dịch và phục
hồi kinh tế, ổn định đời sống của người dân. Hiểu rõ và vận dụng đúng đắn quan điểm

về con người của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đất nước sẽ bền vững phát triển.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996, tr.73
12
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr.222
11

5


3. Tài liệu tham khảo
-

Giáo trình triết học Mác – Lênin, GS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên), Hà Nội,
2019.

-

Quan điểm “Nước lấy dân làm gốc” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng của Đảng ta, ThS. Lê Thị Minh Phượng, Trang thơng tin điện tử Trường
Chính trị tỉnh Kon Tum, Kon Tum, 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021,
tại />
-

Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về con người, giải phóng con người
trong Hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta, Viện Triết học, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021, tại
/>
-


Tạp chí Triết học, số 3(178), tháng 3 – 2006.

-

C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

-

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

-

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.


TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021.



×