Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã thuần mang, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ HÀ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ THUẦN MANG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ HÀ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ THUẦN MANG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn


: ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Hồ Thị Đâu

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt này, trước hết em xin chân thành gửi lời
cám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện thành công đề tài.
- Thầy giáo: ThS. NGUYỄN MẠNH HÙNG, người đã trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất
khóa luận tốt nghiệp.
- Ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các thầy cô
khoa Kinh tế và PTNT đã tận tình dạy em trong suốt thời gian học, trang bị
cho em những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu để có
thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.
- UBND xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn,tỉnh Bắc Kạn.
- Cám ơn các anh, chị đã tạo cho em có cơ hội làm việc trong một môi
trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo, cũng như đã giúp đỡ và bớ
trí cơng việc cho em trong thời gian thực tập tại cơ quan.
- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người
thân đã chia sẻ, động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung

đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cơ trong
khoa giúp đỡ, góp ý đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01năm 2018
Sinh viên
Triệu Thị Hà Thu


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng nguyên liệu thuốc lá trong nước đến
năm 2020...................................................................................... 20
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thuần Mang năm 2017 ................. 31
Bảng 4.2. Tình hình khí hậu thuỷ văn của địa bàn xã Thuần Mang năm 2017 .... 33
Bảng 4.3. Tình hình dân số, dân tộc của xã Thuần Mang năm 2017 ............. 35
Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động của Xã Thuần Mang năm 2017 ...... 36
Bảng 4.5. Diện tích, năng xuất và sản lượng thuốc lá của xã Thuần Mang giai
đoạn 2015 - 2017 .......................................................................... 39
Bảng 4.6. Diện tích, năng śt th́c lá của các hộ điều tra trên địa bàn xã
Thuần Mang giai đoạn 2015-2017 ............................................... 40
Bảng 4.7. Tình hình nhân lực của các hộ nông dân trồng thuốc lá năm 2017 ...... 42
Bảng 4.8. Chi phí sản x́t cây th́c lá của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017 .... 44
Bảng 4.9. Thu nhập từ thuốc lá của các hộ điều tra năm 2017 ...................... 47
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2017....... 47
Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất thuốc lá của hộ điều tra năm 2017 ................. 48
Bảng 4.12. Chi phí trên 1ha trồng ngơ .......................................................... 49
Bảng 4.13. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản suất cây thuốc lá với
cây ngô /1ha/1 năm ...................................................................... 50
Bảng 4.14. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất thuốc lá của hộ (n=60).... 52



iii

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BQC

Bình quân chung

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KT-XH

Kinh tế xã hội

KHTSCĐ
NN và PTNT

Khấu hao tài sản cố định
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSBQ

Năng suất bình quân

UBND


Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 3
1.4. Bố cục của khóa luận ........................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ......................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế.................................................... 5
2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế .................................................. 6
2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế ......................................... 6
2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế. ................................................ 9
2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng ........................................... 11
2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận ................................................................ 11
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất thuốc lá hiện nay ................. 12
2.2.1. Đất đai.......................................................................................... 12
2.2.2. Khí hậu......................................................................................... 12

2.2.3. Giống thuốc lá .............................................................................. 12
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây thuốc lá ...... 14
2.3.1. Nhóm nhân tố về kỹ thuật ............................................................ 14


v

2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội ...................................................... 17
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh gia năng suất cây thuốc lá ................................. 18
2.4. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..... 19
2.4.1. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt nam ...................................... 19
2.4.2. Tình hình sản xuất thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................. 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 24
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 24
3.1.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 24
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 25
3.3.1. Phương pháp thu tập thông tin ...................................................... 25
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................. 26
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 26
3.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh .................................................... 26
3.3.5. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................ 27
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 27
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất cây thuốc lá của hộ ........ 27
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá ......... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Thuần Mang,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ................................................................. 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, số dân và lao động của xã Thuần Mang. ....35
4.1.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Thuần Mang...... 38


vi

4.2. Thực trạng sản xuất cây thuốc lá tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................. 39
4.2.1. Khái quát diện tích, năng śt cây th́c lá tại xã Thuần Mang .... 39
4.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu ........................................ 41
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Thuần Mang .. 43
4.3.1. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây thuốc lá ..................................... 43
4.3.2. Hiệu quả sản xuất thuốc lá của hộ điều tra .................................... 47
4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất cây thuốc lá tại xã
Thuần Mang .............................................................................................. 51
4.4.1. Thuận lợi ...................................................................................... 53
4.4.2. Khó khăn ...................................................................................... 54
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế .............................. 55
4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật ................................................................... 55
4.5.2. Giải pháp về thị trường................................................................. 55
4.5.3. Giải pháp về vốn .......................................................................... 55
PHẦN 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA BẦN XÃ THUẦN
MANG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN ...................................... 56
5.1. Phương hướng trồng cây thuốc lá trên địa bàn xã Thuần Mang .......... 56
5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã
Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ........................................... 56

5.2.1. Giải pháp đới với chính qùn địa phương ................................... 56
5.2.2. Giải pháp đối với nông hộ ............................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 60
KẾT LUẬN .............................................................................................. 60
KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp và ngành nông nghiệp là ngành kinh
tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt
dưới ánh sáng Nghị quyết Đại Hội VII của Đảng về chuyển hẳn nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ hàng
hoá đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng sẵn có
của từng vùng, từng địa phương, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá,
tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu. Vì vậy,
liên tiếp trong những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao,
chất lượng cuộc sống dân cư được nâng lên rất nhiều.
Sự thành công to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm qua do
nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và qút định là: Đường
lới đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Trong thực tiễn người nông dân trước kia chỉ sản xuất được 1 đến 2 vụ
thì nay đã tăng lên 3 vụ/năm. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã
được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Tuy nhiên đây mới chỉ là những thắng
lợi bước đầu, bởi vì khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì sản

xuất nông nghiệp và người nông dân phải thực hiện quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, triệt để khai thác những điều kiện thuận lợi của từng
vùng từng địa phương và các lợi thế về những cây trồng vật nuôi để có giá trị
kinh tế cao, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Thuần Mang là một xã miền núi của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn,
người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, là vùng có điều kiện phù hợp
với một số lại cây trồng như: lúa, ngô, đậu tương, thuốc lá. So với các loại cây
khác thì cây thuốc lá là cây có thế mạnh nhất.


2

Trong những năm gần đây diện tích trồng th́c lá và số hộ trồng thuốc
lá ngày một tăng, theo đó đời sống của người 2 dân trong xã từng bước được
cải thiện rõ rệt, là một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng đắn.
Thuốc lá là loại cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng chịu hạn rất tớt,
thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây thuốc lá góp phần tạo công
ăn việc làm, tận dụng lao động phụ, sử dụng lao động hợp lý, tăng thu nhập
cho người lao động, làm phong phú thêm cơ cấu luân canh, góp phần cải tạo
đất trồng trọt, phân bố lại dân cư.
Mấy chục năm nay, cây thuốc lá đã dần trở thành cây trồng phổ biến ở
xã Thuần Mang và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá
hơn. Đây là thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra
được lới thoát xoá đói giảm nghèo cho chính họ. Chính vì hiệu quả của việc
trồng th́c lá cao mà người nông dân ngày một chăm lo đầu tư, áp dụng kỹ
thuật mới vào sản xuất.
Bên cạnh những thành quả đó vẫn còn nhiều người nông dân chưa dám
mạnh dạn đầu tư nhiều cho cây thuốc lá, vì vậy đã làm cho hiệu quả sản xuất
chưa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có của địa phương.

Xuất phát từ những thực tế đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh
giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Thuần Mang, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. Góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh
tế và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên
địa bàn xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Qua đó đưa ra một
số giải pháp nhằm phát triển sản x́t th́c lá, mở rộng diện tích trồng, nhằm


3

nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân, của toàn xã cũng như trên
địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất cây thuốc lá và hiệu quả
kinh tế nói chung, của cây thuốc lá nói riêng trong phát triển sản xuất.
- Đánh giá thực trạng sản xuất thuốc lá tại xã Thuần Mang.
- Đánh giá hiệu qủa kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ tại xã
Thuần Mang.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải
khi trồng cây thuốc lá.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Có những cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quả sản
xuất thuốc lá của xã Thuần Mang.
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã

học và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
- Góp phần thu thập giữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá, từ đó giúp cho người nông dân có cơ


4

sở để tiếp tục mở rộng sản xuất thuốc lá và đề ra phương hướng để nâng cao
hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá đem lại cho người dân trên địa bàn.
1.4. Bố cục của khóa luận
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Tổng quan tài liệu
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất của
cây thuốc lá trên địa bàn xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài

2.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các
hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục
vụ cho lợi ích của con người có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi khách quan của mọi nền sản
xuất xã hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo Ngô Đình Giao: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước[9].
Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là “tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao động và lao động vật hóa giữa các
nghành’’ và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động
hay tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt
qua nhu cầu của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”[10].
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về
hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh
tế[11].
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét
tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.


6

Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực.

Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
2.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái
niệm về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau:
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các
hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của
nền sản xuất lao động vượt quá nhu cầu cuộc sống gia tăng nhu cầu công tác
quản lý, tổ chức [6].
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó
khơng phải mục đích ći cùng của sản x́t. Mục đích ći cùng của sản
x́t là đáp ứng nhu cầu vật chất văn hóa xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem
xét không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá mà thông qua đó tìm ra các giải
pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu qủa kinh tế đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra
những giải pháp có lợi nhất[6].
2.1.3. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong
sản xuất kinh doanh ở những điều kiện cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tế là
hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối
quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.


7

Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được
thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp, hiệu quả là đại

lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao
nhiêu? Mức chi phí cho một kết quả có chấp nhận được khơng? Song hiệu
quả kinh tế và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, thị trường...do đó, khi đánh giá hiệu quả cần xem xét các yếu
tố đó để có thể đưa ra kết luận phù hợp.
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vốn, lao động, đất đai, khoa học, kĩ
thuật...) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
Trong sản xuất kinh doanh luôn có mối quan hệ giữa sử dụng ́u tớ
đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới hiểu được hao phí
cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp
nhận được khơng?.
- Tính tốn hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hàng hóa các ́u tớ
đầu vào(chi phí) và các yếu tố đầu ra(sản phẩm) của từng sản phẩm dịch vụ,
công nghệ trong điều kiện nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có
liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình
sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình
sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng
nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định


8

Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi
phí cớ định là khơng chính xác mà chỉ có tính tương đới.

Một sớ ́u tớ đầu vào rất khó lượng hóa như: Thông tin, tuyên trùn,
cơ sở hạ tầng nên khơng thể tính toán được một cách chính xác.
+ Đới với ́u tớ đầu ra
Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một
cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo
vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại
không phải là mục đích ći cùng của sản x́t. Mục đích ći cùng của sản
x́t xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội.
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ
đánh giá mà còn thông qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt
hơn[8].
Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ
các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên
việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn
và mang tính tương đới. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau
với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặt biệt là vùng
kinh tế tự cung cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi
vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấ công làm lãi thì người nông dân chú ý
tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều
kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả.


9

Phân loại hiệu quả kinh tế
Do HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp đến nền

sản xuất hàng hóa với các phạm trù và các quy luật kinh tế. Kết quả một hoạt động
kinh tế không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị mà đồng thời nó tạo ra nhiều kết quả có ảnh hưởng chung và liên
quan đến đời sống kinh tế, xã hội của con người. Để rút ra các nhận xét cụ thể
chúng ta cần thiết phải phân định rõ các quan hệ về hiệu quả và hiệu quả kinh tế [7].
2.1.4. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
Hiện nay, có hai quan điểm về HQKT.
- Quan điểm truyền thống: Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại
của kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với
chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản
phẩm. Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự
thiếu toàn diện được thể hiện:
Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong
trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất.
Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết được kết quả của quá
trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu
tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện
này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ[1].
Thứ hai, quan điểm trùn thớng khơng tính đến ́u tớ thời gian khi
tính toán các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và
chi trong tính toán HQKT chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt
động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến ́u tớ thời gian trong phân tích
HQKT có ý nghĩa quan trọng.


10

Thứ ba, HQKT được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một sớ

trường hợp khơng phản ánh chính xác HQKT. Ví dụ, những hộ nơng dân có
quy mơ sản x́t khác nhau, hộ có quy mô nguồn lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận
lớn hơn hộ có quy mô nguồn lực nhỏ, điều này không có nghĩa tất cả hộ có
quy mô nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy mô nhỏ. Như
vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí các ́u
tớ nguồn lực.
- Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan
hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
phân bổ và HQKT của từng hoạt động sản xuất.
- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán
HQKT. Cùng một lượng vớn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản x́t dài, việc
tính đến ́u tớ thời gian của dòng tiền là rất quan trọng.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường: hiệu quả về tài chính phải
phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển
bền vững của các q́c gia , Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về
hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, khái niệm HQKT được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành
của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí
đầu vào thấp nhất.[1]


11

2.1.5. Khái niệm về năng suất và sản lượng
Năng suất: Là khối lượng thu được trên một đơn vị diện tích. Ví dụ:
tấn/ha; tạ/ha

Sản lượng: là tổng khới lượng thu được
Sản lượng = Năng suất x diện tích
2.1.6. Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm
nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm
cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi
nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự
khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế
toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà khơng kể chi phí cơ
hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn
hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi
nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí
biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí
bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy
nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh
hoàn hảo.
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn
mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu
có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi
làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu
biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận
bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.


12

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất thuốc lá hiện nay
2.2.1. Đất đai

- Đất thích hợp: thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi phù sa ven
sông suối. Có độ dốc tương đối bằng phẳng, không nhiễm phèn, độ dày tầng
canh tác > 25cm.
- Đất phải cao ráo, thoáng, đầy đủ ánh sáng, thoát nước tốt, không ngập
úng khi mưa lớn, đủ nước tưới khi nắng hạn.
- Đất vụ trước không trồng cây họ cà, ớt, khoai tây… là những cây ký
chủ gây bệnh nguy hiểm trong vùng.
- Loại bỏ những cây ký chủ gây bệnh nguy hiểm như: cây thù lù, cây
vòi voi, rau dền...
2.2.2. Khí hậu
Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tớ: nhiệt độ, ẩm độ trong khơng khí,
lượng mưa và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản
lượng và chất lượng của thuốc lá. Nhiệt độ trung bình hàng năm để cây thuốc
lá sinh trưởng và phát triển bình thường là > 11 0C. Do vậy nhiệt độ khí hậu là
́u tớ trực tiếp ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá.
2.2.3. Giống thuốc lá
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của thuốc lá.
Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng thuốc lá ở thời kỳ thu
Chọn giớng thích hợp với địa phương, có tính thích nghi rộng, có năng
suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
Từ năm 2014, Công ty cổ phần Hoàng Liên Sơn đã triển khai đề tài
“Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống thuốc lá tại tỉnh Bắc Kạn”.
Thành công của Đề tài là đã tuyển chọn được các giống thuốc lá phù hợp điều
kiện sinh thái của địa phương, cho năng suất cao, góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân.


13

Cây thuốc lá đã được đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ những

năm 80 của thế kỷ trước tại các vùng ven đường quốc lộ 3. Giống thuốc lá
thời đó chủ yếu là giống Đại Kim Tinh, Trung Hoa Bài, Cao Bằng 1, Cao
Bằng 2. Năng suất của các giống này thường không cao, bình quân đạt
khoảng 700 - 800 kg/ha. Qua một số giai đoạn thăng trầm từ những năm 1988
- 1996, cây thuốc lá tại địa bàn Bắc Kạn chỉ còn được trồng tự phát với diện
tích nhỏ trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Đến năm 1997 cây thuốc lá từng bước
được khôi phục lại, đến năm 2002 đạt khoảng 300ha, chủ yếu tại các huyện
Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Đồn và Na Rì; năng suất bình quân đạt 12 - 13
tạ/ha.
Với giá trị kinh tế cao, nhiều năm trở lại đây, cây thuốc lá được coi là
cây trồng mũi nhọn của tỉnh, được các cấp chính quyền địa phương quan tâm
và có nhiều chính sách hỗ trợ, nhờ đó diện tích trồng th́c lá trên toàn tỉnh
tăng dần theo từng năm, đến năm 2013 đạt khoảng 1.200ha, tập trung chủ yếu
tại các huyện Ngân Sơn, Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì và Ba Bể;
năng suất bình quân đạt 1.700- 1.900 kg/ha. [5]
Tuy nhiên, những năm trước đây các giống thuốc lá được trồng tại Bắc
Kạn đều là giống địa phương, hay giống cũ do người dân tự để. Từ năm 1990
đến nay, các giống thuốc lá mới do Viện Kinh Tế - Kĩ Thuật Thuốc lá lai tạo
được trồng tại Bắc Kạn chủ yếu là K326, C167, C7-1, C9-1. GL2... Các
giống này đều không được khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm kỹ thuật,
khảo nghiệm sản xuất tại Bắc Kạn, do đó năng suất và sản lượng không cao,
thị trường tiêu thụ không ổn định.
Xuất phát từ mục tiêu xác định được một sớ giớng th́c lá thích ứng
với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trồng thuốc lá tại Bắc Kạn cho
năng suất, chất lượng cao phục vụ cho chương trình phát triển cây thuốc lá tại
tỉnh Bắc Kạn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị


14


diện tích canh tác, Cơng ty cổ phần Hoàng Liên Sơn đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống Thuốc lá tại tỉnh Bắc Kạn”
(triển khai trong 02 năm, từ 2014 - 2016).
Để lựa chọn được giống thuốc lá phù hợp, Công ty đã tiến hành khảo
nghiệm 7 giống thuốc lá gồm: C176, C7-1, C9-1, GL2, K326, GL7 và giống
địa phương của Lào Cai (HLS) tại 3 vùng sinh thái là Ngân Sơn, Na Rì và
Chợ Mới, trong 2 năm (2014 - 2015). Sau 2 năm thực hiện khảo nghiệm, trên
cơ sở theo dõi các đặc điểm sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu sâu
bệnh hại và các điều kiện bất lợi, đánh giá về năng suất, chất lượng, đề tài đã
xác định được 2 giống GL7 và C9-1 có nhiều đặc điểm ưu việt hơn: Năng
suất cao (trung bình đạt trên 22tạ/ha, cao hơn năng suất sản xuất đại trà 10 15%); chất lượng tốt (tỷ lệ thuốc lá sau sấy cấp I, II, III đạt từ 86,5% đến
90,5%; hàm lượng nicotin đạt 1,54 - 1,67%); khả năng chống chịu sâu bệnh
khá, phù hợp với thổ nhưỡng các địa phương.[5]
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây thuốc lá
2.3.1. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
2.3.1.1. Sử dụng giống phù hợp với điều kiện địa phương
Cần sử dụng giống phù hợp với địa phương nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đối với xã Thuần Mang hiện đang sử dụng chủng loại giống C176
2.3.1.2. Trồng đúng thời vụ
Gieo hạt từ 15 tháng 11 đến 05 tháng 12
Trồng từ 15 tháng 1 đến 15 tháng 2
2.3.1.3. Chọn cây giống đủ tiêu chuẩn để ra ruộng trồng.
Cây có chiều cao từ 6 – 8 cm, có từ 6 – 8 lá, đường kính thân cây từ 3 –
4mm, cây sạch bệnh, có bộ rễ tốt


15

2.3.1.4. Chọn đất trồng phù hợp.

Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ PH từ 5,5 đến 6,5.
Đất trồng thuốc lá phải chủ động được tới tưới tiêu
2.3.1.5. Trồng đúng khoảng cách:
- Cây cách cây 50 cm
- Hàng cách hàng 1m
2.3.1.6. Bón phân đúng lượng và đúng thời gian
- 1000 m2 bón 84 kg phân NPK tổng hợp ( phân chuyên dụng dùng cho
vùng Bắc Kạn)
- Thời gian bón:
+ Bón lót 50% trước khi trồng;
+ Bón thúc 50% còn lại sau khi trồng từ 25 đến 30 ngày.
(Chú ý khơng bón phân chậm q 35 ngày sau trồng)
2.3.1.7. Chăm sóc tốt ở các khâu làm cỏ, xói xáo, phun thuốc phịng trừ sâu bệnh.
- Làm sạch cỏ dại
- Xới xáo 3 lần:
+ Lần 1: Sau trồng từ 7 đến 10 ngày ( xới phá váng);
+ Lần 2: Xới sau trồng 15 ngày;
+ Lần 3: Xới xáo kết hợp với làm cỏ bón phân, vun luống.
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ từ 10 đến 15 ngày/ lần.
- Phun thuốc trừ sâu khi sâu xuất hiện với tỷ lệ từ 5 – 6% đối với sâu
khoang và sâu xanh. Với sâu xám từ 2 – 3 %.
2.3.1.8. Ngắt ngọn tỉa chồi triệt để
- Ngắt ngọn: có tác dụng tập trung dinh dưỡng, tăng kích thước và độ
dày của các lá kinh tế trên cây th́c lá, kích thích bộ rỗ phát triển, tăng lượng
chất khơ tích lũy, tăng hàm lượng Nicotine trong lá th́c, hạn chế sự phá


16

hoại của sâu, bệnh; tạo điều kiện cho lá thuốc chín tập trung, tḥn lợi cho

cơng tác hái sấy
- Thời điểm ngắt ngọn tốt nhất là khi chúng ta thấy nụ của cây thuốc lá
bắt đầu vươn cao lên so với vị trí lá trên cùng là 2 -3 cm. Khi có khoảng 40 –
50% số cây trên ruộng xuất hiện nụ hoa. Số lượng lá để lại sau khi ngắt ngọn
đảm bảo 20 đến 22 lá kinh tế.
- Thời gian tỉa chồi thuốc lá tốt nhất là khi thấy chồi dài 2 -3 cm.
- Phương pháp ngắt ngọn, diệt trồi:
+ Diệt trồi thủ công: Dùng tay hoặc dụng cụ sắc bén loại bỏ ngọn, chồi nách;
+ Hóa chất: Sử dụng thuốc diệt trồi A ccotab 330EC;
+ Cách pha chế thuốc diệt trồi A ccotab 330EC: Pha chế A ccotab
330EC với nước lã 8 - 10 ml/1 lít nước ( nồng độ 1% ) và chế vào đỉnh thân
cây thuốc lá sau khi ngắt ngọn. Để dung dịch thuốc chảy dọc khoảng ½ chiều
cao thân cây th́c thì dùng lại.
* Chú ý : Liều lượng A ccotab 330EC sử dụng theo khuyến cáo ghi trên
bao bì.

Thời điểm ngắt ngọn tớt nhất

Ngắt ngọn quá muộn, lúc nay mất
khoảng 20% sản lượng.

2.3.1.9. Hái, sấy đúng quy trình kỹ thuật
- Lá th́c chín kỹ thuật là có hình thái sau:
+ Lá thuốc từ màu xanh chuyển sang màu xanh vàng;
+ Bề mặt lá sáng bóng;


17

+ Cuộng thuốc lá có màu trắng sữa;

+ Góc lá từ góc nhọn chuyển sang góc tù;
+ Bẻ cuộng lá thấy giịn;
- Thời điểm hái tớt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Cách tổ chức hái, cuốn sào tốt nhất là làm đổi công cho nhau để mọi
việc liên quan đến hái, cuốn sào và lấy thuốc vào lò chỉ diễn ra trong 1 ngày.
- Sấy đúng quy trình kỹ thuật là:
Để sấy được thuốc lá tốt chúng ta cần phải có lò tốt và phải có sự
chuẩn bị các loại nhiên liệu sấy tớt.
+ Diện tích trồng 3000m2 phải có 1 lò sấy có kích thước như sau;
+ Dài 3m; Rộng 2m; Cao 3,5m; Có 4 tầng xà gỗ;
+ Loại lò tốt nhất là : Lò sấy bằng gạch được trát cả 2 phía trong và ngồi;
+ Nhiên liệu sấy: Than hoặc củi (tùy theo từng khu vực);
+ Phân loại sơ bộ lá trước khi cuốn thuốc vào sào: phân loại đúng độ chín;
+ Sào ćn th́c: Có 2 bộ để ln phiên;
+ Ćn th́c vào sào theo đúng nguyên tắc lưng úp lưng, bụng úp bụng;
+ Xếp thuốc vào lò theo nguyên tắc: trên xếp dày, dưới xếp thưa. Trên
xếp lá xanh, dưới xếp lá quá chín.
2.3.1.10. Bảo quản thuốc lá sau sấy
Th́c lá sau khi đã được sấy khô, để hơi ẩm ra lò sau đó tiến hành
phân cấp ngay và phải được bảo quản trong túi PE, được buộc kín, để nơi khơ
ráo, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào [4].
2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường là ́u tớ quan trọng và có tính qút định đến sự tồn tại của
các hộ sản xuất thuốc lá trong nền kinh tế thị trường. Mỗi nhà sản xuất, mỗi
cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh


×