Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng bát độ trên địa bàn xã an phú, huyện lục yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÀNG VĂN ĐƠN
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN PHÚ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Ngun - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÀNG VĂN ĐƠN
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN PHÚ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thơn

Khóa học

: 2014 - 2018

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận


Thái Nguyên – năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tơi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tơi hồn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này. Trước tiên, tơi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường,
toàn thể các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đỗ Xuân
Luận đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tơi hồn
thành q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã An Phú,
đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và đặc biệt
là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi về thực tập đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, vì vậy khố luận của
tơi khơng thể tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của các
thầy cơ giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khoá luận được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Sinh viên


Vàng Văn Đơn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2017 .....................................................31
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
của xã trong giai đoạn 2015-2017 ............................................................................30
Bảng 4.3. Rà soát số hộ trồng măng Bát Độ tại xã An Phú
giai đoạn 2015 - 2017 ...............................................................................................32
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng măng Bát Độ của xã An Phú
qua 3 năm 2015 – 2017 ............................................................................................ 33
Bảng 4.5. Tình hình chăn ni của xã trong giai đoạn 2015 - 2017 ........................33
Bảng 4.6. Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015 - 2017 ) .................................34
Bảng 4.7. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã An Phú
giai đoạn năm 2015 - 2017 .......................................................................................38
Bảng 4.8. Một số thông tin chung về các hộ điều tra năm 2018 ..............................41
Bảng 4.9. Tình hình đầu tư chi phí cho trồng măng
trong các hộ điều tra năm 2017 ................................................................................42
Bảng 4.10. Doanh thu từ măng Bát Độ tính cho 1 ha
măng Bát Độ năm 2017 ............................................................................................43
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế việc trồng măng Bát Độ
của các hộ điều tra năm 2017 ...................................................................................44
Bảng 4.12. Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha keo năm 2017 .................................. 46
Bảng 4.13. Doanh thu của cây keo tính cho 1 ha năm 2017 ....................................46
Bảng 4.14. Một số vấn đề khó khăn trong việc
trồng măng của các hộ (n=40) ..................................................................................48



iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BQ
IC
CC
DT
ĐVT
ĐVDT
GO
GTSX
VA
HQKT
HQ
Pr
NS
NN-PTNT

TC
MI
TM- DV
UBND

Nghĩa
Bình quân
Chi phí trung gian
Cơ cấu
Diện tích

Đơn vị tính
Đơn vị diện tích
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất
Giá trị gia tăng
Hiệu qủa kinh tế
Hiệu quả
Lợi nhuận
Năng suất
Nông nghiệp-phát triên nông thôn
Quyết định
Tổng chi phí
Thu nhập hỗn hợp
Thương mại- dịch vụ
Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..............................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
1.4. Bố cục của khóa luận ...........................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4

2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân ............................................................................4
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ......................................................................5
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trồng măng Bát Độ ..................9
2.1.4. Đặc điểm của cây măng Bát Độ ......................................................................11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................13
2.2.1. Thực trạng trồng măng Bát Độ trên thế giới ...................................................13
2.2.2. Tình hình phát triển măng Bát Độ ở Việt Nam...............................................13
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.3.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................................24
3.3.2. Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................25


v

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................25
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất măng Bát Độ của các hộ điều tra. .........25
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất măng Bát Độ. ....................................25
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ...........................................................26
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................27
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ...........................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng Bát Độ tại xã An Phú ............41
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng măng Bát Độ của hộ nông

dân trên địa bàn xã An Phú .......................................................................................48
4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc trồng măng Bát Độ
của hộ nông dân ........................................................................................................49
4.4.1. Giải pháp về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân ...............................49
4.4.2. Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nơng dân ..............................................50
4.4.4. Tìm kiếm thị trường đầu ra .............................................................................50
4.4.5. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội ..................................51
4.4.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ................................................................51
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................53
5.1. Kết luận ..............................................................................................................53
5.2. Đề xuất kiến nghị ...............................................................................................54
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ...........................................................................54
5.2.2. Đối với hộ nông dân ........................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Cây tre là lồi cây đa mục đích, thân cây tre là nguồn nguyên liệu đầu
vào cho nhiều công việc, ngành nghề khác nhau như làm nhà cửa, nông cụ,
làm đồ thủ cơng mỹ nghệ, bao bì, làm ngun liệu giấy, sợi dài, nhiều nơi
trồng tre chống sạt lở, bảo vệ môi trường. Măng tre là loại rau sạch đứng hàng
đầu trong các loại rau, là một loại thực phẩm chữa trị một số loại bệnh như
chống béo phì, tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, nhuận tràng,...đang
được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tre Bát Độ được nhập vào Việt Nam để chuyên trồng kinh doanh lấy
măng, đây là loại tre sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, thời gian

cho sản phẩm dài hơn các loại tre măng địa phương, chất lượng măng ngon và
có giá trị xuất khẩu.
Tre măng bát độ đã được đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái gần
15 năm. Đến nay, cây tre măng bát độ đã trở thành cây chủ lực xóa đói, giảm
nghèo. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở rộng vùng trồng tre
Bát Độ lấy măng tại huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn với quy
mô 10.000 ha (trồng mới 7.500 ha) đến năm 2020 [6].
So với một số loài cây khác như Bồ đề, Keo, Mỡ ... thường sau 7 – 8
năm mới có thể khai thác, lợi nhuận thu được từ bình quân từ 5 – 8 triệu
đồng/năm, thì đối với cây tre măng Bát Độ có ưu thế vượt trội, đó là có thể
trồng tận dụng trên các loại đất xung quanh nhà, ven bờ ao, sông suối .
Thời gian thu hoạch dài, sau 1 năm trồng đã cho thu hoạch, sau 3 năm
cho thu hoạch sản phẩm ổn định bình quân lợi nhuận đạt trên 20 triệu
đồng/ha/năm, cao hơn 2 đến 3 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác[6].
Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số
24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và số


2

32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông
nghiệp. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2017 2020 với các nội dung sau: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng
cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời
sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, sinh
thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phịng.
Do vậy nhiều năm gần đây người dân trong xã ra sức trồng mới, diện
tích trồng cây tre măng Bát Độ ngày càng được mở rộng hơn. Tuy nhiên, cây
tre Bát Độ chưa được quy hoạch tổng thể và đầu tư thích hợp, từ đó chất

lượng sản phẩm măng Bát Độ chưa được đáp ứng được thị trường, giá trị thu
nhập của người sản xuất khơng cịn ổn định. Xuất phát từ thực tế trên địi hỏi
sự xem xét tình hình sản xuất măng Bát Độ tại địa phương, đòi hỏi đánh giá
chính xác hiệu quả kinh tế của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất măng Bát Độ để
giúp nông hộ sản xuất măng Bát Độ có hiệu quả hơn. Vì vậy việc nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng Bát Độ trên địa bàn xã An
Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng
măng Bát Độ trên địa bàn xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc trồng măng tre Bát
Độ tại địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả của việc trồng măng Bát Độ quy mô hộ trên địa bàn
xã An Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái


3

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng măng Bát Độ của
các hộ nông dân trên địa bàn xã.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc trồng măng Bát
Độ của hộ nơng dân, góp phần tái cơ cấu ngành nơng nghiệp trên địa bàn xã.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp rèn luyện kĩ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với
cơng việc, phục vụ tích cực cho q trình cơng tác sau này.

- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế của
việc măng Bát Độ tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất măng Bát Độ và vị trí của cây măng
Bát Độ trong sự phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân
tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây tre
măng Bát Độ.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng măng
Bát Độ trên địa bàn xã An Phú trong những năm tới, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế nơng nghiệp nơng hộ.
1.4. Bố cục của khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân
* Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT (5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế cơ sở. Nơng hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống
từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Ln nằm
trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một

phần vào thị trường với mức độ chưa hồn chỉnh.
* Đặc điểm của hộ nơng dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis và
quan điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nơng dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hồn tồn. Trình độ này
quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Khả năng của hộ nơng dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất
giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong
khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Người nơng dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố
sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia
đình nơng dân trước những thiên tai.


5

- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của
hộ nơng dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố
phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ khơng phải làm cơng
việc kinh doanh thuần túy”.
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
* Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ (hiệu quả) là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp
đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá
và lựa chọn các phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều góc độ

và quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT (hiệu quả kinh tế), HQ chính
trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối,... Ngày
nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu
tư phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, địi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều
phương diện.
“HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Còn
theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng sản lượng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm sản lượng của một loại
hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất
của nó”. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên
giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử
dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính
được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù
kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể


6

về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ
thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào,
đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt

được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có
tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định".
Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn,...).
Như vậy, mặc dù cịn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau về khái
niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm
trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,
tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.
* Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang
khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để
tìm kiến cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm
kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kết hợp các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định.
Ngồi ra cịn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng
vào trong sản xuất, vốn, chính sách,... quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó


7

nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn,
có như vậy mới nâng cao được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu
tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả là

một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy
thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm
đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép trừ)
mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt
đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích được
tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy, HQKT liên quan
trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi
phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá
phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu
vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng
trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của
ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau,
cũng như các yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra, các mục
tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng
hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là:
Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận,... Xác định các yếu tố đầu vào đó là những
yếu tố chi phí về vật chất, cơng lao động, vốn,...


8

Phân tích HQKT trong sản xuất nơng nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:

Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hạch tốn chi phí,... u cầu này phải chính xác và đầy đủ.
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết
quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,... khơng thể lượng
hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì q trình sản xuất phải
phát triển khơng ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ
chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá
trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai
phạm trù kết quả và HQ:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh
doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có thể
biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể
được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo
ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít,… các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu
đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng
các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính
tốn trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối là tỷ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí ln là số tuyệt đối: Phạm trù này chỉ
phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết


9


quả của q trình kinh doanh khơng bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng
nguồn lực sản xuất
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trồng măng Bát Độ
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng mọi
giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế của
việc trồng măng tre Bát Độ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong
quá trình sản xuất cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng
khác nhau, cụ thể như:
 Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất măng Bát
Độ: Yếu tố này nghĩa là đổi mới cơng nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm
các chi phí, nguồn lực. Phát triển cơng nghệ địi hỏi phải đảm bảo sử dụng
đầu vào tiết kiệm. Vì vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất măng
Bát Độ phụ thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng cơng nghệ,
từ đó sẽ thay đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất măng Bát Độ.
 Khả năng đón nhận kỹ thuật mới của người sản xuất: Sự tiếp thu kỹ
thuật của người nông dân và năng suất của măng Bát Độ có mối quan hệ chặt
chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác. Vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thể
thấy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất măng Bát Độ.
 Về đất đai: Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt
hay xấu, địa hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì cho giao thơng
vận chuyển vật phục vụ sản xuất.
 Thời tiết khí hậu: Trong sản xuất nơng - lâm nghiệp các đối tượng
sản xuất khác nhau thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí
hậu cũng khác nhau. Vì vậy trong sản xuất măng bát đô cần xác định các
vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó
sẽ đạt được hiệu quả kinh tế.
 Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất:
Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh
hồn hảo cao hơn so với những ngành khác. Vì vậy, khi tạo ra mơi trường



10

cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
lực. Môi trường lành mạnh đó các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau
trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.
 Chính sách của chính phủ: Có 2 nhóm chính sách, một là các chính
sách thơng qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế,…
có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính sách khơng
thơng qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông, cung cấp tín
dụng, nghiên cứu và phát triển có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế.
* Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng Bát Độ:
Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu
cầu của con người cũng ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội thì
người sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biết với sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên ẩn chứa
nhiều rủi ro nên hiệu quả kinh tế khơng ổn định. Vì thế khi thực hiện quá trình
sản xuất các cá nhân hay tổ chức đều tính tốn kỹ lưỡng sao cho q trình của
mình đạt được hiệu quả nhất.
Đánh giá HQKT giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó có thể đưa
ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận đảm bảo lợi ích cho người
sản xuất, người tiêu dùng và cho cả xã hội. Cây măng Bát Độ là nguồn lợi
kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các tộc ít người. Từ đó cây
măng Bát Độ cũng làm một thế mạnh của một số tỉnh phát triển sản xuất
nông-lâm nghiệp:
- Cây măng Bát Độ mang lại thu nhập cao, góp phần tích cực trong công
tác ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
- Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra do tình
trạng thiếu việc làm của người lao động.
- Đa dạng đối tượng sản xuất nông- lâm nghiệp, tạo nền vùng sản xuất
chuyên canh, sản xuất hàng hóa.



11

- Cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho công nghiệp chế biến, y học,
xuất khẩu..Ngồi lợi ích về mặt kinh tế- xã hội, cây măng Bát Độ cịn đóng
góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ
nước ở các vùng đất núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen
quý cây bản địa.
2.1.4. Đặc điểm của cây măng Bát Độ
* Đặc điểm sinh thái:
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, cây tre Bát
Độ thích hợp với đất có tầng dày cao và độ ẩm lớn, không yêu cầu cao đối với
độ dinh dưỡng của đất. Vì vậy, với đặc địa hình trung du miền núi có lượng
mưa nhiều của một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ, cây tre Bát Độ sinh trưởng
và phát triển tốt.
Tre Bát Độ là cây ưa sáng, dễ tính, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phân
bố ở độ cao dưới 500m so với mặt nước biển, ở vùng có nhiệt độ bình qn
năm từ 18-260C, tháng lạnh nhất 6-80C, tháng nóng nhất 34-360C lượng mưa
1500mm trở lên
Tre Bát Độ khơng địi hỏi cao về đất trồng, đất đồng bằng, đồi dốc, núi
thấp, đất trên nương dẫy còn tính chất đất rừng đều có thể trồng được. Tốt
nhất nên chọn loại đất có canh tác có dầy >50cm, tơi xốp và ẩm mát, đất
nhiều mùn ẩm nhưng thoát nước. Không nên trồng tre Bát Độ trên loại đất
ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hóa, tầng đất mỏng và đất
cát khơ rời rạc.
* Công dụng của cây măng Bát Độ:
- Sử dụng làm thực phẩm.
- Sử dụng trong xây dựng, chế biến ván nhân tạo và hàng thủ công mỹ nghệ.
- Bảo vệ mơi trường, sinh thái.

Tre Bát Độ trồng cịn có tác dụng phòng hộ, giữ nước và điều tiết nguồn
nước, chống xói mịn, rửa trơi đất, làm sạch mơi trường khơng khí, hạn chế
gió bão, thiên tai, tích lũy khí CO2, tăng độ che phủ của rừng.


12

* Kỹ thuật trồng và thu hoạch Măng Bát Độ:
- Có 2 vụ trồng chính (Vụ Xn và vụ Thu):
+ Vụ Xuân: Trồng từ tháng 2 đến tháng 3
Đối với tre Bát Độ trồng bằng củ chỉ trồng vào vụ Xuân vì đây là giai
đoạn cây tre đang trong thời kỳ ngủ nghỉ chưa đến giai đoạn phát triển măng
và cũng là thời vụ trồng chính, tỷ lệ sống cao, chọn ngày râm mát, sau mưa
đất đủ ẩm để trồng.
+ Vụ Thu: Trồng từ tháng 7 đến tháng 9, chỉ áp dụng cho trồng bằng
chiết cành; Không khai thác củ giống để trồng vụ thu vì đây là thời kỳ Bát Độ
đang ra măng.
- Thu hoạch măng Bát Độ:
+ Măng củ: Dùng cuốc bới đất hở măng hoàn toàn, dùng dụng cụ cắt tại nơi
phình to nhất của củ măng (phần tiếp giáp giữa củ và thân măng). Không làm
dập mắt măng ở củ măng, sau khi cắt lấp đất lại như ban đầu. Trường hợp gặp
mưa sau khi cắt măng để lại 1-2 ngày mới lấp đất để không bị thối củ (nên hạn
chế thu măng củ quá non như vậy sẽ làm mất năng suất của rừng Bát Độ).
+ Măng lóng: Khi măng lộ 2 đốt thì tiến hành thu hoạch. Dùng dao sắc cắt
sát mặt đất tuyệt đối không đào lấy củ), sau khi sắt lấp đất hoặc lá che lên vết
cắt để giữ ẩm cho củ vì phần củ cịn lại sẽ sinh ra củ măng mới.
* Chế biến, bảo quản măng sau thu hoạch:
- Măng củ: măng khai thác về trong 2-3 giờ phải bóc bẹ rửa sạch, luộc
sôi từ 30 - 40 phút, vớt ra ngồi để nguội, sao đó chuyển tới nơi chế biến. Nếu
giữ măng 6 - 7 ngày cần cho măng vào bể ngâm nước muối để bảo quản.

(Thu hoạch - rửa sạch - luộc - Vớt, để nguội - Vận chuyển tới noi chế biến).

- Măng lóng: Măng được bóc bỏ bẹ rồi cắt khoanh (phần non mỗi lóng
măng dài 3 - 5 cm). Luộc kỹ sôi từ 30 - 40 phút, vớt ra để nguội và ráo
nước, cho vào túi nilon buộc kín miệng sao đó vận chuyển đến nơi sơ
chế biến.
(Thu hoạch - Luộc - Vớt, để nguội - ủ lên men - chế biến).


13

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng trồng măng Bát Độ trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia rất giàu tiềm năng về tre, tre lấy măng ở Trung
Quốc có trren 50 lồi nhưng chỉ có trên 30 lồi chính như: Phyllostachys
edulis, Ph.praecox, Ph. vivax, Ph. iridenscens, Dendrocalamus latiflorus, D.
giganteus…Diện tích trồng tre chun lấy măng có khoảng 100.000ha với
năng suất bình quân từ 10-20 tấn/ha/năm. Năng suất ở một số nơi có thể lên
đến 30-35 tấn/ha/năm. Ngồi ra, Trung Quốc cịn có khoảng trên 3 triệu hecta
trồng tre để sản xuất thân tre kết hợp với thu nhập măng.
Thái Lan cũng là nước sản xuất măng tre lớn trên thế giới. Với một số
loài măng như dendroclammus asper (pai tong), D. brandisii (Pai Bongyai)...
Trong giai đoạn năm 1994 đến năm 19967, Thái Lan đã xuất khẩu măng
Mạnh Tông với tổng giá tri trên 1 nghìn Bath.
Đài Loan có ít nhất 9.000 ha tre măng Bát Độ và Điềm Trúc. Hằng Năm,
Đài Loan xuất khẩu trên 40.000 tấn măng ra thị trường thế giới.
Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Myanma, Úc và một vài nước khác cũng là
những nước đã và đang đẩy mạnh việc phát triển tre lấy măng đáp ứng nhu
cầu trong nước và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và

Singapore là những nước tiêu thụ lớn về măng tươi, măng ướp lạnh, măng
muối. Sản phẩm măng hộp đã có mặt ở hầu như trên khắp thị trường thế giới.
Một tỉnh ở Thái Lan chế biến khoảng 68.000 tấn măng mỗi năm và xuất
khẩu trên 40.000 tấn/năm.
Như vậy, sản phẩm măng tre ngày nay được rất nhiều nước trên thế giới
biết đến. Nhiều quốc gia đã và đang đầu tư mạnh vào việc gây trồng, kinh
doanh măng tre để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2.2.2. Tình hình phát triển măng Bát Độ ở Việt Nam
Chủ trương phát triển tre măng tại Việt Nam Thông tư số 28/1999/TTLT
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển


14

nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg ngày
29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ
chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng đã xác định cây trồng lấy
măng là một trong số những cây trồng chủ yếu để trồng rừng cây đặc sản.
Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các loài cây chủ
yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp đã xác định tre
Điềm trúc, Bát Độ là một trong những loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản
xuất. Quyết định số 147/2007/ QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ
Tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007 - 2015 đã quy định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha rừng trồng mới, hỗ trợ
chi phí quản lý bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm, ngồi ra cịn ban hành
các chính sách hỗ trợ đầu tư để xây dựng đường lâm nghiệp, chi phí vận
chuyển chế biến nơng lâm sản đến nơi tiêu thụ…
Để giải quyết khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngày 24 tháng 6 năm
2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về

chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thơng qua hợp đồng để
bảo đảm cho q trình sản xuất của bà con nơng dân cũng như doanh nghiệp
chế biến nông lâm sản. Quyết định đã nêu lên một số chính sách khuyến khích
các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản với người sản xuất như
về đất đai, đầu tư vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến,
tiêu thụ nơng lâm sản hàng hố có hợp đồng tiêu thụ nơng lâm sản hàng hố.
Về tín dụng người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nơng lâm sản
có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư
nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số
43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư
của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 01 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh
phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nơng


15

sản áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng
cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, đa dạng hố các hình thức
tun truyền, thơng về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh
nghiệp. Các vùng sản xuất hàng hố tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông lâm
sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư. Ngồi các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoá
tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợp
đồng tiêu thụ nơng sản hàng hố với nơng dân ngay từ đầu vụ được ưu tiên
tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương
trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, bộ, ngành có liên quan, Hiệp
hội ngành hàng và địa phương tổ chức.
Kết quả phát triển trồng tre lấy măng ở Việt Nam Trồng tre chuyên măng

ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh và rộng khắp. Tre bản địa đang được
coi là một trong một số những đối tượng chính cần phát triển và phù hợp với
mục đích của nhiều dự án, chương trình nhằm góp phần xố đói giảm nghèo,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Theo số liệu thống kê ban đầu của
Cục Lâm nghiệp (cũ), nay là Tổng cục Lâm nghiệp
Bộ NN & PTNT, đến năm 2003 chương trình khuyến lâm đã đầu tư
trồng khoảng gần 1.500 ha tre lấy măng, với sự tham gia của trên 3.000 hộ
dân. Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng Công
ty Rau quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000 cây giống cho 28
Trung tâm Khuyến nông
Khuyến lâm của một số tỉnh để trồng trên tổng diện tích khoảng 2.700
ha. Tổng diện tích trồng tre lấy măng ở nước ta trên thực tế cao hơn con số đã
thống kê. Bên cạnh các chương trình, dự án trồng tre lấy măng của Nhà nước
cịn có thêm một số dự án của nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tre
măng. Một số địa phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư
để mở rộng thêm diện tích trồng tre lấy măng.


16

Tình hình thực tế việc gây trồng và kinh doanh tre lấy măng trên cả nước
được đánh giá qua kết quả điều tra khảo sát năm 2004 trên 21 tỉnh thành với
một số điểm chính như sau: Tre Mạnh tơng được trồng phổ biến một số địa
phương ở miền Nam và hiện nay chủ yếu được trồng rải rác. Tại Cà Mau, Cần
Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước cho thấy tre Mạnh tơng đã
khơng cịn được trồng tập trung với mục đích chuyên măng mà chỉ trồng rải
rác và khơng được chăm sóc vì măng Mạnh tơng cũng không được ưa
chuộng. Ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư - Thái Bình, tre Mạnh tơng được trồng ven
sơng phía ngồi đê nhằm mục đích chắn sóng, lấy măng và mơ hình này đang
được phát động mở rộng cho các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, mơ

hình này cần phải được nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng, hiệu quả
kinh tế cũng như các giá trị khác. Nhìn chung măng tre Mạnh tông không
được ưa chuộng và tương lai có thể bị một số lồi tre chun măng khác thay
thế. Tre Lục trúc hầu như ít được ưa trồng vì măng nhỏ, năng suất thấp. Mơ
hình của Cơng ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản - chế biến với diện
tích khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được trồng từ năm 1997 tại Tân Yên Bắc Giang là mơ hình tập trung lớn nhất trong các điểm được điều tra khảo
sát. Cho đến thời điểm này chưa thấy có mơ hình nào kể cả mơ hình nói trên
được đưa vào sản xuất măng đại trà. Các đơn vị, cá nhân trồng Lục trúc mới
chỉ tập trung vào sản xuất giống để bán. Trước đây giống được nhân bằng
cách tách thân gốc 1 năm tuổi (giống thân gốc) là chính. Sau này kỹ thuật
nhân giống hom cành đã được áp dụng. Giá giống gốc tại thời điểm 2001
khoảng 14.000 đồng/gốc, năm 2002 khoảng 8.000 - 10.000 đồng/hom cành và
năm 2017 giá là khoảng 17.000đồng/hom cành. Loài tre được quảng cáo
nhiều nhất và được phát triển mạnh nhất là lồi Bát Độ và Điềm trúc. Diện
tích trồng tập trung lớn nhất trong các điểm khảo sát thuộc Công ty TNHH
Ni trồng thuỷ hải sản Đơng Thành (Bình Phước) là 247 ha Điềm trúc trồng
từ 1993; Công ty Fang Fuh (Đồng Nai) là 180 ha (1999) và năm 2004 lên đến
300 ha tre Điềm trúc, đây là hai cơ sở đã và đang sản xuất măng chủ yếu để


17

xuất khẩu với hai dạng sản phẩm măng muối chua và muối dòn. Giá măng
muối dòn là 12.000 đồng/kg (chế biến từ cây măng cao từ 0,8 đến 1,2 m so
với mặt đất) và măng chua là 8.000 đồng/kg (chế biến măng củ cao chừng 30
cm so với mặt đất). Thân tre già được lấy ra để bán cho nhà máy giấy với giá
400 đồng/kg (thời điểm năm 2004). Qua khảo sát đánh giá đó là hai mơ hình
điển hình cho việc kinh doanh tre lấy măng có hiệu quả. Các mơ hình cịn lại,
nhất là các mơ hình thuộc chương trình khuyến lâm, khuyến nơng hầu như có
quy mơ nhỏ theo hộ gia đình, lớn nhất chỉ vài hecta và phân bố rải rác. Hầu

hết mơ hình đều mới được trồng từ 1-2 năm, lợi nhuận trước mắt mà mơ hình
mang lại chỉ là tiền bán giống. Giá cây giống vào khoảng từ 8.000 đồng đến
15.000 đồng/ cây tùy thuộc vào nhu cầu của từng nơi. Có nhiều hộ gia đình
vài năm gần đây đã thu hàng chục triệu đồng mỗi năm qua việc bán giống.
Tuy nhiên, việc phát triển tre lấy măng quy mô nhỏ theo hộ gia đình và phân
tán như thực tế hiện nay khó có thể quy hoạch thành vùng nguyên liệu sau
này. Chỉ trong thời gian ngắn nữa, nhu cầu về giống khơng cịn, chắc chắn sản
phẩm măng và thân tre già sẽ là đối tượng được quan tâm. Cũng chính vì vậy
đa số các hộ gia đình trồng tre hiện đang quan tâm lo lắng đến đầu ra cho sản
phẩm của mình. Ở những vùng du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hố có một
số mơ hình đã khai thác măng bán chủ yếu cho nhà hàng, khách sạn. Giá
măng cũng tuỳ thuộc vào mùa vụ. Đầu vụ giá măng khoảng 8.000 đồng/kg và
giữa vụ khoảng 4.000 đồng/kg (măng tươi còn cả bẹ mo). Nhiều nơi, do măng
rừng còn đang dễ khai thác và cũng đã quen khẩu vị của nhân dân địa phương
nên măng tre nhập nội không được ưa chuộng trên thị trường. Một số địa
phương như Bình Dương, Thanh Hố, Lạng Sơn, Lào Cai... đang có kế hoạch
phát triển mở rộng tre lấy măng với quy mô lớn và đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến măng để xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chính là
cơ sở quan trọng, có tính quết định đến việc phát triển tre lấy măng lâu bền.
Hầu hết các hộ gia đình trồng tre hiện nay đang hết sức quan tâm đến đầu ra
cho sản phẩm măng tre, thân cây tre già, với đà phát triển tre măng như hiện


18

nay thì chỉ vài năm nữa nhiều địa phương sẽ có hàng ngàn hecta tre và hàng
năm sẽ có một lượng lớn măng và thân tre già được khai thác. Như vậy, thị
trường tiêu thụ sản phẩm từ cây tre măng trong tương lai gần sẽ trở thành
thách thức đối với người sản xuất.
Một số địa phương điển hình phát triển trồng tre lấy măng tại nước ta

Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ: Xã Yến
Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là một xã đặc biệt khó khăn nằm trong
Chương trình 135 của Chính phủ. Dân số của xã là 4074 khẩu với 4 dân tộc
Mường (chiếm 49,6%), dân tộc Kinh (chiếm 47,6%) và hai dân tộc khác
(chiếm 2,8%). Trung tâm di ̣ch vụ Phát triển nơng thơn (RDSC) đã tham gia
góp sức thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã từ năm
1997. Yến Mao là một xã thuần nông, thuộc khu vực dân tộc miền núi của
huyện Thanh Thủy, nguồn thu chủ yếu của các hộ trong xã là từ cây lúa, cây
ngô, cây sắn, trong khi đó diện tích đất đồi bỏ trống của xã thì cịn khá nhiều.
Trong khn khổ dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng đồng lựa
chọn tại Phú Thọ, Quảng Bình và Kontum” do RDSC thực hiện giai đoạn
2001 - 2004, Ban phát triển và giảm nghèo xã Yến Mao đưa ra sáng kiến cộng
đồng đó là trồng tre măng Bát Độ và được RDSC thống nhất cùng thực hiện
vào tháng 10 năm 2003. RDSC phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện
Thanh Thuỷ tập huấn Phần Một tại văn phòng RDSC giới thiệu các kỹ thuật
về trồng cây, chọn giống, chăm sóc măng trong năm đầu tiên. Cuộc tập huấn
Phần Hai tại Phượng Mao thực hiện vào đầu năm 2005 với nội dung thực
hành chiết cây nhân giống. Các buổi tập huấn thu hút được sự tham gia đầy
đủ của cả cán bộ và các thành viên, có cả hộ chưa tham gia Tổ trồng nhưng
cũng đã tham gia. RDSC hỗ trợ kinh phí cho đồn tham quan, ngân sách cho
tập huấn kỹ thuật, ngồi ra cịn giúp các thành viên trong Tổ trồng măng vay
70 % tiền vốn mua giống. Tính đến cuối năm 2003, 15 tổ viên đã hoàn thành
việc đào hố và trồng được hơn 1000 gốc măng. Sau hai năm hoạt động các tổ
viên đã có măng tre thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm. Mỗi khóm


×