Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phẩn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN TỐ MAI

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG
CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Trần Hạnh Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài “Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến
hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần tại Việt Nam” là bài nghiên cứu
của riêng tơi. Các kết quả mơ hình nghiên cứu được trình bày là trung thực
và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đây. Các dữ
liệu phân tích trong luận văn được tác giả tổng hợp từ nguồn thơng tin đáng
tin cậy.
Bình Định, tháng 04 năm 2022
Tác giả luận văn
Trần Tố Mai


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ thuộc Trƣờng Đại
học Quy Nhơn nói chung và các thầy cô Khoa Kinh tế và Kế tốn nói riêng đã
tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tơi hồn thành tốt các nội dung trong chƣơng


trình đào tạo. Những kiến thức chuyên môn đƣợc học tập và trao đổi trong
suốt q trình học tập đã giúp tơi hồn thành bài luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin chân thành biết ơn cô TS. Lê Trần Hạnh Phƣơng đã rất
nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý cho tơi trong suốt q trình làm luận văn. Mặc dù
tơi phải hồn thành bài luận trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, gặp
nhiều khó khăn trong việc gặp mặt trực tiếp để cơ hƣớng dẫn. Tuy nhiên, cơ
vẫn tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên trong việc
thực hiện bài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã quan tâm và tạo điều kiện cho tơi
hồn thành tốt bài luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Trần Tố Mai


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Xác định khoảng trống nghiên cứu ............................................................ 8
4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 9
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài....................................................................... 9
8. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 11

1.1. Tổng quan về cấu trúc vốn.................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn .................................................................. 11
1.1.2. Các chỉ tiêu dùng để đo lƣờng cấu trúc vốn................................... 14
1.2. Tổng quan về hiệu quả tài chính ........................................................... 16
1.2.1. Khái niệm hiệu quả tài chính ......................................................... 16
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính........................................ 17
1.3. Lý thuyết nền ........................................................................................ 18
1.3.1. Lý thuyết Modigliani và Miller M M ........................................ 19
1.3.2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ..................................................... 20
1.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng ............................................................ 21
1.4. Ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính ............................ 22
1.5. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 28


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................ 31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................. 33
2.2.1. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ....................................................... 33
2.2.2. Xác định các biến và thang đo ....................................................... 34
2.2.3. Chọn mẫu khảo sát ......................................................................... 40
2.2.4. Thu thập dữ liệu ............................................................................. 40
2.3. Quy trình phân tích dữ liệu định lƣợng ................................................ 41
2.3.1. Phân tích thống kê mơ tả ................................................................ 41
2.3.2. Phân tích tƣơng quan giữa các biến ............................................... 42
2.3.3. Phân tích hồi quy và kiểm định lựa chọn mơ hình......................... 42
2.3.4. Xem xét các khuyết tật của mơ hình .............................................. 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................ 45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 46
3.1. Bối cảnh các công ty cổ phần tại Việt Nam ......................................... 46

3.1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần .............................................. 46
3.1.2. Cơ hội và thách thức của các công ty cổ phần hiện nay ................ 48
3.2. Phân tích thống kê mơ tả ...................................................................... 53
3.3. Phân tích tƣơng quan ............................................................................ 55
3.4. Phân tích hồi quy .................................................................................. 57
3.4.1. Phân tích hồi quy mơ hình M1 .................................................... 57
3.4.2. Phân tích hồi quy mơ hình M2 .................................................... 61
3.5. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng mơ hình ................................................... 65
3.5.1. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng đối với mơ hình M1 ....................... 65
3.5.2. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng đối với mơ hình M2 ....................... 65
3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 69


CHƢƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................ 70
4.1. Kết luận ................................................................................................. 70
4.2. Hàm ý chính sách.................................................................................. 71
4.2.1. Hàm ý chính sách đối với các công ty cổ phần .............................. 71
4.2.2. Hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ................... 73
4.2.3. Hàm ý chính sách khác .................................................................. 74
4.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................... 75
4.3.1. Hạn chế của đề tài .......................................................................... 75
4.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ bản sao



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC

Nghĩa đầy đủ
Báo cáo tài chính

BTC

Bộ Tài chính

CTCP

Cơng ty cổ phần

CTNY

Cơng ty niêm yết

CTV

Cấu trúc vốn

DN

Doanh nghiệp

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐBTC

Địn bẩy tài chính

FEM

Fixed Effects Model
Mơ hình hồi quy ảnh hƣởng cố định

HQTC

Hiệu quả tài chính

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

NDH

Nợ dài hạn

OLS

Ordinary Least Square

Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất

NNH

Nợ ngắn hạn

QM

Quy mơ CTCP

REM

Random Effects Model
Mơ hình hồi quy ảnh hƣởng ngẫu nhiên

ROA

Sức sinh lời của tài sản

ROE

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

SGDCK
SXKD

Sở giao dịch chứng khoán
Sản xuất kinh doanh



Từ viết tắt
TLN

Nghĩa đầy đủ
Tỷ lệ nợ

TLNNH

Tỷ lệ nợ ngắn hạn

TLNDH

Tỷ lệ nợ dài hạn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TS
TSCĐ
TT
VCSH
VIF

Tài sản
Tài sản cố định
Tốc độ tăng trƣởng
Vốn chủ sở hữu
Variance inflation factor
Hệ số phóng đại phƣơng sai


WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng quan nghiên cứu .................................................................... 24
Bảng 1.2. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu .............................................. 30
Bảng 2.1. Bảng đo lƣờng các biến .................................................................. 38
Bảng 3.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ......................................... 53
Bảng 3.2. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình ................. 56
Bảng 3.3. Kết quả hồi quy tác động của biến độc lập TLN đến biến phụ
thuộc ROA .................................................................................... 57
Bảng 3.4. Kết quả VIF trong STATA của mơ hình M1 theo ROA ............. 58
Bảng 3.5. Kết quả hồi quy tác động của biến độc lập TLN đến ROE ............ 59
Bảng 3.6. Kết quả VIF trong STATA của mơ hình M1 theo ROE .............. 60
Bảng 3.7. Kết quả hồi quy tác động của biến độc lập TLNNH và TLNDH
đến biến phụ thuộc ROA .............................................................. 61
Bảng 3.8. Kết quả VIF trong STATA của mơ hình M2 theo là ROA ......... 62
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy tác động của biến độc lập TLNNH và TLNDH
đến biến phụ thuộc ROE ............................................................... 63
Bảng 3.10. Kết quả VIF trong STATA của mơ hình M2 theo biến phụ
thuộc là ROE ................................................................................. 65
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thực nghiệm ..................................................... 66


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 32
Sơ đồ 2.2. Mơ hình nghiên cứu đề nghị .......................................................... 34

Sơ đồ 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các
CTCP tại Việt Nam ....................................................................... 71


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
HQTC liên quan đến khả năng sinh lời của VCSH, là mối quan tâm
hàng đầu của tất cả chủ sở hữu khi quyết định kinh doanh hoặc đầu tƣ vào các
lĩnh vực. Trên thị trƣờng hiện nay, cạnh tranh kinh doanh giữa các DN ngày
càng gay gắt nên mỗi DN cần xây dựng chiến lƣợc kinh doanh để tối đa hóa
HQTC. Trong đó, xác định CTV hợp lý là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến
HQTC của các DN. Đây đƣợc xem là chỉ tiêu có thể cung cấp thơng tin về vị
thế tài chính nội tại của DN. Một DN có TLN khơng phù hợp sẽ thiếu sự linh
hoạt tài chính và sẽ rất nhạy cảm với các biến động kinh tế, nếu DN rơi vào
tình trạng nợ nhiều cũng rất khó để vay thêm tiền để trang trải các khoản chi
phí. Các DN muốn phát triển bền vững cần có sự cân bằng giữa nguồn tài trợ
nội bộ và nợ bên ngoài, nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh.
DN thƣờng tăng vốn kinh doanh thơng qua kêu gọi góp vốn từ các
thành viên và đi vay từ các tổ chức tín dụng. CTCP có lợi thế hơn so với các
loại hình DN khác trong việc huy động vốn vì ngồi hai phƣơng thức huy
động vốn truyền thống ở trên thì CTCP có thể lựa chọn nhiều phƣơng thức
huy động vốn khác nhƣ: phát hành cổ phiếu, trái phiếu,... Luật Doanh nghiệp
2020). CTCP cũng có thể huy động vốn thơng qua hình thức tín dụng ngân
hàng, cho th, … Với lợi thế về huy động vốn nhƣ trên, CTCP cần phải nắm
rõ đƣợc mối quan hệ giữa VCSH và vốn vay để phân tích, lựa chọn đƣợc loại
nguồn vốn và hình thức huy động vốn phù hợp. Quan trọng hơn, CTCP phải
xác định đƣợc cơ cấu cho các nguồn vốn nhằm đạt HQTC tối ƣu vì CTV khác
nhau sẽ đem lại những giá trị khác nhau cho các cổ đông.

Thực tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều
nhóm tác giả nghiên cứu về mối quan hệ này. Điển hình nhƣ nghiên cứu của
Weixu (2005), Margaritis và Psillaki 2007 , Muchiri và cộng sự 2016 ,
Yinusa và cộng sự 2019 , Đoàn Ngọc Phi Anh 2010 , Đoàn Ngọc Phúc


2
(2014), Phan Thanh Hiệp 2016), Bùi Đan Thanh và Nguyễn Trần Thái Hà
2017 , Lê Thị Mỹ Phƣơng 2017 , Nguyễn Thị Xuân Hồng và cộng sự
2019 , Đào Thanh Thị Bình và Tạ Ngọc Diệu Trâm 2020 , Nguyễn Thị
Diệu Chi và cộng sự 2020 , … Kết quả nhận đƣợc là không đồng nhất giữa
các nghiên cứu bởi lẽ tùy vào điều kiện và dữ liệu nghiên cứu mà ảnh hƣởng
của CTV lên HQTC là khác nhau.
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì cho đến nay chƣa có nghiên
cứu về ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các CTCP tại Việt Nam đƣợc
thực hiện. Đồng thời, hiểu rõ sự ảnh hƣởng của CTV đến HQTC là thực sự
cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các CTCP. Do đó, nhận định đƣợc
tính cấp thiết của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Phân tích
ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các cơng ty cổ
phần tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, cổ đông nhận
biết đƣợc sự ảnh hƣởng của CTV đến HQKD của DN Việt Nam nói chung và
các CTCP nói riêng, từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao HQTC tại
đơn vị mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới phân tích ảnh hƣởng của CTV
đến HQTC của DN đƣợc thực hiện ở các quốc gia, trong nhiều lĩnh vực ngành
nghề tại thời điểm khác nhau, cụ thể nhƣ:
Weixu 2005 nghiên cứu 1.130 CTNY trên SGDCK Thƣợng Hải, Trung
Quốc cho thấy HQTC bị tác động rất lớn bởi TLN của DN. TLN tác động dƣơng

+ đến HQTC khi ở mức tỷ lệ thấp và tác động âm - khi ở mức tỷ lệ cao.
Trong khi nhiều tác giả chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến
TLN và các nhân tố tác động đến HQTC thì Margaritis và Psillaki (2007) thực
hiện nghiên cứu 2 chiều. Dữ liệu thu thập từ các DN ở Pháp thuộc lĩnh vực
sản xuất công nghiệp truyền thống ngành dệt may, dƣợc phẩm và lĩnh vực
cơng nghiệp phát triển máy tính, nghiên cứu và phát triển . Nghiên cứu kiểm


3
định hai mơ hình hồi quy nhƣ sau: (i) TLN và các yếu tố tác động đến HQTC;
(ii) HQTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến TLN. Kết quả nghiên cứu cho thấy
HQTC và TLN có ảnh hƣởng lẫn nhau.
Onaolapo và Kajola (2010) kế thừa từ nghiên cứu Weixu (2005),
Margaritis và Psillaki (2007) về các nhân tố ảnh hƣởng đến HQTC. Các tác giả
chỉ nghiên cứu biến HQTC đƣợc đại diện bởi ROA, ROE. Biến độc lập gồm:
Quy mô DN, tỷ trọng TSCĐ, tốc độ tăng trƣởng của tổng TS, vòng quay TS, số
năm hoạt động của DN, ngành nghề kinh doanh. Dữ liệu thu thập từ 30 công ty
phi tài chính niêm yết trên SGDCK Nigeria từ năm 2001 – 2007. Kết quả cho
thấy TLN ảnh hƣởng ngƣợc chiều tới HQTC; Vòng quay TS ảnh hƣởng cùng
chiều tới ROA, ROE; Quy mô DN và Số năm hoạt động của DN ảnh hƣởng
cùng chiều đến ROE; tỷ trọng TSCĐ ảnh hƣởng ngƣợc chiều tới ROA.
Odongo và cộng sự 2014 nghiên cứu ảnh hƣởng địn bẩy tài chính đến
HQTC của 29 CTNY trên SGDCK Nairobi, Kenya giai đoạn 2002 – 2011.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu bảng với mơ hình FEM và REM cho thấy địn
bẩy tài chính ảnh hƣởng đáng kể và tiêu cực đến HQTC của các CTNY ở
Kenya. Tuy nhiên, địn bẩy tài chính khơng ảnh hƣởng đến giá trị DN.
Muchiri và cộng sự 2016 xem xét ảnh hƣởng vốn lƣu động và CTV
đến HQTC của các công ty bảo hiểm niêm yết ở Kenya từ năm 2011 đến năm
2015. Tính đến năm 2015, đã có 49 cơng ty bảo hiểm đăng ký ở Kenya IRA,
2015 . Tuy nhiên, chỉ có 6 cơng ty bảo hiểm đƣợc niêm yết công khai, bao

gồm: Liberty Kenya Holdings LKH , Bảo hiểm Jubilee, Britam, Tái bảo
hiểm Kenya Kenya Re , Bảo hiểm CIC và Bảo hiểm Pan Africa (PAI).
Nghiên cứu sử dụng hai biến độc lập chính là vốn lƣu động và CTV, biến phụ
thuộc là HQTC. Kết quả cho thấy tỷ trọng nợ càng lớn thì ROA càng lớn và
ngƣợc lại. Nghiên cứu đề xuất công ty bảo hiểm ở Kenya nên áp dụng CTV
định hƣớng nợ nhiều hơn nếu muốn cải thiện lợi nhuận về ROA và ROE.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm nên quan tâm nhiều hơn đến TS hiện tại và
hƣớng đến chính sách quản lý vốn lƣu động.


4
Yinusa và cộng sự 2019 đã phân tích ảnh hƣởng của CTV đến HQHĐ
của 115 cơng ty phi tài chính đƣợc niêm yết ở Nigeria, đồng thời kiểm tra
quan hệ hai chiều giữa CTV và HQHĐ của DN. Các tác giả sử dụng phƣơng
pháp tổng quát hai bƣớc của phƣơng pháp ƣớc tính thời điểm GMM . Kết
quả cho thấy có mối quan hệ giữa CTV và HQHĐ của các công ty này, đặc
biệt là khi sử dụng vay nợ vừa phải.
Ali và cộng sự 2020 đã nghiên cứu đề tài về tác động của CTV đến
HQTC của các DN sản xuất Kurdistan. Mục tiêu nghiên cứu là thiết lập các ảnh
hƣởng của CTV đến hiệu quả hoạt động theo quan điểm tài chính của các DN
sản xuất tại Kurdistan. Dữ liệu nghiên cứu là các DN đƣợc niêm yết trong lĩnh
vực sản xuất với thời gian nghiên cứu là 07 năm từ 2009 – 2015. Bằng cách sử
dụng nhiều hồi quy tuyến tính trong đó lợi nhuận trên VCSH là biến phụ thuộc,
CTV là biến độc lập, tính thanh khoản, quy mơ và tăng trƣởng là các biến kiểm
sốt. Các biến này đƣợc sử dụng để xác định liệu CTV có ảnh hƣởng đến lợi
nhuận của các DN sản xuất ở Kurdistan. Kết quả thu đƣợc từ phƣơng trình hồi
quy đã thiết lập cho thấy mối quan hệ âm giữa tổng nợ, quy mơ và hiệu suất tài
chính. Điều này cho biết việc sử dụng nhiều nợ hơn có liên quan đến việc giảm
hiệu suất ở góc độ tài chính. Nghiên cứu tiếp tục phát hiện ra rằng hiệu suất tài
chính tăng lên khi tăng khả năng thanh khoản và tăng trƣởng doanh số. Từ

những phát hiện nêu trên, nghiên cứu khuyến nghị rằng các DN nên xem xét
việc vay ít vốn hơn và sử dụng quỹ nội bộ một cách tiết kiệm.
Edgar và cộng sự 2020 nghiên cứu ảnh hƣởng CTV đến ROA và
ROE của các DN gia đình và phi gia đình tại Brazil. Mẫu nghiên cứu bao gồm
117 DN giao dịch cơng khai, trong đó có 68 DN gia đình và 49 DN phi gia
đình với thời gian phân tích từ năm 2011 – 2015. Kết quả hồi quy cho thấy cả
hệ số NNH và hệ số NDH đều ảnh hƣởng tiêu cực đến HQHĐ của các DN gia
đình. Đối với các DN phi gia đình, kết quả chỉ ra rằng hệ số NNH tác động
tiêu cực đến HQHĐ, trong khi đó hệ số NDH lại tác động tích cực đến HQHĐ
của các DN.


5
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu trên thế giới chƣa đồng nhất khi chỉ ra
rằng CTV ảnh hƣởng cùng chiều đến HQTC (Weixu, 2015; Muchiri và cộng
sự, 2016;...) hay có nghiên cứu cho thấy CTV có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến
HQTC (Onaolapo và Kajola, 2010; Odongo và cộng sự, 2014; Ali và cộng sự,
2020;…). Đồng thời, có nghiên cứu lại chỉ ra có mức nợ nhất định mà khi
điều chỉnh TLN quanh mức nợ đó sẽ có ảnh hƣởng khác nhau đến HQTC của
DN nhƣ Yinusa và cộng sự (2019), Edgar và cộng sự (2020),...
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước:
Việc xác định ảnh hƣởng của CTV đến HQTC có ý nghĩa rất quan trọng
vì giúp DN chủ động trong kế hoạch vay vốn, từ đó duy trì CTV lành mạnh
nâng cao HQTC của DN. Do vậy, nghiên cứu về ảnh hƣởng của CTV đến
HQTC của DN nhận đƣợc nhiều quan tâm của các tác giả trong nƣớc thời
gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang diễn ra và tác
động rất lớn đến tình hình hoạt động của DN.
Đoàn Ngọc Phi Anh 2010 nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu
trúc tài chính và HQTC theo phƣơng pháp phân tích đƣờng dẫn dựa trên số
liệu từ BCTC trong 3 năm 2007-2009 của 428 CTNY trên thị trƣờng

chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ suất nợ bình quân của các DN
này là 51,74%, trong đó có sự khác biệt khá lớn giữa các DN. Các nhân tố
HQKD, rủi ro kinh doanh và cấu trúc TS tác động ngƣợc chiều đến cấu trúc
tài chính, trong khi quy mô DN lại tác động thuận chiều đến cấu trúc tài
chính. Đối với HQTC, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH trung bình của các DN là
17,63% và chỉ tiêu này cũng có sự biến động khá lớn giữa các DN. Thêm vào
đó, HQHĐ kinh doanh và cấu trúc tài chính đều có tác động cùng chiều đến
ROE và hai nhân tố này giải thích đƣợc 90% sự biến động của ROE.
Đoàn Ngọc Phúc 2014 nghiên cứu ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của
217 DN sau cổ phần hóa đang niêm yết trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh
và SGDCK Hà Nội giai đoạn 2007 – 2012 với tổng cộng 1.302 quan sát. Các
biến độc lập gồm NNH, NDH, tổng nợ và các biến phụ thuộc đo lƣờng là


6
ROA và ROE. Mơ hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng đƣợc hồi quy theo 3
cách: Pooled, FEM và REM. Kết quả hồi quy cho thấy NDH ảnh hƣởng tích
cực đến ROA và ROE, NNH và tổng nợ ảnh hƣởng tiêu cực đến HQTC của
DN sau cổ phần hóa.
Phan Thanh Hiệp 2016 nghiên cứu ảnh hƣởng của CTV lên HQTC của
95 công ty sản xuất công nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2013. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng
tối thiểu nhỏ nhất OLS để ƣớc lƣợng mơ hình dữ liệu bảng với 665 quan sát.
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng đƣợc sử dụng nhiều hơn là mơ hình FEM và REM.
Kiểm định Hausman giúp đánh giá mơ hình FEM hay REM là phù hợp hơn
và rút ra kết luận. Kết quả cho thấy CTV ảnh hƣởng ngƣợc chiều lên HQTC
của DN.
Nghiên cứu Bùi Đan Thanh và Nguyễn Trần Thái Hà 2017 về ảnh
hƣởng của CTV và luân chuyển vốn đến HQTC của DNNVV tại thành phố
Hồ Chí Minh. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ BCTC của 1.032 DNNVV

trong giai đoạn 2006 – 2014. Các tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy GMM
dƣới sự hỗ trợ của phần mềm Stata. Kết quả nghiên cứu cho thấy HQTC của
DNNVV chịu tác động cùng chiều của tỷ trọng nợ bình quân và tỷ trọng NNH
bình qn. Do đó, DNNVV nên gia tăng sử dụng nợ vay, đặc biệt là NNH.
Điều này sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và mang lại lợi ích từ lá chắn thuế
và lãi vay cho DNNVV.
Lê Thị Mỹ Phƣơng 2017 nghiên cứu ảnh hƣởng của CTV đến HQTC
trong thời kỳ hội nhập. Thơng qua phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy
bằng phƣơng pháp FEM và REM trên dữ liệu bảng. Nghiên cứu xem xét dữ
liệu 207 CTNY trong tổng số 219 CTNY ngành sản xuất trên HOSE và HNX
trong giai đoạn 2010 - 2015. Dữ liệu bảng gồm 1.242 mẫu quan sát thuộc 8
nhóm ngành của ngành sản xuất. Việc phân ngành dựa trên tiêu chí ngành sản
xuất kinh doanh có tỷ trọng đóng góp vào doanh thu lớn nhất và theo hệ thống
mã ngành VISC 2007. Kết quả của mơ hình cho thấy CTV có ảnh hƣởng cùng


7
chiều đến HQTC trong tất cả nhóm ngành của ngành sản xuất. Theo lý thuyết
CTV thì TLN gia tăng lợi nhuận DN nhờ lợi ích từ lá chắn thuế, nợ là địn bẩy
để DN gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu CTV và
HQTC cùng chiều nhau cho thấy các CTNY trong ngành sản xuất sử dụng nợ
có hiệu quả, lợi ích thu đƣợc từ việc vay nợ có thể bù đắp cho các chi phí phát
sinh từ nợ.
Nguyễn Thị Xuân Hồng và cộng sự 2019 tìm hiểu ảnh hƣởng của CTV
và một số nhân tố khác ảnh hƣởng đến HQTC của 248 CTNY kinh doanh
trong lĩnh vực Xây dựng - công nghiệp (165 DN) và Thƣơng mại - dịch vụ
(83 DN) trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015. Các tác giả sử
dụng hàm hồi quy tuyến tính thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc là
HQTC (thông qua ROA, ROE) của CTNY và các nhân tố ảnh hƣởng. Kết quả
cho thấy CTV (đo lƣờng bằng hệ số nợ) ảnh hƣởng ngƣợc chiều tới HQTC

của DN.
Đào Thanh Thị Bình và Tạ Ngọc Diệu Trâm 2020 nghiên cứu quan hệ
giữa CTV và HQTC của DN thông qua dữ liệu từ 32 tạp chí, bài phê bình và
báo trƣờng học bên cạnh thƣ viện và nền tảng xuất bản trực tuyến là Elsevier,
JSTOR, ResearchGate, Wiley, SSRN và Springer. Tổng cộng 50 bài báo và
340 nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2019 với dữ liệu giai đoạn 1998 - 2017.
Bài viết sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp và hồi quy meta. Kết quả
nghiên cứu xác nhận HQTC của DN ảnh hƣởng tiêu cực đến các quyết định
về vốn, thiên về mô hình đánh đổi với chi phí đại diện và lý thuyết trật tự
phân hạng.
Nguyễn Thị Diệu Chi và cộng sự 2020 nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến đòn bẩy tài chính của 448 CTNY phi tài chính tại Việt Nam trong
khoảng thời gian 10 năm 2010 – 2019 với 4.480 quan sát. Nghiên cứu sử
dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy địn bẩy tài chính có quan hệ tiêu
cực tới một số nhân tố nhƣ cấu trúc TS, thanh khoản, cơ hội tăng trƣởng,
ROA và tuổi của DN. Khi tính thanh khoản, khả năng sinh lời và tuổi của DN


8
tăng lên thì địn bẩy tài chính sẽ giảm xuống.
Tóm lại, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trong nƣớc vẫn chƣa
đồng nhất khi mà CTV có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến HQTC của DN.
3. Xác định khoảng trống nghiên cứu
Đa số các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đều tập trung nghiên
cứu về sự ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các CTNY trên thị trƣờng
chứng khoán, hoặc tập trung nghiên cứu đối với các DN thuộc một vài nhóm
ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về sự ảnh hƣởng
của CTV đến các CTCP tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Do đó, điểm
mới của luận văn là tập trung phân tích ảnh hƣởng của CTV đến các chỉ số
phản ánh HQTC của các CTCP tại Việt Nam cụ thể là trên thị trƣờng chứng

khoán Việt Nam và thị trƣờng Upcom . Đồng thời, tác giả sử dụng hai mơ
hình song song để nghiên cứu thay vì một mơ hình.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các
CTCP tại Việt Nam đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng
Upcom.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các CTCP tại
Việt Nam đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng Upcom.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao HQTC tại các CTCP tại
Việt Nam đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng Upcom.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Sự ảnh hƣởng của CTV đến HQTC.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập từ BCTC đã
kiểm toán của các CTCP tại Việt Nam đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam và thị trƣờng Upcom. Mẫu nghiên cứu không bao gồm các
công ty tài chính ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ đầu


9
tƣ,... do đặc thù kinh doanh, đặc điểm tài chính và yêu cầu về mặt quản lý đối
với các định chế tài chính khác biệt so với các ngành khác.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2015 đến 2020.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để nghiên cứu ảnh hƣởng
của CTV đến HQTC của các CTCP tại Việt Nam. Phƣơng pháp định lƣợng
đƣợc thể hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
(i) Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài và trong nƣớc về CTV, HQTC và

sự ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của DN, từ đó xác định khoảng trống
nghiên cứu.
ii Trên cơ sở lý thuyết nền và giả thuyết nghiên cứu, tác giả lựa chọn
mơ hình, nhân tố và thang đo.
iii Kiểm định mơ hình hồi quy, từ đó đƣa ra kết luận và đề xuất giải
pháp phù hợp.
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Phân tích ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các CTCP tại Việt Nam
có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ nhất, ý nghĩa về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu sẽ giúp đƣa ra nhận
định về ảnh hƣởng của CTV đến HQTC của các CTCP. Đồng thời nghiên cứu
làm rõ mức độ ảnh hƣởng của CTV đến HQTC trong mối quan hệ này.
Thứ hai, ý nghĩa về mặt thực tiễn, nghiên cứu đƣa ra các đề xuất giải
pháp về CTV phù hợp nhằm nâng cao HQTC tại các CTCP nói riêng và DN
Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho
nhà quản lý, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên khối ngành kinh tế. Đồng
thời, so với các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc thì trong nghiên cứu này tác
giả sử dụng hai mơ hình tuyến tính song song thay vì một mơ hình. Điều này
giúp tăng tính chính xác của kết quả nghiên cứu vì giúp hạn chế xảy ra hiện
tƣợng đa cộng tuyến. Hơn nữa, dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập trong thời


10
gian khá gần so với thời điểm hiện tại nên kết quả thu đƣợc có khả năng vận
dụng trong thực tế.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn gồm 04 chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


11

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về cấu trúc vốn
1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn
Hiện nay, khái niệm về CTV của các tác giả trong và ngoài nƣớc nhƣ sau:
Theo Ross và cộng sự (2003), Brigham và Houston (2009) nhấn
mạnh“CTV là sự kết hợp giữa việc sử dụng nợ và VCSH theo tỷ lệ nhất định
để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN”.
Mcguigan và cộng sự 2006 , Brealey và cộng sự 2008 định nghĩa
“CTV là sự kết hợp giữa NNH thường xuyên, NDH, vốn cổ phần ưu đãi và
vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của DN”. Mặt
khác, Paramasivan và Subramania (2008) nêu rõ “CTV là sự kết hợp giữa
việc sử dụng NDH và VCSH (bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường)”.
Margaret (2021) đƣa ra khái niệm“CTV là kết hợp cụ thể giữa nợ và
VCSH được DN sử dụng để tài trợ hoạt động và tăng trưởng tổng thể của nó”.
Theo Puja (2021) cho rằng “CTV đề cập đến nguồn tài chính vĩnh viễn
của DN, được thể hiện bằng VCSH và vốn vay trên tổng nợ (tức là cổ phiếu
ưu đãi, cổ phiếu VCSH, dự trữ và NDH)”. Nói cách khác, CTV bao gồm tất
cả các quỹ dài hạn đƣợc đầu tƣ vào kinh doanh dƣới hình thức cho vay dài
hạn, cổ phần ƣu đãi và nợ, bao gồm VCSH và dự trữ.
Các nghiên cứu tại Việt Nam đƣa ra các quan điểm về CTV nhƣ sau:
Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013), Nguyễn Tuyết Anh 2021 cho
rằng“CTV là sự kết hợp của NNH thường xuyên, NDH, cổ phần ưu đãi và cổ
phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của DN”.

Theo Nguyễn Minh Kiều 2010) “CTV là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và
VCSH trong tổng nguồn vốn của DN tài trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh”.


12
Nguyễn Thị Thành Vinh và Hà Mạnh Tuấn 2019 nhận định“CTV là
khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và VCSH mà DN sử dụng”.
Tóm lại, xét về bản chất thì khái niệm về CTV của các tác giả hầu nhƣ
khơng có sự khác biệt nhiều. Cụ thể là CTV của DN bao gồm hai bộ phận có
mối quan hệ khắng khít với nhau trong q trình huy động và sử dụng vốn
của DN là VCSH và nợ phải trả.
- VCSH:
VCSH là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN và các thành viên
trong công ty liên doanh hay các cổ đông trong CTCP. Các chủ sở hữu góp
vốn để cùng tiến hành hoạt động SXKD; cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ
các hoạt động của DN; cũng nhƣ cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh
doanh khơng có lãi. VCSH là một trong những nguồn tài trợ thƣờng xuyên
trong DN. Tỷ trọng nguồn VCSH trong CTV phản ánh tình hình tự chủ về
tài chính của DN.
Đặc điểm của VCSH: Do các chủ sở hữu DN cùng đóng góp; Chỉ
chia lợi tức cho các chủ sở hữu của DN đóng góp; Lợi tức chia cho các chủ
sở hữu dựa trên quyết định của Hội đồng quản trị và mức lợi nhuận của
DN; DN không phải hoàn trả tiền vốn đã nhận đƣợc từ chủ sở hữu, trừ
trƣờng hợp DN phá sản.
Cần chú ý rằng chi phí VCSH cao hơn chi phí nợ vì nhà đầu tƣ quyết
định đầu tƣ DN sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro hoạt động kinh doanh nên tiền
lời phải cao hơn lãi từ cho vay. Khi VCSH càng cao thì ngƣời chủ sở hữu
càng nhiều áp lực về kỳ vọng, sự quản lý, giám sát của của nhà đầu tƣ lên
ngƣời điều hành DN càng lớn.

- Nợ phải trả:
Theo VAS 01 “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ
các sự kiện và giao dịch đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của
mình”. Nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài DN. Nợ phải trả xác định
nghĩa vụ hiện tại của DN khi nhận về TS, tham gia cam kết hay phát sinh


13
nghĩa vụ pháp lý. DN phải thanh toán các khoản vay này theo thời hạn cam
kết, đồng thời phải chịu lãi vay theo tỉ lệ lãi suất quy định. Nợ phải trả rất
quan trọng trong việc mở rộng và phát triển SXKD của DN. Nợ phải trả bao
gồm NNH và NDH:
+ NNH là tổng giá trị các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh tốn
khơng q 12 tháng hoặc dƣới một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông
thƣờng nhƣ: Các khoản phải trả ngƣời bán, phải trả nội bộ, các khoản phải
trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính,… tại thời điểm báo cáo. Nguồn
vốn từ NNH có tính ổn định thấp nhƣng lại có tính linh hoạt cao và chi phí
sử dụng vốn thấp.
+ NDH là tổng giá trị các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán từ
12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thƣờng tại
thời điểm báo cáo nhƣ: Khoản phải trả ngƣời bán, phải trả nội bộ, các khoản
phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn,… tại thời điểm báo
cáo. Các khoản NDH có chi phí sử dụng và tính ổn định cao hơn nhƣng áp lực
thanh toán thấp hơn.
Ƣu điểm khi dùng nợ thay cho VCSH chính là lãi suất mà DN phải
trả trên nợ đƣợc miễn thuế TNDN. Trong khi cổ tức hay các hình thức
thƣởng khác cho chủ sở hữu phải bị đánh thuế. Nếu DN thay VCSH bằng
nợ thì sẽ giảm đƣợc thuế TNDN phải trả giúp tăng giá trị DN. Tại một số
quốc gia, nhà đầu tƣ phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ƣu
điểm này của nợ sẽ bị giảm hay thậm chí trở thành điểm yếu. Hơn nữa, chi

phí sử dụng nợ thƣờng thấp hơn chi phí VCSH. Nguyên nhân là lãi suất
ngân hàng, lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của
nhà đầu tƣ. Khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt,
do đó giúp tăng cao lợi nhuận và giá trị DN. Vì vậy, hệ số nợ trên VCSH
còn gọi là Hệ số đòn bẩy. Tuy nhiên, DN không thể tăng nợ lên mức quá
cao so với VCSH vì sẽ rơi vào tình trạng tài chính khơng lành mạnh và dẫn
đến rủi ro nhƣ: Mất tính thanh khoản, phá sản,...


14
1.1.2. Các chỉ tiêu dùng để đo lường CTV
Để đo lƣờng CTV của DN, các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng sử dụng
các chỉ tiêu đo lƣờng căn cứ theo sự phân loại cơ cấu nguồn vốn nhƣ sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quan hệ sở hữu bao gồm: Hệ số nợ, Hệ số nợ
trên VCSH và Hệ số tự tài trợ.
- Hệ số nợ:
Hệ số nợ =
Hệ số nợ thể hiện mức độ sử dụng các nguồn vốn vay của DN, cho biết
TS của DN đƣợc đầu tƣ bởi bao nhiêu phần từ nợ vay. Hệ số nợ giúp đánh giá
tình trạng tài chính, khả năng đảm bảo thanh tốn nợ, rủi ro của DN. Hệ số nợ
phụ thuộc nhiều vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực mà DN đang hoạt động.
Hệ số nợ lớn hơn 0,5 nghĩa là TS của DN đƣợc đầu tƣ bởi các khoản nợ
nhiều hơn. Hệ số nợ nhỏ hơn 0,5 thì TS của DN đƣợc tài trợ chủ yếu bởi VCSH.
Về nguyên tắc, hệ số nợ càng nhỏ thì DN ít gặp khó khăn tài chính hơn
vì ít phụ thuộc vào nợ vay để đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh. DN có hệ số
nợ cao sẽ gặp khó khăn trong việc huy động thêm nguồn vốn vay để đáp ứng
nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nợ vay của DN gồm NNH và NDH. Vì vậy, cơ cấu nợ vay của DN
đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu Tỷ trọng NNH và Tỷ trọng NDH.
Tỷ trọng NNH =

Tỷ trọng NDH =

Do NDH có tính chất ổn định hơn NNH nên khi hoạch định chính sách
tài trợ, DN thƣờng quan tâm NDH hơn NNH. Tuy nhiên, tỷ trọng NDH ở cao
cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính của DN trong dài hạn sẽ mức cao và
các nguy cơ khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.


15
- Hệ số nợ trên VCSH:
Hệ số nợ trên VCSH =
Hệ số nợ trên VCSH cho biết tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản mà DN sử
dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có đặc tính riêng biệt
và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá CTV của DN.
Hệ số nợ trên VCSH càng lớn thì nguồn vốn vay càng đóng vai trị
quan trọng trong q trình hoạt động của DN. Thông thƣờng Hệ số nợ trên
VCSH lớn hơn 1 nghĩa là nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn VCSH và ngƣợc lại.
- Hệ số tự tài trợ:
Hệ số tự tài trợ =
Hệ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ VCSH trong tổng nguồn vốn của DN. Hệ
số này có giá trị càng lớn thì mức độ tự chủ tài chính bằng VCSH của DN càng
cao, do đó rủi ro của DN là càng thấp. Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 tức là nguồn
vốn của DN phần lớn đƣợc tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông.
Thứ hai, căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn bao gồm: Tỷ
trọng nguồn vốn thường xuyên và Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời.
Tỷ trọng nguồn vốn thƣờng xuyên và tỷ trọng nguồn vốn tạm thời phản
ánh cơ cấu nguồn vốn theo thời gian. Hai chỉ tiêu này đƣợc tính tốn nhƣ sau:
Tỷ trọng nguồn vốn thƣờng xuyên =
Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời =
Hai chỉ tiêu này giúp đo lƣờng sự phù hợp giữa thời gian đáo hạn của

các nguồn tài trợ và thời gian mang lại lợi ích kinh tế của các TS tƣơng đồng.
Thứ ba, căn cứ theo phạm vi huy động vốn bao gồm: Tỷ trọng nguồn
vốn bên trong và Tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài.
Tỷ trọng nguồn vốn bên trong và tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài phản
ánh cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn.


×