Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 9140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

NGHỆ AN - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu hồn tồn độc lập


của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này có xuất
xứ rõ ràng, từ quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát của tơi tại tỉnh Nghệ An;
các số liệu này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Tác giả luận án


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã luôn nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của Trường Đại học Vinh, các cơ quan, đơn vị trong và ngồi Tỉnh Nghệ An,
q Thầy, cơ, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS TS
đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức quý báu để tơi
có thể hồn thành được luận án này
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các Thầy, cơ Phịng Đào tạo sau đại học,
Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh, các nhà khoa học
đã tham gia phản biện, nhận xét cho luận án để luận án được dần hồn thiện
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh
Nghệ An, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS trên địa bàn Tỉnh
Nghệ An đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu, hỗ trợ tơi trong q trình
điều tra thu thập số liệu để thực hiện luận án này
Tôi trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy Nghệ An, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường
Chính trị Tỉnh Nghệ An, các cơ quan, ban, ngành đã ln tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận án
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình đã ln bên cạnh hỗ trợ, động viên tinh thần cho tôi vượt qua những khó
khăn, áp lực, tập trung nghiên cứu và hồn thành luận án

Xin trân trọng biết ơn!
Tác giả luận án


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
MỞ ĐẦU

i
iii
viii
ix
1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1 1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1 1 1 Những nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em

12
12
12

1 1 2 Những nghiên cứu về giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục

trẻ em

16

1 1 3 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh

21

1 1 4 Đánh giá chung

24

1 2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

24

1 2 1 Xâm hại tình dục trẻ em

24

1 2 2 Phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

25

1 2 3 Hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh trung học cơ sở

27


1 2 4 Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh trung học cơ sở

28

1 3 Lý luận về hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh trung học cơ sở
1 3 1 Một số đặc điểm của học sinh trung học cơ sở

29
29

1 3 2 Sự cần thiết phải giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh trung học cơ sở

31

1 3 3 Mục tiêu giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh trung học cơ sở

35

1 3 4 Nội dung giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh trung học cơ sở

36


iv
1 3 5 Phương pháp giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho

học sinh trung học cơ sở

39

1 3 6 Hình thức giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh trung học cơ sở

42

1 3 7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

43

1 3 8 Sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục phịng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

43

1 4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh trung học cơ sở

43

1 4 1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

43

1 4 2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại

tình dục cho học sinh trung học cơ sở

44

1 4 3 Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

47

1 5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phịng,
chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

50

1 5 1 Các yếu tố khách quan

50

1 5 2 Các yếu tố chủ quan

53

Kết luận chương 1

54

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ TỈNH NGHỆ AN


55

2 1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến giáo
dục tỉnh Nghệ An

55

2 1 1 Điều kiện tự nhiên

55

2 1 2 Tình hình kinh tế - xã hội

55

2 1 3 Tình hình giáo dục chung

56

2 1 4 Tình hình giáo dục trung học cơ sở

57

2 2 Tổ chức khảo sát thực trạng

63

2 2 1 Mục tiêu khảo sát

63


2 2 2 Nội dung khảo sát

64


v
2 2 3 Đối tượng khảo sát
2 2 4 Phương pháp khảo sát

64
66

2 2 5 Cách thức xử lý số liệu khảo sát

67

2 3 Thực trạng hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh trung học cơ sở

68

2 3 1 Nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục
phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

68

2 3 2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục phòng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở


73

2 3 3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

76

2 3 4 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục phịng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

77

2 3 5 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

79

2 3 6 Thực trạng kết quả giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục
cho học sinh trung học cơ sở thông qua nhận thức của học sinh

81

2 4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh trung học cơ sở

87

2 4 1 Nhận thức về quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở


87

2 4 2 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục phòng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

89

2 4 3 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

90

2 4 4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở

92

2 4 5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động giáo dục
phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

93

2 4 6 Thực trạng đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt
động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung
học cơ sở
2 4 7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo

94



vi
dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
2 5 Đánh giá chung về thực trạng

97
98

2 5 1 Mặt mạnh

98

2 5 2 Mặt hạn chế

99

2 5 3 Nguyên nhân
Kết luận chương 2

100
101

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ
3 1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

103
103

3 1 1 Bảo đảm tính mục tiêu


103

3 1 2 Bảo đảm tính thực tiễn

103

3 1 3 Bảo đảm tính khả thi

103

3 1 4 Bảo đảm tính hiệu quả

104

3 1 5 Bảo đảm tính hệ thống

104

3 2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cở

104

3 2 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về
sự cần thiết đổi mới quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

104


3 2 2 Tích hợp kế hoạch giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho
học sinh vào kế hoạch giáo dục chung của trường trung học cơ sở

105

3 2 3 Tổ chức, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức
giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở

107

3 2 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo
dục phịng, chống xâm hại tình dục cho cán bộ quản lý trường trung
học cơ sở

115

3 2 5 Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý
hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh
trung học cơ sở

118

3 2 6 Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động giáo
dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
3 3 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

121
123



vii
3 3 1 Mục đích khảo sát
3 3 2 Nội dung khảo sát

123
123

3 3 3 Đối tượng khảo sát

124

3 3 4 Phương pháp khảo sát

124

3 3 5 Kết quả khảo sát

124

3 4 Thử nghiệm

129

3 4 1 Mục đích thử nghiệm

129

3 4 2 Giả thuyết thử nghiệm

129


3 4 3 Nội dung thử nghiệm

129

3 4 4 Mẫu khách thể và đối tượng thử nghiệm

129

3 4 5 Địa bàn và thời gian thử nghiệm

129

3 4 6 Cách thức thử nghiệm

129

3 4 7 Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm

130

3 4 8 Phân tích kết quả thử nghiệm

132

3 4 9 Kết luận thử nghiệm

137

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

138
139

CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

144

PHỤ LỤC

PL1

143


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

BGH

Ban giám hiệu


2

CB

Cán bộ

3

CBQL

Cán bộ quản lý

4

CSGD

Cơ sở giáo dục

5

GD

Giáo dục

6

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


7

GV

Giáo viên

8

HS

Học sinh

9

LDTD

Lạm dụng tình dục

10

Quyết định

Quyết định số 987/QĐ-BGD ĐT, ngày 17/4/2020

số 987/QĐ-

về Chương trình hành động phòng ngừa, hỗ trợ,

BGD ĐT


can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong
các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025

11

THCS

Trung học cơ sở

12

TE

Trẻ em

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

15


XH

Xâm hại

16

XHTD

Xâm hại tình dục

17

XHTE

Xâm hại trẻ em


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Trang
Bảng
Bảng 2 1 Quy mơ trường THCS Nghệ An năm học 2020-2021
57
Bảng 2 2 Quy mô lớp và học sinh THCS Nghệ An, năm học 2020-2021
58
Bảng 2 3 Quy mơ phịng học cấp trung học cơ sở tại tỉnh Nghệ An
59
Bảng 2 4 Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học
cơ sở tại Nghệ An năm học 2020-2021
60

Bảng 2 5 Xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp trung học cơ sở tỉnh Nghệ An,
so sánh với các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ năm học 2020-2021
61
Bảng 2 6 Số lượng CBQL, GV, HS tham gia khảo sát
64
Bảng 2 7 Số phiếu khảo sát hợp lệ
64
Bảng 2 8 Đặc điểm đối tượng khảo sát
65
Bảng 2 9 Thang đánh giá sử dụng trong khảo sát
68
Bảng 2 10 Mức độ nhận thức về hoạt động giáo dục của cán bộ quản lý và
giáo viên
68
Bảng 2 11 Mức độ nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải giáo dục
phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh
69
Bảng 2 12 Mức độ nhận thức của học sinh về sự cần thiết của giáo dục
phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh THCS
71
Bảng 2 13 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức sự cần thiết và tầm quan
trọng của giáo dục phịng, chống giữa các nhóm học sinh
72
Bảng 2 14 Mức độ thực hiện mục tiêu về kiến thức
73
Bảng 2 15 Mức độ thực hiện mục tiêu về kỹ năng
74
Bảng 2 16 Mức độ thực hiện mục tiêu về thái độ
75
Bảng 2 17 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục

76
Bảng 2 18 Mức độ thực hiện phương pháp giáo dục
77
Bảng 2 19 Mức độ thực hiện hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
79
Bảng 2 20 Đánh giá của HS về mức độ thực hiện các hình thức tổ chức
giáo dục
80
Bảng 2 21 Mức độ nhận thức của học sinh về hành vi XHTD
81
Bảng 2 22 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức hành vi giữa các nhóm học sinh
Bảng 2 23 Mức độ nhận thức về đối tượng có thể là thủ phạm xâm hại tình dục
Bảng 2 24 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức đối tượng có thể là thủ
phạm xâm hại tình dục
84

82
83


x
Bảng 2 25 Mức độ nhận thức của HS về hậu quả của xâm hại tình dục
85
Bảng 2 26 Kiểm định sự khác biệt về nhận thức hậu quả của xâm hại tình dục
Bảng 2 27 Mức độ nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết phải đổi mới quản lý
hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS THCS
87
Bảng 2 28 Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục phòng,
chống XHTD cho HS THCS
89

Bảng 2 29 Đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phòng,
chống XHTD cho HS THCS
90
Bảng 2 30 Đánh giá về thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục
92
Bảng 2 31 Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động
93
Bảng 2 32 Đánh giá thực trạng đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả
hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS
94
Bảng 2 33 Đánh giá của học sinh về mức độ tham gia của các lực lượng
giáo dục phòng, chống XHTD cho học sinh trung học cơ sở
95
Bảng 2 34 Học sinh được chia sẻ và nhận thông tin giáo dục phòng, chống
XHTD từ đâu
96
Bảng 2 35 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
97
Bảng 3 1 Số lượng CBQL, GV THCS tham gia khảo sát
124
Bảng 3 2 Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
125
Bảng 3 3 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
126
Bảng 3 4 Kết quả phân tích tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất
128
Bảng 3 5 Kết quả đánh giá kiến thức ban đầu của nhóm thử nghiệm
132
Bảng 3 6 Bảng phân bố tần số F về số cán bộ quản lý trường THCS đạt

điểm Xi (đầu vào)
132
Bảng 3 7 Kết quả đánh giá kỹ năng ban đầu của nhóm thử nghiệm
133
Bảng 3 8 Bảng phân bố tần số F về số cán bộ quản lý trường THCS đạt
điểm Xi (sau thử nghiệm)
133
Bảng 3 9 So sánh điểm trung bình về kiến thức của cán bộ quản lý trước và
sau thử nghiệm
134
Bảng 3 10 Phân bố tần suất fi và tần suất tích luỹ fi↑ về kiến thức của
CBQL trường THCS
134
Bảng 3 11 Kết quả đánh giá kỹ năng sau thử nghiệm
136
Bảng 3 12 Mức độ khác biệt của từng kỹ năng trước thử nghiệm và sau
thử nghiệm
136

86


xi

Biểu
Biểu đồ 2 1 So sánh nhận thức của học sinh trung học cơ sở về sự cần thiết
của hoạt động giáo dục phịng chống xâm hại tình dục

71


Biểu đồ 2 2: So sánh nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hành vi xâm
hại tình dục

82

Biểu đồ 2 3 So sánh nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hậu quả của
hành vi xâm hại tình dục

86

Biểu đồ 3 1 So sánh tính cấp thiết của các biện pháp

126

Biểu đồ 3 2 So sánh tính khả thi của các biện pháp

128

Biểu đồ 3 3 Phân bố tần suất f i về kiến thức của CBQL trường THCS trước
thử nghiệm và sau thử nghiệm

135

Biểu đồ 3 4 Tần suất tích lũy fi↑ về kiến thức của CBQL trường THCS trước
thử nghiệm và sau thử nghiệm

135

Biểu đồ 3 5 So sánh trình độ kỹ năng trước thử nghiệm và sau thử nghiệm


137

Hình
Hình 1 Địa bàn khảo sát

5

Hình 2 Khung nghiên cứu của luận án

7

Hình 1 1 Chủ thể quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS
trung học cơ sở

47

Hình 2 1 Các bước quá trình khảo sát

66

Hình 3 1 Sơ đồ quy trình thử nghiệm

129

Hình 3 2 Sơ đồ các bước tiến hành thử nghiệm

130


1

MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1 1 Quan điểm xuyên suốt thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước Việt Nam coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển, trong đó, trẻ em là tương lai của dân tộc, chủ nhân kế tục sự nghiệp phát
triển đất nước; coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc TE là một trong những mục tiêu cơ
bản của chiến lược con người; tạo cơ hội cho TE được phát triển toàn diện, bình đẳng
về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm mọi TE được sống trong mơi trường an tồn,
hạn chế các hành vi XH hay bóc lột TE [81], [58], [67], [69]
Điều 100 Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định rõ: “trau dồi kiến thức, kỹ
năng giáo dục TE về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của TE; tạo mơi
trường an tồn, phịng ngừa tai nạn thương tích cho TE; phịng ngừa TE rơi vào
hồn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại” [58]
1 2 Trong những năm gần đây, xâm hại tình dục TE đã và đang trở thành
vấn đề nổi cộm, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội, diễn biến ngày càng phức
tạp và có chiều hướng gia tăng Xâm hại tình dục TE có thể xảy ra với bất cứ trẻ
nào, vào bất kỳ tình huống nào, tại bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới Vì vậy, XHTD
TE ln nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý, các nhà khoa học và
cộng đồng xã hội [81], [102], [60]
Theo số liệu trong năm 2018, Việt Nam có 706 435 vụ báo cáo về hình
ảnh/video XHTD TE trên mạng; đứng thứ hai trong ASEAN, sau Indonesia Số liệu
đó là tiếng chng báo động đối với các cơ quan chức năng, những người làm cha
mẹ và đội ngũ GV trong cả nước, đây là thực trạng cần được gia đình, nhà trường
và các ngành chức năng quan tâm Riêng 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng cơng an
trên tồn quốc đã phát hiện, điều tra, xử lý 1 233 vụ/1 389 đối tượng; 1 284 em bị
XH; tăng 221 vụ (21,8%) so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, XHTD là 1 014
vụ/1 005 đối tượng; 1 030 em bị XHTD (chiếm 82,3% tổng số vụ XHTD TE) Cơ
cấu tội phạm XHTE chiếm khoảng 80% là các hành vi nhóm XHTD; nhiều nhất là
hành vi giao cấu, sau đó đến hiếp dâm, dâm ơ, cưỡng dâm và sử dụng TE vì mục
đích khiêu dâm [81] Các nghiên cứu và báo cáo cũng chỉ ra rằng đối tượng có

hành vi XHTD TE hầu hết là nam giới với nhiều độ tuổi khác nhau, chủ yếu từ 17


2
tuổi đến 40 tuổi; sau đó là độ tuổi từ 40 đến dưới 60, cá biệt có những đối tượng trên 70
tuổi Phần lớn các đối tượng có mối quan hệ gần gũi trong gia đình, họ tộc hoặc quen
biết từ trước với nạn nhân, có cơ hội dễ tiếp xúc với nạn nhân bị XH [81], [45]
1 3 Lứa tuổi học sinh THCS (11-14 tuổi) còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đời, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu
thơ sang tuổi trưởng thành; được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như:
“thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng” Đây là lứa tuổi có bước nhảy
vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ, muốn
tiếp xúc với nhiều người nhưng lại thiếu kiến thức về xã hội, chưa hình thành thói
quen giao tiếp, kỹ năng ứng xử hiệu quả với mọi đối tượng, đặc biệt là ứng phó với
các tình huống trong cuộc sống, với nguy cơ XHTD Vì vậy, HS THCS cần được
quan tâm, chăm sóc, giáo dục để các em được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng,
thái độ phòng, chống nguy cơ bị XHTD [47], [28]
Trẻ em cần được đặc biệt bảo vệ, đây là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường và của tồn xã hội Những người làm cơng tác liên quan đến bảo vệ TE
(GV, CB Y tế, công an, CB làm công tác bảo vệ TE tại cộng đồng…) đóng vai trị
quan trọng trong việc GD phịng, chống XHTD cho các em Qua tìm hiểu những vụ
việc XHTD HS trong thời gian gần đây cho thấy, phần lớn do HS cịn thiếu kiến
thức hoặc chưa hồn thiện kiến thức, kỹ năng cơ bản trong ứng phó phịng, chống
XHTD [76], [20], [58]
1 4 Giáo dục THCS là cấp học trong bậc học phổ thông, đây là giai đoạn
GD cơ bản, được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9 Có thể thấy, giáo
dục phịng, chống XHTD cho HS THCS là hoạt động quan trọng trong nhà trường
nhằm hỗ trợ, bảo vệ HS thông qua việc phát triển cho HS năng lực hành động thích
ứng trước các tình huống thực tiễn; sử dụng các kỹ năng đã được học để tránh xa,
tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị XHTD một cách hiệu quả, hướng tới phát triển

toàn diện nhân cách HS [31], [28]
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể đối với quản lý
hoạt động GD nói chung trong đó có GD phịng, chống XHTD cho HS Các cơ sở
GD cơ bản đã lồng ghép nội dung GD phòng, chống XHTD cho HS trong các mơn
học chính khóa, hoạt động trải nghiệm hay các chiến dịch sức khỏe cộng đồng,


3
bước đầu đã có những kết quả đáng kể Tuy nhiên, nội dung GD chưa cụ thể, hình
thức, phương pháp chưa đa dạng và phong phú để giúp HS tiếp cận kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, vẫn còn tâm lý e ngại của GV khi thực hiện nội dung GD phòng,
chống XHTD cho HS, nên hiệu quả chưa cao [73], [52]
1 5 Việc quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS đã được các
trường THCS bước đầu triển khai nhưng chưa được nhiều CBQL quan tâm đúng
mức, kế hoạch thực hiện thiếu xuyên suốt, chưa thường xuyên, đồng bộ, nhiều
trường chưa xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức GD phịng,
chống XHTD cho HS một cách bài bản; công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh
giá cịn hình thức, nên hiệu quả chưa cao và cịn có những lúng túng trước những
tình huống thực tiễn đặt ra [48], [81]
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động GD phòng, chống bạo lực,
XHTD cho HS trong các nhà trường, ngành GD&ĐT đã luôn quan tâm, chú trọng
chỉ đạo toàn ngành vấn đề này Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản quan trọng nhằm
lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện mạnh mẽ tại các CSGD [10], [9] Để tăng
cường chỉ đạo vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 987/QĐBGDĐT, ngày 17/04/2020 về kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp
bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 [6],
đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các địa phương chỉ đạo các cơ sở GD triển khai
các giải pháp căn bản, đồng bộ nhằm tăng cường và phát huy hiệu quả công tác
quản lý hoạt động này Từ đó có thể thấy, để hoạt động GD phịng, chống XHTD
cho HS THCS ngày càng đạt kết quả tốt, cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý hoạt
động GD, từ đó đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GD phù hợp với thực

tiễn địa phương và đặc điểm HS
Qua rà soát, nghiên cứu tài liệu cho thấy, hiện Nghệ An chưa có nghiên cứu
chính thức nào về quản lý hoạt động này ở trường THCS Vì vậy, việc nghiên cứu
một cách toàn diện thực trạng quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS
THCS tại Nghệ An, nhằm đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động hiệu quả và
thực thi góp phần nâng cao chất lượng GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
trong thời gian tới là một việc làm có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực
tiễn Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống
xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở" để nghiên cứu


4
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, góp phần nâng cao chất lượng
GD, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong bối cảnh hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3 1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS trung học cơ sở
3 2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS trung học cơ sở
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, cơng tác quản lý hoạt động GD phịng, chống XHTD
cho HS trong các trường THCS bước đầu được triển khai và đạt được những kết
quả nhất định Tuy nhiên, cơng tác này vẫn cịn tồn tại những hạn chế, bất cập và
hiệu quả chưa cao Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động GD
phòng, chống XHTD cho HS THCS dựa trên các đặc trưng của GD phịng, chống
XHTD, các thành tố của q trình quản lý hoạt động và nâng cao nhận thức, năng
lực quản lý, thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động GD phịng, chống
XHTD cho HS THCS, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS THCS

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5 1 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 1 1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động GD phòng, chống XHTD cho
HS THCS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
5 1 2 Khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động GD phòng,
chống XHTD cho HS THCS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho
HS THCS tại Nghệ An
5 1 3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD
cho HS THCS; khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi các biện pháp đề xuất; tổ
chức thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất
5 2 Phạm vi nghiên cứu
5 2 1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung: xâm hại tình dục trẻ em; hoạt


5
động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; quản lý hoạt động GD phòng, chống
XHTD cho HS THCS
5 2 2 Giới hạn địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS
THCS và thực trạng quản lý hoạt động này tại Nghệ An
Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện (17 huyện, 03 thị xã, 01 thành
phố), lựa chọn địa bàn khảo sát căn cứ vào đặc điểm văn hóa, xã hội, địa lý, kinh tế,
an ninh Phạm vi nghiên cứu được phân tổ đảm b ảo tính đại diện theo 3 tiêu chí: 1)
Chất lượng GD THCS; 2) Yếu tố địa lý; 3) Đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế, an
ninh Trong mỗi phân tổ, phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên địa bàn điều tra được
áp dụng , 04 huyện được chọn gồm : Tương Dương, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Thành
phố Vinh Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 5 trường với tổng 20 trường THCS để khảo
sát thực trạng


Hình 1 Địa bàn khảo sát
Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của 06 biện pháp đề xuất; Thử
nghiệm 01 biện pháp được đề xuất: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý
hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho cán bộ quản lý trường
trung học cơ sở
5 2 3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 2019 - 2022
Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm biện pháp từ 2019 - 2021


6
6 Quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
6 1 Quan điểm tiếp cận
6 1 1 Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là tiếp cận mà yêu cầu trong quá trình nghiên cứu phải
xem xét các đối tượng một cách hệ thống, toàn diện, nhiều mặt, trong mối quan hệ
với các đối tượng khác, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều
kiện cụ thể để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng [35], [25]
Luận án đã sử dụng cách tiếp cận này thông qua việc xem quản lý hoạt động
GD phòng, chống XHTD cho HS là một lĩnh vực của quá trình quản lý hoạt động
GD cấp THCS, đặt trong mối quan hệ hệ thống với các hoạt động GD khác; bảo
đảm tính chỉnh thể, toàn vẹn trong hoạt động GD chung của nhà trường Quản lý
hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS bao gồm các thành tố: mục tiêu,
nội dung, phương pháp, hình thức, chủ thể quản lý, nguồn lực Vì vậy khi nghiên
cứu quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS phải xem xét một
cách hệ thống, toàn diện
6 1 2 Tiếp cận chức năng quản lý
Chức năng quản lý GD là một dạng chức năng quản lý chun biệt, thơng
qua đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý
nhất định, có bốn chức năng cơ bản: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo

và kiểm tra, đánh giá Tiếp cận chức năng quản lý là dựa vào các chức năng này để
xác định nội dung và đề xuất các biện pháp quản lý [65]
Trong luận án, tiếp cận này được sử dụng để xây dựng khung lý thuyết; khảo
sát thực trạng quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS và đề xuất các
biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
6 1 3 Tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở quan trọng để kiểm chứng lý luận, là nơi thử nghiệm và
ứng dụng lý luận Vì vậy, đây là tiếp cận quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói
chung, khoa học quản lý GD nói riêng [15] Quan điểm này địi hỏi trong q trình
nghiên cứu phải bám sát thực tiễn của địa phương và trường THCS về quản lý hoạt
động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; kết quả đạt được; khó khăn, bất cập;


7
nguyên nhân; các yếu tố khách quan, chủ quan; đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hố,
an ninh, tín ngưỡng, tôn giáo; đội ngũ, trang thiết bị, cơ sở vật chất Từ đó, đề xuất
các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
phù hợp, khoa học và có tính khả thi
6 1 4 Tiếp cận kỹ năng sống
Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá
nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày [45], [11]
Luận án lựa chọn tiếp cận kỹ năng sống trong q trình nghiên cứu hoạt
động GD phịng, chống XHTD cho HS THCS và quản lý hoạt động này dưới góc
độ GD cho HS biết cách phòng, chống XHTD, giúp HS chuyển kiến thức (h iểu biết
về phòng , chống XHTD) đến thay đổi thái độ (HS nghĩ, cảm thấy, tin tưởng, đánh
giá, lựa chọn) đến hình thành kỹ năng hành động trong cuộc sống (cái HS làm và
cách HS ứng phó với XHTD, cách tìm kiếm sự trợ giúp khi có nguy cơ bị XHTD)
theo xu hướng tích cực [50], [49]
6 2 Khung nghiên cứu của luận án


Hình 2 Khung nghiên cứu của luận án
Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS được phân tích
trên các nội dung: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động; hoạt
động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình
thức, phương pháp GD Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động GD phòng,


8
chống XHTD cho HS THCS (yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan) Với các
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích tổng hợp tài liệu; khái quát hóa;
Anket; phỏng vấn sâu; thực nghiệm; thống kê tốn học đã bảo đảm quá trình đánh
giá khách quan những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở cho việc
đề xuất các biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GD phòng,
chống XHTD cho HS THCS
6 3 Phương pháp nghiên cứu
6 3 1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm thu thập thông tin lý luận qua
các nghiên cứu trong, ngoài nước; văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động GD phòng,
chống XHTD cho HS THCS; các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của
quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS Với các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
6 3 1 1 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan
đến hoạt động GD phòng, chống XHTD và quản lý hoạt động GD phòng, chống
XHTD cho HS THCS, nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất và đặc thù của
vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lý thuyết của đề
tài Tài liệu tham khảo được thu thập, trích dẫn theo phần mềm Ennote
6 3 1 2 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái qt

về hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS và quản lý hoạt động GD phòng,
chống XHTD cho HS THCS Từ những quan điểm, quan niệm của các tác giả, trên
cơ sở các vấn đề nghiên cứu, nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồn tài liệu
khác nhau về quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS Tác giả
phân tích, tổng hợp và sau đó diễn giải khái niệm theo cách khái qt hóa quan
điểm của mình [39]
6 3 2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm thu thập thơng tin về
thực trạng hoạt động GD phịng, chống XHTD cho HS và quản lý hoạt động GD
phòng, chống XHTD cho HS THCS, bao gồm:


9
6 3 2 1 Phương pháp An két (bảng hỏi giấy; biểu mẫu google form điện tử)
Từ khung lý thuyết, thiết kế phiếu hỏi cho từng nhóm đối tượng: CBQL,
GV, HS (phụ lục 01) Phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV gồm 18 câu (thu thập:
thông tin cá nhân; nhận thức về quản lý hoạt động; thực trạng hoạt động GD và
quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS) Phiếu khảo sát dành
cho HS gồm có 9 câu hỏi (thu thập: thông tin cá nhân, kiến thức về phòng, chống
XHTD; thực trạng GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; mong muốn của HS về
GD phòng, chống XHTD)
Ngồi ra, phương pháp này cịn được vận dụng để khảo sát sự cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp đề xuất, nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu, kiểm
chứng tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
6 3 2 2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn CBQL sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; CBQL, GV, HS trường
THCS Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị cho từng nhóm đối tượng được phỏng
vấn nhằm thu thập những thông tin liên quan tới quản lý hoạt động, tìm hiểu sâu
thêm các vấn đề nghiên cứu, tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
6 3 2 3 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động GD, tổng kết kinh nghiệm
được áp dụng để nghiên cứu từ thực tế quản lý hoạt động GD phịng, chống
XHTD cho HS tại các trường THCS, từ đó vận dụng vào nghiên cứu đề tài
6 3 2 4 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS đã đề xuất
6 3 3 Phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS; sử dụng các công thức
thống kê để phân tích kết quả khảo sát thực trạng và thử nghiệm biện pháp đề xuất
7 Những luận điểm cần bảo vệ
7 1 Hoạt động giáo dục phòng, chống XHTD cho HS là hoạt động GD có ý
nghĩa xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc, đóng vai trị quan trọng trong trường
THCS, bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD phù
hợp với lứa tuổi HS THCS Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS là


10
một lĩnh vực quản lý của trường THCS, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cấp thiết,
được thực hiện thông qua các chức năng quản lý
7 2 Quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS đã được các
trường THCS triển khai và bước đầu đạt những kết quả nhất định Tuy nhiên đang
tồn tại những bất cập, hạn chế, hiệu quả chưa cao Vì vậy, để nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS cần có những biện pháp
khoa học, đổi mới, hiệu quả và khả thi
7 3 Các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS
THCS được đề xuất dựa trên các đặc trưng của GD phòng, chống XHTD cho HS;
các thành tố của quá trình quản lý hoạt động GD; nâng cao nhận thức và năng lực
quản lý Các biện pháp quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS,
bao gồm: (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải đổi
mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; (2) Lập kế hoạch

GD bằng cách tích hợp kế hoạch GD phịng, chống XHTD cho HS THCS trong kế
hoạch GD chung của trường; (3) Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD thông qua đổi mới
nội dung, phương pháp, hình thức GD phịng, chống XHTD cho HS THCS; (4) Tổ
chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho
CBQL trường THCS; (5) Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GD
phịng, chống XHTD cho HS THCS; (6) Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu
quả hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS
8 Đóng góp của luận án
8 1 Trên cơ sở phân tích, kế thừa các kết quả của nghiên cứu trong và ngồi
nước có liên quan, luận án bổ sung, hồn thiện và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý
luận, đó là: (1) Tổng quan nghiên cứu vấn đề, khái quát các nội dung đã được quan
tâm nghiên cứu; (2) Hệ thống khái niệm cơng cụ (XHTD TE; phịng, chống XHTD
cho HS; (3) GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; quản lý hoạt động GD phòng,
chống XHTD cho HS THCS); (4) Hệ thống và khái quát đặc điểm của HS THCS
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; (5) Sự cần thiết của GD phòng, chống XHTD
cho HS THCS và đổi mới quản lý hoạt động này; (6) Mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức GD; (7) Khung lý luận cơ bản về hoạt động GD phòng, chống
XHTD cho HS và quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS, đặc


11
trưng của GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; (8) Các thành tố của quá trình
quản lý và chức năng quản lý
8 2 Việc khảo sát đầy đủ, toàn diện thực trạng hoạt động GD phòng, chống
XHTD và quản lý hoạt động này trên địa bàn Tỉnh Nghệ An thông qua phiếu khảo
sát, nghiên cứu báo cáo, kế hoạch, trao đổi, phỏng vấn, xử lý và phân tích kết quả
khảo sát đã đem lại những đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động GD
phòng, chống XHTD cho HS THCS, những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của
thực trạng để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
GD phòng, chống XHTD cho HS THCS đảm bảo khoa học, có tính khả thi

8 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất 06 biện pháp
đổi mới quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS; xây dựng
chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động GD phòng, chống
XHTD cho đội ngũ CBQL trường THCS Các biện pháp này không chỉ vận dụng
vào quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS THCS trên địa bàn tỉnh
Nghệ An mà còn có thể vận dụng vào quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD
cho HS THCS ở các địa bàn khác có điều kiện tương đồng
9 Cấu trúc luận án
Ngồi phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm
hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh trung học cơ sở


12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1 1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Xâm hại tình dục; GD phịng, chống XHTD cho HS; quản lý hoạt động GD
phòng, chống XHTD cho HS là vấn đề được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau Các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố tập trung vào các nhóm vấn đề cơ bản như sau: khái
niệm, thực trạng XHTD TE; sự cần thiết, nội dung, phương pháp, hình thức GD
phịng, chống XHTD cho HS; quản lý hoạt động GD phòng, chống XHTD cho HS

1 1 1 Những nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục TE được các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới như Liên hợp
quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),

và các nhà

khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm, trong đó, có thể kể đến:
Từ năm 1999, trong Báo cáo Tham vấn về phịng chớng xâm hại trẻ em
(1999) [86], WHO đã đề cập đến XHTD TE như sau: “XHTD TE là việc lơi kéo
TE tham gia vào hoạt động tình dục mà trẻ đó khơng hiểu một cách đầy đủ, khơng
có khả năng quyết định ưng thuận một cách có hiểu biết, là hành động diễn ra giữa
một TE với một người trưởng thành hoặc với một TE khác nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người đó”
Trong tài liệu tập huấn Tổ chức an toàn với trẻ em (2006) [72] cho rằng: “bất
cứ hành động nào liên quan đến bổn phận hoặc sự khơng làm trịn trách nhiệm
khiến trẻ bị mất quyền tự do, bị tổn hại về thể chất hoặc tinh thần, bị XHTD, hành
động trái với pháp luật, đạo đức mà khơng được sự đồng ý của trẻ” thì coi đó là
hành động XH Tác giả Stairway Foundation trong Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh,
Văn phịng khu vực Đơng Nam Châu Á (Vùng dự án) (2006) [72] cũng cho rằng:
XHTD khơng chỉ là những hành động sờ mó cá nhân mà còn đề cập đến cả những
mối quan hệ, hành vi phạm tội bắt đầu từ xa hơn những đụng chạm đơn giản, kể cả
bắt đầu từ ý nghĩ trong đầu của những kẻ XH


×