Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài sản và quyền đối với tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.78 KB, 14 trang )

BÀI THẢO LUẬN THỨ BA :
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Bài 1
1.1
- Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà
chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản. Theo Khoản 8, Điều 6, Luật
ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1, Điều 3 Thông
tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TTNHNN quy định: ‘’ Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả
nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá
trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác".
- Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại Cơng văn
141/TANDTC-KHXX, có thể liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:
+ Hối phiếu địi nợ, nhận nợ, séc, cơng cụ chuyển nhượng khác được
quy định tại Điều 1 Luật các cơng cụ chuyển nhượng 2005
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được
quy định tại Điểm C Khoản 1Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005.
+Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm
phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 Luật quản
lý nợ công 2009.
+Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ)

1.2
- Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 Quyền tài sản được quy
định như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất
và các quyền tài sản khác.”
- Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử



dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với
đất.”
- Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng
Quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại
điều 105 Bộ luật dân sự 2015, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không được coi là tài sản.
- Trong quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015, Điều 105 Bộ luật
dân sự 2015 đều coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà là quyền tài sản.
- Như vậy, theo quy định trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không phải là vật,
cũng khơng phải là tiền hay giấy tờ có giá. Đó chỉ là một chứng thư pháp
lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, nó ghi nhận
quyền tài sản của người sử dụng đất. Trong quyết định phúc thẩm số
06/2017/QĐ-PT ngày 11 tháng 7 năm 2017 , vụ việc “đòi lại tài sản là
giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất” có đoạn: “Theo Điều 105 Bộ
luật dân sự năm 2015...Điều 115 Bộ luật dân sự 2015...Căn cứ khoản 16
Điều 3 Luật đất đai năm 2013...Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là
văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và khơng thể xem là loại
giấy tờ có giá”.
4
Trong Bản án số 39/2018/DSST ngày 28 tháng 8 năm 2018 vụ việc “đòi
lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” có đoạn: “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng cho đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một

số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự”.Như vậy, cả hai văn bản trên đều ghi nhận “giấy


chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” chỉ là văn
bằng chứng quyền, chứa đựng thông tin về Quyền sở hữu... Tuy nhiên
Quyết định số 06 thì ghi rất rõ “khơng thể xem là loại giấy tờ có giá”
cịn Bản án số 39 tuy ghi nhận chỉ “là chứng thư pháp lý để nhà nước
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất” nhưng lại không trả
lời cho câu hỏi “đây có phải là loại giấy tờ có giá hay không”.

1.3
Trong thực tiễn xét xử “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” không là tài sản. Theo tòa án, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác không
phải là tài sản:
-Trong Quyết định số 06 cho rằng “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản
chứng quyền, không phải là tài sản và khơng thể xem là loại giấy tờ có
giá”. Như vậy, tại quyết định này cho câu trả lời rằng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản;
-Trong Bản án số 39 thì lại khơng chỉ ra rằng đây có phải là tài sản hay
khơng mà tịa lập luận rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “hàm
chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự”.

1.4
- Hướng giải quyết của thực tiễn xét xử liên quan đến “giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” chưa thỏa đáng nếu

nhìn từ khái niệm tài sản. Vì:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tồn tại dưới một hình thức vật
chất nhất định, có hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng
chiếm hữu của con người và có giá trị sử dụng. Việc Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không tham gia vào giao dịch trao đổi cũng không


làm mất đi bản chất tài sản của nó. Trêm thực tế, cũng có những tài sản
mà Nhà nước ta cấm lưu thơng như: vũ khí, trang thiết bị qn dụng, …
+ Việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản dẫn
tới nhiều hậu quả về mặt lí luận và thực tế. Mặt khác, nhận thức này
cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Cụ
thể, theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và
từng nội dung riêng lẻ khác của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt) chỉ có thể thực hiện trên đối tượng là tài
sản. Như vậy, việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải
là tài sản đã tước bỏ đi quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người
sử dụng đất đối với loại giấy tờ này.

1.5
- Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà khơng là tài sản. Vì:
+Theo Điều 105 BLDS 2015 có quy định: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản.
Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai.”
+Theo Điều 115 BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.


1.6
- Theo tôi, hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” rất
hợp lý và rõ ràng.


- Vì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà” không thuộc quyền tài sản mà chỉ là giấy chứng nhận cho
quyền tài sản và khơng thuộc giấy tờ có giá.

1.7
- Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT) thường được ghi nhận là tiền điện tử đầu
tiên trên thế giới và được định nghĩa tốt nhất là một loại tiền kỹ thuật
số chỉ tồn tại dưới dạng điện tử. Nó được phát minh bởi Satoshi
Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có
thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà khơng cần
thơng qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

1.8
- Theo Tịa án, Bitcoin khơng là tài sản theo pháp luật Việt Nam.
- Tịa trích dẫn Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về tài sản :”Tài
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Bên cạnh đó, tịa
chỉ ra rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là
tiền tệ cũng như có những chế tài sử phạt theo Nghị định 96/2014/NĐCP về “việc phát hành , cung ứng và sử dụng phương tiện thanh tốn
khơng hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.
- Theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hàng hóa bao
gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
những vật gắn liền với đất đai”.
- Như vậy, với những nhận định trên tuy khơng thể hiện bằng ngơn ngữ
nhưng tịa cũng ngầm khẳng định rằng Bitcoin không phải là tài sản theo

quy định của pháp luật Việt Nam

1.9


- Hiện tại, có 99 quốc gia trong tổng số 246 quốc gia (chiếm khoảng
40%) là ủng hộ và không hạn chế đáng kể về pháp luật với Bitcoin và
coi nó như một loại tài sản. Tại nơi ra đời của Bitcoin - Nhật Bản - bắt
đầu từ ngày 1/4/2017, Bitcoin được coi là tài sản và là một phương thức
thanh toán hợp pháp, được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài Chính Nhật
Bản (JFSA). Một số tổ chức lớn tại đây đã công nhận Bitcoin như một
loại tiền tệ. Các luật trong việc giao dịch tại ngân hàng vẫn chưa thay
đổi, nhưng chúng cũng đang được xem xét để làm cho Bitcoin thậm chí
cịn có thể sử dụng được trong đời sống hằng ngày.

1.10
- Theo tôi, quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với
khái niệm tài sản ở Việt Nam là hợp lý. Vì hiện tại chưa có bất kì quy
định pháp lý nào quản lý việc giao dịch Bitcoin từ Chính phủ Việt Nam.
Tháng 2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thơng cáo báo chí,
trong đó ghi rằng việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh tốn
khơng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Khi không công nhận
Bitcoin là tiền tệ hay phương tiện thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin. Ngồi ra, Bộ
Cơng Thương hiện tại vẫn chưa cơng nhận Bitcoin là hàng hóa hay dịch
vụ, phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin. Việc này cũng bãi
bỏ cơ sở để thu thuế Bitcoin vì khơng thể đưa Bitcoin vào danh mục
hang hóa hay dịch vụ để thu thuế. Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính
phủ đã ký phê duyệt hoàn thiện đề án khung pháp lý để quản lý các loại
tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó có Bitcoin sẽ được hợp pháp

hóa vào tháng 8/2018 với khả năng phân loại Bitcoin vào danh mục tài
sản ảo.
- Như vậy, việc sở hữu, giao dịch, đào Bitcoin tại Việt Nam không phải
là vi phạm pháp luật mà là chưa có luật điều chỉnh. Việc thanh tốn, sử
dụng Bitcoin cũng không vi phạm pháp luật. Bởi khi không công nhận


Bitcoin là phương tiện thanh tốn thì cũng đồng nghĩa với việc trao đổi
hang hóa với Bitcoin khơng phải là thanh toán theo đúng định nghĩa của
Ngân hang Nhà nước Việt Nam.
- Hiện tại, ở VN đã có 2 sàn giao dịch Bitcoin được đăng kí chính thức
dưới danh nghĩa doanh nghiệp đã hoạt động từ tháng 3/2014 cho đến nay
và vẫn không bị hạn chế giao dịch dân sự.

1.11
- Tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Quyền tài sản là
quyền trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Theo
đó:
Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, khơng địi hỏi có sự
chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng
phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được
chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm
có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ,
quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn
với nhân thân thì khơng thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền
thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở
hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được chia
thành hai loại: quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền

chủ thể được tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của
mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế
chấp, … Quyền đối nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác.
Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ
nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền.

1.12

- Hiện nay, chưa có bất kì quy định nào khẳng định quyền
thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản. Tuy nhiên vẫn
có trường hợp ngoại lệ. Theo Án lệ số 31/2020/AL thì
“Quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước


theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 07 năm 1994 của
Chính phủ là quyền tài sản”

1.13
- Trong phần nhận định của tòa đã cho ta thấy quyền

thuê, quyền mua được giải quyết theo hướng là tài sản:
“[1]... Như vậy, cụ T là người có cơng với cách mạng, nên
được Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên
theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T
chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối
với nhà số 63 nêu trên...Theo quy định tại Điều 188 và
Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê:, mua
hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng
tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do
đó, bà H và ơng T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua

hóa giá nhà của cụ T.”

1.14

- Theo em Quyết định của Tịa (quyền th, quyền mua
hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản) như vậy là thỏa
đáng. Bởi nếu khơng xác định như vậy thì khi cịn sống,
nếu như cụ T khơng làm thủ tục mua hóa giá nhà theo
quy định của pháp luật thì nghiễm nhiên căn nhà ấy vẫn
sẽ thuộc quản lý của Nhà nước và Nhà nước sẽ xem xét
cho thuê, bán nhà theo Nghị định số 61/CP. Nếu như vậy
sẽ gây bất lợi cho bà H và các đương sự được hưởng
quyền liên quan khi bà L đã mua căn nhà trước với chế độ
liệt sĩ của cụ T và ngôi nhà sẽ thành tài sản riêng của vợ
chồng bà L. Tuy nhiên, khi Tòa xem xét quyền mua, quyền
thuê nhà hóa giá của cụ T là tài sản thì lúc này quyền
mua, quyền thuê đó sẽ được giao cho các thừa kế của cụ
T, đảm bảo được công bằng cho các thừa kế.


Bài 2
2.1
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế
hệ”, “Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng
Bút từ năm 1954”, “nguyên đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân
từ sau năm 1975”, “đến năm 2004 cụ Hảo mới kiện ra tòa” “Ngày
18/2/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh Nguyễn
Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 179 BLDS 2015:
“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.”
Vì gia đình chị Vân đã ở nhà số 2 Hàng Bút nhiều thế hệ cộng với khoản
thời gian bắt đầu ở từ năm 1954 đến khi cụ Hảo kiện ra tòa năm 2004 là
tầm 50 năm, chị Vân bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh
Sơn chị Lan, suy ra chị Vân nắm giữ và chi phối trực tiếp đối với tài sản
nhà đất đang tranh chấp, tóm lại khẳng định của Tịa án hồn tồn hợp
lý.

2.2
- Trong quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Gia đình chị
Nhữ Thị Vân tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời
khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà
cho ơng Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ
năm 1954, ơng Chính cũng khơng xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy
quyền cho ơng Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia
đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc
đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân
tiếp tục ở. Mặc dù phía ngun đơn khai có địi nhà đối
với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng khơng có tài
liệu chứng minh (chỉ có biên bản hịa giải tại Uỷ ban nhân
dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo


mới có đơn khởi kiện ra Tịa án u cầu chị Vân trả nhà là
khơng có căn cứ vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở
hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà
này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công
khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự về
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “ Người chiếm hữu,

người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười
năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều
này...”.”
Theo em, Quyết định của Tòa như vậy là chưa xác đáng,
bởi lẽ chị Vân dã biết được rằng nhà này là do ơng nội
mình th của cụ Hảo. Mặc dù trong quá trình sinh sống
tại căn nhà này chị không biết cụ Hảo những vẫn biết
rằng nhà mình thường xun phải đóng tiền th nhà cho
ơng Chính (con của cụ Hảo) cho đến thời điểm ông nội
của chị chết năm 1995. Như vậy, không thể khẳng định
gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh
chấp trên 30 năm được. Theo điều 189 của Bộ luật dân sự
2005 :”... Người chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết
và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có
căn cứ pháp luật”.

2.3

- Đoạn “gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút
đã nhiều thế hệ”, tuy có tranh chấp “mặc dù phía ngun
đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975
nhưng khơng có tài liệu chứng minh”.
- Căn cứ Điều 182 BLDS 2015:


“1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện

trong một khoảng thời gian mà khơng có tranh chấp về
quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa
được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác
chiếm hữu.
2. Việc chiếm hữu không liên tục không dược coi là căn cứ
để suy đốn về tình trạng và quyền của người chiếm hữu
được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”
- Chị Vân hoàn toàn chiếm hữu liên tục đối với nhà đất có
tranh chấp, vậy nên khẳng định của Tịa án hồn tồn
hợp lý.

2.4

- Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu cơng
khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm dựa vào đoạn :
“gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là
chiếm hữu ngay tình, liên tục, cơng khai theo quy định tại
Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu: Người chiếm hữu, người được lợi về tài
sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
cơng khai trong thời hạn 10 năm với động sản, 30 năm
đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó,
kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 điều này…”
- Quyết định của Tòa án là hợp lý.
+ Theo Khoản 1 Điều 183 BLDS 2015:
“Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện
một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang

chiếm hữu được sử dụng theo tính năng cơng dụng và
được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của
chính mình”.


+ Chị Vân đã ở cùng gia đình tại nhà số 2 Hàng Bút từ
năm 1954 một cách minh bạch, không giấu giếm, bố chị
xem căn nhà là tài sản của mình và cũng nâng cao nền
nhà, thay cửa.

2.5

- Tịa án khẳng định cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà
đất có tranh chấp qua đoạn:
“Mặc dù phía ngun đơn khai có địi nhà đối với gia đình
nhà chị Vân từ sau năm 1975 nhưng khơng có tài liệu
chứng minh (chỉ có biên bản hịa giải tại UBND phường
Hàng Bốn năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn
khởi kiện lên Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là khơng có
căn cứ vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất
nêu trên.”
- Khẳng định của Tòa án là hợp lý, đảm bảo được lợi ích
của các bên liên quan. Vì:
+ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 247 “ Người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn mười
năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu”. Do vậy chị Vân đã chứng minh được là
đã chiếm hữu, sử dụng mảnh đất đó ngay tình, liên tục,

cơng khai từ 30 năm trở lên, nên chị Vân trở thành chủ sở
hữu tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu. Mặc khác,
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người kiện
đòi tài sản phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho u
cầu địi tài sản của mình là có căn cứ, hợp pháp. Do vậy,
kể cả trường hợp gia đình chị Vân khơng chứng minh được
là đã chiếm hữu, sử dụng mảnh đất đó ngay tình, liên tục,
cơng khai từ 30 năm trở lên thì điều đó cũng khơng có
nghĩa là gia đình chị Vân phải trả lại mảnh đất cho người
khởi kiện.


2.6

- Nếu cụ Hải thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954 thì chị Vân
được hưởng quyền dân sự vì thời hiệu hưởng quyền của
chị đã hết nên chị được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
có tranh chấp. Vì theo Khoản 1 Điều 247
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong
thời hạn mười năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác.”
- Gia đình chị Vân đã ở tại nhà đất có tranh chấp trên từ
năm 1954 đến năm 2004 (thời điểm cụ Hảo đưa khởi kiện
ra tòa yêu cầu chị Vân trả nhà) thì đã được 50 năm. Theo
quy định thì chị Vân đã chiếm hữu bất động sản trên 30
năm nên đã trở thành chủ sở hữu của tài sản này.
- Nếu cụ Hải th nhà của ơng Chính từ năm 1968 thì cụ

Hảo vẫn là chủ sở hữu nhà đất nên chị Vân không được
xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp.

Bài 3
3.1

Chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu
của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật
dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác, điều
này được quy định rõ ở Khoản 1 Điều 162 Bộ luật dân sự
2015

3.2
- Tại thời diểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu số
xoài.


- Bà Dung nhận ghe xoài trước khi vụ cháy chợ xảy
ra dẫn đến việc ghe xồi bị hư. Vì thế sau khi nhận
hang, bà Dung chính là chủ sở hữu của ghe xồi
thơng qua giao dịch mua bán giữa bà Dung và bà
Thủy.
3.3

Bà Dung phải trả toàn bộ số tiền cho ghe xoài trên cho bà
Thủy. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015
quy định về thời điểm chịu rủi ro thì :“Bên bán chịu rủi ro
đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua,
bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận
tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có

quy định khác” tức việc xác định người chịu rủi ro về tài
sản căn cứ vào thời điểm trước hay sau khi người mua
giao cho người bán. Cụ thể trong tình huống này thì thời
điểm vụ cháy (rủi ro) xảy ra là sau khi bà Dung (người
mua) đã nhận ghe xoài từ bà Thủy (người bán) nên người
phải chịu rủi ro đối với ghe xồi ở đây là bà Dung. Và vì bà
Dung là người phải chịu rủi ro với tài sản nên bà Dung
phải có nghĩa vụ thanh tốn tiền mua ghe xoài trên cho
bà Thủy.
15



×